Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Trường tiểu học năm 2018

1. Mục đích:

- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác các từ: Nghỉ hè, lên lớp ,học sinh và trẻ hiểu nghĩa của các từ đó.

- Rèn kỹ năng đọc to, rõ ràng, mạch lạc.

- Giáo dục trẻ thích đi học ở trường tiểu học và ham muốn được đi học

2. Chuẩn bị:

-Tranh trường tiểu học

3. Tổ chức hoạt động

- Cho lớp hát bài “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”

- Các con vừa hát bài gì ?

- Bài hát miêu tả về ngôi trường như thế nào ?

- Vì sao con lại nhớ trường mầm non ?

* Làm quen từ “Nghỉ hè”

- Thế những bạn 5 tuổi sau học hết chương trình ở trường mầm non các con sẽ

docx62 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 18035 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Trường tiểu học năm 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i “Cháu vẫn nhớ trường mầm non” Các con vừa hát bài gì ? Năm nay là năm học cuối cùng của các con ở trường mầm non, sang năm các con xẽ được lên lớp 1, muốn đi học được lớp 1 thì các con phải học thật giỏi và vâng lời cô giáo Các con có thích đi học không? Lên lớp cô giáo dạy con những gì ? Đố các con biết năm nay lên lớp lớn hơn, các con học thêm những môn gì?mà ở lớp nhỡ các con chưa được học? Có một bạn nhỏ rất lười đi học, chỉ muốn ở nhà ngủ thôi, các con có muốn biết đó là bạn nào không ?hãy lắng nghe cô kể chuyện “Gà tơ đi học” nhé. Hoạt động 1: Cô kể chuyện diến cảm: Lần 1: Cô kể diễn cảm câu chuyện kết hợp tranh minh họa. Cô vừa kể câu chuyện gì? Câu chuyện kể về bạn gì? Lần 2:Cô kể bằng sa bàn rối dẹt. Các con thấy câu chuyện thế nào? Hoạt động 2: Đàm thoại giảng giải , trích dẫn giúp trẻ hiểu tác phẩm: Câu truyện có tên là gì? Trong chuyện có những ai? Gà mẹ gọi gà tơ dậy đi đâu? Gà tơ có đi học không? Vì sao gà tơ lại không muốn đi học? Khi vịt con cầm thông báo về gà tơ đọc như thế nào ? Thế gà tơ có đọc được không ? Cháu có biết tờ thông báo viết gì không ? Buổi sáng mẹ phải gọi gà tơ dậy đi học nhưng vì bạn lười đi học không chịu dậy và khi dậy thì các bạn đi học rồi nên bạn lang thang trên đường, và không chịu đi học nên bạn đã không biết chữ. Khi Vịt xám đến đưa giấy gà tơ không biết trong giấy viết gì nên đã vứt vào thùng rác. Trích: “Từ buổi sáng....Lang thang trên đường....thùng rác” Khi gặp gà tơ các bạn nói gì ? Gà tơ biết lỗi của mình không ? Cô giáo bảo gà tơ ra sao ? Do không biết chữ mà trong tờ giấy lại viết thông báo cắm trại nên gà tơ không được đi cắm trại với các bạn và gà tơ đã ân hận và cô giáo đã khuyên gà tơ đi học. Trích: “Từ hôm sau .....Các bạn thôi mà.” Từ đó gà tơ sửa chữa lỗi lầm cả mình như thế nào ? Gà tơ từ đó không đợi mẹ phải gọi gà tơ đã thức dậy rất sớm và còn gáy ò, ó o để gọi cả các bạn dậy để đi học nữa đấy. Trích: “ Từ đó trở đi..hết” Tóm tắt- giáo dục : Trong truyện con thấy gà tơ như thế nào? Nếu là con khi không đọc được con làm gì? Qua câu chuyện này con học được điều gì ? Câu chuyện kể về câu Gà Tơ lười không chịu đi học, khi cô giáo có thơ mời đi cắm trại câu Gà không biết cầm tờ giấy để đọc cuối cùng cậu Gà Tơ bị lạc không biết địa điểm chộ cắm trại để đến.Cuối cùng gặp cô giáo gà Mái nhắc nhở động viên cậu Gà Tơ chịu khó đi học để được biết chữ như các bạn của mình.Cuối cùng Gà Tơ nhận ra lỗi của mình và sửa