Giáo án lớp nhà trẻ - Chủ điểm: Đi khắp nơi bằng phương tiện gì - Chủ đề nhánh 1: Bé biết gì về xe đạp - Xe máy

Cô tập mẫu :

 + Lần 1: Bật cho trẻ xem

+ Lần 2: Cô vừa thực hiện vừa giải thích: Từ đầu hàng ,cô bước lên vạch ,khi nghe thấy hiệu lệnh 123 ,cô chống hai tay vào hông, chân chụm lại. Khi có hiệu lệnh “Bật”, cô nhún chân, bật qua vạch kẻ, chân không giẫm vào vạch. Bật xong cô đi về cuối hàng.

*Trẻ thực hiện .

- Mời một số trẻ khá lên bật cho cả lớp xem.

- Mời 2-3 trẻ lên thực hiện cứ luân phiên nhau từng nhóm thực hiện đến hết, mổi nhóm thực hiện 1-2 lần

Trong lúc trẻ thực hiện cô động viên khuyến khích trẻ tập và sữa sai cho trẻ

* Hoạt động 3: .TCVĐ: Gắp đồ chơi bỏ giỏ

Cô có 1 cái giỏ đựng đồ chơi, cô đặt ở chỗ này. Bây giờ, các cháu hãy nhìn cô làm mẫu gắp đồ chơi vào giỏ nhé.

Hai bàn tay cô nắm lại, các ngón tay đan vào nhau, ngón trỏ duỗi thẳng. Cô dùng 2 ngón trỏ của 2 bàn tay gắp đồ dùng, đồ chơi rồi thả vào trong giỏ.

- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.

* Hoạt động4: Hồi tĩnh

Cho trẻ chơi trò chơi uống nước

*Nhận xét - cắm hoa.

 

