Giáo án lớp Lá - Đề tài: Làm quen chữ cái b, d, đ - Chủ đề: Thế giới động vật

- Cô cho trẻ nói cách trẻ vừa tạo chữ đ như thế nào?

 (Trong quá trình trẻ trả lời cô chú ý động viên khen ngợi trẻ) - Trẻ lắng nghe (2-3 cá nhân trẻ trả lời): Chữ đ được tạo bởi chữ d và thêm một nét gạch ngang qua nét sổ thẳng; chữ đ gồm có 3 nét: Một nét cong tròn bên trái, một nét sổ thẳng ở bên phải, một nét gạch ngang qua nét sổ thẳng

- Cô nhắc lại: chữ đ được tạo từ chữ d và thêm một nét gạch ngang qua nét sổ thẳng; chữ đ gồm có 3 nét: Một nét cong tròn bên trái, một nét sổ thẳng ở bên phải, một nét gạch ngang qua nét sổ thẳng (cho trẻ quan sát trên màn hình) - Trẻ quan sát cách ghép chữ đ trên màn hình và lắng nghe cô giới thiệu

 

doc8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 16447 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Lá - Đề tài: Làm quen chữ cái b, d, đ - Chủ đề: Thế giới động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TÂN YÊN TRƯỜNG MẦM NON AN DƯƠNG SỐ 2 GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP TỈNH VÒNG 3 CHU KỲ 2016-2019 Hoạt động: Làm quen chữ cái Đề tài: Làm quen chữ cái b,d,đ Chủ đề: Thế giới động vật. Loại tiết: Cung cấp kiến thức Đối tượng: Mẫu giáo 5-6 tuổi Thời gian: 30-35phút Ngày soạn: 8/12/2017 Ngày dạy: 13/12/2017 Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Chiều I. Mục đích, yêu cầu. 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái b, d, đ. - Trẻ nhận biết chữ cái b, d, đ trong tiếng, từ trọn vẹn. - Nội dung tích hợp: + Ôn kĩ năng đếm trong phạm vi 8. + Các bài hát trong chủ đề động vật. 2. Kỹ năng - Trẻ có kĩ năng phát âm đúng, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, kĩ năng phân biệt chữ cái bằng các giác quan: nhìn, ghép các nét rời. - Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh sự giống và khác nhau rõ nét giữa chữ d – đ, chữ b và chữ d - Trẻ có kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo khi tham gia vào trò chơi. 3. Thái độ - Trẻ tích cực hứng thú tham gia các hoạt động làm quen chữ cái b, d, đ. - Trẻ biết đoàn kết với bạn trong khi tham gia các hoạt động. II. Chuẩn bị 1. Địa điểm: Trong lớp 5-6 tuổi A5 trường mầm non Cao Xá số 1 2. Đồ dùng của cô - Vô tuyến, máy tính, que chỉ. - Giáo án điện tử làm quen chữ cái b, d, đ - Nhạc bài hát: Ta đi vào rừng xanh, phi ngựa tre, dân vũ chickdance. 3. Đồ dùng của trẻ - Xốp mút đủ trẻ ngồi. - Rổ 25 chiếc đựng các nét b, d, đ cắt rời, thẻ chữ b, d, đ và chữ cái rỗng b, a, nét gạch ngang của chữ đ III. Tiến trình tổ chức hoạt động: 30- 35 phút Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú: (1-2 phút) - Cô giới thiệu chương trình: “Những chữ cái ngộ nghĩnh”. - Giới thiệu người về dự, thành phần tham gia. - Trẻ đứng đội hình chữ u, lắng nghe cô giới thiệu, vỗ tay chào đón chương trình và các cô đến dự. -Cô mở nhạc bài hát “Ta đi vào rừng xanh” - Trẻ nghe cô giới thiệu và nói tiếp lời cô từ “Rừng xanh” trẻ biểu diễn tập thể vận động bài hát “Ta đi vào rừng xanh”. (trẻ vận động 1 lần) 2. Hoạt động 2: Bài mới (28-31 phút) * Giới thiệu nhóm chữ làm quen: - Cô hỏi trẻ: Những con vật nào vừa được nhắc đến trong bài hát? - Trẻ kể : Nai con, voi con, con gà, con chim. (cả lớp trả lời) - Cô khái quát lại tên các con vật trong bài hát - Trẻ lắng nghe cô khái quát Cô hỏi: - Nai con, Voi con là con vật sống ở đâu ? - Trong rừng ạ (Trẻ trả lời tập thể, 1cá nhân) - Cô chính xác lại và nhắc trẻ đọc to câu thần chú “Rừng ơi mở ra” để xem khu rừng qua màn ảnh nhỏ” (cô mở hình ảnh có đàn dê) - Trẻ lắng nghe cô khái quát - Tập thể trẻ đọc thần chú “ rừng ơi mở ra” - Khu rừng qua màn ảnh nhỏ xuất hiện gì? - Trẻ quan sát hình ảnh đàn dê ăn cỏ (1- 2 cá nhân trẻ trả lời) - Cô khái quát lại nội dung ảnh đàn dê đang cùng đi ăn cỏ, chú dê đen đang gọi bạn. - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu và quan sát trên màn hình. - Cô giới thiệu: cụm từ dưới hình ảnh có từ “dê đen gọi bạn” - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu hình ảnh và cụm từ dưới hình ảnh. - Cô đọc từ “dê đen gọi bạn” (1-2 lần) - Trẻ lắng nghe cô đọc - Cô chỉ vào từ (dê đen gọi bạn) - Trẻ đọc từ “dê đen gọi bạn” (Cả lớp đọc 2 lần) - Cho trẻ lên tìm chữ cái đã học ? (Cô nhắc trẻ bên dưới phát âm cùng bạn) - 1 trẻ lên chọn chữ cái đã học trong cụm từ “dê đen gọi bạn”. Trẻ sử dụng công nghệ thông tin dùng tay phải kích chuột vào chữ cái đã học - Tập thể trẻ phát âm (chữ e, ê, o, i, a) - Cho trẻ tìm chữ cái khác màu. - Trẻ xung phong lên chọn. (1 trẻ) - Cô cho trẻ đếm các chữ cái trong từ “dê đen gọi bạn” còn lại - Cô gọi trẻ lên chọn chữ cái ở vị trí thứ 1 và thứ 2. (d, đ) - Cả lớp đếm số chữ cái trong từ “dê đen gọi bạn” (còn 5 chữ cái) - 1trẻ lên chọn chữ cái ở vị trí thứ 1 và vị trí thứ 2 (d, đ). (gọi trẻ bất kỳ) - Cho cả lớp nhận xét: các bạn chọn chữ cái như thế nào? Cô động viên khen ngợi trẻ - Trẻ nhận xét: đúng, chưa đúng (nếu sai trẻ lên chọn lại) * Cô giới thiệu nhóm chữ sẽ làm quen: Cô chỉ vào nhóm chữ b, d, đ trẻ được làm quen trong chương trình. - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu nhóm chữ mà trẻ sẽ được làm quen * Làm quen chữ b: - Cô chỉ chữ b in thường và giới thiệu: Đây là chữ b (bờ) in thường, được phát âm là b (bờ), (khi phát âm chữ b, môi ngậm lại, bật hơi ra) - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu chữ - Cô phát âm: b (3 lần) - Cô cho trẻ phát âm. (Cô chú ý sửa sai cho những trẻ phát âm chưa rõ ràng) - Trẻ lắng nghe cô phát âm - Trẻ phát âm chữ cái theo các hình thức cô đưa ra: + Cả lớp phát âm 2-3 lần + Nhóm bạn trai, bạn gái phát âm 1 lần + Cá nhân: 5-10 trẻ phát âm (cá nhân trẻ yếu, ngọng, nhát phát âm) - Cô nêu cấu tạo của chữ b (Chữ b được tạo nên bởi một nét sổ thẳng