Giáo án mầm non lớp lá - Kế hoạch tuần I: Những người thân yêu trong gia đình

I/ Mục Đích – Yêu Cầu:

- Trẻ thực hiện được vận động “ Bò chui qua cổng”. Biết bò bằng bàn tay, cẳng chân sát sàn, chui qua cổng không chạm vào cổng.

- Rèn sự khéo léo, phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân khi bò. Rèn tính mạnh dạn tự tin qua trò chơi vận động “ Chuyền bóng” qua phải qua trái.

- Trẻ hứng thú tham gia luyện tập, có tinh thần tập thể, ý thức khi tham gia luyện tập.

II/ Chuẩn Bị:

- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo tính an toàn tập luyện cho trẻ .

- Gậy cho mỗi trẻ tập BTPTC

- Cổng cho trẻ luyện tập, bóng cho trẻ chơi trò chơi

- Nhạc nền khởi động, nhạc bài hát: “ Mẹ ơi tại sao” .

III/Tổ Chức Hoạt Động:

*Hoạt động 1: Bé cùng khởi động

- Cô đố các con ngày 20/10 là ngày gì? ( Ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam)

+ Đó là ngày của ai? ( Ngày của bà, của mẹ.)

- Đó là ngày lễ kỉ niệm của của bà, của mẹ, của tất cả những người phụ nữ Việt Nam, họ đã đóng góp một phần rất lớn trong gia đình và trong xã hội.

- Để kỉ niệm ngày thành lập HLHPNVN. Hôm nay Trường Mầm Non Trúc Xanh tổ chức hội thi “ Ngày hội gia đình ” các con có muốn tham gia không.

- Bây giờ xin mời các gia đình tý hon cùng tham gia hội thi “ Ngày hội gia đình”. Đến tham gia hội thi hôm nay cô sẽ là người dẫn chương trình, đồng hành cùng cô là 2 đội đại diện cho 2 gia đình tý hon, cả 2 đội sẽ cùng nhau trải qua 3 phần thi:

+ Phần thi thứ 1: Màn đồng diễn thể dục

+ Phần thi thứ 2: Khéo léo

+ Phần thi thứ 3: Chung sức

- Cô xin giới thiệu ban giám khảo hội thi hôm nay là các cô giáo trong trường, chúng ta hãy vỗ tay thật lớn để nhiệt liệt chào đón các cô nào.

+ Để thực hiện tốt các phần thi xin mời các gia đình cùng khởi động nhé !

- Cô mở nhạc cho các cháu cùng đi và khởi động các kiểu chân, chạy chậm, chạy bình thường chạy nhanh, đi bình thường về đứng thành 4 hàng dọc tập bài tập phát triển chung.

 