doc22 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp nhà trẻ - Chủ điểm: Đi khắp nơi bằng phương tiện gì - Chủ đề nhánh 1: Bé biết gì về xe đạp - Xe máy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đi vòng tròn kết hợp: xoay bả vai, xoay cánh tay, kiểng chân, khuỵu gối, 2. Trọng động: Tập theo bài hát: “Em qua ngã tư đường phố” - Động tác 1: Máy bay kêu. + Ùùù - Động tác 2: Máy bay cất cánh + Hai tay dang ngang. - Động tác 3: Máy bay tìm chỗ hạ cánh. + Hai tay dang ngang khom người xoay phải xoay trái. - Động tác 4: Máy bay hạ cánh. + Ngồi xổm hai tay dang ngang. 3. Dân vũ: “Chicken dance” Thứ hai, ngày 11/02/2019 HOAT ĐỘNG CHƠI-TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH PHÁT TRIỂN TC-KN-XH&TM - DẠY HÁT: LÁI Ô TÔ. - NGHE HÁT: ĐƯỜNG EM ĐI. I Mục đích yêu cầu : - Trẻ cảm nhận được bài hát. - Giáo dục trẻ tình cảm kính trọng người lái ô tô. II Chuẩn bị : - Một số tranh về xe máy – xe đạp. III. Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Mở đầu hoạt động - Búp bê: “Nghe vẻ nghe ve. Nghe vè tôi đố” “Không vé cũng được đi xe. Thấy người đi trước, miệng toe toe gào” Đố là gì ? - Bạn có biết loại xe nào có còi ô tô không ? - Vậy các bạn hãy nghe cô dạy các bạn hát bài hát của chú Đoàn Phi, bài hát có tên “Lái ô tô”. * Hoạt động 2: Dạy hát bài “Lái ô tô” * Cô chào c/c! - C/c hãy lắng nghe bài hát “Lái ô tô”, để xem bài hát nói về gì nhé! - Cô hát diễn cảm 1 lần. + Cô vừa hát bài hát nói về gì ? - Cô hát lần 2. - Cô hát lần 3. + Giảng nội dung: Bài hát nói các bạn nhỏ tập lái ô tô, mà cứ ngở như thật. Bạn nhỏ cũng rất mong có người đi xe của mình. * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Cả lớp hát cùng cô 3 – 4 lần - Cô mời từng tổ hát - Hát cá nhân - Cô chú ý sửa sai cho trẻ * Hoạt động 3: Nghe hát “Em tập lái ô tô” - C/c ơi! Có một bài hát nói một bạn rất thích lái ô tô và mong muốn lớn lên lái ô tô đón cô giáo của mình. C/c có thích nghe bài hát này không ? Đó là bài hát “Em tập lái ô tô” của tác giả Nguyễn văn Tý. C/c hãy lắng nghe! - Cô hát bài “Em tập lái ô tô” cho trẻ nghe. - Cô vừa hát cho c/c nghe bài hát có tên là gì ? *Nhân xét - Cắm hoa CHƠI NGOÀI TRỜI - Quan sát: Cầu trượt - TCVĐ: “Dung dăng, dung dẻ” - Chơi tự do 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ quan sát và nêu được một số đặc điểm rõ nét của sân trường. - Biết nêu tên các trò chơi. - Rèn cho trẻ khả năng quan sát, phát triển ngôn ngữ.   2. Chuẩn bị:   - Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.   - Đồ dùng: sân trường trang trí đẹp.   - Đồ chơi. 3. Tổ chức tiến hành: a. Hoạt động 1: Quan sát cầu trượt - Cô trẻ hát bài hát “Khúc hát dạo chơi” và dạo quanh sân trường. - Cho trẻ tập trung quanh cầu trượt và hỏi trẻ : + Đây là cài gì ? + Có màu gì ? - Đây là chiếc cầu trượt có màu đỏ, cầu trượt có những bậc thang ngắn để giúp chúng mình lên và đây là chiếc cầu có độ dốc để chúng mình trượt xuống. - Trong sân trường ngoài cầu trượt ra còn có đồ chơi gì nữa? (đu quay, bập bênh...) - Khi chơi các đồ chơi ngoài sân trường chúng mình phải như thế nào? Các con nhớ khi chơi với các đồ chơi ngoài sân trường, không được chen lấn xô đẩy nhau nhé! b. Hoạt động 2: Trò chơ “Dung dăng, dung dẻ” . Cách chơi: - Quản trò vẽ sẵn các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng vòng tròn ít hơn số người chơi. - Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vòng tròn và cùng đọc: “ Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đi đến cổng trời Gặp cậu, gặp mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Ngồi xập xuống đây” - Sẽ có 1 bạn không có vòng tròn. Tiếp tục xóa vòng tròn và tiếp tục chơi đến khi chỉ còn 2 người. c. Hoạt động 3: Chơi tự do - Trẻ chơi với các đồ chơi ngoài sân trường - Cô chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình trẻ chơi. