Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề 10: Trường tiểu học - Nhánh 2: Bé tìm hiểu về trường tiểu học

I . YÊU CẦU:

- Trẻ chạy được 18 m trong vòng 7 - 8 giây. (MT8)

- Rèn kĩ năng chạy cho trẻ.

- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để cơ thể được khỏe mạnh.

II. CHUẨN BỊ:

 - Địa điểm: Trong lớp

 - Phương tiện: Cờ, bóng, đồng hồ bấm giờ. Băng nhạc, còi, sân rộng thoáng mát.

 - Phương pháp: Quan sát, bài tập thực hành.

 - Cách thực hiện: 2 trẻ cùng thực hiện một lần.

 

doc15 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 5561 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề 10: Trường tiểu học - Nhánh 2: Bé tìm hiểu về trường tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp 1 - Trẻ biết chạy 18 m trong vòng 10 giây. - Cháu biết nghe và hưởng ứng bài hát trường em cùng cô. - Thuộc và hiểu nội dung bài thơ “ Bé vào lớp 1” - Dùng các kĩ năng đã học để cắt - dán đồ dùng học tập của học sinh tiểu học - Trẻ thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh. - Trẻ biết “viết” tên của bản thân theo cách của mình. 2. Kế hoạch tuần TT Hoạt động Nội dung 1 Đón trẻ, trò chuyện, thể dục sáng, điểm danh - Đón trẻ: + Cô ân cần nhắc trẻ chào hỏi, cất đồ dùng đúng chỗ. Trao đổi với phụ huynh về tình trạng sức khỏe và tâm trạng trẻ. Cho trẻ chơi tự chọn. - Trò chuyện: +Trò truyện với trẻ về chủ đề mới. + Trò chuyện về một số đồ dùng cần thiết khi vào lớp 1. - Thể dục sáng: a Khởi động : - Cho trẻ đi vòng tròn, đi các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh kết hợp nhạc bài: “Bài tập buổi sáng” thể dục đồng diễn của trường: b.Trọng động: Tập theo nền nhạc của bài hát: “ Con cào cào.” + Hô hấp: Thổi bóng bay. + Tay vai: Đánh chéo 2 tay ra phía trước sau. + Lưng bụng: Cúi về trước, ngửa ra sau. - Nghiêng người sang bên + Chân: Khuỵu gối + Bật – nhảy: Bật đưa chân sang ngang. c.Hồi tĩnh: Tập động tác hồi tĩnh trên nền nhạc bài “ con công” * Điểm danh: cho trẻ điểm danh theo tổ, tổ trưởng lên báo lại với cô bạn vắng mặt. 2 Hoạt động học Thứ hai (21/05/2018) Phát triển thể chất: (Thể dục ) - Chạy 18 m trong vòng 10 giây Thứ ba (22/05/2018) Phát triển thẫm mỹ: (Âm nhạc) - Nghe hát: Trường em NDKH: - Trò chơi âm nhạc: Hát theo hình vẽ - Cháu vẫn nhớ trường mầm non (kết hợp vỗ tay theo tiết tấu phối hợp) Tăng cường Tiếng Việt: Trường, trạm, trại... Thứ tư (23/05/2018) Phát triển ngôn ngữ: (Văn học) - Thơ : Bé vào lớp 1. Thứ năm (24/05/2018) Phát triển thẫm mỹ: (Tạo hình) - Cắt - dán đồ dùng học tập của học sinh tiểu học (ĐT) Tăng cường Tiếng Việt: Cắt, dán, bố cục Thứ sáu (25/05/2018) Phát triển nhận thức: (Môi trường xung quanh) - Bé chuẩn bị gì để vào lớp 1 3 Hoạt động góc (Tăng cường Tiếng Việt thông qua chơi, hoạt động ở các góc) 1. GÓC CHƠI PHÂN VAI: Gia đình + bán hàng - Cha, mẹ chăm sóc con, nấu thức ăn,dọn dẹp gia đình... - Người bán biết chào khách, nhận tiền và cảm ơn... 2. GÓC CHƠI LẮP GHÉP - XÂY DỰNG: Xây trường tiểu học - Xây trường tiểu học có hàng rào, có cổng, cây xanh, hoa,... 