Giáo án mầm non lớp lá - Trường Mầm Non Tuổi Ngọc

1Khởi động:

Cô hướng dẫn trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa vỗ tay, chạy nhẹ nhàng, đi chậm, đi khom, đi nhón gót, đi bình thường.

2Trọng động: Bài tập phát triển chung

Cô hướng dẫn trẻ xếp thành 4 hàng dọc theo tổ.

Động tác hô hấp: thổi nơ

Tư thế chuẩn bị: trẻ đứng thoải mái, chân rộng bằng vai, tay thả lỏng.

Tập: + Trẻ hít vào thật sâu, kết hợp với tay đưa ngang vai, hai bàn tay khum trước miệng hít vào thở ra làm động tác thổi nơ

+ Nghỉ 2,3 giây cho trẻ tập tiếp.

Động tác tay: Hai tay lên cao, ra trước sang ngang.

Tư thế chuẩn bị: trẻ đứng thẳng, 2 chân ngang vai.

Tập:

- Nhịp 1:Bước chân trái sang ngang, Đưa 2 tay lên cao.

-Nhịp 2: Đưa 2 tay ra phía trước

- Nhịp3: đưa thẳng 2 tay ra ngang vai.

- Nhịp 4: Đứng thẳng hai tay thả xuôi theo người, rút chân về.

- Nhịp 5,6,7,8: Đổi chân thực hiện tương tự.

 