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC I- Yêu cầu: - Trẻ biết chơi đúng các góc chơi cùng cô và các bạn, chơi đúng vai của mình. - Trẻ biết cất đồ dùng cùng cô trước và sau khi chơi - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi II- Chuần bị: -Phách, trống lắc III- Cách tiến hành: - Cô hỏi : Hôm nay các con chơi theo chủ đề gì ? - Cô giới thiệu Có các góc chơi: Góc phân vai , góc nghệ thuật, góc xây dựng, - Cô hướng dẫn cách chơi + Góc phân vai: làm người tham gia giao thông, người lái tàu, cửa hàng bán tàu thuyền, + Góc nghệ thuật : hát, múa các bài hát trong chủ đề + Góc xây dựng : xếp tàu thủy, xây dựng cảnh tàu biển + Góc học tập: xem tranh ảnh, chơi lô tô, đô mi nô, về chủ đề, chủ điểm * Tiêu chuẩn vui chơi - Chơi theo yêu cầu của cô - Không dành đồ chơi của bạn - Lấy cất đồ chơi nhẹ nhàng Bạn nào chơi đúng với 3 yêu cầu của cô cuối giờ cô sẽ cho cắm hoa. - Cho trẻ chơi. - Cô đến từng góc nhận xét cho cắm hoa. - Trẻ dọn đồ chơi cùng cô GIỜ ĂN, GIỜ NGỦ - Nhắc trẻ rửa tay trước khi ăn. - Cô giới thiệu các món ăn, chia cơm cho từng trẻ. Trong quá trình ăn nhắc trẻ ăn gọn gàng, không làm rơi vãi, không nói chuyện gây mất vệ sinh... Động viên trẻ ăn hết suất. - Cô trải sẵn giường, gối cho trẻ. Nhắc trẻ nằm ngay ngắn không nói chuyên trong giờ CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH TCVĐ: “BÁNH XE QUAY” + Mục đích: Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn. Tạo không khí vui vẻ trong học tập, sinh hoạt. + Chuẩn bị: Sân sạch, thoáng mát. + Luật chơi: Khi dứt tiếng xắc xô thì ngồi xuống. + Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm đều nhau. Xếp thành hai vòng tròn đồng tâm quay mặt vào trong. Khi cô giáo gỏ xắc xô trẻ cầm tay nhau chạy vòng tròn theo hướng ngược nhau (theo nhịp xắc xô). Khi cô ngừng gõ thì ngồi xuống. Nhận xét tuyên dương. NÊU GƯƠNG - Nhận xét lớp học - Hát bài hoa bé ngoan. - Nhận xét lớp, nhận xét cháu đạt 2 hoa chấm sổ bé ngoan - Động viên cháu chưa đạt. TRẢ TRẺ - Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, quần áo, đầu tóc gọn gàng để trẻ ra về - Nhắc nhở trẻ chào cô, ba, mẹ khi ra về. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY Thứ ba, ngày 12/02/2019 HOẠT ĐỘNG CHƠI-TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thơ “Ô tô buýt” I. Mục đích-yêu cầu: - Trẻ cảm nhận được bài thơ - Trẻ hứng thú khi đọc thơ - Giáo dục trẻ có sự thông cảm với sự cực nhọc của xe qua tài nhân cách hóa của tác giả khi sáng tác bài thơ. II. Chuẩn bị: - Tranh các loại xe III. Cách tiến hành: * Hoạt động 1: ổn định - “Nhìn xem, nhìn xem” Cô có tranh gì đây ? - Con thấy trong tranh có xe nào? - Con biết không, trên đường có rất nhiều loại xe chạy, nhưng có 1 loại xe rất gần gủi với c/c, đó là ô tô buýt. Hôm nay, cô dạy cho c/c đọc bài thơ rất hay đó là bài thơ “Ô tô buýt” của cô Thụy Anh. * Hoạt động 2: Đọc thơ và đàm thoại - “Lắng nghe, lắng nghe” Cô đọc thơ diễn cảm lần 1. - Cô đọc lần 2 (Kết hợp xem tranh) * Giãng nội dung: C/c biết không ? Ô tô buýt chạy suốt tuần rất mệt nhọc, xe mong mõi mình được nằm nghỉ. Nhưng có được đâu vì xe cứ mãi đi. - “Cô hỏi, cô hỏi” * Đàm thoại: - Cô vừa đọc xong bài thơ có tên là gì ? - C/c có thấy ô tô buýt cực lắm không ? - Tại sao con biết ? - Ô tô buýt đã ước những gì ? * Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ - Trẻ đọc thơ cùng cô từng câu - Cả lớp đọc cùng cô - Từng nhóm 5 -6 trẻ đọc - Cá nhân trẻ đọc - Cô chú ý sữa sai câu từ cho trẻ * Giáo dục tư tưởng: Con thấy đó, làm thân xe cũng rất là cực khổ, cô Thụy Anh đã cho c/c thấy. Như vậy, khi