Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: Đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo

1.Ổn định tổ chức

 Chào mừng các con đến với chương trình “Bé học toán” ngày hôm nay.

- Đến với chương trình còn có các bác, các cô về tham dự,

 các con cùng khoanh tay chào các cô các bác nào.

Mời các con đến với trò chơi “Nhền nhện” nhé!

- Những ngón tay của các con vừa được làm gì?

- Hôm nay,các con sẽ dùng dugx ngòn tay khéo léo để đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo nhé.

- Cô mời các con đi lấy cho cô đồ dùng.

2.Phương pháp và hình thức tổ chức

*Phần 1: Ôn so sánh kích thước của 3 đối tượng.

 Trẻ ngồi đội hình chữ u, theo nhóm.

+ Các con lấy được gì nào?

+ Các con hãy để những chiếc lọ ra thành 1 hàng ngang và quay mặt số về phía trước mặt mình.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 23670 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: Đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Tên đề tài: Đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo Đối tượng: MG lớn 5-6 tuổi Địa điểm: lớp A2 Số lượng trẻ: 20-25 trẻ Thời gian:30- 35 phút Giáo viên thực hiện: Minh Trang Ngày dạy : 10/04/2018 Đơn vị: Trường mầm non Hồng Dương. I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: 1. Kiến thức: -Trẻ biết và hiểu cách đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo. -Trẻ biết diễn đạt kết quả của phép đo các lọ khi sử dụng một đơn vị đo. -Trẻ biết tên trò chơi, hiểu cách chơi và luật chơi của trò chơi của trò chơi: Thi xem ai đội nào nhanh, Nhanh và khéo. 2. Kĩ năng: -Trẻ đo và nói được cách đo dung tích bằng một đơn vị đo, kết quả đo. -Trẻ khéo léo khi đong đo. -Trẻ chơi đúng cách các trò chơi: Thi xem đội nào nhanh, Nhanh và khéo. -Phản ứng nhanh với các hiệu lệnh của cô. 3. Thái độ: -Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động theo nhóm, cá nhân. -Trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung. II. CHUẨN BỊ: Địa điểm: Trong lớp học A2 Đội hình: Ổn định tổ chức: đội hình vòng tròn Nội dung chính: chữ U, theo nhóm Trò chơi 1: 3 hàng dọc. Trò chơi 2: ngồi 3 nhóm Kết thúc: trẻ bên cô. Đồ dùng của cô: - 1 khay đựng 3 chiếc lọ có kích thước khác nhau, 1 cái cốc, 1 que gạt, hộp đựng gạo, bút lông (to hơn đồ dùng của trẻ) - 03 sợi dây dài 3m đặt trên sàn nhà. - Xắc xô, que chỉ. 4. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ có: 1 khay đựng 3 chiếc lọ có kích thước khác nhau; 1 cái cốc, 1 que gạt, thẻ số từ 1- 9, 1 bút lông, thẻ số từ 1- 9. - 4 chậu đựng gạo. - 3 rổ đựng đậu, 9 chiếc lọ, 3 chiếc cốc. - 3 chậu nước, 12 chiếc phễu, 12 cốc sắt, 12 vỏ chai nước. 5. Phương tiện dạy học: - Nhạc bài hát đã được xử lý theo mục đích. - Khi trẻ tực hiện: nhạc không lời.Trò chơi 1 “Vườn cây của ba”. Trò chơi 2 “Em yêu cây xanh”. - Loa, máy vi tính. 5. Phương tiện III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1.Ổn định tổ chức Chào mừng các con đến với chương trình “Bé học toán” ngày hôm nay. - Đến với chương trình còn có các bác, các cô về tham dự, các con cùng khoanh tay chào các cô các bác nào. Mời các con đến với trò chơi “Nhền nhện” nhé! - Những ngón tay của các con vừa được làm gì? - Hôm nay,các con sẽ dùng dugx ngòn tay khéo léo để đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo nhé. - Cô mời các con đi lấy cho cô đồ dùng. 2.Phương pháp và hình thức tổ chức *Phần 1: Ôn so sánh kích thước của 3 đối tượng. Trẻ ngồi đội hình chữ u, theo nhóm. + Các con lấy được gì nào? + Các con hãy để những chiếc lọ ra thành 1 hàng ngang và quay mặt số về phía trước mặt mình. + Con có nhận xét gì về những chiếc lọ này? - Để biết chiếc lọ nào to nhất,lọ nào nhỏ hơn và lọ nào nhỏ nhất cô cho trẻ lồng lọ số 1 lồng vào lọ số 2. Cho trẻ lồng ngược lại. Và rút ra nhận xét + Kích thước lọ số 1 như thế nào với lọ số 2? Vì sao? - Cô cho trẻ lồng lọ số 1,2 vào lọ số 3 và lồng ngược lại + Kích thước 2 chiếc lọ như thế nào với lọ số 3 ?Vì sao? + Vậy 3 lọ có kích thước như thế nào với nhau? => Như vậy lọ số 1 để được vào 2 lọ nên lọ số 1 có kích thước bé nhất, lọ số 2 để được vào lọ số 3 nên lọ số 2 có kích thước to hơn và lọ số 3 đựng được 2 lọ nên lọ số 3 có kích thước là to nhất. *Phần 2: Đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo. - Các con đã biết kích thước của 3 lọ rồi, cô muốn nhờ các con đo dung tích của những chiếc lọ này bằng bao nhiêu lần đơn vị đo. - Cái cốc ngoài để uống nước còn có thể xúc gạo và làm đơn vị đo đấy. + Để biết dung tích của mỗi chiếc lọ bằng bao nhiêu lần đơn vị đo theo các con phải làm như thế nào? + Làm thế nào để đo được dung tích của lọ số 1? - Trẻ trả lời và cô thực hiện - Muốn đo được dung tích của lọ số 1 đầu tiên cô phải dùng đơn vị đo là cái cốc này để xúc đầy gạo rồi lấy tay gạt gạo bằng miệng cốc và đổ vào lọ, cô lắc nhẹ lọ rồi dùng bút vạch vào lọ.Đổ gạo đến vạch ngang ở miệng lọ các con sẽ đếm số vạch trên lọ. Trên lọ có bao nhiêu vạch con sẽ đặt thẻ số tương ứng. Xong 1 lọ con lại làm như vậy với 2 lọ còn lại. Để tiết kiệm gạo và giữ vệ sinh khi thực hiện các con cố gắng thật cẩn thận không làm đổ gạo ra bàn. -Trẻ thực hiện cô làm cùng trẻ và bao quát giúp đỡ trẻ ( Cô mở nhạc không lời cho trẻ thực hiện) - Cô quan sát, nhắc trẻ cẩn thận, sửa sai nếu có. Trẻ làm xong mang đồ dùng về đội hình chữ u - Cô và các con đã đo xong dung tích của 3 chiếc lọ. + Các con có nhận xét gì về dung tích của 3 chiếc lọ này? + Vậy dung tích của chiếc lọ thứ nhất bằng mấy cốc gạo? + Dung tích của chiếc lọ thứ 2 bằng mấy cốc gạo? - Dung tích của chiếc lọ thứ 3 bằng mấy cốc gạo? - Vậy chiếc lọ nào có dung tích lớn nhất? Vì sao? - Chiếc lọ nào có dung tích nhỏ hơn? Vì sao? - Chiếc lọ nào có dung tích nhỏ nhất? Vì sao? - Cô chốt lại: 3 lọ có dung tích khác nhau nhưng cùng 1 đơn vị đo thì vật có dung tích càng lớn thì số lần đo càng nhiều. Ngược lại, vật càng nhỏ số lần đo càng ít. + Các con vừa được làm gì? Trò chơi ôn luyện: * Trò chơi 1:Thi xem đội nào nhanh Đội hình 3 hàng dọc. - Cách chơi: 3 đội sẽ đứng thành 3 hàng dọc. Khi nhạc nổi lên lần lượt từng bạn đứng ở đầu hàng của mỗi đội sẽ đi khéo léo đi trên dây ( dây đặt trên sàn) lên lấy cốc xúc đậu đổ vào 3 lọ của đội mình rồi đánh dấu vào lọ đậu sau đó chạy về vỗ vào tay bạn tiếp theo. Cứ như vậy cho đến hết. - Luật chơi: trong thời gian một bài hát, đội nào đo được dung tích của những chiếc lọ nhah nhất và đúng nhất thì đội đó sẽ dành chiến thắng. - Các con chú ý phải thật nhanh và khéo léo để không làm đổ đậu ra sàn nhé! - Cô cho trẻ chơi.( Mở nhạc bài “Vườn cây của ba”) - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả của các đội. - Theo các con đội nào chiến thắng? Vì sao ? - Cô hỏi trẻ tên trò chơi. * Trò chơi 2: “Nhanh và khéo” - Cô sẽ thưởng cho các con trò chơi rất vui với tên gọi “Nhanh và khéo”. - Cách chơi: Các con dùng cốc lấy nước đổ vào chai thật khéo léo để đóng những chai nước uống. - Luật chơi: Đội nào đóng được nhiều chai nước và khéo léo không làm đổ nước ra ngoài sẽ giành chiến thắng . - Cô cho trẻ chơi. - Cô và trẻ nhận xét,tuyên dương trẻ. - Cô hỏi trẻ tên trò chơi. 3. Kết thúc - Các con ơi, đến với chương trình “Bé vui học toán” ngày hôm nay các con đã được học gì nào? - Chương trình “Bé vui học toán ” của lớp A2 đến đây là hết rồi xin cám ơn các cô đã đến tham dự và xin chúc các cô cùng gia đình mạnh khỏe hạnh phúc , chúc các bé chăm ngoan và học giỏi. - Trẻ chào khách. - Trẻ bên cô - Trẻ chào khách - Trẻ chơi - Trẻ trả lời -Trẻ lấy đồ dùng - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ lồng hộp - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe - Trẻ thực hiện đo dung tích của 3 chiếc lọ -Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ trả lời -Trẻ nhắc lại tên trò chơi -Trẻ chú ý lắng nghe -Trẻ chơi -Trẻ nhận xét - Trẻ chơi - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -Trẻ chào khách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGIÁO ÁN ĐO.doc