Giáo án mầm non lớp chồi - Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa - Năm học: 2017 - 2018

* Đón trẻ:

- Cô nhắc nhở trẻ sắp xếp cặp dép gọn gàng, đúng quy định.

- Chào cha mẹ, chào cô khi đến lớp.

- Hát “Ba em là công nhân lái xe”

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Ba con làm nghề gì?

* Thể dục sáng:

Khởi động: Kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức”: Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng ngang.

Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Chú bộ đội”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô.

+ Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi nơ.

+ Tay vai: Hai tay đưa ra trước và vỗ vào nhau.

+ Bụng lườn: Nghiêng người sang bên.

+ Chân: Đứng, một chân nâng cao – gập gối.

 + Bật: Bật tách và khép chân.

Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay.

 

docx73 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Trường Mẫu Giáo Mỹ Hòa - Năm học: 2017 - 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầm bút màu) TC2: Ai nhanh hơn Cách chơi: Cô sẽ phát lô tô cho mỗi bạn đồng thời đọc bài đồng giao “đi cầu đi quán”. Cho trẻ chọn đồ dùng theo nghề. Cho trẻ chơi 2 – 3 lần * Củng cố: - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ hát và vận động bài “Cháu yêu cô chú công nhân” Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc - Góc xây dựng, lắp ghép: Xây trạm y tế, xây khu vui chơi; lắp ghép hàng rào, vườn hoa + Xây dựng: Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây trạm, khu vui chơi; trẻ biết nghề nào cũng đáng được trân quí. + Lắp ghép: Trẻ lắp ghép và ngắm nhìn thành quả. - Góc học tập – thư viện: Đếm có bao nhiêu nghề, vẽ dụng cụ nghề trẻ yêu thích. Chuẩn bị: Tranh ảnh về các ngành nghề trong xã hội, họa báo, bút sáp màu, kéo, hồ. + Tô màu: Biết cầm bút màu, ngồi đúng tư thế, biết chọn màu vẽ các dụng cụ nghề mà trẻ yêu thích. + Xem tranh, ảnh và đếm có bao nhiêu nghề: Trẻ có kĩ năng đếm và biết được một số nghề trong xã hội Vệ sinh – Ăn Trưa – Ngủ Trưa - Trẻ biết rửa tay trước khi ăn. - Khi ăn trật tự, tự múc cơm ăn, ăn hết cơm không làm rơi vải cơm, thức ăn. - Biết giúp cô trải giường, nệm ngay ngắn. - Rèn cho trẻ xếp nệm ngay ngắn, để đúng nơi quy định. Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích * Tiết 2: NÉM TRÚNG ĐÍCH THẲNG ĐỨNG MỘT TAY 1. Mục tiêu: - Trẻ biết và nhớ tên vận động, biết ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay là cầm. vật ném bằng 2 tay đưa cao ngang mắt nhắm đích và ném vào đích. - Rèn luyện kĩ năng phản xạ nhanh, biết phối hợp giữa tay và mắt. Trẻ biết ném trúng đích thẳng đứng bằng 1 tay đúng kĩ thuật động tác: Đứng chân trước, chân sau, tay cầm vật ném bằng 1 tay đưa ngang tầm mắt nhắm đích và ném vào đích. - Trẻ hứng thú tập luyện và tham gia vào các hoạt động. 2. Chuẩn bị: - Bao cát, rổ đựng - 2 cột đích cao 1m, đạt xa vạch chuẩn bị 1m - Bài hát - Trống lắc 3. Tổ chức hoạt động: - Trẻ đi thành vòng tròn đi bằng các kiểu chân theo yêu cầu của cô trên nền nhạc bài “Nắng sớm”: Đi thường – đi bằng mũi bàn chân – đi thường – đi bằng gót bàn chân – đi thường – chạy chậm – chạy nhanh – chạy chậm. Về 3 hàng . Bài tập phát triển chung: “Cháu yêu cô chú công