đi trên xe buýt con nhớ phải làm gì ? *Nhân xét - cắm hoa CHƠI NGOÀI TRỜI - Quan sát thời tiết buổi sáng - Trò chơi vận động: Bắt bong bóng - Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được 1 số đặc điểm của thời tiết buổi sáng - Rèn kỹ năng chú ý, quan sát, ghi nhớ cho trẻ - Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động cùng cô và các bạn II. Chuẩn bị: - Sân bãi sạch - Đồ chơi III. Tiến hành: 1/ Hoạt động 1: Quan sát thời tiết buổi sáng - Cô cho trẻ đi dạo một vòng quanh sân trường, hít thở không khí trong lành, cho trẻ dừng lại tại địa điểm quán sát và hỏi trẻ: + Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào? Có mát không? + Các con nhìn xem trên bầu trời có gì kia? ( Cô chỉ vào đám mây và hỏi trẻ) + Ngoài mây ra còn có gì nữa? 2/. Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Bắt bong bóng - Hôm nay cô mang đến cho các con một món quà đặc biệt tặng cho cả lớp mình đó là “lọ nước thần kỳ”, với lọ nước này chúng mình cùng chơi trò chơi “Bắt bong bóng” nhé. * Cô giới thiệu cách chơi - Cách chơi: Khi cô thổi bong bóng các con sẽ cùng nhảy lên, dùng tay để bắt những quả bong bóng nhé. + Cho trẻ chơi 1 lần + Lần 2: Cô khuyến cho trẻ tự chơi + Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần - Cô nhận xét sau mỗi lần chơi. 3/ Hoạt động 3: Chơi tự do - Trẻ chơi với các đồ chơi ngoài sân trường - Khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC Hoạt động giống thứ 2 GIỜ ĂN, GIỜ NGỦ Hoạt động giống thứ 2 CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH CHƠI Ở CÁC GÓC I- Yêu cầu: - Trẻ biết chơi đúng các góc chơi cùng cô và các bạn, chơi đúng vai của mình. - Trẻ biết cất đồ dùng cùng cô trước và sau khi chơi - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi II- Chuần bị: - Góc xây dựng: hàng rào, cây cảnh, - Góc nghệ thuật: cho trẻ hát bài hát theo chủ đề. - Góc phân vai: dạy trẻ đóng vai bác nông dân, công nhân cây xanh - Góc học tập: tranh ảnh, lô tô, đô mi nô,.. về chủ đề III- Cách tiến hành: - Hôm nay các con học rất ngoan. Hôm nay cô sẽ cho các con chơi theo góc chơi của mình nha - Cô giới thiệu các góc chơi: Góc phân vai , góc nghệ thuật, góc xây dựng. - Cô hướng dẫn cách chơi + Góc phân vai: làm bác nông dân, chú công nhân cây xanh + Góc nghệ thuật : hát, múa các bài hát trong chủ đề + Góc xây dựng : Xây trường khu vườn của bé, cây xanh quanh trường, + Góc học tập: xem tranh ảnh, chơi lô tô, đô mi nô, về chủ đề, chủ điểm NÊU GƯƠNG - Hát bài hoa bé ngoan. - Nhận xét lớp, nhận xét cháu đạt 2 hoa chấm sổ bé ngoan - Động viên cháu chưa đạt. TRẢ TRẺ - Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, quần áo, đầu tóc gọn gàng để trẻ ra về - Nhắc nhở trẻ chào cô, ba, mẹ khi ra về. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY Thứ tư, ngày 13/02/2019 HOẠT ĐỘNG CHƠI-TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VĐCB: BẬT QUA VẠCH KẺ TCVĐ: GẮP ĐỒ CHƠI BỎ GIỎ I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết bật qua vạch kẻ, chân không giẫm vào đường kẻ. - Rèn sự khéo léo nhanh nhẹn, phát triển cơ bắp; kết hợp khéo léo giữa các bộ phận trên cơ thể. -Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. II.CHUẨN BỊ: - Nhạc thể dục - Vạch kẻ - Dụng cụ chơi trò chơi vận động III. TIẾN HÀNH *Hoạt động 1: Ổn định * Hoạt động 2 a. Khởi động: theo bài hát : “Anh phi công ơi” Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp: xoay bả vai, xoay cánh tay, kiểng chân, khuỵu gối, b. Trọng động: - Tập theo bài hát “Em qua ngã tư đường phố” - Động tác 1: Máy bay kêu. + Ùùù - Động tác 2: Máy bay cất cánh + Hai tay dang ngang. - Động tác 3: Máy bay tìm chỗ hạ cánh. + Hai tay dang ngang khom người xoay phải xoay