docx20 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2719 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Kế hoạch tuần I: Những người thân yêu trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Âm nhạc: VĐ: “Cả nhà thương nhau” + NH: :Cho con- +TCÂN: Ai nhanh nhất. -Hát cháu yêu bà, múa cho mẹ xem(MT: 143) *Tạo hình: -Vẽ ngôi nhà - Tô tranh gia đình - Vẽ,cắt, xédán người thân trong gia đình PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Kể tên, sở thích của các thành viên trong gia đình. - Thơ : Lời chào - Truyện : Bông hoa Cúc Trắng. +Đồng dao: Công ơn cha mẹ, Cái bống Thứ 3 ngày 06 tháng 10 năm 2015 PTNN: TRUYỆN “ BÔNG HOA CÚC TRẮNG” ( Chuyện trẻ chưa biết) + Hát: Cả nhà thương nhau I.Mục đích – Yêu cầu: - Trẻ nhớ tên chuyện, tên các nhân vật, hiểu được nội dung câu chuyện “ Bông hoa Cúc Trắng” - Rèn khả năng ghi nhớ, trả lời trọn câu nói rõ ràng, mạch lạc. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, lễ phép, vâng lời và giúp đỡ mẹ. II. Chuẩn bị: - Tranh truyện trên Powerpoint. - Mô hình truyện - Mũ các nhân vật trong truyện - Tranh truyện và nhân vật rời. - Rối que. - Bài hát “ Cả nhà thương nhau” III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Gây hứng thú - Trò chơi : Trời tối – trời sáng + Các con ơi! Cô có cái gì đây? ( Bông hoa Cúc ) + Bông hoa Cúc chúng ta thường dùng làm gì? ( Trưng , cắm hoa cho đẹp, cúng) - Có một câu chuyện “ Bông hoa Cúc Trăng” rất hay bây giờ các con hãy lắng nghe cô kể nhé!c * Hoạt động 2: Bông hoa Cúc Trắng - Cô kể lần 1: Kể trên Powerpoint + Cô vừa kể các con nghe câu chuyện gì? + Trong chuyện có những nhân vật nào? - Chuyển tiếp: Trẻ đọc bài thơ “ Bông hoa Cúc Trắng” lại mô hình Ơi bông hoa trắng Sợi ngắn sợi dài Tay em nho nhỏ Xé mỏng, xé dày Thành nhiều cánh nhỏ Mong sao cho mẹ Sống được nhiều ngày Em yêu mẹ lắm! - Cô kể lần 2: Trên mô hình kết hợp giảng nội dung, giảng từ khó và kể trích dẫn đàm thoại. - Ngày xửa ngày xưabà mẹ bị ốm + Khi bị ốm bà mẹ đã nói gì với cô bé? + Nghe mẹ nói thái độ của cô bé như thế nào? - Nghe mẹ nói của mình + Ông cụ đã hỏi gì khi gặp cô bé? - Bỗng cô bémẹ của con + Khi khám bệnh cho mẹ xong ông cụ đã nói với cô bé điều gì? - Bên ngoài trời lạnhnâng niu trên tay + Cô bé hái bông hoa trắng khó khăn như thế nào? - Bỗng cô bécô bé ạ + Hái được bông hoa và nâng niu trên tay tiếng cụ già văng vẵng bên tai cô bé như thế nào? - Cô giải thích từ “ Nâng niu” nghĩa là cô bé cầm bằng hai tay rất nhẹ nhàng và cẩn thận. - Cô bé cúithôi ư + Khi đếm bông hoa chỉ có 20 cánh cô bé đã làm gì? + Vì sao cô lại làm như thế? - Suy nghĩ một láthiếu thảo + Nếu là con là cô bé trong truyện con sẽ làm gì? + Con đã làm gì khi mẹ con bị ốm? => Câu chuyện nói lên tấm lòng hiếu thảo của cô bé đối với mẹ khi mẹ bị ốm. - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi đối đáp Cô Trẻ Cô là mẹ Bé là con Mẹ đi lám Con đi học Mẹ nấu cơm Con rửa chén Mẹ nhặt rau Con quét nhà Mẹ bị bệnh Con khỏe mạnh Lo cho mẹ Mau hết bệnh Cô và trẻ cùng đồng thanh Cả nhà ta Cùng cười vang Hì hì hì, hà hà hà * Hoạt động 3: Bé tập kể chuyện - Cô đã chuẩn bị rất nhiều tranh và hình ảnh nhân vật mũ nhân vật về nội dung câu chuyện, các con hãy về nhóm và những đồ dùng theo ý của các con và cùng tập kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe nhé. + Nhóm 1: Kể chuyện theo tranh + Nhóm 2: Kể chuyện bằng rối que + Nhóm 3: Kể chuyện bằng mũ nhân vật - Cô cho từng nhóm tập kể theo nhóm, cô gợi ý cho trẻ tự thể hiện giọng của nhân vật trong chuyện. - Cô động viên tất cả trẻ cùng tham gia . -Trẻ thể hiện tính cách giọng điệu của nhân vật ( Cô là người dẫn chuyện) - Mời cá nhân trẻ lại kể chuyện . + Qua câu chuyện con học được điều