Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Thế giới thực vật – tết và mùa xuân - Chủ đề nhánh: Tết nguyên đán

Cô cho trẻ hát bài mùa xuân đến rồi và ngồi quay quần bên cô, cùng nhau trò chuyện về chủ đề, lồng ghép giáo dục trẻ. Mùa xuân là mùa của sự đâm chồi nảy lộc do vậy để bảo vệ môi trường chúng ta hãy bảo vệ hoa, và cây xanh, các con không được bẻ cành, chặt phá cây. Chúng hãy bảo vệ cây xanh nếu như ai đó có hành động xâm hại cây, chúng ta hãy nói cho họ hiểu về hành động không đúng của họ nhé.

Chuẩn bị: hoa, quả ngày xuân, bánh ngày tết, gạch, nhà, đồ chơi lắp ráp, cây xanh, cây có quả, đất nặn, xắc xô, bút màu, bút chì, giấy

Cô tiến hành cho trẻ về các góc chơi của mình và tiến hành chơi.

Cô bao quát trẻ chơi.

* Góc phân vai: Cửa hàng bán hoa quả, các loại bánh ngày tết

- Yêu cầu: Bán hoa, quả, bánh kẹo, các mặt hàng về ngày tết. Trẻ thể hiện được vai mua, vai bán, trẻ gọi tên, vật muốn mua, liên kết với góc xây dựng và góc khác để chơi, đoàn kết trong khi chơi, học tập nhau khi chơi - Biết đổi vai chơi. . .

- Chuẩn bị: Một số hàng về ngày tết như: Bánh kẹo, hoa, quả .

- Tổ chức hoạt động: Trẻ về góc chơi, khi chơi trẻ phải biết cách mua bán, mời chào khách hàng, biết trao đổi giá cả

 

doc12 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 10473 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Thế giới thực vật – tết và mùa xuân - Chủ đề nhánh: Tết nguyên đán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN LỚP LÁ 1 CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT – TẾT VÀ MÙA XUÂN CHỦ ĐỀ NHÁNH: TẾT NGUYÊN ĐÁN ( TUÂN IV: TỪ NGÀY 08, 09/2016. 15 – 19/12/02/2016) Hai cô kết hợp cùng thực hiện Tên hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ -Trao đổi với phụ huynh về hoạt động của trẻ ở nhà. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng,hướng dẫn trẻ về góc chơi gắn với chủ đề -Trò chuyện với trẻ về nội dung của chủ đề. -Cho trẻ nghe nhạc , xem tranh ảnh về chủ đề. Thể dục sáng - Tập bài nhịp điệu theo chủ đề, thế giới thực vật. Tập bài “Mùa xuân” cho trẻ đi đều nhẹ nhàng, tập theo khối lá (Nhún, lắc mông, đưa tay cao, dang ngang, nhảy. . ) Theo nhịp điệu bài hát, kết hợp với các động tác : Hô hấp, tay, chân, bụng, bật. Hoạt động ngoài trời -Quan sát thời tiết ,dạo chơi sân trường.Lắng nghe các âm thanh khác nhau ở sân chơi. -Nghe kể chuyện , đọc thơ ,hát liên quan đến chủ đề -Trò chơi vận đông: Đổi khăn. -Trò chơi dân gian: Nu na nu nống. -Ch Chơi tự do: Chơi tự do ngoài sân trường Hoạt động chủ đích -TDKN: Chuyền bóng bên phải, bên trái. TC: ném bóng vào rổ. LQVT: Chia số lượng 9 thành hai phần. -KPKH Trò chuyện về tết nguyên đán. NGHĨ TẾT NGUYÊN ĐÁN. . NGHĨ TẾT NGUYÊN ĐÁN. NGHĨ TẾT NGUYÊN ĐÁN. Hoạt động góc -Góc xây dựng: Xây hoa viên ngày tết... - Góc học tập: Cửa hàng bán các hoa quả, các loại bánh ngày tết? -Góc nghệ thuật: Vẽ ,nặn, cắt , dán, xếp