nhân” + Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi nơ. + Tay vai: Hai tay đưa ra trước rồi giơ lên cao, sang ngang. + Bụng lườn: Nghiêng người sang bên. + Chân: Ngồi xổm, đứng lên + Bật: Bật tại chỗ. VĐCB: Ném trúng đích thẳng đứng 1 tay. - Các con ơi, để có sức khỏe tốt và dẻo dai chúng ta phải tập luyện thể dục thể thao. Hôm nay, cô và các con cùng tập luyện vận động “Ném trúng đích thẳng đứng 1 tay” - Cả lớp nhắc lại tên vận động  - Để thực hiện đúng chính xác các con xem cô thực hiện trước  - Cô làm mẫu.  + Lần 1: Không giải thích.  + Lần 2: Vừa làm vừa giải thích. TTCB: Cô đi từ đầu hàng đến vạch xuất phát và cúi xuống nhặt bao cát. Cô đứng chân trước, chân sau, tay cô cầm túi cát cùng phía với chân sau. Khi nghe hiệu lên chuẩn bị, cô sẽ đưa bao cát ngang với tầm mắt. Khi nghe hiệu lệnh “Ném” thì cô nhìn thẳng nhắm đích và ném trúng vào đích. Ném xong, cô lên nhặt túi cát và để vào rổ, đi về cuối hàng. - Cô vừa thực hiện xong động tác gì? Gọi 1-2 trẻ - Mời trẻ khá lên thực hiện lại vận động.  * Trẻ thực hành: - Cho cả lớp thực hiện 2 – 3 lần. - Cho từng tổ thực hiện vận động; kết hợp sửa sai. - Cho nhóm bạn trai/ gái thi đua. - Mời cá nhân thực hiện vận động - Cô bao quát sửa sai động viên trẻ. Trò chơi vận động “Hoa nào quả ấy” - Cô thấy các con thực hiện vận động rất tốt. Bây giờ cô sẽ thưởng cho các bạn chơi trò chơi “Hoa nào quả ấy” - Cách chơi: Cô sẽ phát cho mỗi trẻ một lô tô là các dụng cụ của các nghề. Khi cô nói tên loại nghề nào thì bạn nào có lô tô tương ứng với nghề cô nói thì các bạn sẽ giơ cao lô tô lên nha. - Luật chơi: Nếu giơ sai các bạn sẽ được nhảy cóc nha. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần  - Hoạt động kết thúc: Nhận xét tuyên dương *Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng, hít thở sâu. Cô nhận xét khen ngợi trẻ. Cho trẻ hát và trò chuyện về nghề dịch vụ. Lồng ghép chuyên đề ATGT: Giáo dục trẻ tham gia giao thông 1 cách an toàn. Cho trẻ chơi TCDG “Kéo co”. Trẻ Chuẩn Bị Ra Về Và Trả Trẻ - Nêu gương: Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan; cá nhân nhận xét; cho trẻ nhận xét; cắm cờ. - Hướng dẫn cho trẻ làm vệ sinh cá nhân: Lau mặt, chải đầu, đeo cặp da, - Cho trẻ chơi với đồ chơi trẻ thích. - Trả trẻ. Nhận Xét .. Thứ ba, ngày 02 tháng 01 năm 2018 THƠ: LÀM BÁC SĨ TÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG GHI CHÚ Đón Trẻ, Chơi, Thể Dục Sáng * Đón trẻ: - Cô nhắc nhở trẻ sắp xếp cặp dép gọn gàng, đúng quy định. - Chào cha mẹ, chào cô khi đến lớp. - Hát “Cháu yêu cô chú công nhân” - Gợi hỏi trẻ về nghề nghiệp của người thân trong gia đình bé, cho trẻ xem truyện tranh về 1 số nghề dịch vụ. + Trang phục của bác sĩ có màu gì? + Dụng cụ của nghề bác sĩ là những gì? Kể ra. + Nhiệm vụ của nghề bác sĩ? * Thể dục sáng: Khởi động: Kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức”: Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Sắp đến tết rồi”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô. + Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi nơ. + Tay vai: Hai tay đưa ra trước và vỗ vào nhau. + Bụng lườn: Đứng cúi người về trước. + Chân: Đứng, nhún chân, khụy gối. + Bật: Bật lên phía trước. Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay. Chơi Ngoài Trời 1. Quan sát thiên nhiên, sân trường. - Quan sát về cảnh quan sân trường. - Quan sát bầu trời. - Cảm nhận không khí, tiết trời. - Trò chuyện về nghề giáo viên. + Trang phục của giáo viên? + Hằng ngày công việc của giáo viên là gì? + Dụng cụ của nghề giáo viên là những gì? + Con có thích sau này sẽ làm giáo viên không? 2. Chơi tập thể. TC: “Thả đỉa ba ba” - Cho trẻ nhắc lại cách chơi. 3. Chơi tự do. - Cô cho trẻ các khu vực. * Khu vực 1: Nhỏ cỏ, nhặt lá rơi, rác.(Trẻ biết giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ) * Khu vực 2: Chơi với nước, thí nghiệm vật nổi, vật chìm (trẻ biết rủ bạn cùng chơi, biết làm thí nghiêm và biết được vật nào nổi, vật nào chìm) * Khu vực 3: Khu vực vờn cổ tích (Trẻ tham quan trường cổ tích, biết giữ gìn cảnh quan) - Giáo viên quan sát trẻ khi chơi. - Nhận xét các hoạt động của trẻ. Hoạt Động Học Dạy đọc thơ: LÀM BÁC SĨ 1. Mục tiêu: - Trẻ thuộc bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ “Làm bác sĩ”. Trẻ biết được 1 số công việc của nghề bác sĩ. - Đọc thơ diễn cảm, hiểu nội dung của bài thơ - Hứng thú tham gia hoạt động học tập, chú ý lắng nghe cô giảng bài. - Giáo dục trẻ tôn trọng và yêu quí nghề bác sĩ, không khóc nhè khi đi khám bệnh. 2. Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài thơ “Làm bác sĩ” - Bài hát - Trò chơi “Rồng rắn lên mây” 3. Tổ chức hoạt động: * Bé vui cùng hát: - Cho trẻ hát: “Cháu yêu cô chú công nhân” với nhạc. + Các con vừa hát bài hát gì? + Công việc của chú công nhân? + Công việc của cô công nhân? - Cô đố: “Nghề gì mũ trắng thanh cao Chăm l người bệnh Tận tâm cứu người” (Bác sĩ) - Có 1 bài thơ nói về nghề của Bác sĩ của tác giả Lê Ngân. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu cho các con nha. - Cô đọc thơ cho trẻ nghe diễn cảm (lần 1). => Bài thơ nói về 1 bạn nhỏ đóng vai bác sĩ để khám bệnh cho mẹ mình. Bạn đã khám và đã dưa ra lời khuyên khi bị bệnh. - Bài thơ dcủa tác giả nào? - Cô đọc lần 2 + tranh minh họa + Giải thích từ khó * Đàm thoại: - Trong bài thơ bạn nhỏ đóng vai làm nghề gì? - Bạn nhỏ bảo bệnh của mẹ là bệnh gì? Tại sao lại bị ho? - Thuốc có vị gì? Phải uống như thế nào? - Bác sĩ trả lời mẹ thế nào? - Có bạn nào thích làm nghề bác sĩ không? Vì sao? - Các bạn đặt tên cho bài thơ này là gì? Giáo dục trẻ: Nghề bác sĩ là một nghề dịch vụ chữa bệnh cho mọi người, giúp mọi người có sức khỏe tốt đó là một nghề cao quý trong xã hội. Những người làm nghề bác sĩ cũng được kính trọng và yêu quý. * Ai đọc thơ hay: - Dạy trẻ đọc từng câu cho đến hết bài thơ. - Nhóm, tổ, cá nhân đọc thơ. - Cho cả lớp đọc thơ diễn cảm. (Cô bao quát và sửa lỗi phát âm cho trẻ) * Trò chơi: Rồng rắn lên mây - Cách chơi: Một bạn đóng làm thầy thuốc, một bạn làm đầu rắn, những bạn còn lại xếp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa đọc: Rồng rắn lên mây Có cây lúc lắc Hỏi thăm thầy thuốc Có nhà hay không? Khi đọc hết câu “Có nhà hay không?”. Nếu thầy thuốc trả lời không, thì các con đi tiếp, nếu thầy thuốc trả lời có thì các con hỏi thầy thuốc muốn chích khúc nào? Thầy thuốc nói chích khúc nào thì bạn đầu rắn sẽ bảo vệ khúc đó. - Luật chơi: Nếu thầy thuốc bắt được khúc nào mà thầy thuốc vừa nói thì tất cả các con sẽ bị phạt làm con vịt. Nếu thầy thuốc không bắt được thì thầy thuốc sẽ bị phạt làm con vịt. Nếu đang chơi dằng co giữa chừng mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nói lại và tiếp tục trò chơi. - Cô bao quát và nhận xét 2 đội chơi - Kết thúc hát bài: “Cháu yêu cô chú công nhân” - Kết thúc, nhận xét, tuyên dương. Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc * Góc phân vai: Gia đình, bán hàng. Chuẩn bị các ĐDĐC về chủ đề nghề nghiệp cho trẻ phân vai, các tranh ảnh, truyện, - Gia đình: Trẻ biết đóng vai thành người bán thuốc. Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và thực hiện các động tác vai chơi. (hỏi bệnh sao, lấy thuốc nào và cách bán thuốc ra làm sao, dặn dò như thế nào) - Bán hàng: Trẻ bán các dụng cụ, hàng hóa theo chủ đề nghề nghiệp (dao, kéo, rau, củ, quả,) (Trẻ biết phân vai chơi và thể hiện được một số hành động phù hợp với vai chơi đã nhận và phù hợp với chủ đề nghề nghiệp. Trẻ biết cách mời khách hàng, giới thiệu sản phẩm) - Trẻ biết chơi cùng nhau, không tranh giành đồ chơi của bạn * Góc thư viện – học tâp: Xem tranh, tô màu - Xem tranh: Trẻ biết và nói được nội dung bức tranh về chủ đề nghề nghiệp. - Tô màu: Trẻ biết tô màu các hình trong, hình tam giác không lem ra ngoài, phối hợp màu phù hợp - Biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định. Vệ sinh- Ăn Trưa Ngủ Trưa - Trẻ biết rửa tay trước khi ăn. - Khi ăn trật tự, tự múc cơm ăn, ăn hết cơm không làm rơi vải cơm, thức ăn. - Biết lấy đúng nệm, giúp cô trải nệm, gối và dọn dẹp gối khi ngủ dậy. Giờ ngủ không nói chuyện, đùa giỡn. Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích - Ôn lại bài thơ “Em làm bao nhiêu nghề” - Cho trẻ hát bài hát “Ba em là công nhân lái xe” - Cho trẻ ngắm sân trường buổi chiều. - Cho trẻ chơi “Rồng rắn lên mây” Trẻ Chuẩn Bị Ra Về Và Trả Trẻ - Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan, cá nhân nhận xét, cho trẻ nhận xét, cắm cờ. - Cho trẻ đi vệ sinh, chải tóc sửa sang quần áo, chuẩn bị trả trẻ - Nhắc trẻ chào bạn, cô khi về chào ông bà, cha mẹ. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của cháu trong ngày - Trả trẻ. Nhận Xét ............................................................................................................................ Thứ tư, ngày 03 tháng 01 năm 2018 Dạy vận động: CHÚ BỘ ĐỘI Nghe hát: LỚN LÊN CHÁU LÁI MÁY CÀY Trò chơi âm nhạc: TAI AI TINH TÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG GHI CHÚ Đón Trẻ, Chơi, Thể Dục Sáng * Đón trẻ: - Cô nhắc nhở trẻ sắp xếp cặp dép gọn gàng, đúng quy định. - Chào cha mẹ, chào cô khi đến lớp. - Hát “Chú bộ đội” - Các con vừa hát bài hát gì? - Trang phục của chú bộ đội màu gì? - Vũ khí cầm chắc trong tay của chú bộ đội là gì? - Nhiệm vụ của chú bộ đội là gì? * Thể dục sáng: Khởi động: Kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức” Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Sắp đến tết rồi”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô. + Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi nơ. + Tay vai: Hai tay đưa ra trước và vỗ vào nhau. + Bụng lườn: Đứng cúi người về trước. + Chân: Đứng, nhún chân, khụy gối. + Bật: Bật lên phía trước. Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay. Chơi Ngoài Trời 1. Quan sát thời tiết sân trường. - Quan sát thời tiết hôm nay như thế nào? - Cảnh quan sân trường hôm nay như thế nào? 2. Chơi tập thể. -TCDG: “Chi chi chành chành” * Cách chơi và luật chơi: Các con chọn bạn chơi có thể từ 3 người trở lên. Chọn một người đứng ra trước xòe bàn tay ra các người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào lòng bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh: Chi chi chành chành. Cái đanh thổi lửa. Con ngựa chết chương. Ba vương ngũ đế. Chấp chế đi tìm Ù à ù ập. Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng thì vào thế chỗ người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi. *Giáo dục trẻ: Chơi không được đùa giởn không xô đẩy bạn, không tranh giành đồ chơi,chơi xích du nhẹ nhàng không đưa nhanh. - Nếu không nghe lời cô bị té ngã nguy hiểm nghe các con - Chơi xong đi vs và rữa tay sạch sẽ. 3. Chơi tự do. - Cô cho trẻ các khu vực. * Khu vực 1: Nhỏ cỏ, nhặt lá rơi, rác.(Trẻ biết giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ) * Khu vực 2: Chơi với nước, thí nghiệm vật nổi, vật chìm (trẻ biết rủ bạn cùng chơi, biết làm thí nghiêm và biết được vật nào nổi, vật nào chìm) * Khu vực 3: Khu vực vờn cổ tích (Trẻ tham quan trường cổ tích, biết giữ gìn cảnh quan) - Giáo viên quan sát trẻ khi chơi. - Nhận xét các hoạt động của trẻ. Hoạt Động Học Vận động: CHÚ BỘ ĐỘI 1. Mục tiêu: - Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát “Chú bộ đội” - Vận động nhịp nhàng, hát đúng giai điệu bài hát “Chú bộ đội” - Trẻ lắng nghe giai điệu bài hát và tham gia học chăm chỉ. Giáo dục: Trẻ chăm ngoan, học giỏi và biết kính trọng, biết ơn các cô chú bộ đội. 2. Chuẩn bị: - Nhạc bài hát : “Chú bộ đội”, “Lớn lên cháu lái máy cày” 3. Tổ chức hoạt động: * Bé vui đọc thơ: - Bé đọc thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”. - Chúng ta vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ của tác giả nào? - Bài thơ nhắc đến ai? - Dù có mưa, có khó khăn chân chú vẫn như thế nào? À, chú bộ đội luôn ngày đêm canh gác giữ hòa bình cho chúng ta. Đường ra trận dù có khó khăn thì chân chú vẫn bước. Để biết các bạn nhỏ dành tình cảm cho chú như thế nào. Cô mời các con cùng nghe và đoán xem giai điệu bài hát là bài hát gì nhé. * Dạy vận động - Cô cho trẻ nghe nhạc không lời bài hát “Chú bộ đội” + Cô vừa cho các con nghe bài hát gì? + Bài hát nói về điều gì? * Tóm nội dung : Bài hát nói về công việc của chú bộ đội là luôn canh gác giữ hòa bình cho chúng ta đó các con. - Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần. - Để bài hát thêm hay hơn, sinh động hơn. Cô sẽ dạy các con cùng vận động minh họa theo lời bài hát nhé. - Các con cùng hát 1 lần và xem cô múa mẫu nhé. - Cô múa lần 1: không giải thích - Cô múa lần 2: phân tích động tác + Câu 1 : “Vai chú .....đẹp xinh” Hai tay nắm hờ trên vai làm động tác mang súng. + Câu 2 : “Đi trong hàng....thật nhanh” Làm động tác đi thật nhanh như chú bộ đội + Câu 3 : “Chú bộ đội........ chú lắm” Từng tay đan chéo trước ngực + Câu 4 : “Súng chắc.......hòa bình” Cô đưa 2 tay sang phải như đang cầm súng theo nhịp bài hát, rồi đổi bên. - Cô cho cả lớp đứng lên vận động cùng cô từng động tác đến hết bài ( Cho trẻ vận động từ 1 – 2 lần ) - Cô bật nhạc cho cả lớp vận động cùng cô 1 – 2 lần - Gọi từng tổ lên vận động, sửa