3. GÓC CHƠI TẠO HÌNH : Vẽ, nặn, xé dán theo chủ đề 4. GÓC CHƠI ÂM NHẠC : Trẻ múa hát theo nhạc bài: Cháu vẫn nhớ trường mầm non, tạm biệt búp bê.. 5. GÓC CHƠI THƯ VIỆN: Hoạt động Kisdmart. Đọc chữ cái học rồi. Xem tranh ảnh, kể chuyện về chủ đề 6. GÓC CHƠI KHÁM PHÁ KHOA HỌC : - Ôn toán số lượng 1- 10 Trong quá trình trẻ chơi, hoạt động ở các góc trẻ được tăng cường tiếng Việt (Làm quen hoặc tiếp tục ôn luyện: Nghe, nói, ) - Luyện tập nghe, nói với các câu có chứa từ: “Xây trường tiểu học”, “đồ chơi ghép hình hoa”, “Sách tranh”, “chủ đề”, “Bảng con” - Đối với nhóm phân vai: Luyện tập nghe, nói với các câu có chứa từ “Cô giáo dạy học”, “Các bạn nhỏ”, “Người bán hàng và người mua hàng” - Đối với nhóm âm nhạc: Luyện tập nghe, nói với các câu có chứa từ: “MC dẫn chương trình”, “Chào mừng quý khán giả”, “động viên, cổ vũ” 4 Hoạt động ngoài trời (Tăng cường Tiếng Việt thông qua chơi, hoạt động ngoài trời) Thứ hai - Quan sát: Tranh chủ đề - Trò chơi dân gian: Chim bay Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. Nhặt lá rụng Thứ ba - Quan sát: Bầu trời - Hoạt động tập thể: + Trò chơi vận động : Mèo đuổi chuột Thứ tư - Trò chuyện về các đồ dùng khi vào lớp 1. - Hoạt động tập thể: + Trò chơi vận động : Mèo đuổi chuột Thứ năm - Quan sát: Sân chơi. - Hoạt động tập thể: + Trò chơi vận động : Mèo đuổi chuột Thứ sáu - Quan sát: Cây xanh - Trò chơi dân gian: Chim bay Trong quá trình hoạt động ngoài trời trẻ được tăng cường tiếng Việt (Làm quen hoặc tiếp tục ôn luyện: Nghe, nói, ) - Cho trẻ nghe, nói, luyện tập các từ: Cỏ, rơm, lá cây, sỏi, đá, đất, chìm, nổi. - Luyện tập một số câu và có từ đã biết khác trong các tình huống phù hợp, thuận lợi: Hoạt động tập thể, hoạt động tự do 5 Vệ sinh Ăn trưa * Trước khi ăn: - Cô chuẩn bị chén, muỗng, dĩa đựng cơm rơi, dĩa đựng khăn lau tay. - Chuẩn bị bàn, ghế cho trẻ ngồi. - Trước khi chia thức ăn cô rửa tay sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, đeo khẩu trang. Cho trẻ rửa tay, lau tay và ngồi vào bàn ăn - Cô chia thức ăn và mang đến từng bàn cho trẻ. * Trong khi ăn: - Cô giới thiệu món ăn và lợi ích của các món ăn. - Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn, cô theo dõi và động viên trẻ ăn hết suất. * Sau khi ăn: - Ăn xong cho trẻ đi đánh răng, rửa mặt, lau mặt và đi vệ sinh. 6 Ngủ trưa - Cô chuẩn bị nơi ngủ sạch sẽ, ánh sáng vừa phải. - Có đủ nệm gối cho trẻ. - Cô có mặt suốt trong quá trình trẻ ngủ. - Chú ý đến tốc độ quạt. - Giữ yên lặng trong quá trình trẻ ngủ. - Cho trẻ thức dậy từ từ sau đó làm vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ của trẻ. 7 Sinh hoạt chiều Tăng cường tiếng việt Thứ hai - Cung cấp từ mới: cặp/ cặp sách; giờ/ giờ ra chơi; bài/ học bài. - Làm quen với vận động minh họa: “Tạm biệt búp bê” Thứ ba - Cung cấp từ mới: tạm/ tạm biệt; nhớ/ nhớ trường nhớ bạn; thướt/ thướt kẽ. - Làm quen với bài thơ “bé vào lớp một” Thứ tư - Trẻ chơi với trò chơi Kisdmart. - Cung cấp từ mới: một/ lớp một; tham/ đi tham quan; biển/ tắm biển. - Làm quen kĩ năng tạo hình: Cắt dán đồ dùng học tập của học sinh tiểu học Thứ năm - Cung cấp từ mới: sách/ sách tiếng việt; toán/ làm toán; bảng/ bảng đen. - Làm quen với đề tài: Bé chuẩn bị gì để vào lớp 1. Thứ sáu - Trẻ chơi với trò chơi Kisdmart. - Cung cấp từ mới: kết/ kết thúc năm học; lên/ lên lớp 1; thiếu/ quốc tế thiếu nhi. - Biểu diễn văn nghệ cuối tuần. 8 Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ - Sửa sang lại quần áo, đầu tóc cho trẻ. - Cho trẻ đi vệ sinh. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ. - Cô tiến hành trả trẻ tận tay phụ huynh. - Trước khi về cô kiểm tra điện nước và khóa cửa cẩn thận. HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ hai ngày 21 tháng 05 năm 2018 HỌP MẶT ĐẦU TUẦN: I. YÊU CẦU: - Cháu biết kể lại việc làm 2 ngày nghỉ. - Nắm được tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần - Biết được chủ đề mới trong tuần mình sắp học. II. TIẾN HÀNH: - Trẻ kể lại việc làm của 2 ngày nghỉ, cô nhận xét. - Cô giáo dục nhẹ cháu làm những công việc nhỏ giúp cha mẹ. - Nhắc trẻ những việc trẻ không nên làm. - Trẻ đoán thời tiết trong ngày? - Hỏi trẻ hôm nay thứ mấy? - Cô nêu tiêu chuẩn bé ngoan: + Đi học đều, đúng giờ. + Móng tay chân cắt ngắn, chà sạch. + Không đánh bạn, không la hét trong lớp. + Ăn nhanh, không làm rơi vải thức ăn. - Hát “ Cháu vẫn nhớ trường mầm non” - Cô giới thiệu chủ đề mới HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHẠY 18m TRONG KHOẢNG 10 GIÂY Trò chơi vận động: Tung bóng I . YÊU CẦU: - Trẻ chạy được 18 m trong vòng 7 - 8 giây. (MT8) - Rèn kĩ năng chạy cho trẻ. - Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để cơ thể được khỏe mạnh. II. CHUẨN BỊ: - Địa điểm: Trong lớp - Phương tiện: Cờ, bóng, đồng hồ bấm giờ. Băng nhạc, còi, sân rộng thoáng mát. - Phương pháp: Quan sát, bài tập thực hành. - Cách thực hiện: 2 trẻ cùng thực hiện một lần. - Đội hình: x x x x x x x x x x 18 m x x x x x x x x x x - Tích hợp: Âm nhạc. III. TIẾN HÀNH: Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. - Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi, chạy) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều. HOẠT ĐỘNG: Trọng động. *Bài tập phát triển chung: - Động tác tay vai : Hai tay dang ngang đưa ra phía trước.( 2 lần 8 nhịp) - Động tác lưng bụng : nghiêng người sang bên kết hợp tay chống hông.( 2 lần 8 nhịp) - Động tác chân : Đưa chân ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau. (3 lần 8 nhịp) -Động tác bật: Bật nhảy đưa chân sang ngang. ( 2 lần 8 nhịp) - Cô dùng khẩu lệnh cho trẻ tách 3 hàng thành 2 hàng ngang đối diện. *Vận động cơ bản: “Chạy 18 m trong khoảng 10 giây” - Các con xem cô có gì nè? (Vạch chuẩn, cờ) - Từ vạch chuẩn này đến đầu vạch chuẩn phía bên kia có khoảng cách là 18m! - Và hôm lớp mình sẽ thực hiện vận động “chạy 18 m trong khoảng 10 giây” - Bây giờ các con chú ý cô sẽ thực hiện cho các con xem nhé! + Chuẩn bị: Cô đứng chân trước chân sau trước vạch chuẩn, tay cùng phía chân sau gập khuỷu tay về phía trước, người hơi khom. + Thực hiện : Khi có hiệu lệnh thì các con chạy nhanh về phía trước, chạy thẳng hướng và khi chạy đầu không cúi, các con cố gắng chạy về đích trong vòng 7 -8 giây nhé! - Mời 2 cháu xung phong lên thực hiện. ( Cô chú ý theo dõi thời gian trẻ chạy và động viên cháu