trái. - Động tác 4: Máy bay hạ cánh. + Ngồi xổm hai tay dang ngang. c. Vận động cơ bản : Bật qua vạch kẻ - Cô giới thiệu tên bài tập : + Cô và các con đã gần đến nhà bạn búp bê rồi. Nhưng con đường vào nhà bạn búp bê lại rất khó đi. Vì vậy để vào được nhà bạn thì cô cháu mình phải rèn đôi chân cho thật khỏe, bây giờ các con cùng nhảy bật để luyện cho đôi chân khoẻ mạnh nhé - Các con muốn có được đôi chân khỏe mạnh thì các con chú ý lên xem cô làm mẫu nhé. - Cô tập mẫu : + Lần 1:  Bật cho trẻ xem + Lần 2:  Cô vừa thực hiện vừa giải thích: Từ đầu hàng ,cô bước lên vạch ,khi nghe thấy hiệu lệnh 123 ,cô chống hai tay vào hông, chân chụm lại. Khi có hiệu lệnh “Bật”, cô nhún chân, bật qua vạch kẻ, chân không giẫm vào vạch. Bật xong cô đi về cuối hàng. *Trẻ thực hiện . - Mời một  số  trẻ khá lên bật cho cả lớp xem. - Mời  2-3 trẻ lên thực hiện cứ luân phiên nhau từng nhóm thực hiện đến hết, mổi nhóm thực hiện 1-2 lần Trong lúc trẻ thực hiện cô động viên khuyến khích trẻ tập và sữa sai cho trẻ * Hoạt động 3: .TCVĐ:  Gắp đồ chơi bỏ giỏ Cô có 1 cái giỏ đựng đồ chơi, cô đặt ở chỗ này. Bây giờ, các cháu hãy nhìn cô làm mẫu gắp đồ chơi vào giỏ nhé. Hai bàn tay cô nắm lại, các ngón tay đan vào nhau, ngón trỏ duỗi thẳng. Cô dùng 2 ngón trỏ của 2 bàn tay gắp đồ dùng, đồ chơi rồi thả vào trong giỏ. - Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. * Hoạt động4: Hồi tĩnh Cho trẻ chơi trò chơi uống nước *Nhận xét - cắm hoa. CHƠI NGOÀI TRỜI Tìm hiểu về đất, cát, đá, sỏi, nước TCDG: “ Thả đĩa ba ba ” Chơi tự do I/. Yêu cầu -Trẻ biết được ý nghĩa, tính chất, các trạng thái khác nhau của các tài nguyên thiên nhiên nước, đất, cát, đá, sỏi. - Phát triển kỹ năng quan sát, khả năng phân tích và sự chú ý ghi nhớ cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết  bảo vệ các nguồn tài nguyên quí như: đất, cát, đá, sỏi, nước. II/. Chuẩn bị - Một số thau to để đựng đất, cát, đá, sỏi, nước. - 1 số dụng cụ khác như: khay nhựa, ly, muỗng, khuôn, đũa III/. Tiến trình tổ chức hoạt động: a/. Hoạt động 1:Tìm hiểu về đất, cát, đá, sỏi, nước * Cho trẻ khám phá về đặc điểm, tính chất của nước, đất, đá, cát, sỏi. -  Cô cho trẻ tìm hiểu về 3 thứ khác nhau: tìm hiểu về nước, tìm hiểu về đất, cát, tìm hiểu về đá, sỏi và yêu cầu trẻ: - Các con hãy nói lên nhận xét của mình. - Các con thấy nước là một chất như thế nào? Có mùi gì không? + Hàng ngày các con uống nước con thấy nước có vị gì? + Nước dùng để làm gì? Nếu không có nước chuyện gì sẽ xảy ra? - Cô cung cấp thêm cho trẻ nước còn có ở thể hơi, thể rắn - Các con thấy đất, cát là những chất như thế nào? + Có màu không? Có mùi không? Đất ,cát dùng để làm gì? - Các con thấy đá, sỏi là những chất như thế nào? Có màu? Có mùi không? + Đá và sỏ dùng để làm gì? Cho đá và sỏi vào nước thì điều gì sẽ xẩy ra? + Như vậy có thể rút ra kết luận, đá, sỏi là những thứ không tan trong nước và rất cứng. - Cô tổng hợp các ý kiến cho trẻ dễ hiểu: đất, đá, cát ,sỏi,nước là những nguồn tài nguyên rất quí đối với chúng ta. Nó giống nhau là đều không có mùi, không có vị. Khác nhau là đất, đá, cát, sỏi có màu và ở thể rắn. còn nước không có màu và chủ yếu là ở thể lỏng. b/. Hoạt động 2: TCDG “ Thả đĩa ba ba ” * Cách chơi: Trẻ chơi từng nhóm hoặc cả lớp. Tất cả các thành viên tham gia trò chơi đứng thành vòng tròn giữa sân. Một em thủ lĩnh (người đề xướng ra cuộc chơi ) chọn 1 bạn làm "đỉa". Sau khi chọn xong, cả nhóm cùng đọc bài đồng dao "thả đỉa ba ba", người làm đỉa đi xung quanh vòng tròn, cứ mỗi tiếng người làm đỉa lại lấy tay chỉ vào một bạn, bắt đầu tiếng thứ nhất chỉ vào mình, tiếng thứ hai người kế tiếp, rồi lần lượt đến người thứ 2, thứ 3... nếu chữ đỉa cuối cùng rơi vào bạn nào thì bạn