hột hạt.Hát múa vận động về chủ đề. -Góc thư viện: Xem tranh về các loại hoa,kể chuyện về ngày tết - Góc thiên nhiên: Chăm cây cảnh, vườn hoa... Trả trẻ - Duy trì nề nếp, trẻ rửa tay, chân, vệ sinh lao động tự phục vụ,vệ sinh lớp tốt, sau khi chơi và trước khi ăn - Trong giờ chơi tạo không khí vui tươi,vận động thể dục, luyện, ăn ngủ đúng giờ, động viên trẻ ăn hết suất, đảm bảo an toàn cho trẻ - Gặp trao đổi với phụ huynh về thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ở nhà Hoạt động chiều -Ôn bài cũ bằng hình thức trò chơi, chú ý trẻ chậm. -Làm quen kiến thức mới, hát , đọc thơ về chủ đề. -Hoạt động góc vui chơi theo ý thích. Trả trẻ -Bình cờ cuối ngày. -Trẻ rửa mặt,tay chân sạch sẽ ,vệ sinh ra về. TUẦN IV. Từ ngày 08/02 đến ngày 12/02/2016 Giáo viê chủ nhiệm 1: Trần Thị Tỷ Giáo viên chủ nhiệm 2: Nguyễn Hoài Thanh KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ hai ngày 08 tháng 02 năm 2016 Chủ đề chính: Tết và mùa xuân - Thế giới thực vật Chủ đề nhánh: Tết nguyên đán Môn: Giáo dục thể chất – Làm quen với toán Đề tài: Chuyền bắt bóng bên phải, bên trái – TC Ném bóng vào rổ (Hình thức thi đua).- Chia đối tượng 9 thành hai phần ( hỗn hợp) I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ chuyền và bắt bóng liên tục sang bên phải, bên trái không làm rơi bóng - Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục cho người khoẻ mạnh - Trẻ biết cách chia 9 đối tượng thành 2 phần bằng các cách khác nhau - Biết chơi trò chơi cùng bạn - Rèn kỹ năng thêm bớt chia nhóm II/Các hoạt động trong ngày: 1/ Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng: 1.1/ Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: - Cô ân cần cởi mở với trẻ, chào hỏi phụ huynh, nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định, chào cô, chào ba mẹ , tự vào lớp xếp ghế hoặc vào góc chơi theo ý thích. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trường, ở nhà 1.2/ Thể dục buổi sáng: - Tập bài nhịp điệu “Sắp đến tết rồi”, cho trẻ tập nhẹ nhàng (Nhún, lắc mông, đưa tay cao, dang ngang, nhảy) theo nhịp điệu bài hát, kết hợp với các động tác; Hô hấp, tay, chân, bụng, bật 2/ Hoạt động ngoài trời: - Đi dạo, quan sát và nhận xét về những thay đổi thời tiết trong ngày. - Cho trẻ quan sát cảnh mô hình về ngày tết nguyên đán trò chuyện về ngày tết có những gì? Không khí ra sao? Mọi người như thế nào? - Ôn bài cũ: Cô dùng nhiều hình thức dưới dạng trò chơi nhằm ôn lại cho trẻ biết về các chữ cái l, m, n. và cách cầm phấn tập viết trên trường, nhăm cho trẻ nhớ lại và khắc sâu các chữ cái đã học. với hình thức thi đua nhau. - Làm quen bài mới: cô dùng biện pháp để giúp trẻ làm quen kiến thức mới nhằm tái tạo một số kiến thức cơ bản về các tiết cuẩn bị học, cô cho trẻ tập Chuyền bắt bóng bên phải, bên trái đứng theo 3 hàng dọc, thi đua nhau. Tiếp tục cô chuẩn bị 9 bông hoa cô cho một số trẻ lên chia thành nhiều cách