chữa bằng cách sáng nào cậu cũng dây sớm đi học và gáy ò ó o gọi các bạn cùng dậy sớm nữa đó. Các con thì sao? Phải siêng năng chăm chỉ học cho giỏi để sau này trở thành người có ích cho quê hương, xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ. Hoạt động 3: Dạy trẻ kể lại truyện : Cô dạy cho cả lớp kể theo cô Từng tổ kể nối tiếp theo tranh Cá nhân trẻ kể theo tranh Làm quen chữ viết: Cho cháu đặt tên chuyện Cô cháu cùng thống nhất tên chuyện “ Gà Tơ đi học” Cô viết tên chuyện lên bảng cô cháu cùng đọc.-đếm chữ trong từ Hoạt động 4:Trò chơi “ Thi xem ai nhanh” Cách chơi; Chia lớp thành 2 tổ sẽ thi đua lên lấy chữ cái o, ô, ơ cho gà tơ, tổ nào lấy nhanh và đúng chữ thì tổ đó thắng cuộc. Cô chú ý bao quát trẻ chơi. Kiểm tra kết quả của trẻ. Kết thúc, nhận xét, chuyển hoạt động: Kết thúc: Cô nhận xét và khen ngợi trẻ. Cho trẻ hát bài “Tạm biệt búp bê” V. HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc phân vai: : - Gia đình . Cửa hàng bán đồ dùng học tập của học sinh Góc xây dựng: Xây trường tiểu học Góc học tập - sách: làm quen nhóm chữ cái V-r ±.Làm quen chữ r : Cô cho trẻ đọc câu đố: "Cũng gọi là rổ Nhưng không đựng rau Các bạn thi nhau Ném vào trong đó" Đó là gì vậy các con? Dưới bức tranh các bạn đang làm gì vậy? Các bạn ở trường tiểu học trong các giờ ra chơi thường hay chơi bóng rổ đó các con ạ vì bóng rổ là môn thể thao rất là tốt cho cơ thể đấy. Có mấy bạn đang chơi bóng rổ đây các con? Trong tranh có từ "Bóng rổ" cả lớp đọc cho cô nào? Cho trẻ lên ghép từ "Bóng rổ" Cho trẻ đọc lại từ "Bóng rổ" Cho trẻ thi đua lên rút các chữ cái đã học. Cô kiểm tra và cho trẻ phát âm. Trên bảng còn 1 chữ cái là chữ r mà hôm nay cô sẽ dạy các con đấy. Cô thay bằng thẻ chữ to. Cô phát âm mẫu: 3lần Cho cả lớp phát âm. Cho trẻ phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân. Cho trẻ đọc chữ r : Cả lớp; cá nhân Cô chú ý sửa sai cho trẻ. Chìn cào chữ r con có nhận xét gì? Cô chốt lại. Cả lớp phát âm lại. Cô gắn từng nét và cho trẻ đọc: Cả lớp; cá nhân Cô gới thiệu chữ r in hoa, in thường và viết thường * So sánh điểm giống và khác nhau của 2 chữ cái. VI. VỆ SINH- ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA Cho trẻ rửa mặt ,rửa tay,giúp cô kê bàn ăn Cô giới thiệu món ăn và quản trẻ ăn,động viên trẻ ăn hết xuất Kê sạp ngủ, cho trẻ lấy gối Quản trẻ ngủ VII. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Tăng cường tiếng Việt Cụm từ : Nghỉ hè- Lên lớp- Học sinh 1. Mục đích: Trẻ nhận biết và phát âm chính xác các từ: Nghỉ hè, lên lớp ,học sinh và trẻ hiểu nghĩa của các từ đó. Rèn kỹ năng đọc to, rõ ràng, mạch lạc. Giáo dục trẻ thích đi học ở trường tiểu học và ham muốn được đi học 2. Chuẩn bị: -Tranh trường tiểu học 3. Tổ chức hoạt động Cho lớp hát bài “Cháu vẫn nhớ trường mầm non” Các con vừa hát bài gì ? Bài hát miêu tả về ngôi trường như thế nào ? Vì sao con lại nhớ trường mầm non ? * Làm quen từ “Nghỉ hè” Thế những bạn 5 tuổi sau học hết chương trình ở trường mầm non các con sẽ được làm gì? Thế xa rời trường mầm non chúng mình sẽ tạm biệt những gì nào? Thế chúng mình có lưu luyến với trường mầm non không? =>Đúng rồi sau mấy năm học ở trường mầm non thì các bạn 5 tuổi sẽ được nghỉ hè đấy Thế được nghỉ hè các con có dự định gì không? Cô đọc mẫu từ “Nghỉ hè” Cho cả lớp, cá nhân đọc. * Làm quen từ “Lên