gì? * Giáo dục: Các con còn nhỏ phải ngoan biết nghe lời người lớn tuổi khi ông bà, bố mẹ mệt các con phải biết giúp đỡ những việc nhỏ như lấy thuốc, nước, ngồi cạnh kể chuyện, đọc thơ để ông bà , bố mẹ thêm vui. *Kết thúc: Cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” Thứ 2 ngày 05 tháng 10 năm 2015 KPXH: NHỮNG NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH BÉ + TC: Tìm đúng gia đình I.Mục đích – Yêu cầu: - Trẻ biết rõ hơn về những người thân trong gia đình( Họ tên, nghề nghiệp, công việc ở nhà). Biết đâu là gia đình đông con, gia đình ít con. - Rèn kỹ năng nói mạch lac, trọn câu cho trẻ khi kể về gia đình mình. - Giáo dục trẻ biết quan tâm yêu thương những người trong gia đình. II.Chuẩn bị: -Hình ảnh gia đình đông con, ít con. - Nhạc bài hát “ Cả nhà thương nhau”. - Video về gia đình bạn Na. - 5 ngôi nhà có dán hình ảnh gia đình. III. Tổ chức hoạt động: *Hoạt động 1: Trò chuyện về gia đình bạn Na - Cô và trẻ cùng hát bài “ Cả nhà thương nhau” - Cô cho trẻ xem video và đàm thoại về gia đình bạn Na + Đây là gia đình bạn nào? +Gia đình bạn Na có mấy người? + Đó là những ai? Tên gì? + Bạn Na đang làm gì? + Mẹ bạn Na đang làm gì? + Bố bạn đang đưa anh đi đâu? ( Đi học) + Mẹ đưa ai đi học? ( Bé Na) + Bạn Na học trường gì? + Bố mẹ Na đưa hai anh em đi học rồi thì đi đâu?( Đi làm) + Sau một ngày làm việc khi về bố mẹ bạn làm những công việc gì? -Cô mời trẻ giới thiệu về các thành viên trong gia đình mình. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về gia đình lớn, gia đình nhỏ - Cô cho trẻ xem 2 bức tranh: Một bức tranh có ông, bà, bố, mẹ và các con và một bức có bố mẹ, các con. + Bạn nào có nhận xét về sự khác nhau giữa 2 bức tranh nào? - Cô chốt lại: Gia đình có ông bà, bố mẹ và các con là gia đình lớn còn gia đình có bố mẹ và các con là gia đình nhỏ. - Mời cá nhân trẻ nhắc lại. - Cô giúp trẻ phân biệt ông bà nội và ông bà ngoại. + Ông bà sinh ra bố gọi là gì? + Ông bà sinh ra mẹ gọi là gì? - Cô cho trẻ kề về gia đình mình có mấy anh chị em. - Cô giải thích gia đình có 1-2 con là gia đình ít con còn gia đình có 3 con trẻ lên gọi là gia đình đông con. => Giáo dục trẻ biết yêu thương , kính trọng ông bà, bố mẹ và những người thân trong gia đình, biết nhường nhịn em nhỏ. * Hoạt động 3: Trò chơi của bé * TC1: “ Tìm đúng gia đình” - Cách chơi: Mỗi trẻ cầm một bức ảnh về gia đình, xung quanh lớp cô đã chuẩn bị các ngôi nhà có hình ảnh gia đình. Trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh trẻ về đúng ngôi nhà có hình ảnh về gia đình giống của mình.VD: Trẻ có hình ảnh gia đình đông con thì về ngôi nhà gia đình đông con - Luật chơi: Nếu ai tìm sai thì bị nhảy lò cò xung quanh lớp - Trẻ chơi 2 lần ( lần 2 đổi hình ảnh cho nhau) * TC2: Nhanh tay- nhanh mắt - Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, trên màn hình xuất hiện hình ảnh của các gia đình, khi cô yêu cầu tìm hình ảnh của gia đình nào thì nhanh tay chọn hình ảnh gia đình đó VD: Hãy chọn hình ảnh gia đình nhỏ - trẻ bấm vào hình ảnh gia đình nhỏ - Luật chơi: Mỗi đội chỉ được chọn một lần nếu chọn sai thì nhường quền chọn cho đội khác. Đội nào chọn được nhiều thì đội đó dành chiến thắng. *Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ Thứ 5 ngày 08 tháng 10 năm 2015 ÂM NHẠC: NDTT: VĐ “ CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU” NDKH: + Nghe hát: Cho con + TCÂN: Ai nhanh nhất I/ Mục đích- yêu cầu: - Trẻ hát thuộc lời, hát đúng giai điệu và biết cách vận động nhịp nhàng theo BH“ Cả nhà thương nhau”. - Rèn kỹ năng vận động nhịp nhàng theo lời bài hát và rèn phát triển tai nghe khi chơi trò chơi “ Ai nhanh nhất” - Giáo dục trẻ biết yêu quý những người thân yêu trong gia đình. II/ Chuẩn bị: - Nhạc bài hát “ Cả nhà thương nhau”, “ Cho con” - Hoa, nơ - Nhạc bài hát trong chủ đề - 5- 6 vòng cho trẻ chơi trò chơi III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1:Trò chuyện cùng bé - Trời tối – trời sáng + Cô có bức tranh vẽ gì đây? ( Bức tranh vẽ ngôi nhà của gia đình bé) + Trong bức tranh có những ai? + Mọi người đang làm gì? - Có một bài hát nói về tình cảm của những người thân trong gia đình các con có biết đó là bài hát gì nào? - Các con hãy lắng nghe xem giai điệu bài hát gì nhé! - Cô mở nhạc bài hát “ Cả nhà thương nhau” + Bài hát “ Cả nhà thương nhau do ai sáng tác? (Phan Vaên Minh ) - Cô cho lớp hát lại 1-2 lần * Hoạt động 2: Dạy vận động “ Cả nhà thương nhau” - Bài hát này không những hát rất hay mà còn vận động múa rất đẹp nữa đấy bạn nào có thể lên vận động theo nhạc bài hát “ Cả nhà thương nhau” cho cô và cả lớp cùng xem nào! - Cô cho 3- 4 trẻ lên vận động và chọn trẻ vận động đẹp và khớp với lời bài hát nhất. - Bây giờ chúng mình cùng vận động nhé! - Cô làm mẫu và giải thích cho trẻ theo từng câu nhạc. + Ba thương mẹ => Hai tay để trước ngực sau đó hai tay úp lại đặt kề má. + Mẹ thương ba => Làm giống câu trên nhưng đổi bên + Cả nhà nhau => Khoang tròn 2 tay vòng trên đầu và nhún. + Xa là cười. => 2 tay chỉ vào má và mỉm cười. - Cô cho trẻ vận dộng 1-2 lần. - Tổ vận động: + Bạn trai hát bạn gái vận động + Bạn gai hát bạn trai vận động - Nhóm, cá nhân vận động ( Cô cho trẻ sử dụng hoa, nơ) - Cô chú ý sữa sai cho trẻ. * Hoạt động 3: Nghe hát “ Cho con” - Cô cũng có một bài hát rất hay nói về tình cảm của bố mẹ dành cho các con, yêu thương che chở cho các con suốt cuộc đời. Đó là bài hát “ Cho con” sáng tác của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu cô hát cho các con nghe nhé! - Cô hát lần 1: Hát theo nhạc, diễn cảm + Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Do ai sáng tác? + Các con thấy giai điệu bài hát như thế nào? ( Nhẹ nhàng, vui tươi, tình cảm) - Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát - Cho trẻ hưởng ứng cùng cô: 2 trẻ múa minh họa * Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “ Ai nhanh nhất” - Hôm nay cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi vui và rất hay, các con có muốn chơi những trò chơi ấy không? Đó là trò chơi “ Ai nhanh nhất” + Cách chơi: Khi nghe nhạc bài hát vừa thì đi vòng quanh ở ngoài, khi nhạc to thì phải nhảy vào vòng. + Luật chơi: khi nghe nhạc to hơn trẻ nhảy được vào vòng sẽ thắng, còn ai không chọn được vòng thì bị thua. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. * Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ. Thứ 3 ngày 06 tháng 10 năm 2015 PTTC: BÒ CHUI QUA CỔNG + TCVĐ: Chuyền bóng I/ Mục Đích – Yêu Cầu: - Trẻ thực hiện được vận động “ Bò chui qua cổng”. Biết bò bằng bàn tay, cẳng chân sát sàn, chui qua cổng không chạm vào cổng. - Rèn sự khéo léo, phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân khi bò. Rèn tính mạnh dạn tự tin qua trò chơi vận động “ Chuyền bóng” qua phải qua trái. - Trẻ hứng thú tham gia luyện tập, có tinh thần tập thể, ý thức khi tham gia luyện tập. II/ Chuẩn Bị: - Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo tính an toàn tập luyện cho trẻ . - Gậy cho mỗi trẻ tập BTPTC - Cổng cho trẻ luyện tập, bóng cho trẻ chơi trò chơi - Nhạc nền khởi động, nhạc bài hát: “ Mẹ ơi tại sao”. III/Tổ Chức Hoạt Động: *Hoạt động 1: Bé cùng khởi động - Cô đố các con ngày 20/10 là ngày gì? ( Ngày thành lập hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam) + Đó là ngày của ai? ( Ngày của bà, của mẹ...) - Đó là ngày lễ kỉ niệm của của bà, của mẹ, của tất cả những người phụ nữ Việt Nam, họ đã đóng góp một phần rất lớn trong