cô gắng) - Lần lượt cho 3 trẻ lên thực hiện đến hết lớp. - Mời trẻ yếu lên thực hiện lại. - Mời 2 trẻ khá lên thực hiện lại cho lớp xem. - Con vừa thực hiện vận động gì? (Chạy 18m trong khoảng 10 giây) - Giáo dục trẻ uống nhiều nước, giữ gìn vệ sinh thân thể, tập thể dục thường xuyên. * Trò chơi vận động: Tung bóng - Và tiếp theo sẽ là trò chơi vận động rất thú vị đó là trò chơi “ Tung bóng”. - Cách chơi: 5 – 7 trẻ vào 1 nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ mỗi nhóm đứng thành vòng tròn. Một trẻ cầm quả bóng tung cho bạn. Bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu cháu phải chú ý bắt bóng để bóng không bị rơi, vừa tung bóng vừa đọc, mỗi nhịp tung cho bạn 1 câu: Quả bóng con con Quả bóng tròn tròn Em tung bạn đỡ Tung cao cao nữa Bạn bắt rất tài Cô bảo cả hai Chúng em đều giỏi. Quả bóng con con Quả bóng tròn tròn Bạn tung bạn đỡ Tung cao cao nữa Em bắt rất tài. - Luật chơi: Ném bắt bóng bằng 2 tay. Ai bị rơi 2 lần phải ra ngoài 1 lần chơi. - Cho trẻ chơi vài lần. HOẠT ĐỘNG 3: Hồi tĩnh. - Cho trẻ đi vòng quanh lớp hít thở sâu . - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. - Trẻ tập theo cô. - Trẻ điểm số tách hàng. - Cá nhân trả lời - Trẻ chú ý . - Trẻ thực hiện - Cá nhân trả lời - Trẻ nghe cô nói cách chơi - Trẻ chơi - Trẻ thực hiện động tác hồi tĩnh. IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Cho trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp. .................................................................................................................................. Thứ ba ngày 22 tháng 05 năm 2018 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẪM MĨ Nghe hát : TRƯỜNG EM Trò chơi âm nhạc: Hát theo hình vẽ. Kết hợp vận động minh họa: tạm biệt búp bê. I. YÊU CẦU: - Trẻ biểu lộ cảm xúc (qua nét mặt, cử chỉ, động tác) phù hợp với giai điệu(vui êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc .(MT33) - Thích nghe hát và biết hưởng ứng cùng bài hát. Hứng thú tham gia trò chơi. - Giáo dục yêu thích trường ham muốn được đi học. II. CHUẨN BỊ: - Địa điểm: Trong lớp. - Phương tiện: Giáo án trình chiếu - Phương pháp: Quan sát, bài tập thực hành - Tích hợp: Văn học III. TIẾN HÀNH: Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ HOẠT ĐỘNG 1: Nghe hát “ Trường em”Nhạc và lời: Phạm Đức Lộc - Các con ơi không bao lâu nữa các con sẽ được lên học lớp 1 rồi. Vậy vào học lớp 1 các con sẽ học ở trường nào? (trường tiểu học) - Con thích điều gì ở trường tiểu học ? (...) - Và khung cảnh trường tiểu học đã được chú Phạm Đức Lộc sáng tác ra bài hát rất hay các con lắng nghe cô hát nhé! - Cô hát cháu nghe lần 1. Cô nêu nội dung : Bài hát miêu tả hình ảnh ngôi trường Tiểu học rất đáng yêu, ngôi trường đó ngày ngày các bạn được học tập hát ca rất vui đó các con. - Lần 2, mở nhạc kết hợp minh họa. - Lớp mình vừa hát bài hát gì? Nhạc và lời của ai? (trường em – Phạm Đức Lộc) - Cô hát lần 3, minh họa - Lần 4 cho xem video HOẠT ĐỘNG 2: Trò chơi âm nhạc: “hát theo hình vẽ”. - Lớp mình hôm nay hát rất hay cô thưởng cho các con một trò chơi đó là trò chơi “Hát theo hình