lớp” Thế sau khi nghỉ hè xong thì các bạn 5 tuổi sẽ đi đâu nào? Đúng rồi sau khi được nghỉ hè để ôn bài và có bạn được bố mẹ cho đi chơi du lịch nhiều nơi thì cũng là lúc các con chuẩn bị được lên lớp 1 ở trường tiểu học để học đấy. Cô đọc mẫu từ “Lên lớp” Cho cả lớp, cá nhân đọc. * Làm quen từ “Học sinh ” Thế được lên lớp 1 rồi thì các con sẽ được gọi là gì nhỉ? Thế các bạn học sinh ở trường tiểu học có gì khác so với ở mầm non? Đúng rồi lên lớp 1 thì các con sẽ được gọi là học sinh và các bạn học sinh ở cấp 1 khác với ở mầm non là mặc quần áo đồng phục gióng nhau để biết được là bạn đó là học sinh của trường nào đấy. Cô đọc từ “Học sinh” Cho cả lớp, cá nhân đọc. Tập cho trẻ đặt câu hỏi: Sau khi tổng kết năm học con sẽ làm gì? Nghỉ hè con sẽ được đi đâu chơi?, sau khi nghỉ hè xong con sẽ đi đâu?, các bạn học ở trường tiểu học được gọi là gì? Tập cho trẻ nói những câu dài: Sau khi tổng kết năm học con sẽ được nghỉ hè, nghỉ hè con dự định sẽ đi tắm biển ở sầm sơn, sau khi nghỉ hè xong con sẽ được lên lớp 1 để học... Hoạt động khác: Ôn bài cũ:Làm quen bài mới: Làm quen chữ v, r Toán: Dạy trẻ mối quan hÖ cña hai nhó đồ vật khi chúng hơn kém nhau về số lượng trong phạm vi 10. Trò chơi đóng kịch: Gà tơ đi học. Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do theo ý thích ở các góc. Vệ sinh trả trẻ VIII. Nhận xét cuối ngày œ œ œ œ œ œ &       KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ 5 ngày 26 tháng 04 năm 2018 CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÁNH 1 : CÁC HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY I. ĐÓN TRẺ– THỂ DỤC SÁNG –ĐIỂM DANH: Đón trẻ Cô đón trẻ vào lớp Trẻ đến lớp biết chào cô Lớp học gọn gàng Cô đón trẻ vào lớp vui vẻ tươi cười niềm nở,nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định Điểm danh: Điểm danh trẻ theo sổ theo dõi hằng ngày của trẻ Thể dục sáng: Hô hấp 3 Tay 2 Chân 2 Bụng 3 Bật 1 Tập kết hợp với bài hát '' Cháu vẫn nhớ trường mầm non” II. TRÒ CHUYỆN Trò chuyện với trẻ về chủ đề trường tiểu học Cho trẻ xem tranh ảnh về trường tiểu học Trẻ biết được các đặc điểm nổi bật của trường tiểu học Giáo dục trẻ biết yêu quý trường học bạn bè thầy cô. Đây là bức tranh vẽ gì ? Ai có nhận xét gì về bức tranh này ? Bức tranh này nói về điều gì ? Còn đây là gì ? Khi đi xa các con có nhớ về mái trường mầm non không ? Trò chuyện với trẻ về bé chuẩn bị vào học lớp 1 Cho trẻ xem tranh ảnh về đồ dùng học tập của học sinh lớp 1. Trẻ biết được tên các đặc điểm nổi bật của 1 số đồ dùng của học sinh lớp 1 Cho trẻ xem tranh ảnh về đồ dùng của học sinh lới 1: Đây là bức tranh vẽ gì ? Ai có nhận xét gì về bức tranh này? Bức tranh này nói về điều gì ? Khi sử dụng đồ dùng này các con cần phải làm gì? sử dụng như thế nào? III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát có chủ đích: "Xem tranh ảnh trò chuyện về trường tiểu học” Trò chơi VĐ: “Cướp cờ.”. Chơi tự do : TCDG: “Đánh cầu” TCHT“Hãy chọn đúng” Chơi với các trò chơi ngoài trời... IV.HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH: Môn: Toán Mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10 1. Mục đích: a.Kiến thức: Ôn nhận biết số lượng 10, nhận biết số trong phạm vi10. Trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10. b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng xếp tương ứng 1:1. Rèn kỹ năng phân nhóm, so sánh. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, tư duy so sánh. Biết sử dụng thuật ngữ toán học nhiều hơn – ít hơn. c.Thái độ: Giáo dục trẻ biết yêu thương quí mến bạn bè, trường lớp, cô giáo. 2. Chuẩn bị : a. Đồ dùng của cô: Một số nhóm đồ dùng học tập của học sinh tiểu học:9 quyển vở, 8 cái thước, 10 cái cặp,7 cái bảng.... b. Đồ dùng của cháu: 10 cái cặp,10 bạn học sinh, chữ số từ 1-10 3.Tổ chức hoạt động: ó. Gây hứng thú: Cho trẻ hát bài “ Tạm biệt búp bê thân yêu” Cô trẻ cùng trò chuyện về bài hát. Sau đó trò chuyện với trẻ về việc trẻ vào trường tiểu học Chỉ còn hơn một tháng nữa các con đã xa trường mẫu giáo để đi đâu? Xa trường các con nhớ nhất là gì nào? Nhưng khi lên lớp một các con đừng bao giờ quên công ơn dạy dỗ của cô giáo đã dạy cho các con những kiến thức về toán, chữ cái mà các con đã học. Nào chúng ta cùng hát về trường Mầm non nhé! ó.Hoạt động 1: Ôn số lượng chữ số từ 1-10 Trẻ đi siêu thị mua sắm dụng cụ học tập, mỗi đồ vật mang một chữ số, khi mua trẻ nhớ phải đưa đúng tiền với giá đã ghi sẵn. Cô gợi hỏi để trẻ nhớ lại và trả lời tên các đồ dùng mà trẻ đã mua. Cho trẻ chơi trò chơi xếp đúng theo số thứ tự: Cô gắn lên bảng 4 số không liên tiếp theo thứ tự cho trẻ lên xếp thứ tự tăng dần hay giảm dần (Số sau) số trước. Cho 2 cháu lên làm thử. Cho từng đội lên thi đua xếp Cho trẻ lấy ở rổ ra 4 số theo yêu cầu sau đó cho trẻ xếp lại theo thứ tự tăng hay giảm dần. ó.Hoạt động 2:Dạy trẻ mối quan hệ của hai nhóm đồ vật khi chúng hơn kém nhau về số lượng trong phạm vi 10 Dấu tay dấu tay. Tay đâu, tay đâu Trong rổ của các con có gì? Các bạn học sinh mẫu giáo chuẩn bị lên lớp 1 các con xếp các bạn ra xem có mấy bạn nào? Các bạn học sinh còn mang cặp để đi học nữa đấy các con xếp cho cô 9 cái cặp sách các con nhớ là mỗi 1 bạn tương ứng với một cái cặp nhé. Các con đếm xem có bvao nhiêu bạn học sinh? Các bạn đếm xem có bao nhiêu cái cặp? Số bạn học sinh và số cặp như thế nào với nhau? Vì sao? Làm thế nào để có đủ số cặp với số bạn học sinh? Có bao nhiêu bạn học sinh và bao nhiêu cái cặp sách. Bây giời các bạn thêm 1 cái cặp sách nữa cho đủ với số bạn học sinh nào? Các bạn đếm lại 2 nhóm bạn học sinh và cặp cho cô nào? Thế 2 nhóm các bạn học sinh và nhóm cặp lúc này như thế nào? Thế bằng nhau đều là mấy? Thế 10 cái cặp các bạn đem về căt đi 2 cái cặp còn lại mấy cái cặp? Thế số cặp ít hơn là mấy? 8 bớt 3 còn mấy Số bạn học sinh và số cặp như thế nào với nhau? Làm thế nào để hai số đó bằng nhau? Tiếp tục như vậy cho trẻ bớt 2-3 lần tư 10 cái cặp so sánh với số 10 rồi lại thêm vào. 10 bớt 1 còn mấy? 9 bớt 2 còn mấy? 7 bớt 3 còn mấy? 4 bớt 2 còn mấy? 2 bớt 2 còn mấy? óHoạt động 3: Luyện tập nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10: ±.Trò chơi 1: “ Nhìn tranh đoán số” (tranh vẽ về dụng cụ học tập) Hỏi trẻ tranh vẽ gì? Được ghép bằng những số nào? Cô cho trẻ chỉ và đọc. ±.Trò chơi 2:" Ai nhanh nhất" Cô cho mỗi nhóm chơi 10 trẻ. Cô đặt 9 vòng và cho trẻ vừa hát vừa đi xung quanh lớp khi cô nói trời mưa trẻ phải chạy nhanh về nhà của mình ai không nhảy nhanh phải nhảy lò cò 1 vòng. Thế tổ hoa cúc có mấy bạn ? Mà 10 bạn có mấy chiếc vòng? Thế 10 bạn với 9 chiếc vòng thì phải làm sao? Cho trẻ chơi 2-3 lần. ó. Nhận xét, kết thúc, chuyển hoạt động: Hát “ Cháu vẫn nhớ trường Mần