gia đình và trong xã hội. - Để kỉ niệm ngày thành lập HLHPNVN. Hôm nay Trường Mầm Non Trúc Xanh tổ chức hội thi “ Ngày hội gia đình ” các con có muốn tham gia không. - Bây giờ xin mời các gia đình tý hon cùng tham gia hội thi “ Ngày hội gia đình”. Đến tham gia hội thi hôm nay cô sẽ là người dẫn chương trình, đồng hành cùng cô là 2 đội đại diện cho 2 gia đình tý hon, cả 2 đội sẽ cùng nhau trải qua 3 phần thi: + Phần thi thứ 1: Màn đồng diễn thể dục + Phần thi thứ 2: Khéo léo + Phần thi thứ 3: Chung sức - Cô xin giới thiệu ban giám khảo hội thi hôm nay là các cô giáo trong trường, chúng ta hãy vỗ tay thật lớn để nhiệt liệt chào đón các cô nào. + Để thực hiện tốt các phần thi xin mời các gia đình cùng khởi động nhé ! - Cô mở nhạc cho các cháu cùng đi và khởi động các kiểu chân, chạy chậm, chạy bình thường chạy nhanh, đi bình thường về đứng thành 4 hàng dọc tập bài tập phát triển chung. *Hoạt động 2: Trọng động Bài tập phát triển chung: - Sau đây sẽ là phần thi chính thức cho các gia đình trong ngày hôm nay. - Xin mời các gia đình cùng bước vào phần thi thứ nhất. Phần thi “ Màn đồng diễn thể dục”. - Tập theo nhạc bài “ Mẹ ơi tại sao + kết hợp gậy”: + ĐT Tay: Hai tay đưa ra trước, lên cao ( 4l x 4n ) + ĐT Bụng: Nghiêng người sang hai bên ( 2l x 4n ) + ĐT Chân: Đứng khụy gối ( 3l x 4n ) + ĐT Bật: Bât tách khép chân ( 2l x 4 n) - Phần thi “ Màn đồng diễn” cả 2 đội đều thực hiện rất xuất sắc, một tràng pháo tay dành cho 2 đội. Vận động cơ bản: “ Bò chui qua cổng” - Cho trẻ chuyển đội hình thành 2 hàng dọc quay mặt vào nhau. - Cô giới thiệu phần thi thứ 2: Khéo léo + Tiếp theo chương trình xin mời 2 đội cùng bước vào phần thi thứ 2 “ Khéo léo” ở phần thi này các gia đình phải thật khéo léo kết hợp tay, chân, mắt để bò chui qua cổng và không được chạm vào cổng. - Bạn nào có thể lên thực hiện phần thi này cho các gia đình cùng xem nào. + Lần 1: Trẻ thực hiện không giải thích . + Lần 2: Trẻ thực hiện + kết hợp cô gải thích - TTCB: Các con quỳ 2 đầu gối, cẳng chân và bàn chân sát sàn, 2 tay chống xuống sàn, lòng bàn tay úp xuống trước vạch phát, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh thì các con bò, khi bò phối hợp tay nọ, chân kia, bò đến dây (cổng) thì các con phải cúi thấp đầu và lưng xuống khéo léo bò qua dây (cổng) không chạm vào dây, bò đến đích rồi đứng dậy đi về cuối hàng đứng. - Cho 1-2 trẻ lên thực hiện. - Cho trẻ thực hiện mỗi lần 2 bạn ( Cô chú ý quan sát nhắc nhở trẻ thực hiện động viên khuyến khích trẻ). - Trong quá trình thực hiện cô thấy một số thành viên thực hiện vận dộng bò chui qua cổng còn chưa tốt để có kết quả tốt hơn thì bây giờ gia đình số 1 sẽ theo cô Hồng luyện tập còn gia đình số 2 sẽ ở lại luyện tập cùng cô Hoa nhé ! - Mời đại diện 2 gia đình lên thực hiện lại vận động. Trò chơi vận động “ Chuyền bóng” - Bây giờ 2 gia đình sẽ bước vào phần thi thứ III, hai gia đình sẵn sàng chưa nào? - Cô giới thiệu phần thi thứ 3: Chung sức - Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành 4 tổ mỗi tổ là một gia đình, khi nhạc cất lên, bạn đầu tiên cầm bóng chuyền qua phải cho bạn thứ 2 và cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng. Các con nhớ khi chuyền các con phải chuyền thật khéo léo, cầm bóng không làm rơi. - Luật chơi: Gia đình nào chuyền bóng nhanh nhất và nhiều bóng nhất thì gia đình đó chiến thắng. Nếu quả bóng bị rơi hay chuyền sai sẽ không được tinh. Kết thúc trò chơi khi hết nhạc. + Lần 1: Chuyền qua phải + Lần 2: Chuyền qua trái. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần. ( Cô nhận xét) - Cô thấy các đội tham gia cuộc thi rất nhiệt tình và hào hứng. Trong khi chờ kết quả của ban tổ chức chúng ta cùng đi hít thở nhẹ nhàng cho thoải mái nhé ! * Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cháu đi tự nhiên, hít thở nhẹ nhàng *Kết thúc: Chuyển hoạt động Thứ 4 ngày 07 tháng 10 năm 2015 PTNT: ÔN PHÍA PHẢI – PHÍA TRÁI CỦA BẢN THÂN +TC: Kết bạn I. Mục đích – Yêu cầu: - Trẻ biết xác định phía phải, phía trái của bản thân. - Rèn kỹ năng quan sát , xác định phía phải, phía trái của bản thân và diễn đạt chính xác từ phía phải của con cóphía trái của con có - Giáo dục trẻ biết ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển khỏe mạnh. II. Chuẩn bị: - Một số loại quả - Hoa, cây xanh III. Tổ chức hoạt động: *Hoạt động 1: Ôn tay phải, tay trái - Các con hãy đưa tay phải chào cô nào! - Cô gõ trống . - Các con hãy nhìn xem cô có gì nào? ( cái trống) - Cô cháu mình cùng chơi với trống nha. Cô gõ tùng thì các con đưa tay phải lên làm điệu bộ như đánh trống đồng thời dậm chân phải và các con nói là “phải” - Cô gõ cắc thì các con làm ngược lại là “Trái” -Các con chơi học giỏi để thưởng cho lớp mình, cô sẽ dẫn các con đến nhà bạn Na chơi nhé! - Bố giới thiệu về gia đình, và phía phải phía trái có ai - Mẹ , con giới thiệu phía phải, phía trái của mình. - Tại sao bố, mẹ và bạn Na lại xác định được phía trái, phía phải của mình giỏi thế nhỉ? ( mời bố) có đúng không các bạn? - Để xem có đúng không lát nữa cô cháu mình cùng tìm hiểu nhé. Bây giờ mình đi tham quan nhà bạn Na nhé. *Hoạt động 2: Bé chơi với trái cây, hoa - Nhà bạn Na trồng rất nhiều trái cây mình cùng ra vườn hái quả nào. - Trẻ lấy quả ngồi vào tổ - Trái cây đâu, trái cây đâu? Hãy bỏ trái cây bên phải các con nào? - Phía phải của con có gì? Vì sao con biết? - Phía bên tay phải gọi là phía phải. Tay phải đâu chỉ trái cây của mình nào. - Trái cây đâu. Hãy bỏ trái cây về bên trái các con nào. - Trái cây ở phía nào các con ? Vì sao con biết? - Mỗi loại cây là một loại quả. - Các con hãy đặt trái cây ở phía phải, cây ở phía trái. - Cô đố, cô đố! Phía phải của con có gì? Phía trái của con có gì? - Cả lớp cùng kiểm tra. Tay phải của các con đâu, chỉ vào trái cây của mình . Tay trái của các con đâu, chỉ vào cây của mình. - À đúng rồi: Vậy phía bên tay phải của các con gọi là phía phải. Phía bên tay trái của các con gọi là phái trái. - Trò chơi “ trốn cô” cho trẻ xoay người lại - Trái cây ở phía nào các con ? Tại sao lúc nãy trái cây ở phái phải các con mà giờ trái cây lại ở phía trái các con? - Khi con xoay người lại thì sẽ đổi hướng, trái cây bây giờ ở phía trái các con. Thế cái cây ở phái nào các con? => Các con ơi trong trái cây có rất nhiều vitamin nên chúng ta phải ăn nhiều trái cây cho da dẻ hồng hào đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể mình phát triển khỏa mạnh đấy. - Trò chơi “ Nói nhanh” + Cô nói phía - Trẻ nói tên đồ vật + Cô nói tên đồ vật – Trẻ nói phía *Hoạt động 3: Bé chơi đố nhau - Chơi trò chơi “ Kết bạn”. Trẻ kết thành 1 nhóm có 3 bạn đứng thành hang ngang. Cô đố từng nhóm: “Phía phải, phía trái bạn A có ai?” “Phía phải, phía trái bạn B có gì?” - Mình cùng chơi đố nhau nào. Xếp trẻ thành 2 hàng, Đi xung quanh lớp vừa đi vừa hát “ Tìm bãn thân” khi dừng lại 2 đội đố nhau hỏi phía trái phía phải của các bạn. - Chúng mình cùng đi tham quan vườn cây ăn quả nhà bạn Na . Vừa đi vừa hát khi hết bài hát các con hãy chạy về vườn cây ở phía phải của các con. - Cho trẻ chơi 1-2 lần - Kết thúc: Chào tạm biết gia đình bạn Na Thứ 6 ngày 09 tháng 10 năm 2015 PTNN: THƠ “ LỜI CHÀO ” ( Thơ trẻ đã biết ) + Hát: Cả nhà thương nhau I/ Mục đích – Yêu cầu: Trẻ thuộc thơ, biết tên bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ “ Lời chào” Rèn đọc thơ diễn cảm, trả lời rõ ràng mạch lạc. Giáo dục trẻ biết chào hỏi, lễ phép với những người trong gia đình và