bên trái và một nét cong tròn bên phải) - Trẻ lắng nghe cô nêu cấu tạo của chữ b. - Cô cho trẻ lấy các nét dời trong rổ ra và ghép chữ (Cô đi kiểm tra và chú ý những trẻ chậm, trẻ học còn kém, cô gợi ý cho trẻ ghép đúng). - Trẻ lắng nghe và sau đó lấy các nét cắt rời trong rổ ghép thành chữ b hoàn chỉnh theo khả năng của trẻ - Cô hỏi trẻ về cấu tạo của chữ b: các con vừa ghép được chữ b bởi những nét gì? - Chữ b được ghép bằng một nét sổ thẳng ở bên trái và một nét cong tròn ở bên phải (2- 3 trẻ trả lời) - Cô nhấn mạnh cấu tạo chữ b cho trẻ nắm được chính xác: Chữ b được tạo nên bởi một một nét sổ thẳng ở bên trái và một nét cong ở bên phải (Cô kết hợp ghép chữ b trên màn hình) - Trẻ lắng nghe cô nhấn mạnh cấu tạo của chữ, quan sát trên màn hình - Cô cho trẻ phát âm lại chữ b vừa xếp - Cả lớp phát âm chữ b ( 2-3 lần) - Cho trẻ chọn chữ b trong rổ và phát âm (cô chú ý sửa cho trẻ ngọng, trẻ phát âm chưa rõ) - Trẻ lắng nghe cô đọc câu vè rồi chọn giơ lên và phát âm: (Cả lớp phát âm 2 lần) - Cô cho trẻ cất thẻ chữ b - Trẻ cất thẻ chữ b vào rổ của mình - Cô giới thiệu: chữ b in thường, in hoa, viết thường, 3 chữ có cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là bờ (b). Cô chỉ vào. (Cô kết hợp chỉ chữ trên màn hình, lần lượt từng chữ và phát âm) - Trẻ quan sát và lắng nghe cô giới thiệu chữ b in thường, viết thường và in hoa trên màn hình - Cô cho trẻ phát âm - Trẻ cả lớp phát âm 1lần. *Làm quen chữ d: Cô cho trẻ đổi nét vị trí nét sổ thẳng sang bên phải, nét cong tròn sang bên trái!(cô bao quát trẻ và hướng dẫn trẻ, chú ý trẻ yếu, chậm) - Trẻ lắng nghe và chuyển vị trí nét sổ thẳng sang bên phải nét cong tròn (Trẻ thực hiện cá nhân) - Cô khen trẻ - Trẻ chú ý lắng nghe cô nhận xét. - Cô chỉ vào chữ d và giới thiệu về cách đổi nét chữ của trẻ sẽ tạo được chữ mới. - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu - Cô giớ thiệu chữ d, được phát âm là dờ “d”, khi phát âm chữ d đầu lưỡi gần chạm lợi, hơi thoát ra xát. (cô phát âm 3 lần). - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu chữ cái d và chú ý nghe cô hướng dẫn cách phát âm. .- Cô dạy trẻ phát âm chữ d (Cô chú ý và sửa sai cho trẻ, giúp trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc, chú ý trẻ kém) - Trẻ phát âm chữ theo các hình thức cô đưa ra: + Cả lớp: phát âm 2-3 lần + Tổ: 3 tổ mỗi tổ phát âm 1 lần, nhóm 3-4 trẻ phát âm 2-3 lần + Cá nhân: Nhiều cá nhân trẻ phát âm (5-7 trẻ chậm, ngọng, yếu) - Cô hỏi trẻ: Tạo chữ d bằng cách nào? (Cô mời 2-3 trẻ trả lời) - Lật ngược chữ b tạo thành chữ chữ d. (1 trẻ trả lời) - Chuyển vị trí nét sổ thẳng của chữ b sang bên phải, nét cong tròn sang bên trái. (1 trẻ trả lời) - Tạo chữ d bởi 2 nét: Một nét cong tròn ở bên trái và một nét sổ thẳng bên phải. (1 trẻ trả lời) - Cô khái quát: Chữ b có thể tạo bằng cách lật ngược chữ b; cách chuyển nét sổ thẳng của chữ b