non” V. HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc phân vai: : Gia đình . Cửa hàng bán đồ dùng học tập của học sinh Góc xây dựng: Xây trường tiểu học Góc nghệ thuật: Vận động các bài hát, bài múa có trong chủ đề. Góc thiên nhiên: Gieo hạt nơi có nước và không có nước VI. VỆ SINH- ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA Cho trẻ rửa mặt ,rửa tay,giúp cô kê bàn ăn Cô giới thiệu món ăn và quản trẻ ăn,động viên trẻ ăn hết xuất Kê sạp ngủ, cho trẻ lấy gối Quản trẻ ngủ Vận động nhẹ - ăn quà chiều VII. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Tăng cường tiếng việt cho trẻ Cụm từ : Đồng phục - Cờ đỏ - Học bài 1. Mục đích: Trẻ nhận biết và phát âm chính xác các từ: Đồng phục , cờ đỏ, học bài và trẻ hiểu nghĩa của các từ đó. Rèn kỹ năng đọc to, rõ ràng, mạch lạc. Giáo dục trẻ thích đi học ở trường tiểu học và ham muốn được đi học 2. Chuẩn bị: -Tranh trường tiểu học 3. Tổ chức hoạt động: Hát : Tạm biệt búp bê Các con vừa hát bài gì ? Bạn nhỏ đã tạm biệt ai ? Để làm gì ? Các con củng giống bạn nhỏ củng sắp vào lớp 1 rồi, vì vậy ngay tử bây giờ các con phải chăm ngoan và học thật giỏi để bước vào lớp 1 con nhé. * Làm quen từ “Đồng phục” Thế những bạn 5 tuổi sau khi lên tiểu học rồi các bạn sẽ ăn mặc quần áo như thế nào? Vì sao lại phải mặc quần áo đồng phục nhỉ? =>Khi học ở trường tiểu học các con sẽ được mặc quần áo đồng phục vì mặc quần áo đồng phục đi tới đâu mọi người sẽ nhậ biết được bạn đó đang làm học sinh của trường nào đấy. Cô đọc mẫu từ “Đồng phục” Cho cả lớp, cá nhân đọc. * Làm quen từ “Cờ đỏ” Ở trường tiểu học sau khi vào học rồi có các anh chị đang đi làm nhiệm vụ gì đây? Các con ạ ở trường tiểu học mỗi ngày khi đánh trống vào học tước 15 phút đầu giờ thì lớp sẽ cử ra một số bạn làm cờ đỏ nhiệm vụ của các bạn đi kiểm tra xem bạn ở lớp đó có học bài hay không hay có mặc quần áo đúng qui cách hay không đấy Cô đọc mẫu từ “Cờ đỏ” Cho cả lớp, cá nhân đọc. * Làm quen từ “Học bài ” Thế ở trường tiểu học sau khi nghe tiếng trống thì các bạn phải nhanh chóng đi đâu? Đúng rồi sau khi nghe 6 tiếng trống thì các bạn phải nhanh chóng vào lớp để học bài đấy Cô đọc từ “Học bài” Cho cả lớp, cá nhân đọc. *Tập cho trẻ đặt câu hỏi: Đi học ở trường tiểu học thì các bạn học sinh sẽ mặc quần áo gì?, Khi vào học ở trường tiểu học thường có một độ gì để đi kiểm tra các bạn?, nghe tiếng trống các bạn phải làm gì?... *Tập cho trẻ nói những câu dài: Đi học lớp 1 các bạn học sinh được mặc quần áo đồng phục, ở trường tiểu học mỗi lớp chọn ra 1 bạn để đilàm nhiệm vụ cờ đỏ.... Hoạt động khác: Ôn bài cũ: Làm quen với chữ cái V, R Làm quen bài mới: Hát " Cháu vẫn nhớ trường mầm non". Kể chuyện sáng tạo: Kể chuyện về trường tiểu học. Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do theo ý thích ở các góc. Vệ sinh trả trẻ VIII. Nhận xét cuối ngày œ œ œ œ œ œ &       KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ 6 ngày 27 tháng 04 năm 2018 CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÁNH 1 : CÁC HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY I. ĐÓN TRẺ– THỂ DỤC SÁNG –ĐIỂM DANH: Đón trẻ Cô đón trẻ vào lớp Trẻ đến lớp biết chào cô Lớp học gọn gàng Cô đón trẻ vào lớp vui vẻ tươi cười niềm nở,nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định Điểm danh: Điểm danh trẻ theo sổ theo dõi hằng