mọi người xung quanh. II/ Chuẩn bị: Hình ảnh minh họa bài thơ trên pawerpoint ( vi tính) Thơ chữ to. Khung tranh và các hình ảnh rời. Hình ảnh rời làm rối que. Nhạc bài hát “ Cả nhà thương nhau” III/ Tổ chức hoạt động: Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé Hôm nay có rất nhiều các cô tới dự lớp mình học chúng mình cùng chào các cô nào! + Các con vừa chào ai? + Vậy ngoài chào các cô đi học về chúng mình cần chào những ai? Các con có biết bài thơ nào cũng nói về bạn nhỏ rất là ngoan đi học về biết chào hỏi mọi người trong gia đình? Đó là bài thơ “ Lời chào” của nhà thơ Phạm Cúc các con chú ý lắng nghe cô đọc nhé! Hoạt động 2: Bài thơ tặng bé Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ, điệu bộ. + Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác. Bài thơ còn có hình ảnh minh họa rất đẹp cô cháu mình cùng xem đi xem nào. Trẻ đọc đồng dao: Đi cầu đi quán Cô đọc lần 2: Kết hợp xem hình ảnh trên pawerpoint Lần 3: Đọc trích dẫn, đàm thoại kết hợp giải thích từ khó và giải thích nội dung. “ Đi về con chào mẹ Ra vườn cháu chào bà Ông làm việc trên nhà Cháu lên! Chào ông ạ” + Khi đi học về em bé đã chào những ai? Đây là đoạn thơ thể hiện sự kính yêu của em bé đối với những người trong gia đình đấy các con. “ Lời chào thân thương quá Làm mát ruột cả nhà Đẹp hơn mọi bông hoa Cháu kính yêu trao tặng” 4 câu thơ này nói lên lời chào của em bé rất là quý và được tác giả so sánh còn đẹp hơn cả những bông hoa nữa. “ Chỉ những người đi vắng Cháu không được tặng chào” + Các con có biết gia đình bạn ai đang còn đi vắng ? Sự vắng mặt của bố khi bố phải đi làm xa nên em bé không tặng được chào. + Khi về bạn nhỏ đã làm gì? + Ra vườn bạn nhỏ chào ai? + Ông đang làm gì? ở đâu? + Khi thấy bạn nhỏ ngoan như vậy nên mọi người trong nhà như thế nào? + Câu thơ nào nói lên điều đó? Cô giải thích từ “mát ruột” có nghĩa là gia đình bạn rất là vui và hạnh phúc khi thấy bạn rất là ngoan đi học về biết chào hỏi lễ phép với mọi người. + Lời chào của bạn nhỏ được tác giả ví đẹp hơn gì? + Trong gia đình ai là người không được em bé tặng chào? => Qua bài thơ tác giả muốn nói rằng bạn nhỏ là một em bé rất là ngoan và lễ phép đi học về bạn biết chào hỏi mọi người trong gia đình mình và đó là niềm vui hạnh phúc của gia đình bạn ấy đấy các con ạ. Hoạt động 3: Bé đọc thơ Bây giờ chúng mình cùng thi nhau đọc thơ để tối về đọc cho cả nhà cùng nghe nào? Lớp đọc thơ: 1- 2 lần Nhóm bạn trai đọc thơ + Bạn đã lên nhà và chào ông như thế nào? + Câu thơ nào nói lên điều đó? Nhóm bạn gái đọc thơ Lớp đọc theo tay cô + Thông qua bài thơ các con thấy bạn nhỏ như thế nào? + Vậy các con cần làm gì để noi gương bạn nhỏ? Cho nhóm đọc thơ Cá nhân đọc thơ Hoạt động 4: Thi xem ai nhanh Chia trẻ thành 3 nhóm + Nhóm 1: Làm tranh theo nội dung bài thơ + Nhóm 2: Gắn hình ảnh vào thơ chữ to + Nhóm 3: Làm rối que Từng nhóm đọc trên sản phẩm mà mình đã tạo ra. Mời 2 trẻ đọc Mời cá nhân đọc. Giáo dục: Qua bài thơ muốn giáo dục chúng ta biết chào hỏi, lễ phép với những người trong gia đình và mọi người xung quanh mình. Kết thúc: Hát “ Cả nhà thương nhau ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY Thứ 2 ngày 05 tháng 10 năm 2015 - Sỷ số trẻ : 39 Số trẻ nghỉ học: 3 Lý do: Cháu nghỉ ốm - Tình hình chung về trẻ trong ngày: Bình thường - Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ: Không - Biểu hiện sức khỏe trong ngày: Bình thường HOẠT ĐỘNG HỌC - Kiến thức, kỹ năng của trẻ: + 75% trẻ hiểu được những công việc của những người thân trong gia đình, biết gia đình đông con, ít con + Một số cháu trả lời còn nhỏ và nói còn chưa mạch lạc như: Phương Linh, Quang Dũng, Anh Khoa - Cảm xúc, thái độ, hành vi: + Các cháu tham gia hoạt