sai - Gọi từng nhóm lên vận động, thi đua - 1 – 2 trẻ lên vận động. - Cả lớp hát và vận động lại bài hát 1 lần. * Nghe hát - Cho trẻ nghe giai điệu bài hát: “Lớn lên em lái máy cày” - Con có cảm nhận gì với giai điệu bài hát này! - Cô hát lần 1 thể hiện tình cảm bài hát qua nét mặt, cử chỉ . - Cô vừa hát bài gì? - Giai điệu bài hát như thế nào? - Bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày” có giai điệu nhẹ nhàng, nói về em bé vì yêu mến quê hương nên bạn nhỏ đã mơ ước được lái máy cày để giúp các bác nông dân cày ruộng nhanh hơn và cho những vụ mùa bội thu đấy. - Cô hát cho trẻ nghe lần 2. - Cô giáo dục trẻ kính trọng những người nông dân và bảo vệ sản phẩm nghề nông làm ra như lúa, gạo.. Bé cùng chơi: “Tai ai tinh” - Cô giới thiệu trò chơi: “Tai ai tinh”. - Cách chơi: Cô cho 1 trẻ lên và bị che mắt, gọi một trẻ khác đứng lên hát một bài hát bất kì. Cô đố trẻ bị che mắt, ai vừa hát. Nếu trẻ chưa đoán đúng, cô yêu cầu bạn hát lại, để trẻ đoán. Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Sau mỗi lần cô nhận xét. - Kết thúc: Cô nhận xét, khen ngợi trẻ . Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc - Góc xây dựng, lắp ghép: + Xây: Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng các khu vui chơi, vườn của bé. + Lắp ghép: Trẻ lắp ghép hàng rào, lắp ghép theo ý thích. - Góc âm nhạc: Bé làm ca sĩ + Trẻ tự tin hát cho bạn nghe như 1 ca sĩ. + Trẻ hát các bài hát theo chủ đề nghề nghiệp. Vệ sinh- Ăn Trưa Ngủ Trưa - Trẻ biết rửa tay trước khi ăn. - Khi ăn trật tự, tự múc cơm ăn, ăn hết cơm không làm rơi vải cơm, thức ăn. - Biết lấy đúng nệm, giúp cô trải nệm, gối và dọn dẹp gối khi ngủ dậy. Giờ ngủ không nói chuyện, đùa giỡn. Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích - Cho trẻ múa hát vận động lại bài hát “Chú bộ đội” - Dạo chơi sân trường. - Trò chuyện với trẻ về nghề dịch vụ. - Cho trẻ chơi “Bịt mắt bắt dê” Trẻ Chuẩn Bị Ra Về Và Trả Trẻ - Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan, cá nhân nhận xét, cho trẻ nhận xét, cắm cờ. - Cho trẻ đi vệ sinh, chải tóc sửa sang quần áo, chuẩn bị trả trẻ - Nhắc trẻ chào bạn, cô khi về chào ông bà, cha mẹ. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của cháu trong ngày - Trả trẻ. Nhận Xét ............................................................................................................................ Thứ năm, ngày 04 tháng 01 năm 2018 NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT TÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG GHI CHÚ Đón Trẻ, Chơi, Thể Dục Sáng * Đón trẻ: - Nhắc nhở trẻ chào cô chào mẹ khi đến lớp. - Cất đồ dùng đúng nơi qui định. - Cho trẻ hát “Chú bộ đội” và trò chuyện + Các con vừa hát bài hát gì? Của tác giả nào? + Bài hát nói về ai? + Công việc của chú bộ đội là gì? - Cho trẻ chơi tự do. * Thể dục sáng: Khởi động: Kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức”: Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Sắp đến tết rồi”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô. + Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi nơ. + Tay vai: Hai tay đưa ra trước và vỗ vào nhau. + Bụng lườn: Đứng cúi người về trước. + Chân: Đứng, nhún chân, khụy gối. + Bật: Bật lên phía trước. Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay. Chơi Ngoài Trời 1. Dạo quanh sân trường. - Quan sát về đồ chơi sân trường. - Quan sát về thời tiết. - Cảm nhận thời tiết mùa đông. (giáo dục trẻ cách giữ ấm cơ thể) - Đi dạo sân trường 2. Chơi tập thể. TCDG: “Bịt mắt bắt dê” - Cách chơi: Cô mời hai bạn đó sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê. Những người còn lại đứng thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác. 3. Chơi tự do. - Cô cho trẻ các khu vực. * Khu vực 1: Nhỏ cỏ, nhặt lá rơi, rác.(Trẻ biết giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ) * Khu vực 2: Chơi với nước, thí nghiệm vật nổi, vật chìm (trẻ biết rủ bạn cùng chơi, biết làm thí nghiêm và biết được vật nào nổi, vật nào chìm) * Khu vực 3: Khu vực vờn cổ tích (Trẻ tham quan trường cổ tích, biết giữ gìn cảnh quan) - Giáo viên quan sát trẻ khi chơi. - Nhận xét các hoạt động của trẻ. Hoạt Động Học NHẬN BIẾT, PHÂN BIỆT HÌNH VUÔNG, HÌNH CHỮ NHẬT 1. Mục tiêu: - Trẻ nhận biết, gọi tên và phân biệt được đặc điểm: hình vuông, hình chữ nhật.  - Rèn kỹ năng so sánh, phân biệt hình vuông, hình chữ nhật. - Trẻ yêu quý các nghề. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: Bảng to, 1 hình vuông, 1 hình chữ nhật. - Đồ dùng của trẻ: 1 rổ hình vuông, 1 bảng con hình chữ nhật. 3. Tổ chức hoạt động: * Bé ổn định: - Cho trẻ hát bài hát " Cháu yêu cô chú công nhân" ( Ngồi vào chỗ). - Trò chuyện: + Chúng ta vừa hát bài hát gì? + Bài hát nhắc đến ai? + Bài hát nhắc đến nghề gì? Cô chú công nhân có gửi tặng 1 món quà cho các bạn, các bạn có tò mò đó là gì không? * Bé đặt tên: - Các con cùng xem đó là gì? ( Hình vuông, hình chữ nhật) - Cô khái quát lại: Cô chú công nhân đã tặng cho chúng ta hình vuông và hình chữ nhật. Hôm nay, cô và các con cùng tìm hiểu về chúng nhé. * Dạy bé nhận biết, phân biệt hình vuông, hình chữ nhật: - Cho trẻ xem hình vuông: + Cô có hình gì đây các con? Cho trẻ phát âm hình vuông. + Hình vuông màu gì nào? + Hình vuông có gì đây? ( Cô chỉ vào các cạnh và các góc của hình) + Hình vuông có lăn được không các con? Mời trẻ lăn thử. Vì sao không lăn được? * Tóm lại: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, có 4 góc nên hình vuông không lăn được. - Cho trẻ xem hình chữ nhật: + Cô có hình gì đây các con? Cho trẻ phát âm hình chữ nhật. + Hình chữ nhật màu gì nào? + Hình chữ nhật có đặc điểm gì? (Cô chỉ vào các cạnh và các góc của hình cho trẻ đếm cùng cô) + Hình chữ nhật có lăn được không? Mời trẻ lăn thử. Vì sao không lăn được? * Tóm lại: Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau, vì có cạnh có góc nên hình chữ nhật không lăn được. * So sánh: - Hình vuông và hình chữ nhật giống và khác nhau như thế nào? - Cho trẻ so sánh. =>Cô khái quát: Hình vuông và hình chữ nhật giống nhau đều là có 4 cạnh. Khác nhau là hình vuông có 4 cạnh bằng nhau; Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau Cho trẻ tìm xung quanh lớp, ĐDĐC nào có dạng hình vuông, hình chữ nhật. * Luyện tập: Chọn nhanh chọn đúng - Cô nói tên, đặc điểm các hình. Trẻ chọn và dơ lên phát âm. + Chọn hình tròn + Chọn hình vuông + Chọn hình tam giác * TC: “Đội nào nhanh nhất” - Cô nêu cách chơi và luật chơi: + Cách chơi : Cô có 4 ngôi nhà,  gắn 4 hình khác nhau và bây giờ các