từ bên trái sang bên phải, nét cong tròn từ bên phải sang bên trái và chính xác lại cấu tạo của chữ d (kết hợp cho trẻ quan sát trên màn hình về cấu tạo chữ d ) - Trẻ quan sát cách ghép chữ d trên màn hình. - Cô chỉ vào chữ d trên màn hình và cho trẻ phát âm - Trẻ quan sát chữ d trên màn hình và phát âm theo các hình thức cô đưa ra (Cả lớp phát âm1-2lần) - Cô cho trẻ tìm chữ d trong rổ và phát âm. (Cô chú ý sửa cho trẻ ngọng, trẻ phát âm chưa rõ) - Trẻ tìm chữ và phát âm (Cả lớp 2 lần) - Cô giới thiệu: Cô giới thiệu chữ d in thường, in hoa, viết thường. (Cô kết hợp chỉ chữ trên màn hình) và cho trẻ biết 3 chữ có cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là d. Cô chỉ vào lần lượt từng chữ - Trẻ quan sát và lắng nghe cô giới thiệu chữ d in thường, viết thường và in hoa trên màn hình. và phát âm - Cô chỉ vào từng chữ yêu cầu trẻ phát âm. - Trẻ cả lớp phát âm từng chữ một (1lần) *Làm quen chữ đ: - Cô tặng cho mỗi trẻ một nét thẳng màu đỏ và yêu cầu xếp nét gạch ngang qua nét sổ thẳng của chữ d giống cô.(cô bao quát trẻ hướng dẫn trẻ xếp (Cô luôn chú ý đến trẻ yếu) - Trẻ lắng nghe cô và lấy nét thẳng đỏ trong rổ xếp vào chữ d của mình. (Trẻ thực hiện cá nhân) - Cô chỉ vào chữ đ và giới thiệu: cách đặt nét gạch ngang qua nét sổ thẳng của chữ d như vậy sẽ tạo được một chữ mới. - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu - Hỏi trẻ nào bết đây là chữ gì nhỉ? - Trẻ nghe và trả lời chữ đ theo hiểu biết của từng trẻ (2-3 cá nhân trẻ trả lời) - Tại sao con biết? - Bố mẹ dạy, anh - Cô giới thiệu chữ đ, cách phát âm chữ đ, khi phát âm đầu lưỡi chạm lợi rồi bật ra. (Cô phát âm 3 lần). - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu chữ cái đ và chú ý nghe cô hướng dẫn cách phát âm chữ đ - Cô dạy trẻ phát âm chữ đ (Cô chú ý và sửa sai cho trẻ, giúp trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc, chú ý trẻ kém) - Trẻ phát âm chữ theo các hình thức cô đưa ra: + Cả lớp: 2 lần + Tổ: 3 tổ mỗi tổ phát âm 1 lần. + Nhóm 4-5 trẻ phát âm (2-3 nhóm, mỗi nhóm 1 lần) + Cá nhân 5-7 trẻ (cá nhân trẻ yếu, ngọng chậm phát âm chữ đ) - Cô cho trẻ nói cách trẻ vừa tạo chữ đ như thế nào? (Trong quá trình trẻ trả lời cô chú ý động viên khen ngợi trẻ) - Trẻ lắng nghe (2-3 cá nhân trẻ trả lời): Chữ đ được tạo bởi chữ d và thêm một nét gạch ngang qua nét sổ thẳng; chữ đ gồm có 3 nét: Một nét cong tròn bên trái, một nét sổ thẳng ở bên phải, một nét gạch ngang qua nét sổ thẳng - Cô nhắc lại: chữ đ được tạo từ chữ d và thêm một nét gạch ngang qua nét sổ thẳng; chữ đ gồm có 3 nét: Một nét cong tròn bên trái, một nét sổ thẳng ở bên phải, một nét gạch ngang qua nét sổ thẳng (cho trẻ quan sát trên màn hình) - Trẻ quan sát cách ghép chữ đ trên màn hình và lắng nghe cô giới thiệu - Cô chỉ vào chữ đ trên màn hình và cho trẻ phát âm. - Trẻ quan sát chữ đ trên màn hình và phát âm theo các