vẽ” - Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 tổ thi xem tổ nào lên mở tranh và đoán đúng tên bài hát và hát đúng bài hát đó. Thi xem tổ nào đoán đúng và hát nhiều bài hát là tổ đó thắng cuộc. - Luật chơi: Tổ nào đoán đúng và hát nhiều bài hát là tổ đó thắng cuộc. - Tổ chức cho trẻ chơi vài lần HOẠT ĐỘNG 3: Kết hợp vận động minh họa: “tạm biệt búp bê” - Các con ơi khi lên lớp 1 các con sẽ nhớ đến trường mầm non nơi có bao nhiêu kỷ niệm thân thương và có 1 bài hát mà bạn nhỏ cũng nói về những nỗi nhớ của mình về ngôi trường cô sẽ hát cho các con nghe nhe. - Cô hát lần 1 - Để bài hát thêm hay hơn thì ta cùng vận động minh họa - Lớp chú ý xem cô vận động một lần. - Lớp vận động cùng cô 2 lần - Cô mời xen kẽ tổ, nhóm, cá nhân. - Cô chú ý sửa sai. - Cả lớp vận động tự do cùng cô 1 lần. - Lớp mình vừa hát bài hát gì? Nhạc và lời của ai? Vận động gì?( Tạm biệt búp bê vận động minh họa) - Trẻ trẻ lời - Cá nhân trả lời - Trẻ chú ý - Trẻ chú ý nghe cô hát. - Trẻ chú ý nghe cách chơi - Trẻ chơi - Trẻ lắng nghe - Trẻ xem cô làm mẫu - Trẻ vận động - Cá nhân trả lời IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: Bây giờ các con cùng cô đến góc âm nhạc biểu diễn văn nghệ các con nhe Thứ tư ngày 23 tháng 05 năm 2018 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thơ: BÉ VÀO LỚP 1 I. YÊU CẦU - Trẻ đọc thơ diễn cảm. thuộc thơ, trả lời được câu hỏi của bài thơ. (MT20) - Rèn trẻ đọc đúng âm điệu êm dịu của bài thơ - Giáo dục trẻ mong muốn được vào lớp 1. II. CHUẨN BỊ - Địa điểm: Phòng học. - Phương tiện: Tranh minh hoạ bài thơ, tranh chữ to - Phương pháp: Quan sát, trò chuyện - Tích hợp: Âm nhạc. III. TIẾN HÀNH Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện vào bài. - Cho trẻ hát bài “Tạm biệt búp bê” - Các con vừa hát gì? (tạm biệt búp bê) - Trong bài hát nói bạn tạm biệt búp bê đi đâu vậy? (đi học lớp 1) - Thế các con có thích đi vào lớp một ở trường tiểu học không? (dạ thích) - Có một bài thơ cũng nói về bạn khi được lên lớp một bạn rất thích và vui mừng phấn khởi đó, các con có muốn nghe không? Cô sẽ đọc bài thơ cho các con nghe nhé. HOẠT ĐỘNG 2: Cô đọc mẫu - Cô đọc lần 1: + Hỏi tên bài thơ + tác giả ( Bé vào lớp 1 –Đinh Dũng Toàn ) - Cô đọc lần 2: xem hình minh họa. + Cô nêu nội dung: Bài thơ thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi được vào lớp 1, bạn rất vui và hồi hộp và niềm vui đó bạn chia sẽ cùng ba má mình đó các con. HOẠT ĐỘNG 4 : Tiếng thơ của bé. - Cô cho trẻ đọc thơ dưới nhiều hình thức (Cô chú ý sửa sai cho trẻ). - Cô cho trẻ đọc thơ nối tiếp - Cô cho trẻ đọc thơ to nhỏ. HOẠT ĐỘNG 3: Đàm thoại – trích dẫn. - Các con vừa nghe cô đọc bài thơ có hay không nào? - Bài thơ nói về điều gì? (Bạn nhỏ đi đến trường) - Sáng bé dậy sớm để đi đâu? (đi đến trường) - Bé đến trường với ai? (với ba mẹ) - Bé được vào học lớp gì? (lớp 1) - Bé có thích không? (dạ thích) - Câu thơ nào cho con biết điều đó? (Sáng nay......thích là) Đúng rồi, khi bé được vào học lớp một bé rất thích được thể hiện qua các câu thơ: Sáng nay bé dậy sớm .. Chao ôi! Thích thích là! - Bài thơ tả trời mùa thu như thế nào? (Xanh