con sẽ làm những chú bộ đội đi hành quân, mỗi chú được phát một hình khác nhau cầm trên tay. Khi đi hành quân và nghe hiệu lệnh của cô về nhà thôi. Các chú bộ đội phải nhanh tìm về nhà có hình giống hình trên tay của mình. - Cô bật nhạc bài hát chú bộ đội cho trẻ chơi và cuộc chơi kết thúc sau 1 bản nhạc. - Cho trẻ chơi. * Kết thúc: Cho trẻ đọc bài thơ " Bé làm bao nhiêu nghề". Chơi, Hoạt Động Ở Các Góc Góc học tập, thư viện: Xem tranh, tô màu Thư viện: Xem tranh về chủ đề nghề nghiệp. Trẻ có kỹ năng lật từng trang sách, cách lật xuôi theo thứ tự, không làm nhàu sách. Xem tranh ảnh và nhận xét nhân vật mà trẻ biết. Học tập: + Trẻ nhận biết được hình tròn, tam giác. + Trẻ biết ngồi đúng tư thế, phối hợp màu phù hợp tô màu tranh rỗng khối vuông, khối chữ nhật. Góc phân vai: Bác sĩ, bán hàng Phân vai bác sĩ: Trẻ biết đóng vai thành bác sĩ, bệnh nhân. Trẻ có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của vai chơi. Bán hàng: Bán 1 số đồ dùng, dụng cụ nghề nghiệp. Vệ sinh- Ăn Trưa Ngủ Trưa - Trẻ biết rửa tay trước khi ăn. - Khi ăn trật tự, tự múc cơm ăn, ăn hết cơm không làm rơi vãi cơm, thức ăn. - Biết lấy đúng nệm,giúp cô trải nệm, gối và dọn dẹp gối khi ngủ dậy. Giờ ngủ không nói chuyện, đùa giỡn. Chơi, Hoạt Động Theo Ý Thích - Cho trẻ ôn lại bài thơ “Bé làm bao nhiêu nghề” - Cho trẻ xem tranh ảnh về 1 số nghề nghiệp phổ biến. - Lồng ghép chuyên đề ATGT: Giáo dục trẻ tham gia giao thông 1 cách an toàn: ngồi xe không được đùa giỡn, nhớ đội mũ bảo hiểm, đi trên phần đường dành cho người đi bộ và đi bên phải... - Cho trẻ chơi “Dung dăng dung dẻ” Trẻ Chuẩn Bị Ra Về Và Trả Trẻ - Đọc lại tiêu chuẩn bé ngoan, cá nhân nhận xét, cho trẻ nhận xét, cắm cờ. - Cho trẻ đi vệ sinh, chải tóc sửa sang quần áo, chuẩn bị trả trẻ - Nhắc trẻ chào bạn, cô khi về chào ông bà, cha mẹ. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của cháu trong ngày - Trả trẻ. Nhận Xét Thứ sáu, ngày 05 tháng 01 năm 2018 TÔ MÀU ÁO DÀI CỦA CÔ GIÁO TRUYỆN: THẦN SẮT TÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG GHI CHÚ Đón Trẻ, Chơi, Thể Dục Sáng * Đón trẻ: - Cô nhắc nhở trẻ sắp xếp cặp dép gọn gàng, đúng quy định. - Trò chuyện về nghề giáo viên. + Con có thích nghề giáo viên không? + Dụng cụ nghề nghiệp của nghề giáo viên là gì? + Công việc hằng ngày của giáo viên là gì? * Thể dục sáng: Khởi động: Kết hợp bài hát “Đồng hồ báo thức”: Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân sau đó chuyển thành 3 hàng ngang. Trọng động: Bài tập phát triển chung, theo giai bài hát “Sắp đến tết rồi”. Trẻ hứng thú tập thể dục, phát triển cơ bắp, thực hiện đúng động tác theo yêu cầu của cô. + Hô hấp: Hai tay đưa ra trước miệng làm động tác thổi nơ. + Tay vai: Hai tay đưa ra trước và vỗ vào nhau. + Bụng lườn: Đứng cúi người về trước. + Chân: Đứng, nhún chân, khụy gối. + Bật: Bật lên phía trước. Hồi tĩnh: Hít thở nhẹ nhàng kết hợp đánh tay. Chơi Ngoài Trời 1. Quan sát sự phát triển của cây. - Quan sát về sự phát triển của cây xanh. - Quan sát bầu trời, cảm nhận thời tiết. - Hát “Cô giáo em” và trò chuyện về nghề cô giáo. + Cô giáo dạy các bạn những gì? + Công việc hằng ngày của cô giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao an chu de nghe nghiep_12294991.docx
Tài liệu liên quan