hình thức cô đưa ra (Cả lớp 1- 2 lần) - Cô cho trẻ tìm chữ đ trong rổ và phát âm - Trẻ tìm chữ và phát âm (Cả lớp 1-2 lần) - Cô giới thiệu chữ đ in thường, chữ đ viết thường, chữ đ in hoa (Cô kết hợp chỉ chữ trên màn hình) Và cho trẻ biết 3 chữ có cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là đ. - Trẻ quan sát và lắng nghe cô giới thiệu chữ đ in thường, viết thường và in hoa trên màn hình - Cô chỉ vào từng chữ cho trẻ phát âm. (Trong qua trình hướng dẫn trẻ nhận biết và phát âm chữ cái b,d, đ cô luôn chú ý sửa cho trẻ, chú ý trẻ yếu, kém và nhát, chưa mạnh dạn trong lớp, tạo cơ hội để trẻ yếu được nói và trả lời nhiều hơn) - Trẻ cả lớp phát âm từng chữ. Mỗi chữ cái phát âm 1lần - Cô hỏi trẻ vừa làm quen chữ cái gì? - b, d, đ ( cả lớp trả lời) * So sánh 2 chữ cái b-d: - Chữ b và chữ d có đặc điểm gì giống nhau? (Nếu trẻ không trả lời được cô gợi ý: Chữ b và chữ d đều được ghép bằng những nét gì?...) - Chữ b và chữ d đều có 2 nét, một nét cong tròn, (cô gọi 2-3 cá nhân trẻ trả lời) - Chữ b khác chữ d ở điểm nào? (Cô chú ý khen ngợi động viên khuyến khích trẻ) - Chữ d nét cong tròn ở bên trái, nét sổ thẳng ở bên phải. Chữ b nét sổ thẳng ở bên trái, nét cong tròn ở bên phải (Cô gọi 2-3 trẻ trả lời) - Cô khái quát lại điểm giống và khác nhau giữa 2 chữ b, d và cho trẻ phát âm - Trẻ lắng nghe cô khái quát lại điểm giống và khác nhau của 2 chữ và phát âm chữ cái * So sánh 2 chữ cái d- đ: - Chữ đ và chữ d có đặc điểm gì giống nhau? (Nếu trẻ không trả lời được cô gợi ý: Chữ đ và chữ d đều được ghép bằng những nét gì?...) - Chữ đ và chữ d đều có 2 nét, một nét cong tròn bên trái, một nét sổ thẳng bên phải (cô gọi 2-3 trẻ trả lời) - Chữ đ khác chữ d ở điểm nào? - Chữ d không có nét gạch ngang, chữ đ có nét gạch ngang qua nét sổ thẳng (2-3 trẻ trả lời) - Cô khái quát lại điểm giống và khác nhau giữa 2 chữ đ, d và cho trẻ phát âm - Trẻ lắng nghe cô khái quát lại điểm giống và khác nhau của 2 chữ và phát âm chữ cái đ, d. 3. Hoạt động 3: Củng cố luyện nhận biết, phân biệt và phát âm chữ b, d, đ. * Trò chơi 1: Sờ nhanh chọn đúng - Cách chơi: Trẻ nhắm mắt lại để sờ vào rổ và chọn chữ rỗng trong rổ theo yêu cầu của cô. - Trẻ lắng nghe cô phổ biến (Trẻ ngồi về đội hình chữ u tham gia chơi theo tổ) - Lần 1: Yêu cầu trẻ chọn chữ b - Trẻ chọn và giơ chữ đúng hướng, phát âm to “b” 2 lần tập thể, nhóm 1 lần, cá nhân trẻ yếu 2-3 trẻ được phát âm chữ “b” - Lần 2: Yêu cầu chuyển chữ b thành chữ d - Trẻ lật chữ lại tạo thành chữ d và phát âm to, tập thể phát âm 1-2 lần, cá nhân yếu 2-3 trẻ được phát âm “d”. - Lần 3: hỏi trẻ để tạo cho chữ d thành chữ đ phải làm gì? (Cô động viên cổ vũ để trẻ hoạt động tích cực, sôi nổi, nhanh nhẹn sờ, xếp để tạo thành chữ đ). - Thêm một nét gạch ngàng( Tập thê trả lời) - Trẻ sờ nét ngang và xếp để tạo thành chữ đ, phát âm tập thể 1-2 lần, nhóm 1lần, cá nhân trẻ kém 