thẳm) - Con đọc câu thơ đó cho cô nghe nào? (Trời mùa......thế này) Các con ạ! Tác giả tả trời mùa thu rất đẹp và trong trường tiểu học cái gì cũng rất đẹp và đáng yêu được thể hiện qua các câu thơ: Trời mùa thu xanh thẳm .. Cũng đáng yêu thế này? - Trong bài thơ tác gỉ miêu tả cảnh trường như thế nào? (trường trang hoàng lộng lẫy, có bạn đông) - Ai dắt bé vào lớp? (cô dắt bé vào lớp) - Khi cô dắt bé vào lớp thì bé cảm thấy thế nào? (vui mừng) Trường trang hoàng lộng lẫy Trong niềm vui phập phồng Những câu thơ trên tả ngôi trường rất đẹp, có các bạn rất đông, khi cô dắt bé vào lớp thì bé rất vui mừng. - Thế trong bài thơ bé được lên lớp gì? (lớp 1) - Ai nhìn bé cười tươi? (ba mẹ) Các con ạ, khi bé được lên lớp một bé rất vui và cha mẹ của bé cũng rất vui mừng được thể hiện qua các câu thơ sau: Ôi hôm nay vui quá Nhìn bé cười thật tươi. - Thế các con có muốn được vào học lớp một ở trường tiểu học không? (dạ muốn) - Chỉ còn vài tháng nữa các con sẽ được vào học ở trường tiểu học, các con nhớ phải cố gắng học cho thật giỏi và vâng lời cô, cha, mẹ, để cho cô và cha mẹ vui lòng nhé. HOẠT ĐỘNG 5: Kết thúc - Hỏi tên bài, tác giả? - Cô viết tên bài thơ lên bảng, cô đọc. - Tên bài thơ có mấy tiếng? - Cho cháu lên gạch chân chữ cái học rồi - Cho trẻ phát âm lại. - Cho trẻ đọc thơ chữ to 2 lần *Giáo dục: Các con ơi! Còn vài tháng nữa thì các con sẽ được vào lớp 1 học rồi, vậy thì bây giờ các con phải cố gắng chăm ngoan học giỏi, vâng lời cô, cha mẹ và nhớ là khi vào lớp 1 thì các con phải biết bảo vệ và giữ gìn đồ dùng học tập của mình cho sạch sẽ, gọn gàng các con nhớ chưa! - Trẻ hát. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Trẻ nghe. - Trẻ đọc thơ - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Trẻ đọc. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Trẻ nghe. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Trẻ nghe. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Trẻ nghe. - Trẻ trả lời - Trẻ đọc - 5 tiếng - Trẻ thực hiện - Phát âm chữ cái - Cháu đọc thơ theo yêu cầu của cô. - Trẻ nghe VI. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: - Bây giờ các con vào góc sách truyện xem tranh bài thơ này nhé! ------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 24 tháng 05 năm 2018 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MỸ CẮT DÁN ĐỒ DÙNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC (ĐT) I. YÊU CẦU - Trẻ biết cắt dán đồ dùng của học sinh tiểu học, cắt ngay ngắn không nhăn. (MT37) - Biết phết hồ và dán . - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm mình làm ra. II. CHUẨN BỊ - Địa điểm: Phòng học - Phương tiện: 2 tranh mẫu của cô, giấy màu, hồ dán, kéo, khăn lau tay, Tập tạo hình, bàn ghế, Băng đĩa có bài hát liên quan tới chủ đề. - Phương pháp: Quan sát, trò chuyện. - Tích hợp: Âm nhạc III.TIẾN HÀNH Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ HOẠT ĐỘNG 1: Ôn định, gây hứng thú. - Cho lớp hát bài “Cháu vẫn nhớ trường mầm non” - Các con vừa hát bài gì ? (cháu vẫn nhớ trường mầm non) - Bài hát miêu tả về ngôi trường như thế nào ? (có bàn ghế, có hoa,....) - Vì