và nói két quả chia. - Trò chơi vận động: Đổi khăn Cô phỗ biến luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi trong vòng 3-5 phút, cô chuẩn bị 1 cacis khăn. Cho 1 bạn lên tìm khăn, và số trẻ còn lại ngồi vòng tròn theo lớp dấu khăn sau lương mình, lương bạn. bạn lên tìm khăn đến chỗ có khăn là vỗ tay to lên, nếu bạn tìm khăn lại đến gần khăn mà chưa phát hiện ra khăn, thì trẻ dấu khăn sau lưng lại chuyển khăn sang lưng bạn khác dấuCứ như thế trò chơi tiếp tục. - Trò chơi dân gian: Nu na nu nống Cô cho trẻ chơi theo nhóm, ngồi thành 1 hàng ngang, duỗi thẳng chân ra, cho 1 bạn trong nhóm, dùng tay chỉ từng chân bạn và mình kết hợp đọc lời đồng dao “ nu na, nu nóng”. Đến câu cuối cùng rơi vào chân bạn nào thì bạn đó được cất chân đó. Tiếp tục chơi cho đến hết chân. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, chơi với cát nước 3/ Hoạt động có chủ đích: 3.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích: * Không gian tổ chức: Ngoài sân trường, trong lớp học * Đồ dùng phương tiện: - 3 quả bóng, sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ, an toàn * Không gian tổ chức: - Trong lớp học * Đồ dùng phương tiện: - Mỗi trẻ có 1 bộ đồ dùng có 4 loại mỗi loại có 9 cái, thẻ số từ 1-9 - Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước hợp lý 3.2 Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, luyện tập 3.3 Tiến hành hoạt động có chủ đích: Môn: Giáo dục thể chất Đề tài: Chuyền bắt bóng bên phải, bên trái – TC Ném bóng vào rổ Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: ổn định - Trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi” - Bài hát nói đến sắp đến ngày gì? - à sắp đến tết rồi vây các con có muốn khỏe mạnh để ăn tết không nào? Vậy chúng ta cùng tập thể dục để khỏe mạnh đón tết nhé. Chuyền bắt bóng bên phải, bên trái nhé. Hoạt động 2: Cùng bé thi tài * Khởi động: ( Cô mở nhạc) - Cho trẻ đứng đi, chạy theo hiệu lệnh, đi các kiểu đi. Sau đó đứng thành hàng ngang theo tổ * Bài tập phát triển chung - Trẻ xếp thành 3 hàng ngang - Cô mở nhạc bài “Sắp đến tết rồi” - Cô tập và động viên trẻ tập - Nhấn mạnh động tác chân, tay nhắc trẻ chú ý tập chính xác theo cô - Động tác hô hấp 2 ( 2 lần) - Động tác tay 3 ( 3 lần ) - Động tác chân 2 (3 lần ) - Động tác bụng 4 ( 2 lần) - Động tác bật 2 (2 lần ) * Vận động cơ bản - Cho trẻ đứng thành 3 hàng dọc - Cô nói cách chơi, luật chơi: Cho 3 trẻ đứng đầu hàng cầm bóng khi có hiệu lệnh thì chuyền bóng sang bên phải cho bạn phía sau lần lượt đến bạn cuối hàng rồi tiếp tục chuyền bóng sang bên trái lần lượt lên cho bạn đầu hàng . Tổ nào chuyền bóng nhanh nhất mà không làm rơi bóng là đội đố thắng - 3 đội thi nhau chuyền bóng, cô chú nhắc trẻ không được làm rơi bóng, động viên khuyến khích trẻ chơi sôi nổi + Trò chơi “Ném bóng vào rổ ” - Cô nêu cách chơi luật chơi: Chia trẻ thành 3 đội Hoạt động 3: Cùng bé thư giãn + Hồi tĩnh : Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu - Kết thúc: Trẻ thu dọn đồ dùng vào nơi quy định - Cả lớp hát trò chuyện cùng cô - Trẻ tự suy nghĩ trả lời - Trẻ đi thành vòng tròn Trẻ đứng thành 3 hàng ngang để tập - Trẻ chú ý nghe cô - 3 đội thi đua nhau - Trẻ chơi theo nhóm Môn: Làm quen với toán Đề tài: Chia 9 đối tượng thành 2 phần Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Bé biết gì về quả? - Trẻ hát bài “Quả” - Bài hát nói về những loại quả nào? - Ngoài những quả này ra các con còn biết có những quả nào nữa không? - Quả có ích lợi gì? Ăn quả rất tốt cho sức khỏe đấy.Cô dẫn dắt giới thiệu vào bài học “Làm quen với toán” Hoạt động 2: Ai nhớ giỏi * Ôn gợi nhớ: - Cho trẻ lên tìm và đếm xem có bao nhiêu quả na và gắn số tương ứng - Mời bạn khác lên so sánh, thêm, bớt số quả chuối sao cho số lương là 9 lấy số tương ứng gắn vào - Cả lớp kiểm tra lại và đọc số 9 * Bài mới: - Các con xem có bao nhiêu cam? - Cô lần lượt gắn 9 quả cam và đếm - 9 quả cam cô chia ra 2 nhóm, một nhóm là 1 quả, còn nhóm kia là mấy? Vậy số tương ứng của mỗi nhóm là những số nào? Cô và trẻ cùng lấy số gắn vào - Tiếp theo các con xem có mấy quả lê, cô và trẻ cùng xếp và đếm có 9 quả lê cũng chia 2 nhóm: 2 -7 gắn số tương ứng ở mỗi nhóm - Tiếp đến 9 quả bom cũng được chia 2 nhóm: 3 – 6 - Tiếp đến 9 quả dâu chia 2 nhóm: 4 – 5 - Các con ạ lớp mình đã chia các nhóm quả có số lượng 9 thành 2 phần rồi. Bây giờ chúng mình sẽ gộp lại nhé - Cô và trẻ cùng gộp về số lượng 9 - 9 quả cam, 9 quả lê, 9 quả bom, 9 quả dâu? ( Đặt số 9) - Vậy chúng mình vừa chia 9 số lượng bằng mấy cách ( 4 cách ) - Cô khái quát lại: Muốn chia 1 nhóm có 9 đối tượng thành 2 phần thì có 4 cách chia, mỗi cách chia cho chúng ta một kết quả khác nhau và cách chia nào cũng đúng - Các con ạ dù chia bằng cách nào thì khi ta gộp lại số lượng vẫn đều là 9 - Cho trẻ bớt dần đồ dùng và găn số tương ứng - Trẻ đếm số và cất luôn số * Luyện tập cá nhân: Mời 1, 2 trẻ lên chia số lượng 9 thành 2 nhóm theo ý thích và đặt số tương ứng * Cả lớp: Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” - Cho trẻ chia làm 4 nhóm mỗi nhóm 9 trẻ lên chơi tách, gộp theo yêu cầu của cô Hoạt động 3: Bé thi tài * Trò chơi: Dán tranh và nối tranh theo yêu cầu - 2 nhóm chia số quả cam và dán vào 2 nhóm theo yêu cầu - 2 nhóm nối để tạo ra được số quả giống nhau gộp lại có số lượng là 9 - Cô kiểm tra nhận xét – Kết thúc trẻ hát đi ra ngoài - Lớp hát và trò chuyện cùng cô - Trẻ trả lời - 2 trẻ lên - Lớp đọc số 9 - Trẻ làm cùng cô - Trẻ làm cùng cô - Trẻ chia cùng cô và đặt số Trẻ làm theo cô - Trẻ trả lời - 2 trẻ lên chia - Trẻ chơi theo nhóm - Trẻ chơi theo nhóm 4/Hoạt động góc: Cô cho trẻ hát bài mùa xuân đến rồi và ngồi quay quần bên cô, cùng nhau trò chuyện về chủ đề, lồng ghép giáo dục trẻ. Mùa xuân là mùa của sự đâm chồi nảy lộc do vậy để bảo vệ môi trường chúng ta hãy bảo vệ hoa, và cây xanh, các con