động tích cực HOẠT ĐỘNG CHƠI * Hoạt động ngoài trời: - Kiến thức, kỹ năng của trẻ: + 80% rẻ biết kể về các thành viên trong gia đình mình và công việc của mọi người trong gia đình. + Một số trẻ tham gia chơi trò chơi còn chưa mạnh dạn như: Quỳnh Anh, Quang Dũng - Cảm xúc, thái độ, hành vi: + Hứng thú, vui vẻ tham gia các trò chơi trên sân. * Hoạt động góc: - Kiến thức, kỹ năng của trẻ: + 80% trẻ biết chơi với đồ chơi ở các góc, và chơi đúng góc chơi. + Kỹ năng chơi của trẻ còn yếu, sự liên kết các góc chơi còn ít. - Cảm xúc, thái độ, hành vi: + Một số trẻ chơi xong chưa biết thu dọn cất đồ chơi gọn gàng như: Bảo Đăng, Nguyễn, Minh Trí chơi còn lộn xôn. HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG - Kiến thức, kỹ năng của trẻ: + 90 % trẻ thực hiện tốt lao động tự phục vụ và vệ sinh cá nhân. - Cảm xúc, thái độ, hành vi: + Thanh Trúc, Bảo Đăng .còn nghịch nước. ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY Thứ 3 ngày 06 tháng 10 năm 2015 - Sỷ số trẻ : 39 Số trẻ nghỉ học: 2 Lý do: Cháu bị sốt - Tình hình chung về trẻ trong ngày: Bình thường - Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ: Bình thường - Biểu hiện sức khỏe trong ngày: Bình thường HOẠT ĐỘNG HỌC - Kiến thức, kỹ năng của trẻ: + 80% trẻ thực hiện tốt vận động bò chui qua cổng và chơi tốt trò chơi chuyền bóng . + Một số trẻ kỹ năng bò còn yếu: Phương Linh, Quang Dũng, Thanh Hà - Cảm xúc, thái độ, hành vi: + Trang Đài, Quang Dũng, Lâm Yên chưa chú ý trong giờ học. HOẠT ĐỘNG CHƠI * Hoạt động ngoài trời: - Kiến thức, kỹ năng của trẻ: + 75% trẻ biết kể vể tên, sở thích của mình và công việc của các thành viên trong gia đình trẻ. + Một số trẻ còn chưa mạnh dạn khi tham gia chơi cùng bạn: Lâm Yên, Quang Dũng - Cảm xúc, thái độ, hành vi: + Hứng thú, vui vẻ tham gia trò chuyện cùng cô và tham gia tốt các trò chơi. * Hoạt động góc: - Kiến thức, kỹ năng của trẻ: + 70% trẻ ở góc xây dựng các trẻ đã biết xây nhà có cổng vào, vườn hoa, cây xanh, cột điện + Kỹ năng chơi ở góc phân vai trẻ thể hiện nhập vai chơi chưa đạt. - Cảm xúc, thái độ, hành vi: + Nghĩa, Nam, Trí, Thành Công khi chơi còn hay chạy lộn xộn, chưa thể hiện vai chơi tốt. HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG - Kiến thức, kỹ năng của trẻ: + 90% trẻ thực hiện lao động tự phục vụ và theo sự phân công của cô. + Thành Duy, Huy Hoàngcon lúng túng khi thay đồ. - Cảm xúc, thái độ, hành vi: + Bảo Đăng còn nghịch nước trong nhà vệ sinh - Lưu ý: ĐÁNH GIÁ TRẺ HẰNG NGÀY Thứ 4 ngày 07 tháng 10 năm 2015 - Sỷ số trẻ : 39 Số trẻ nghỉ học: 2 Lý do: Cháu nghỉ ốm - Tình hình chung về trẻ trong ngày: Bình thường - Những sự kiện đặc biệt đối với trẻ: Không - Biểu hiện sức khỏe trong ngày: Bình thường HOẠT ĐỘNG HỌC - Kiến thức, kỹ năng của trẻ: + 80% trẻ biết xác định được các phía của bản thân. + Một số trẻ kỹ năng xác định phía còn lúng túng: Dũng, Nhật Huy, Công - Cảm xúc, thái độ, hành vi: + Trẻ hướng thú tham gia các hoạt động.. HOẠT ĐỘNG CHƠI * Hoạt động ngoài trời: - Kiến thức, kỹ năng của trẻ: + 85% trẻ biết một số đồ dùng trong gia đình trẻ. + Hầu hết trẻ có kỹ năng và hứng thú chơi trò chơi cùng cô. - Cảm xúc, thái độ, hành vi: + 90% trẻ hứng thú, vui vẻ tham gia các hoạt động tích cực * Hoạt động góc: - Kiến thức, kỹ năng của trẻ: + 70% trẻ biết dùng một số nguyên vật liệu phế thải để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho góc xây dựng. + Kỹ năng chơi khi liên kết các góc của trẻ còn yếu. - Cảm xúc, thái độ, hành vi: + Trẻ hứng thú tham gia chơi ở các góc. HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG - Kiến thức, kỹ năng của trẻ: + 95%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx4 tuoi_12317759.docx
Tài liệu liên quan