sao con lại nhớ trường mầm non ? (có cô, có bạn,..) - Thế sang năm các con học lớp mấy ? (lớp 1) - Học lớp 1 thì con cần những đồ dùng gì ? (thướt, tập, viết) HOẠT ĐỘNG 2: Quan sát, trò chuyện về tranh mẫu - Cô vừa đi cửa hàng văn phòng phẩm có chụp hình một số đồ dùng của các bạn học sinh lớp 1, các con cùng xem đây là những đồ dùng gì ? - Cho cháu xem hình ảnh: Cái cặp, quyển tập, cây bút, cái bảng, thước. - Lần lượt hỏi trẻ tên gọi, công dụng, hình dạng của từng đồ dùng. - Nhìn xem cô có gì ? (tranh cắt dán đồ dùng học tập) - Đây là tranh cắt dán đồ dùng học sinh lớp 1 mà cô vừa cắt dán để tặng bạn búp bê nè vì búp bê sang năm tới cũng vào lớp 1 rồi đó các con ? - Cô cắt dán những gì ? (thướt, tập, viết,..) - Cô cắt dán như thế nào ? (thẳng nhát, đẹp) - Cô cắt dán thẳng, bố cục cân đối - Thế khi cắt thì ta cằm kéo như thế nào ? (cầm bằng tay phải.....) - Cằm kéo bằng tay phải, ngón cái ở phần trên, ngón trỏ, giữa ở phần dưới, các ngón còn lại nâng kéo. Tay trái cầm và giữ giấy. - Sau khi cắt xong, ta để bố cục tranh cân đối sau đó bôi hồ vừa đủ dán và vuốt nhẹ cho thẳng. - Các bạn lớp mình có thích cắt dán đồ dùng học sinh lớp1 không ? con sẽ cắt dán những gì ? cắt dán như thế nào ? - Khi ngồi các con ngồi thế nào? (ngồi lưng thẳng....) HOẠT ĐỘNG 3: Trẻ cắt dán - Trẻ cắt dán, cô bao quát, giúp đỡ trẻ còn lúng túng, nhắc trẻ ngồi đúng tư thế. - Cô mở nhạc nhẹ cho trẻ nghe, kích thích sự sáng tạo ở trẻ. HOẠT ĐỘNG 4: Triễn lãm tranh -Trẻ đem tranh lên treo cho cả lớp xem chung - Cho trẻ chọn tranh mình thích và hỏi trẻ vì sao thích? - Cô chọn sản phẩm hoàn chỉnh nhận xét và cô chọn sản phẩm chưa hoàn chỉnh để bổ sung. - Nhận xét chung. - Lớp hát. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Cháu xem và trò chuyện cùng cô - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Cá nhân trả lời. - Gọi 2-3 trẻ. - Cá nhân trả lời. - Trẻ thực hiện. - Trẻ chọn sản phẩm mình thích IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: - Lớp hát bài “ Tạm biệt búp bê”! đến góc tạo hình bổ sung sản phẩm chưa làm xong nhe. Thứ sáu, ngày 25 tháng 05 năm 2018 HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC BÉ CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ VÀO LỚP 1 I. YÊU CẦU: - Trẻ biết được tên gọi công dụng 1 số đồ dùng học sinh lớp 1. - Rèn cách trả lời trả lời trọn câu. - Giáo dục cháu hào hứng, mong ước mau lớn để được đi học ở trường tiểu học. II. CHUẨN BỊ: - Địa điểm: tại lớp học - Phương tiện: một số đồ dùng của học sinh lớp 1. - Phương pháp: quan sát, thực hành, trò chuyện - Tích hợp: âm nhạc. III. TIẾN HÀNH Dự kiến hoạt động của cô Dự kiến hoạt của trẻ HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định, gây hứng thú - Lớp hát bài “Cháu vẫn nhớ trường mầm non” - Hết năm nay con vào học lớp mấy? (lớp 1) - Con học ở trường nào? (trường tiểu học) - Học lớp 1 cần những đồ dùng gì ? (Cặp,vở, sách,...) - Muốn biết vào lớp 1 thì các con cần những đồ dùng gì, hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu nhé HOẠT ĐỘNG 2: Bé cùng khám phá - Cho cháu xem ảnh bạn Lan - Đây là ai ? (bạn