đó phải đứng lại "sông" làm đỉa, còn những em khác chạy nhanh lên "hai bờ sông", nếu người nào chậm chân bị "đỉa" bám ở dưới "sông" thì phải xuống "sông" làm đỉa, còn người làm "đỉa" lại được lên bờ. (Cứ như thế trò chơi lại tiếp tục). c/. Hoạt động 3: Chơi tự do - Trẻ chơi với các đồ chơi ngoài sân trường - Khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC Hoạt động giống thứ 2 GIỜ ĂN, GIỜ NGỦ - Nhắc trẻ rửa tay trước khi ăn. - Cô giới thiệu các món ăn, chia cơm cho từng trẻ. Trong quá trình ăn nhắc trẻ ăn gọn gàng, không làm rơi vãi, không nói chuyện gây mất vệ sinh... Động viên trẻ ăn hết suất. - Cô trải sẵn giường, gối cho trẻ. Nhắc trẻ nằm ngay ngắn không nói chuyên trong giờ ngủ trưa CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH TRÒ CHƠI DÂN GIAN “TẬP TẦM VÔNG” I. Mục đích yêu cầu - Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tin mắt. -Trẻ ham thích tham gia hoạt động. -Tạo sự gần gũi, thân thiện giữa các trẻ với nhau. II. Chuẩn bị - Nền sạch, thoáng. - Một bông hoa làm vật giấu. III. Luật chơi: - Đoán đúng tay có cầm vật. IV. Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi trước mặt đối diện cô, trẻ và cô cùng hát bài hát “tập tầm vông”. Trong khi hát cô đưa tay ra phía sau và giấu vật vào bất kì tay nào trẻ chú ý khi hát xong bài hát cô đưa 2 tay ra phía trước cho trẻ đoán. NÊU GƯƠNG - Hát bài hoa bé ngoan. - Nhận xét lớp, nhận xét cháu đạt 2 hoa chấm sổ BN - Động viên cháu chưa đạt. TRẢ TRẺ - Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, quần áo, đầu tóc gọn gàng để trẻ ra về - Nhắc nhở trẻ chào cô, ba, mẹ khi ra về. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY Thứ năm, ngày 14/02/2019 HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC BÉ BIẾT GÌ VỀ XE MÁY XE ĐẠP I- Mục đích yêu cầu: - Trẻ nhận biết hình dạng và công dụng của xe máy và xe đạp, phân biệt được xe đạp và xe máy. -Trẻ nhận biết được tín hiệu đèn giao thông có ba màu: xanh, đỏ, vàng. - Giáo dục trẻ biết chấp hành luật giao thông. II- Chuẩn bị: Tranh các loại xe III- Tổ chức hoạt động: III. CÁCH TIẾN HÀNH * Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu. - Búp bê: Ôi! Sao hôm nay mình đi sao thấy đường xa ơi là xa, mình mõi cả chân mà không thấy có bạn nào cả. Bướm này, sóc này các bạn đâu hết cả rồi ? + Thế các bạn ấy học gì nhỉ ? + Cô Ngọc dạy những gì ? + Thế mình phải đi tìm xe ô tô để chở mình nhanh đến trường mầm non Sen Hồng mới kịp giờ học. Chào các bạn nhé, mình đi học đây! - Cô chào c/c! - C/c có nghe bạn búp bê nói đi bằng gì đến trường mầm non Sen Hồng để cùng học với c/c không ? + À! Để đi được nhanh và đở mõi chân bạn búp bê đã đi xe ô tô, ngoài xe ô tô c/c có thể đi bằng xe nào nữa ? + C/c trả lời rất hay, ngoài xe ô tô ra còn có xe đạp và xe máy nữa. Vậy hôm nay, cô và c/c cùng tìm hiểu về xe đạp và xe máy. Đây là những PTGT đường bộ đó c/c! * Hoạt động 2: Tìm hiểu và khám phá. - “Nhìn xem, nhìn xem” Cô có tranh gì đây ? +Xe đạp có đầu xe, 2 bánh xe, 2 bàn đạp, xe đạp dùng sức để đạp. - Cô cho trẻ lên chỉ vào tranh và nói một số chi tiết. - “Cô đố, cô đố” “ Người chạy chẳng nhanh bằng tôi. Nhưng đứng không chống thì tôi ngã kềnh. Trước sau hai bánh rành rành. Mỗi khi nổ máy chạy nhanh cõng người” Đó là chiếc xe gì ? + Xe máy cũng là một trong những PTGT đường bộ, xe máy có 2 bánh, yên xe dài, xe chạy bằng xăng, chở người. + Cho trẻ lên chỉ và nói một số chi tiết. - “Lắng nghe, lắng nghe” Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng. - Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông. + Để giúp cho c/c biết luật giao thông đi trên đường, c/c hãy cùng cô xem tranh giao thông. Bây giờ, cô cháu ta đi theo đường ngoằn ngoèo đến