ngày của trẻ Thể dục sáng: Hô hấp 3 Tay 2 Chân 2 Bụng 3 Bật 1 Tập kết hợp với bài hát '' Cháu vẫn nhớ trường mầm non” II. TRÒ CHUYỆN Trò chuyện với trẻ về chủ đề trường tiểu học Cho trẻ xem tranh ảnh về trường tiểu học Trẻ biết được các đặc điểm nổi bật của trường tiểu học Giáo dục trẻ biết yêu quý trường học bạn bè thầy cô. Đây là bức tranh vẽ gì ? Ai có nhận xét gì về bức tranh này ? Bức tranh này nói về điều gì ? Còn đây là gì ? Khi đi xa các con có nhớ về mái trường mầm non không ? Trò chuyện với trẻ về bé chuẩn bị vào học lớp 1 Cho trẻ xem tranh ảnh về đồ dùng học tập của học sinh lớp 1. Trẻ biết được tên các đặc điểm nổi bật của 1 số đồ dùng của học sinh lớp 1 Cho trẻ xem tranh ảnh về đồ dùng của học sinh lới 1: Đây là bức tranh vẽ gì ? Ai có nhận xét gì về bức tranh này? Bức tranh này nói về điều gì ? Khi sử dụng đồ dùng này các con cần phải làm gì? sử dụng như thế nào? III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: Quan sát có chủ đích: "Xem tranh ảnh trò chuyện về trường tiểu học” Trò chơi VĐ: “Cướp cờ.”. Chơi tự do : TCDG: “Đánh cầu” TCHT“Hãy chọn đúng” Chơi với các trò chơi ngoài trời... IV.HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH: Âm nhạc: Cháu vẫn nhớ trường mầm non Nghe hát: em yêu trường em Trò chơi âm nhạc: Nghe âm thanh đoán tên dụng cụ âm nhạc 1. Mục đích: a.Kiến thức: Trẻ biết tên bài hát, biết được tên tác giả của bài hát. Trẻ hiểu nội dang bài hát nói về tình cảm của em bé sắp bước vào lớp 1 vẫn nhớ trường mầm non và giai điệu nhẹ nhàng. Trẻ cảm nhận được giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng khi nghe bài hát "Em yêu trường em" Qua hai bài hát trẻ thêm yêu thiên nhiên xung quanh mình. b.Kĩ năng: Trẻ hát to, rõi lời, đúng giai điệu bài hát, thể hiện tình cảm bài hát. Trẻ trả lời các câu hỏi của cô. Trẻ lắng nghe cô hát "Em yêu trường em" biết được tên bài hát, tên tác giả với tình cảm yêu quí của mình về trường lớp. Trẻ biết chơi trò chơi đúng luật, phát triển sự chú ý, trí nhớ. c.Thái độ: Giáo dục trẻ biết yêu thương quí mến bạn bè, trường lớp, cô giáo. 2.Chuẩn bị: Tranh ảnh về trường tiểu học Dụng cụ âm nhạc. Một số đồ dùng của học sinh. 3.Tổ chức hoạt động: ó. Gây hứng thú: Cho cả lớp chơi trò chơi xúm xít. Thế các con đang học ở trường mầm non gì? Thế các con đang học lớp mẫu giáo gì? Năm nay con lên mấy tuổi? Sang năm con 7 tuổi con được lên học lớp nào? Sang năm học lớp 1 các con có nhớ trường mầm non không? Con nhớ gì nhất? ó. Hoạt động : Dạy hát "Cháu vẫn nhớ trường mầm non " Hôm nay cô sẽ dạy lớp mình bài" Cháu vẫn nhớ trường mầm non" của nhạc sĩ Hoàng Lân.Để biết được bạn nhỏ khi chia tay trường mầm non thì bạn nhỏ nhớ điều gì nhất.Để biết nội dung bài hát đó như thế nào các con nghe cô hát trước nhé. Cô hát mẫu: Lần 1: Cô hát thể hiện điệu bộ khi hát. Cô vừ hát bài gì? do ai sáng tác? Lần 2: Cô hát kết hợp vận động minh họa bài hát. Bài hát có tính chất như thế nào? ?Các con ạ bài hát nói về những niềm vui của bạn nhỏ khi còn học ở trường mầm non và khi mùa hè sắp đến thì bạn cũng sắp phải chia tay nhưng bạn nhỏ vẫn nhới mãi trường mầm non, nhớ bàn ghế, nhớ thầy cô đấy. Dạy trẻ hát: Cả lớp hát cùng cô 2-3 lần. Từng tổ hát nối tiếp theo cô. Hát to nhỏ theo ký hiệu tay của cô. Cho trẻ hát thi đua. Nhóm bạn trai hát. Nhóm bạn gái hát. Cá nhân hát. Cả lớp