Lan) - Sang năm bạn Lan cũng lên lớp 1 giống như các con. Hôm qua mẹ bạn dẫn bạn đi mua những đồ dùng của học sinh lớp 1, xem bạn mua những gì ? (Cái cặp) - Lần lượt cho cháu xem: Cái cặp - Cho cháu đọc từ: Cái cặp - Cái cặp này được làm từ chất liệu gì ? (bằng da) - Đây là cặp da, cặp có 2 quay mang vào vai để giữ thăng bằng vai vì xương các con còn mềm. - Cái cặp dùng để làm gì ? (đựng đồ dùng học tập) - Cái cặp dùng để đựng đồ dùng học tập. - Vậy các con biết những đồ dùng học tập nào dành cho những bạn học sinh lớp 1? (viết, thướt,....) - Muốn viết bài thì cần có gì ? (có viết) Cây viết để viết bài. Có nhiều loại viết; viết bi, viết chì ( xem hình ảnh ) - Vậy cây viết viết vào đâu ? (vào vở) - Đây là quyển tập, đầu năm học lớp 1 các con sẽ tập viết với vở 5 ô li, nhìn xem đây là vở 5 ô li để kiểm tra xem các con viết có đúng ô li không. - Cho cháu xem sách lớp 1 - Để kẻ cho ngay ngắn thì cần phải có gì ? (thướt) - Cây thước có dạng như thế nào ? (dạng dài) - Nhìn xem trên cây thước có ghi gì ? (ghi số) - Cây thước rất thẳng có nhiều gạch nhỏ và có ghi số, muốn gạch thì chúng ta để thước cho ngay ngắn và kẻ nhẹ một đường thẳng lên giấy chổ cần kẻ. - Ngoài ra còn có đồ dùng nào khác ? (phấn, bảng con,....) - Cho cháu xem và gọi tên: Cục tẩy, phấn, bảng con, hộp để bút.... - Cô giáo dục cháu biết bảo vệ, giữ gìn đồ dùng, xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nấp, cẩn thận. HOẠT ĐỘNG 3: Củng cố. * Trò chơi: Cái gì biến mất - Cô thấy các con rất giỏi bây giờ cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi đó là trò chơi ‘‘Cái gì biến mất’’ - Cách chơi: Trên đây cô có rất nhiều hình ảnh lần lượt cô sẽ cho các hình ảnh này biến mất và các con sẽ đoán xem cái gì biến mất các con nhé! - Tiến hành cho trẻ chơi * Kết thúc: - Cô cháu mình vừa trò chuyện về gì? (bé chuẩn bị gì để học lớp 1) *Giáo dục: Cô vừa cho các con tìm hiểu về trường tiểu học mà sang năm các con sẽ vào học. Các con sẽ bước vào ngôi trường mới với nhiều cô giáo thầy giáo và các bạn khác nữa. Vì vậy các con phải cố gắn học thật ngoan chú ý lên cô giảng bài nhe! - Trẻ hát. - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Trẻ xem. - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Trẻ đọc. - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Cá nhân trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Cá nhân trả lời IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI: - Cùng cô vào góc đọc sách xem lại những hình ảnh về đồ dùng của bé khi vào lớp 1! Nêu gương cuối tuần: - Cho trẻ nêu gương cuối ngày xong. Cho trẻ nêu gương cuối tuần: - Trẻ hát “ Cả tuần đều ngoan” - Nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần. - Cô nhìn vào bình cờ đọc tên những trẻ có từ 3-5 cờ đứng lên, cô phát phiếu bé ngoan. - Cả lớp hoan hô. - Cô động viên các cháu ngoan luôn ngoan để luôn được khen. - Nhắc nhở các cháu chưa ngoan cố gắn ngoan hơn để lần sau được khen. - Hết giờ cô thu hoa lại, dán vào sổ bé ngoan cho cháu. - Trả trẻ. .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 35Tim hieu truong tieu hoc_12352223.doc
Tài liệu liên quan