không được bẻ cành, chặt phá cây. Chúng hãy bảo vệ cây xanh nếu như ai đó có hành động xâm hại cây, chúng ta hãy nói cho họ hiểu về hành động không đúng của họ nhé. Chuẩn bị: hoa, quả ngày xuân, bánh ngày tết, gạch, nhà, đồ chơi lắp ráp, cây xanh, cây có quả, đất nặn, xắc xô, bút màu, bút chì, giấy Cô tiến hành cho trẻ về các góc chơi của mình và tiến hành chơi. Cô bao quát trẻ chơi. * Góc phân vai: Cửa hàng bán hoa quả, các loại bánh ngày tết - Yêu cầu: Bán hoa, quả, bánh kẹo, các mặt hàng về ngày tết. Trẻ thể hiện được vai mua, vai bán, trẻ gọi tên, vật muốn mua, liên kết với góc xây dựng và góc khác để chơi, đoàn kết trong khi chơi, học tập nhau khi chơi - Biết đổi vai chơi. . . - Chuẩn bị: Một số hàng về ngày tết như: Bánh kẹo, hoa, quả.. - Tổ chức hoạt động: Trẻ về góc chơi, khi chơi trẻ phải biết cách mua bán, mời chào khách hàng, biết trao đổi giá cả * Góc xây dựng: Xây hoa viên ngày tết - Yêu cầu trẻ cùng nhau phối hợp xây dựng được hoa viên ngày tết, sáng tạo bố cục khi xây - Chuẩn bị: Các khối gạch, đồ lắp ráp cây cảnh, bồn hoa, thảm cỏ, ghế đá. - Tổ chức hoạt động: Trẻ cùng nhau chơi, người chở vật liệu, người xây hàng rào, cổng, trồng hoa, cây cảnh * Góc nghệ thuật: Múa mừng xuân, trưng bày mâm ngũ quả - Yêu cầu: Trẻ hát, múa, vận động, đọc thơ về ngày tết, mùa xuân. Nặn, vẽ, tô màu về các loại quả, hoa, tô chữ, số - Chuẩn bị: xắc xô, phách, giấy, bút, màu, đất nặn. - Tổ chức hoạt động: Trẻ tự chơi, cô bao quát, gợi ý để trẻ cùng nhau chơi * Góc học tập- Sách - Yêu cầu: Trẻ chơi lô tô làm abum về những loại hoa, quả, chơi lô tô về hoa, quả, xếp hột hạt. - Chuẩn bị: Tranh lô tô, tranh về hoa, quả, hột hạt . - Tổ chức hoạt động: Trẻ về góc chơi, cùng nhau bàn bạc; thảo luận và cùng làm * Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh, vườn hoa - Yêu cầu: Trẻ biết cách chăm sóc, tưới cây, bắt sâu - Chuẩn bị: Một số đồ chơi ở góc thiên nhiên 5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng: - Duy trì nề nếp, trẻ rửa tay, chân, vệ sinh lao động tự phục vụ,vệ sinh lớp tốt, sau khi chơi và trước khi ăn - Trong giờ chơi tạo không khí vui tươi,vận động thể dục, luyện, ăn ngủ đúng giờ, động viên trẻ ăn hết suất, đảm bảo an toàn cho trẻ - Gặp trao đổi với phụ huynh về thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ở nhà 6. Hoạt động chiều: - Ôn bài buổi sáng bằng hình thức trò chơi- Chú ý trẻ chậm - Làm quen với kiến thức mới: KPKH: Tết nguyên đán - Tập nề nếp đội hình trong các hoạt động, cho trẻ chơi tự do các góc chơi. 7. Bình cờ, trả trẻ: Cô cho trẻ hát bài sắp đến tết rồi, cháu cùng cô trò chuyện về nội dung bài hát. Vậy bài hát nói đến cái gì? Tết đến các con có vui không? Cô lồng ghép giáo dục. Cô nhận xét lại và tiến hành cho trẻ cắm cờ. Và hết giờ thì trả trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ. - Nhắc trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ, nhắc trẻ chào cô, chào người lớn trước khi ra về - Trao đổi với phụ huynh về tình hình, học tập, sức khỏe của trẻ trong thời gian ở trường. 