hát lại 1 lần. Cho trẻ vừa hát vừa vận động minh họa theo bài hát cùng cô 2-3 lần Cô chú ý sửa sai cho trẻ. ó. Hoạt động 2: Nghe hát “Em yêu trường em” Hàng ngày ai đưa các con đi học ? Đến trường con được học những gì ? Ai là người dạy các con ? Các con có yêu quí lớp của mình không? Hôm náy cô sẽ hát cho lớp mình nghe hát bài" Em yêu trường em" của nhạc sĩ Hoàng vân nhé. Cô hát lần 1: Cô ngồi hát thể hiện tình cảm bài hát. Cô vừa hát bài gì? do ai sáng tác? Lần 2: kèm theo múa minh họa. Trò chuyện với trẻ về trường mầm non của bé Hỏi trẻ về mơ ước của trẻ sau này. Lần 3: Cô hát và trẻ múa minh hoạ theo cô ó.Hoạt động 3: Trò chơi “Nghe Âm thanh đoán tên dụng cụ âm nhạc" Cô nói: đến trường không chỉ chúng mình được học mà còn được chơi rất nhiều trò chơi nữa Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi cho trẻ Cho trẻ chơi 3 - 4 lần ó. Kết thúc, nhận xét, chuyển hoạt động: Kết thúc cô nhận xét, khen ngợi trẻ và cho trẻ hát bài “Cháu vẫn nhớ trường mầm non"” và đi ra ngoài. V. HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc phân vai: : Gia đình . Cửa hàng bán đồ dùng học tập của học sinh Góc xây dựng: Xây trường tiểu học Góc nghệ thuật: Vận động các bài hát, bài múa có trong chủ đề. Góc thiên nhiên: Gieo hạt nơi có nước và không có nước VI. VỆ SINH- ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA Cho trẻ rửa mặt ,rửa tay,giúp cô kê bàn ăn Cô giới thiệu món ăn và quản trẻ ăn,động viên trẻ ăn hết xuất Kê sạp ngủ, cho trẻ lấy gối Quản trẻ ngủ Vận động nhẹ - ăn quà chiều VII. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Tăng cường tiếng việt cho trẻ Ôn các từ đã học trong tuần: Trường tiểu học Lớp học Cô giáo Tạm biệt Chia tay Lớp 1. Nghỉ hè Lên lớp Học sinh Đồng phục Cờ đỏ Học bài 1.Mục đích: Trẻ nhận biết và phát âm chính xác các từ đã học trong tuần, Trẻ hiểu nghĩa của các từ và nói được những câu có nghĩa với các từ đã học. Rèn kỹ năng đọc to, rõ ràng, mạch lạc. Giáo dục trẻ thích đi học ở trường tiểu học và ham muốn được đi học 2. Chuẩn bị: - Tranh về trường tiểu học 3.Tổ chức hoạt động: - Cô cho trẻ Hát bài “Tạm biệt búp bê” - Các con vừa hát bài gì ? - Bạn nhỏ đã tạm biệt ai ? Để làm gì ? - Các con cũng giống bạn nhỏ củng sắp vào lớp 1 rồi, vì vậy ngay tử bây giờ các con phải chăm ngoan và học thật giỏi để bước vào lớp 1 con nhé. *Ôn các từ đã học: - Cô tổ chức cho trẻ ôn dưới hình thức tổ chức các trò chơi. Trò chơi: “Thi nói nhanh, nói đúng” - Cô lần lượt cho trẻ quan sát các tranh về trường tiểu học trẻ xem tranh và phải nói thật nhanh đó là tranh vẽ về cảnh gì, một số hoạt động của trường tiểu học Trò chơi: “Nói câu có nghĩa ” - Cô đưa ra một từ cần cho trẻ ôn, trẻ phải nói được 1 câu có chứa từ cô vừa nói thành câu có nghĩa.(VD: Cô nói “Lớp 1” thì trẻ phải nói được 1 câu như “Nghỉ hè xong con sẽ đi họp lớp 1 ở trường tiểu học” Cô nói “Tạm biệt” trẻ phải nói “Tồng kết năm học con sẽ phải tạm biệt lố mầm non con rất nhớ cô giáo và các bạn” - Tương tự với các từ khác. - Tổ chức cho trẻ chơi sinh động, hấp dẫn. - Nhận xét quá trình chơi của trẻ. * Giáo dục: Giáo dục trẻ thích được đi học lớp 1 và ham muốn được đi học Hoạt động khác : Đọc câu đố, ca dao về trường tiểu học: "Suốt đời đi với học sinh Sách, vở, bút, thước trong mình tôi mang".... Ôn bài cũ: Hát " Cháu vẫn nhớ trường mầm non". Làm