2-3 trẻ phát âm chữ “đ”. - Trò chơi 2: Chơi cùng xúc xắc - Cô giới thiệu chương trình được đón một vị khách (một cô đóng làm anh Thỏ xúc xắc đi vào kết hợp tiếng nhạc - tự giới thiệu và chào trẻ) - Trẻ chú ý nghe cô giới thiệu - Trẻ vỗ tay - Trẻ chú ý và chào anh xúc xắc Cô hỏi: Đến với chương trình hôm nay anh mang gì đến cho các bạn nhỏ nào? Anh thỏ xú xắc trả lời: Đến với chương trình hôm nay anh mang rất nhiều quân xúc xắc có gắn các chữ cái tặng các em! Anh đã chia ra và để ở phía sau, với những quân xúc xắc này anh sẽ đem lại cho các bé một trò chơi hết sức vui nhộn với tên gọi: - Anh xúc xắc nhắc lại tên trò chơi “ Chơi cùng xúc xắc” - Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát - Trẻ tự phán đoán trò chơi. - Trẻ reo vui và nói: “Chơi cùng xúc xắc” - Cô nhắc trẻ cất rổ và lấy quân xúc xắc ngồi thành 3 vòng tròn để cô hướng dẫn cách chơi. - Trẻ cất rổ và về 3 vòng tròn ngồi, lắng nghe cô phổ biến cách chơi - Cách chơi: Trên mỗi quân xúc xắc đã gắn các chữ cái đang học. Khi anh xúc xắc quay một vòng mặt trước của anh xuất hiện chữ gì thì con chọn xúc xắc có chữ giống anh và giơ lên, phát âm to chữ đó (hướng dẫn trẻ chơi trên nền nhạc của anh xúc xắc) (Trong khi trẻ chơi cô chú ý quan sát động viên và cổ vũ cho trẻ chơi, khen ngợi những trẻ chơi suất xắc, động viên trẻ chơi còn chậm). - Trẻ quan sát anh xúc sắc và chọn chữ theo yêu cầu của (anh) trẻ phát âm to, rõ ràng các chữ đã học. - Trẻ thực hiện chơi tập thể chọn và phát âm mỗi chữ ít nhất một lần. - Trò chơi 3: Đua ngựa tìm lục lạc + Cách chơi: Cô chia lớp làm 2 đội. Mỗi bạn trong lớp sẽ được tặng một chú ngựa Các bạn sẽ phi ngựa quanh lớp vừa chọn lục lạc có chứa chữ cái giống chữ cái trên chú ngựa. Sau đó về đứng hai bên. Chú ngựa nào chọn đúng lục lạc sẽ được thưởng một chuyến dạo chơi quanh rừng xanh. - Trẻ lắng nghe cô phổ biến luật chơi và cách chơi của trò chơi. + Trẻ chọn cho mình một con ngựa có gắn chữ mình thích, và cưỡi ngựa dạo chơi, chọn cho chú ngựa một lục lạc giống chữ cái trên con ngựa đó đeo vào cổ và về vị trí đội mình đứng. - Trẻ thực hiện chơi 1-2 lần + Luật chơi: Mỗi bạn phải lấy đúng chữ b, d, đ theo ký hiệu của các chú ngựa, chỉ lấy một lục lạc. - Chơi xong cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả (Cô động viên, khen ngợi trẻ, thưởng cho các bé một chuyến cưỡi ngựa thăm quan quanh rừng xanh) - Cho trẻ đổi ngựa - Trẻ thực hiên chơi 1-2 lần - Trẻ kiểm tra cùng cô. - Trẻ reo vui. 4. Hoạt động 4: Kết thúc: (1-2 phút) Cô thông báo hết giờ của chương trình "Những chữ cái ngộ nghĩnh" Trẻ chào chương trình và hát bài: "Phi ngựa tre" kết thúc giờ học. XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Thủy NGƯỜI SOẠN Nguyễn Thị Chiều

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThi tinh 2018 giao an lam quen chu cai bdd Nguyen thi Chieu_12502397.doc
Tài liệu liên quan