8. Nhận xét cuối ngày Cô..... Trẻ.... ************************************************* KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ ba ngày 09 tháng 02 năm 2016 Môn: Khám phá khoa học. Đề tài: Trò chuyện về tết nguyên đán I/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết được tết nguyên đán là tết cổ truyền của dân tộc thường vào tháng 2 dương lịch, đầu tháng 1 âm lịch. Có truyền thống thăm ông bà, cha mẹ, người thân, bạn bè chúc nhau những điều tốt đẹp nhất, đón giao thừa, đốt pháo hoa - Trẻ biết tết có nhiều món ăn cổ truyền - Trẻ mô tả ngày tết bằng ý hiểu, biết diễn giải những phong tục đẹp của dân tộc - Trẻ ý thức ngày tết càng ngoan, lễ phép, ăn ít quà vặt, múa hát cho gia đình xem II/Các hoạt động trong ngày: 1/ Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ, thể dục buổi sáng: 1.1/ Đón trẻ, trò chuyện đầu giờ: - Cô ân cần cởi mở với trẻ, chào hỏi phụ huynh, nhắc trẻ cất đồ dùng vào nơi quy định, chào cô, chào ba mẹ , tự vào lớp xếp ghế hoặc vào góc chơi theo ý thích. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở trường, ở nhà 1.2/ Thể dục buổi sáng: - Tập bài nhịp điệu “Sắp đến tết rồi”, cho trẻ tập nhẹ nhàng (Nhún, lắc mông, đưa tay cao, dang ngang, nhảy) theo nhịp điệu bài hát, kết hợp với các động tác; Hô hấp, tay, chân, bụng, bật 2/ Hoạt động ngoài trời: - Đi dạo, quan sát và nhận xét về những thay đổi thời tiết trong ngày. - Cho trẻ quan sát cảnh mô hình về ngày tết nguyên đán trò chuyện về ngày tết có những gì? Không khí ra sao? Mọi người như thế nào? - Ôn bài cũ: Cô dùng nhiều hình thức dưới dạng trò chơi nhằm ôn lại cho trẻ nhớ lại về cách chuyền bóng qua trái qua phải với hình thức thi đua nhau. Và cho trẻ thuần thục về cách chia số lượng 9 thành 2 phần. - Làm quen bài mới: cô dùng biện pháp để giúp trẻ làm quen kiến thức mới nhằm tái tạo một số kiến thức cơ bản về mùa xuân, tết đến thì con người cảnh vật ra sao? Trèo chuyện với trẻ về ngày tết của quê hương mình. - Trò chơi vận động: Đổi khăn Cô phỗ biến luật chơi, cách chơi và cho trẻ chơi trong vòng 3-5 phút, cô chuẩn bị 1 cacis khăn. Cho 1 bạn lên tìm khăn, và số trẻ còn lại ngồi vòng tròn theo lớp dấu khăn sau lương mình, lương bạn. bạn lên tìm khăn đến chỗ có khăn là vỗ tay to lên, nếu bạn tìm khăn lại đến gần khăn mà chưa phát hiện ra khăn, thì trẻ dấu khăn sau lưng lại chuyển khăn sang lưng bạn khác dấuCứ như thế trò chơi tiếp tục. - Trò chơi dân gian: Nu na nu nống Cô cho trẻ chơi theo nhóm, ngồi thành 1 hàng ngang, duỗi thẳng chân ra, cho 1 bạn trong nhóm, dùng tay chỉ từng chân bạn và mình kết hợp đọc lời đồng dao “ nu na, nu nóng”. Đến câu cuối cùng rơi vào chân bạn nào thì bạn đó được cất chân đó. Tiếp tục chơi cho đến hết chân. - Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời, chơi