quen bài mới: Trò chuyện về chủ đề mới" Bé chuẩn bị để đi học lớp 1" Chơi tự do: Cho trẻ chơi tự do theo ý thích ở các góc. Vệ sinh trảtrẻ VIII.Nhận xét cuối ngày œ œ œ œ œ œ &       KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN CHỦ ĐỀ : TRƯỜNG TIỂU HỌC Nhánh 2: Bé chuẩn bị đi học lớp 1 THỰC HIỆN TỪ NGÀY: 30/04- 04/05/2018 Lĩnh vực Mục tiêu Nội dung Hoạt động PTTC CS 23: Không chơi ở những nơi mất vệ sinh, gây nguy hiểm Phân biệt được nơi bẩn, nơi sạch. Biết được những nơi như: Ao hồ, giêng, bể chứa nước, bụi rậm..là nguy hiểm . Nói được mối nguy hiểm khi đến gần. Những nơi sạch và an toàn Mọi lúc mọi nơi PTTC-KNXH CS 45: Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn Chủ động giúp đỡ khi nhìn thấy người thân trong gia đình cần sự trợ giúp. - Sẵn sàng giúp đỡ ngay khi những người trong gia đình yêu cầu. Bênh vực hoặc báo với cô khi thấy bạn bị người khác bắt nạt Xúc cơm cho bạn ăn khi thấy bạn ốm mệt CS46: Có nhóm bạn chơi thường xuyên Cảm nhận niềm vui khi có bạn Thích chơi với nhóm bạn có cùng sở thích. Chơi hòa thuận với bạn. Vị trí và trách nhiệm của mình trong nhóm bạn. Quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ cảm xúc của mình với các bạn trong nhóm chơi Trong HĐ Học – HĐGóc, dạo chơi.. Trong khi giao tiếp với bạn bè, người lớn xung quanh CS 55: Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết Những hoàn cảnh cần giúp đỡ Mạnh dạn trong giao tiếp Mạnh dạn đề nghị bạn và người khác giúp đỡ mình hoặc giúp đỡ bạn khi cần thiết. Nhận rasự cần giúp đỡ của người khác Khi gặp tình huống nguy hiểm hoặc gặp khó khăn: trong lúc hoàn thành sản phẩm tạo hình..cắt hình ở vở toán.. PT NT CS 85: Biết kể chuyện theo tranh Tập trung quan sát tranh Nắm được nội dung tranh Sắp xếp tranh theo đúng thứ tự nội dung chuyện Kể theo trình tự tranh liên hoàn. “Đọc” thành một câu chuyện có bắt đầu, diễn biến và kết thúc một cách hợp lý. Kể chuyện theo thứ tự tranh truyện CS 91: Nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt Giới thiệu chữ cái Cách phát âm chữ cái Cấu tạo của chữ cái Cách phát âm hoặc mô tả để nhận dạng chữ cái. Nhận dạng được các chữ cái, nhận biết chữ in thường, in hoa, chữ viết thường. Phân biệt chữ cái, chữ số. Trong HĐLQCC Trong giao tiếp với cô giáo, bạn bè ... Trong HĐ Học – HĐGóc, dạo chơi.. PT NT CS 114: Giải thích được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả đơn giản trong cuộc sống hàng ngày Nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng. HĐ dạo chơi Chơi tự do Mọi lúc mọi nơi CS 99: Nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc Nghe bản nhạc, bài hát gần gũi và nhận ra được bản nhạc là vui hay buồn, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ, êm dịu hay hùng tráng, chậm hay nhanh. Mọi lúc mọi nơi Buổi sáng khi được cô đón vào lớp TD sang HĐ học Được nghe nhạc khi bắt đầu vào giờ ngủ CS 120: Kể lại câu chuyện quen thuộc theo cách khác Nghe kể chuyện Hiểu và nắm rõ nội dung câu chuyện Thể hiện việc kể lại truyện đã được nghe theo trình tự. Kể lại truyện đã được nghe theo trình tự. Kể truyện theo đồ vật, theo tranh. Đóng kịch HĐ học HĐ dạo chơi HĐ chiều Chơi tự do KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN TT Tên hoạt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxchu de tieu hoc 5 tuoi_12377596.docx
Tài liệu liên quan