Giáo án mầm non lớp lá - Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Thơ tình bạn

1-Hoạt động 1: Gây hứng thú:

- Hát bài: Vui đến trường

- Khi đến trường các con được gặp những ai? con cảm thấy như thế nào?

- các con tới trường ,tới lớp các con được học và vui chơi cùng các bạn đúng không?

Vậy muốn chơi vui vẻ với các bạn thì chúng mình phải chơi với bạn thế nào ?

Đúng rồi đấy chúng mình phải chơi đoàn kết,không tranh giành đồ chơi, không đánh các bạn, biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau có như vậy chúng mình mới chơi với nhau được lâu và vui vẻ được.

- Có một bài thơ rất hay nói về tình cảm của các bạn dành cho nhau khi bạn bị ốm. Cô đố các con biết đó là bài thơ gì?

- Đúng rồi đó là bài thơ: "Tình bạn" của tác giả Trần Thị Hương. Hôm nay cô và chúng mình cùng đọc thật hay bài thơ này để thể hiện tình cảm của chúng mình nhé.

 

docx4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 19360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Thơ tình bạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐỀ TÀI : THƠ TÌNH BẠN LỚP : 5-6 TUỔI THỜI GIAN: 30-35 PHÚT NGÀY SOẠN: T10/2018 NGÀY DẠY: T10/2018 NGƯỜI DẠY : NGUYỄN THỊ HẰNG ĐƠN VỊ : TRƯỜNG MẦM NON NGŨ THÁI 1. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ đọc thuộc thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả, đọc diễn cảm bài thơ - Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, qua bài thơ trẻ cảm nhận được sự quan tâm và tình cảm của các bạn trong lớp dành cho nhau. 2. Kỹ năng: - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ. - Rèn kỹ năng trả lời đủ câu và bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách tự nhiên. - Phát triển khả năng chú ý, cảm xúc, tưởng tượng cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ biết quan tâm giúp đỡ bạn, nhất là khi bạn bị ốm. 2. Chuẩn bị: - Tranh thơ - Giáo án điện tử; tranh chữ to bài thơ - Đường hẹp. 3. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1-Hoạt động 1: Gây hứng thú: - Hát bài: Vui đến trường - Khi đến trường các con được gặp những ai? con cảm thấy như thế nào? - các con tới trường ,tới lớp các con được học và vui chơi cùng các bạn đúng không? Vậy muốn chơi vui vẻ với các bạn thì chúng mình phải chơi với bạn thế nào ? Đúng rồi đấy chúng mình phải chơi đoàn kết,không tranh giành đồ chơi, không đánh các bạn, biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau có như vậy chúng mình mới chơi với nhau được lâu và vui vẻ được. - Có một bài thơ rất hay nói về tình cảm của các bạn dành cho nhau khi bạn bị ốm. Cô đố các con biết đó là bài thơ gì? - Đúng rồi đó là bài thơ: "Tình bạn" của tác giả Trần Thị Hương. Hôm nay cô và chúng mình cùng đọc thật hay bài thơ này để thể hiện tình cảm của chúng mình nhé. 2- Hoạt động 2: Nội dung a.Cô đọc thơ và làm rõ nội dung bài thơ: - Để đọc được hay và hiểu hơn về nội dung bài thơ chúng mình cùng nghe cô đọc nhé. - Lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp tranh thơ . - Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? - Trong bài thơ có nhắc đến những bạn nào? - Để hiểu rõ hơn về bài thơ các con hay chú ý nghe cô đọc thơ qua các hình ảnh trên vi tính nhé. - Bài thơ nói về tình bạn giữa ai với ai?  - Bạn nào đã phát hiện ra Thỏ nâu bị ốm? - khi biết thỏ bị ốm, các bạn đã làm gì? -các bạn đã mua những gì để đến thăm Thỏ? - Các bạn đều mong muốn cho Thỏ điều gì? - Khi chơi với bạn các con phải như thế nào? - Khi bạn bị ốm các con phải làm sao? * Giảng giải: Bài thơ nói về tình bạn giữa: Thỏ nâu với Hươu, Gấu, Mèo, Nai. Khi thấy bạn Thỏ nâu bị ốm các bạn đã rủ nhau đi thăm bạn, mỗi bạn mua một thứ vừa mát lại bổ mong muốn bạn mau lành bệnh để cùng nhau đến lớp học đấy. - các con học rất giỏi nên cô sẽ tặng chúng mình 1 video . các con cùng lắng nghe nhé! -chúng mình vừa được nghe bài thơ rồi đấy . thế các con có biết câu thơ: "Khế ngọt lại thanh" Theo các con hiểu “Thanh” là như thế nào? => "Thanh" tức là khế vừa ngọt, vừa ròn ăn rất ngon, mát rất tốt cho cơ thể đấy. - Còn câu "Trò giỏi kết đoàn" . Theo các con "Kết đoàn" có nghĩa như thế nào ? => Kết đoàn là các bạn yêu thương, gắn bó, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. b.Trẻ đọc thơ - Bây giờ chúng mình cùng thể hiện tình cảm của chúng mình qua bài thơ này nhé. - cô mời cả lớp đọc nào - cô xin mời tổ hoa hồng nào Tiếp theo xin mời nhóm các bạn nữ - và phần thể hiện của tổ hoa cúc nào - nhóm các bạn trai nào - mời bạn khánh hòa nào - và phần thể hiện của tổ hoa sen nào - các con đọc thơ rất là hay cô khen cả lớp nào. Bây giờ cô có ý tưởng thế này chúng mình sẽ thi đua đọc thơ nối tiếp , khi cô đưa tay về bên nào thì bên đó đọc ,cô đưa 2 tay thì cả lớp đọc các con đã hiều chưa nào. - Trẻ đọc thơ nối tiếp theo yêu cầu của cô Các con đã vừa được làm quen với bài thơ gì nhỉ? Do ai sáng tác? => Giáo dục : Các con ạ , chúng mình phải biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè khi khó khăn, học cùng lớp thì quan tâm lẫn nhau để cùng nhau trở thành con ngoan trò giỏi các con có đồng ý không nào. C. Trò chơi :Tìm và gạch chân chữ cái đã học trong bài thơ - Các con vừa thể hiện bài thơ rất hay rồi. bây giờ chúng mình sẽ cùng nhau chơi 1 trò chơi nhé! - Trò chơi như sau : các con chia làm 2 đội : đội nam và đội nữ sẽ cùng xuất phát đi theo đường hẹp lên tìm và gạch chân chữ cái mà các con đã được học có trong bài thơ nhé - Nào chúng mình đã được học những chữ cái nào rồi nhỉ ? -À, đúng rồi là chữ : a ,ă,â,o,ô,ơ .tất cả là bao nhiêu chữ ? - Các con đã hiểu cách chơi chưa nào ? - Trẻ chơi , cô mở nhạc “lớp chúng mình đoàn kết” - kiểm tra kết quả - Nhận xét, tuyên dương 3- Hoạt động 3: kết thúc Hôm nay chúng mình đã được học 1 bài thơ rất hay về tình bạn . Bây giờ các con sẽ cùng nhau tìm cho mình một người bạn thân để cùng giúp nhau học tập nhé Cô mở nhạc :Tìm bạn thân - Trẻ hát - Thấy vui ạ - Có cô giáo, các bạn.... Chơi đoàn kết ạ - Trẻ lắng nghe - Bài thơ "Tình bạn" - Trẻ nghe cô đọc - Bài thơ "Tình bạn" -tác giả Trần Thị Hương - Tình bạn của Gấu, Thỏ nâu, Mèo, Hươu, Nai - Rủ đi thăm thỏ, - Chúc bạn khỏe nhanh, cùng nhau đến lớp  - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ suy nghĩ trả lời - Trẻ đọc thơ - Trẻ đọc theo tay cô chỉ - Trẻ đọc thơ. - Trẻ lắng nghe  - Trẻ đọc theo tay cô chỉ - Trẻ chơi TC - Trẻ hát ra ngoài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtho tinh ban_12438165.docx
Tài liệu liên quan