với cát nước 3/ Hoạt động có chủ đích: 3.1 Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích: * Không gian tổ chức: Trong lớp học * Đồ dùng phương tiện: - Hoa quả, bánh kẹo, hoa mai, hoa đào - Tranh ảnh về chợ hoa ngày tết, ngũ quả, gia đình gói bánh chưng - Giấy, bút màu, đất nặn 3.2 Phương pháp: Trực quan, đàm thoại và luyện tập 3.3 Tiến hành hoạt động có chủ đích: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Bé biết gì về tết nguyên đán - Trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi” - Bài hát nói đến sắp đến ngày gì? - Con biết gì về ngày tết nguyên đán? Đến tết mọi người thường làm gì? Các con sẽ làm gì? Có vui không?....Sau đó cô dẫn dắt giới thiệu vào bài KPKH “Tết nguyên đán” Hoạt động 2: Cùng bé khám phá - Cô nói cho trẻ biết tết nguyên đán là tết cổ truyền của dân tộc Việt nam, mỗi năm mọi người đều được đón tết 1 lần. Hôm nay lớp mình tổ chức đón tết ở lớp các con có thích không? - Cho trẻ đi quan sát mô hình về ngày tết cô đã chuẩn bị sẵn - Mời 1 trẻ nhanh nhẹn đố các bạn là ngày tết cần chuẩn bị những gì? - Cô bao quát nghe trẻ cùng bình luận đố nhau về các loại bánh, hoa, quả.Cô gợi ý, đặt câu hỏi để đàm thoại cùng trẻ - Mời 1 bạn lên nhận xét về mâm ngũ quả, những bạn khác lên nói về hoa, quả ngày tết, về không khí ngày tết * Đàm thoại: - Các con có biết loại hoa nào, loại bánh nào đặc trưng cho ngày tết không? - Các con thấy không khí ngày tết như thế nào? - Ngày tết ba mẹ còn đưa các con đi đâu? Đi thăm ông bà các con chúc ông bà như thế nào? - Các con ạ hết tết sang năm mới các con thêm 1 tuổi vậy các con phải làm gì để ông bà, ba mẹ được vui? - Vậy bây giờ các con có những bài thơ, bài hát nào về ngày tết cùng thi nhau hát, đọc thơ nhé? Hoạt động 3: Thi xem ai biết nhiều - Mời trẻ lên xếp tranh theo yêu cầu: Tranh tất niên, tranh đón giao thừa, tranh năm mới. - Xếp lô tô theo yêu cầu - Chia làm 3 nhóm: 1 nhóm bày mâm ngũ quả, 1 nhóm cắm hoa, 1 nhóm dán tranh - 3 đội thi nhau xem đội nào làm xong trước và đẹp thì được 1 món quà tết Hoạt động 4: Cùng thi tài * Trò chơi: Thi cắm hoa ngày tết - 2 đội lên chơi + Kết thúc: Cô nhận xét - Hát: “Chúc mừng năm mới” đi ra ngoài Trẻ trò chuyện cùng cô Trẻ quan sát và trả lời Trẻ quan sát qua hình ảnh Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ Cho 1-2 trẻ lên Trẻ thi nhau thực hiện 4/Hoạt động góc: Cô cho trẻ hát bài mùa xuân đến rồi và ngồi quay quần bên cô, cùng nhau trò chuyện về chủ đề, lồng ghép giáo dục trẻ. Mùa xuân là mùa của sự đâm chồi nảy lộc do vậy để bảo vệ môi trường chúng ta hãy bảo vệ hoa, và cây xanh, các con không được bẻ cành, chặt phá cây. Chúng hãy bảo vệ cây xanh nếu như ai đó có hành động xâm hại cây, chúng ta hãy nói cho họ hiểu về hành động không đúng của họ nhé. Chuẩn bị: hoa, quả ngày xuân, bánh ngày tết, gạch, nhà, đồ chơi lắp ráp, cây xanh, cây có quả, đất nặn, xắc xô, bút màu, bút