phòng tranh nhé! - Cô cho trẻ xem mô hình giao thông trong tiếng nhạc nền “Em đi qua ngã tư đường phố” * Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Làm theo tín hiệu” - Cô thấy nảy giờ c/c học rất ngoan, để thưởng c/c cô cho c/c chơi trò chơi “làm theo tín hiệu, c/c có thích không ? - Cô giải thích trò chơi: Cô nói “xe máy xuất phát” thì c/c tay giả làm tay lái chạy bên lề phải. Khi thấy cô đưa đèn vàng thì chạy chậm lại, đèn đỏ thì c/c ngừng lại. Khi cô nói “xe đạp xuất phát” thì c/c giả lái xe và chạy chầm chậm, cô giơ đèn đỏ thì dừng hẳn lại. - Cô chia lớp thành 2 nhóm và cho trẻ chơi vài lần. * Giáo dục tư tưởng: Khi đi bộ, c/c phải đi ở đâu ? Và phải đi cùng ba mẹ hoặc người lớn. Khi được chở trên xe đạp hoặc xe máy, con phải ngồi ngay ngắn, nghe không c/c ? *Nhân xét - Cắm hoa CHƠI NGOÀI TRỜI - Quan sát: Đồ chơi ngoài trời - Chơi vận động: Bắt bong bóng - Chơi tự do I.  Mục đích yêu cầu: - Trẻ có khả năng quan sát chú ý ghi nhớ - Trẻ được dạo chơi thăm quan xung quanh sân trường, gọi đúng tên đặc điểm nổi bật của một số đối tượng được quan sát. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi, chơi đoàn kết vơi bạn, trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: -  Địa điểm quan sát râm mát, sạch sẽ. - Dụng cụ thổi bong bóng. III. Tiến hành hoạt động: Hoạt động 1: Quan sát đồ chơi ngoài trời - Các con ơi hôm nay cô thấy thơi tiết rất đẹp, cô cùng  các con đi dạo chơi ngoài trời nhé!-  Để chuyến dạo chơi ngoài trời của lớp chúng vẻ và mình được vui thoải mái, chúng mình cùng cô kiểm tra lại trang phục và sức khỏe của các con nào. - Cô kiểm tra trang phục, sức khoẻ của trẻ và dặn dò trẻ khi đi ra sân thì không được chạy nhảy đùa nghịch - Cô cho trẻ hát bài “Khúc hát dạo chơi” và đi ra sân. - Cô dẫn trẻ đi dạo chơi xung quanh sân trường, hướng trẻ quan sát, gọi tên, đặc điểm nổi bật của một số ĐCNT. Cô đặt câu hỏi đàm thoại. + Các con đang đứng ở đâu? + Chúng mình quan sát xem ở sân trường có những đồ chơi gì? + Đây là cái gì? Được làm bằng gì? Dùng để làm gì? + Chơi như thế nào? (Cô cho trẻ chơi) + Cô lần lượt cho trẻ đi khám phá, quan sát và nhận xét từng loại đồ chơi về tên gọi, đặc điểm, tác dụng. Cô hướng dẫn trẻ chơi, sau đó giáo dục trẻ khi chơi phải biết nhường nhịn nhau, không được xô đẩy, tranh dành nhau. 2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động. Bắt bong bóng - Hôm nay cô mang đến cho các con một món quà đặc biệt tặng cho cả lớp mình đó là “lọ nước thần kỳ”, với lọ nước này chúng mình cùng chơi trò chơi “Bắt bong bóng” nhé. * Cô giới thiệu cách chơi - Cách chơi: Khi cô thổi bong bóng các con sẽ cùng nhảy lên, dùng tay để bắt những quả bong bóng nhé. + Cho trẻ chơi 1 lần + Lần 2: Cô khuyến cho trẻ tự chơi + Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần - Cô nhận xét sau mỗi lần chơi. 3/. Hoạt động 3: Chơi tự do - Trẻ chơi với các đồ chơi ngoài sân trường - Khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC Hoạt động giống thứ 2 GIỜ ĂN, GIỜ NGỦ - Nhắc trẻ rửa tay trước khi ăn. - Cô giới thiệu các món ăn, chia cơm cho từng trẻ. Trong quá trình ăn nhắc trẻ ăn gọn gàng, không làm rơi vãi, không nói chuyện gây mất vệ sinh... Động viên trẻ ăn hết suất. - Cô trải sẵn giường, gối cho trẻ. Nhắc trẻ nằm ngay ngắn không nói chuyên trong giờ ngủ trưa CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH TCVĐ: “TÀU HỎA” *Luật chơi: Trẻ phải xuất phát và ngừng lại theo đúng hiệu lệnh của cô. Trẻ nào không thực hiện đúng phải ra ngoài không chơi 1 vòng. *Cách chơi: -Cô giáo vạch 2 đường thẳng song song với nhau hay sử dụng hàng gạch lót nền làm vạch. -Cô cho trẻ xếp thành hàng dọc, tay đặt lên vai nhau làm đoàn tàu hỏa đi trong 2 