chì, giấy Cô tiến hành cho trẻ về các góc chơi của mình và tiến hành chơi. Cô bao quát trẻ chơi. * Góc phân vai: Cửa hàng bán hoa quả, các loại bánh ngày tết - Yêu cầu: Bán hoa, quả, bánh kẹo, các mặt hàng về ngày tết. Trẻ thể hiện được vai mua, vai bán, trẻ gọi tên, vật muốn mua, liên kết với góc xây dựng và góc khác để chơi, đoàn kết trong khi chơi, học tập nhau khi chơi - Biết đổi vai chơi. . . - Chuẩn bị: Một số hàng về ngày tết như: Bánh kẹo, hoa, quả.. - Tổ chức hoạt động: Trẻ về góc chơi, khi chơi trẻ phải biết cách mua bán, mời chào khách hàng, biết trao đổi giá cả * Góc xây dựng: Xây hoa viên ngày tết - Yêu cầu trẻ cùng nhau phối hợp xây dựng được hoa viên ngày tết, sáng tạo bố cục khi xây - Chuẩn bị: Các khối gạch, đồ lắp ráp cây cảnh, bồn hoa, thảm cỏ, ghế đá. - Tổ chức hoạt động: Trẻ cùng nhau chơi, người chở vật liệu, người xây hàng rào, cổng, trồng hoa, cây cảnh * Góc nghệ thuật: Múa mừng xuân, trưng bày mâm ngũ quả - Yêu cầu: Trẻ hát, múa, vận động, đọc thơ về ngày tết, mùa xuân. Nặn, vẽ, tô màu về các loại quả, hoa, tô chữ, số - Chuẩn bị: xắc xô, phách, giấy, bút, màu, đất nặn. - Tổ chức hoạt động: Trẻ tự chơi, cô bao quát, gợi ý để trẻ cùng nhau chơi * Góc học tập- Sách - Yêu cầu: Trẻ chơi lô tô làm abum về những loại hoa, quả, chơi lô tô về hoa, quả, xếp hột hạt. - Chuẩn bị: Tranh lô tô, tranh về hoa, quả, hột hạt . - Tổ chức hoạt động: Trẻ về góc chơi, cùng nhau bàn bạc; thảo luận và cùng làm * Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây cảnh, vườn hoa - Yêu cầu: Trẻ biết cách chăm sóc, tưới cây, bắt sâu - Chuẩn bị: Một số đồ chơi ở góc thiên nhiên 5. Hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng: - Duy trì nề nếp, trẻ rửa tay, chân, vệ sinh lao động tự phục vụ,vệ sinh lớp tốt, sau khi chơi và trước khi ăn - Trong giờ chơi tạo không khí vui tươi,vận động thể dục, luyện, ăn ngủ đúng giờ, động viên trẻ ăn hết suất, đảm bảo an toàn cho trẻ - Gặp trao đổi với phụ huynh về thực đơn dinh dưỡng cho trẻ ở nhà 6. Hoạt động chiều: - Ôn bài buổi sáng bằng hình thức trò chơi- Chú ý trẻ chậm - Làm quen với kiến thức mới: HĐTH: Nặn các loại bánh. Truyện sự tích bánh chưng bánh giầy - Tập nề nếp đội hình trong các hoạt động, cho trẻ chơi tự do các góc chơi. 7. Bình cờ, trả trẻ: Cô cho trẻ hát bài sắp đến tết rồi, cháu cùng cô trò chuyện về nội dung bài hát. Vậy bài hát nói đến cái gì? Tết đến các con có vui không? Cô lồng ghép giáo dục. Cô nhận xét lại và tiến hành cho trẻ cắm cờ. Và hết giờ thì trả trẻ. Đảm bảo an toàn cho trẻ. - Nhắc trẻ vệ sinh tay chân sạch sẽ, nhắc trẻ chào cô, chào người lớn trước khi ra về - Trao đổi với phụ huynh về tình hình, học tập, sức khỏe của trẻ trong thời gian ở trường. 8. Nhận xét cuối ngày Cô..... Trẻ.... Ngày 03/02 đến ngày 12/02/2016 NGHĨ TẾT NGUYÊN ĐÁN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN IV. TÊT NGUYÊN ĐÁN(HAI NGÀY LẺ).doc
Tài liệu liên quan