đường thẳng song song (hoặc có thể đi theo hàng gạch lót nền). -Khi cô giáo giơ cờ xanh, trẻ di chuyển làm thành đoàn tàu, miệng kêu: "xình, xịch". -Khi cô giáo nói: "Tàu lên dốc" thì tất cả phải đi bằng gót chân và miệng kêu: "tu tu" -Khi cô giáo nói: "Tàu xuống dốc" thì tất cả phải đi bằng mũi chân và miệng kêu: "tu tu". NÊU GƯƠNG - Hát bài hoa bé ngoan. - Nhận xét lớp, nhận xét cháu đạt 2 hoa chấm sổ BN - Động viên cháu chưa đạt. TRẢ TRẺ - Cho trẻ vệ sinh sạch sẽ, quần áo, đầu tóc gọn gàng để trẻ ra về - Nhắc nhở trẻ chào cô, ba, mẹ khi ra về. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY .... Thứ sáu, ngày 15/02/2019 HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH PHÁT TRIỂN TC-KN-XH&TM NẶN BÁNH XE I- Mục đích yêu cầu: -Trẻ biết được hình dạng, màu sắc và công dụng của bánh xe -Trẻ làm quen kỹ năng lăn dọc và khoanh tròn khép kín tạo thành bánh xe. - Giáo dục trẻ: biết đi trên vỉa hè bên phải. II- Chuẩn bị: - Mẫu của cô. - Đất nặn. Bảng con. - Tranh 1 số loại xe. III- Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu. - Nhìn xem, nhìn xem. Cô có gì nha. - Cho trẻ xem tranh - Đố các con đây là gì? - Đúng rồi. Xe gồm có gì ? Cô nhắc lại từng bộ phận trên xe + Hôm nay cô cho c/c nặn bánh xe, c/c có thích không ? * Hoạt động 2: Cô làm mẫu và giải thích. -Cô cho trẻ xem mẫu của cô Cô có gì đây ? - C/c muốn nặn được bánh xe hãy nhìn cô làm mẫu nhé! - Cô nặn mẫu và giải thích: Con dùng đất lăn dọc trên bảng cho đều và láng. Xong, con khép kín 2 đầu thỏi đất lại và sửa lại cho tròn. * Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện (Cô theo dõi, động viên, tiếp trẻ trẻ hoàn thành sản phẩm) - Cô nhận xét sản phẩm đẹp của trẻ. - Giáo dục tư tưởng: C/c vừa nặn bánh xe. Bánh xe giúp cho xe làm gì ? Ra đường con đi bên nào ? * Nhạn xét - cắm hoa. CHƠI NGOÀI CHƠI - Quan sát: Dạo chơi sân trường - TCVĐ: “Bóng tròn to” - Chơi tự do 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ  quan sát và nêu được một số đặc điểm rõ nét của sân trường. - Biết nêu tên các trò chơi. - Rèn cho trẻ khả năng quan sát, phát triển ngôn ngữ   - Biết rủ bạn cùng chơi, chơi xong thu dọn đồ chơi.   - Trẻ hứng thú tham gia chơi, chơi thỏa mái. 2. Chuẩn bị:   - Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.   - Đồ dùng: sân trường trang trí đẹp.   - Đồ chơi 3. Tổ chức tiến hành: a. Hoạt động 1: Quan sát: “Sân trường” + Cô gợi hỏi trẻ và để trẻ phát hiện xem trong sân trường có gì? - Cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ về một số đặc điểm về sân trường: + Sân trường như thế nào? + Sân trường có những đồ chơi gì?. + Trong sân trường còn có gì nữa? + Ai có nhận xét gì về sân trường của chúng mình nào? * Cô nhấn mạnh lại những đặc điểm nổi bật của sân trường. * Giáo dục: Trẻ biết yêu quý, giữ gìn và bảo vệ môi trường. b. Hoạt động 2: TCVĐ: “Bóng tròn to” * Cách chơi: Cả lớp nắm tay lại với nhau tạo thành vòng tròn. Cùng hát và di chuyển với nhau theo lời bài hát. Khi hát tới câu “Bóng tròn to, tròn, tròn, tròn to” thì cả lớp đi lui về phía sau. Khi hát câu “Bóng xì hơi, xì, xì, xì hơi” thì cả lớp di chuyển về phía bên trong và chụm lại - Tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần. c. Hoạt động 3: Chơi tự do: - Trẻ chơi với các đồ chơi ngoài sân trường - Khi trẻ chơi, cô quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC Hoạt động giống thứ 2 GIỜ ĂN, GIỜ NGỦ - Nhắc trẻ rửa tay trước khi ăn. - Cô giới thiệu các món ăn, chia cơm cho từng trẻ. Trong quá trình ăn nhắc trẻ ăn gọn gàng, không làm rơi vãi, không nói chuyện gây mất vệ sinh... Động viên trẻ ăn h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbe nhan biet xe may xe dap 24 36 thang_12529972.doc