doc61 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Trường Mầm Non Tuổi Ngọc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m phân loại các con vật nuôi theo đặc điểm, lợi ích của chúng. - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây làm thí nghiệm, theo dõi sự phát triển của cây. -Cháu biết tổ chức chăm sóc, chơi đúng theo hướng dẫn của cô. - Phát triển kĩ năng khám phá các hiện tượng xung quanh, biết nêu dự đoán về sự phát triển của cây. -Khi tham gia chơi trẻ đoàn kết, biết chơi nhẹ nhàng không làm vây bẩn đất, không đổ nhiều nước, giáo dục trẻ tiết kiệm nước khi sử dụng. Tranh về quá trình phát triển của cây. Một số hạt và cây con, cây trưởng thành. -Gợi ý cho các cháu đến góc chơi, gợi mở các công việc chơi trong góc: Cô gợi ý hướng dẫn trẻ: cho trẻ tưới nước và nhặt cỏ, lá vàng trên cây cảnh. - Cho trẻ dự đoán sự phát triển của cây. -Cô hướng dẫn trẻ lấy hạt giống và gieo xuống đất. -Hướng dẫn cháu quan sát sự phát triển của cây. -Cô bao quát trẻ thực hiện. Hoạt động 3: Nhận xét cuối giờ chơi: -Cô nhận xét kĩ năng chơi ở các góc -Nhận xét quá trình trẻ chơi ở các góc -Nhận xết kết quả chơi ở các góc -Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng sau khi chơi. Thứ hai ngày 29/12/2014 HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển nhận thức: Khám phá khoa học Những con vật nuôi trong gia đình -Trẻ biết tên gọi, đặc điểm đặc trưng của một số con vật nuôi trong nhà: Con gà, con mèo, con thỏ, con vịt.Biết về nơi sống, thức ăn, vận động, tiếng kêu, sinh sản và lợi ích của các con vật Gọi tên nhóm con vật theo đặc điểm chung -Phát triển cho trẻ kỹ năng quan sát, phân biệt và so sánh, nhận xét, ghi nhớ có chủ định. -Trẻ thích khám phá, yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. -Đồ dùng của cô: 4 bức tranh về 4 con vật nuôi trong nhà: Con gà, con vịt, con mèo, con thỏ, 1 củ cà rốt. -Giá để tranh, que chỉ. -Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 lô tô có in hình con gà, con vịt, con thỏ hay con mèo. 4 góc tường dán tranh hình hình củ cà rốt, thóc, con chuột, cây cỏ nhỏ và các sinh vật bé trong nước. Hoạt động1: Ổn định tổ chức-Gây hứng thú. - Cô cho trẻ hát bài “gà trống, mèo con và cún con” - Trong bài hát có nhắc đến những con vật gì? - Chúng mình thường thấy những con vật đó được nuôi ở đâu nhỉ? - những con vật đó là những động vật được nuôi trong nhà. Hôm nay cô sẽ cho chúng mình tìm hiểu về một số con vật nuôi trong nhà Hoạt động2: Khám phá về một số con vật nuôi. - Cô đọc câu đố : Đầu đội mũ đỏ Chân đi giày vàng Cất giọng vang vang Giục trời mau sáng Đố là con gì? -Lớp mình có nhà bạn nào nuôi gà không? -Thế các con đã biết những gì về con gà rồi? -Cô có bức tranh vẽ gì đây? -Các con thấy gà có những đặc điểm gì? -Gà có mào, có 2 chân, có mỏ, có 2 cánh -Ai biết gà ăn gì nhỉ? -Bạn nào cho cô và các bạn cùng biết con gà này kêu như thế nào? -Chúng mình cùng bắt chiếc tiếng kêu của gà mái nào! - Thế gà là động vật đẻ con hay đẻ trứng nhỉ? -Chúng mình đã được ăn trứng gà bao giờ chưa? ð Gà là động vật nuôi trong gia đình, có 2 chân, có mào, có 2 cánh, là động vật đẻ trứng. Gà thuộc nhóm gia cầm. -Cô đang cầm củ gì đây? -Đố chúng mình biết loài động vât nào thích nhất ăn củ cà rốt này? -Lớp mình có nhà bạn nào nuôi thỏ không? - Các con biết con thỏ có những gì, ai biết nào? -Con thỏ có những gì? -Ai biết ngoài cà rốt ra thì thỏ còn ăn gì nữa? - Thỏ là loài động vật đẻ con hay đẻ trứng ? ð Thỏ là 1 trong những loài đông vật được nuôi trong nhà, thỏ có 4 chân, có tai dài, đuôi ngắn, thức ăn chính là cà rốt và lá rau xanh, là động vật đẻ con đấy. Thỏ thuộc nhóm gia súc *Tương tự hỏi lần lượt hỏi về con vịt và con mèo. Về các đặc điểm và nơi sống, thức ăn, sinh sản, vận động của chúng. * Cô vừa cho chúng mình khám phá những con vật sống ở đâu ? -Cho trẻ so sánh điểm giốngvà khác nhau của các con vật.(Gà-Vịt) và (Thỏ-Mèo) -Ngoài những con vật trên thì còn loài động vật nào cũng được coi là động vật nuôi trong gia đình? -Cô kể tên kết hợp xem băng hình về một số con vật nuôi trong nhà cho trẻ. Thế ruồi, muỗi, kiến cũng sống trong nhà có phải là động vật nuôi trong nhà không Giáo dục trẻ : Biết yêu quý chăm sóc các con vật sống trong gia đình không làm hại chúng.Không chơi với những con vật có móng sắc nhọn. Hoạt động3:Trò chơi củng cố. *Trò chơi 1 : Tai ai tinh -Cách chơi: cô yêu cầu kể tên các động vật nuôi trong nhà, mỗi bạn được cô mời trả lời phải kể được 3 con vật nuôi trong nhà. -Luật chơi : Bạn kể sau không được trùng lặp hoàn toàn với bạn kể trước đó. *Trò chơi 2 : Về đúng nhà -Cách chơi: Cô sẽ phát cho mỗi bạn trong lớp 1 lô tô in hình con gà, hay con thỏ, con mèo, con vịt. Trên 4 góc tường cô có dán hình củ cà rốt; thóc; con chuột; cây cỏ nhỏ và các sinh vật nhỏ trong nước. trẻ đi vòng tròn quanh lớp, vừa đi vừa hát, khi cô có hiệu lệnh “ Tìm nhà” thì bạn có lô tô con gì phải về đúng nhà là thức ăn yêu thích của loài đó -Cô cho trẻ chơi 2-3 cho trẻ đổi lô tô với nhau *Kết thúc : cô cùng trẻ làm vận động của các Con vật và đi ra ngoài. . HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI -Quan sát thời tiết - TCDG: Mèo đuổi chuột - Chơi tự do Cháu quan sát nhận biết các hiện tượng thời tiết trong ngày, biết các hiện tượng thời tiết có liên quan đến cây xanh như thế nào? -Cháu biết chơi trò chơi “Mèo đuổi chột” Mũ nón cho trẻ dạo, chơi. Sân rộng rãi,thoáng mát. - Hoạt động 1: Quan sát thời tiết. Cho các cháu dạo chơi, quan sát trò chuyện về các hiện tượng thời tiết. -Trẻ nhận xét về hiện tượng thời tiết hôm nay thế nao?các hiện tượng về gió, mưa, nắng, không khí -Biết được thời tiết rất quan trọng với cây xanh. -Giáo dục cháu biết chăm sóc cây xanh, tưới nước cho cây, không ngắt cây, bẻ cành..không dẫm lên cây.. Hoạt động 2 : TCVĐ: “Mèo đuổi chuột” Cô cho trẻ nêu lại cách chơi, luật chơi. Cho trẻ chơi, cô bao quát, khuyến khích trẻ chơi. Hoạt động3: Chơi tự do: Cô bao quát cháu. .. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - TCDG: Xỉa cá mè - Trò chuyện về các con vật nuôi - Chơi tự do ở các góc -Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô khi trò chuyện. -Biết chơi trò chơi đoàn kết cùng các bạn trong khi chơi. - Gọi tên nhóm con vật theo đặc điểm chung. Một số bức tranh các con vật nuôi trong gia đình. Hoạt động 1: TCDG: Xỉa cá mè. -Giới thiệu cách chơi luật chơi. -Cho trẻ chơi 2-3 lần Hoạt động 2: Trò chuyện về các con vật nuôi. Cô giới thiệu bức tranh về các con vật nuôi. Hướng dẫn trẻ trò chuyện về các con vật trong gia đình?Con chó có đặc điểm gì?Nó có những bộ phận gì?Nó ăn thức ăn gì? Con chó giúp ích gì cho gia đình? -Những con vật khác nêu câu hỏi tương tự.Giáo dục trẻ biết yêu quý chăm sóc các con vật nuôi không làm hại chúng. -Cô động viên, khuyến khích trẻ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của cô. Hoạt động 3: Chơi tự do ở các góc Trò chuyện với trẻ về một số góc chơi. Cho trẻ chọn góc chơi, chơi theo ý thích *Nhận xét nêu gương – Trả trẻ Thứ ba ngày 30/12/2014 HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển nhận thức: Làm quen với toán Đếm đến 8, nhận biết nhóm có số lượng 8, làm quen số 8 Trẻ biết đếm đến 8.Nhận biết nhóm có 8 đối tượng .Nhận biết số 8. -Rèn khả năng đếm và tạo nhóm. -Phát triển khả năng quan sát,tư duy cho trẻ. -Giáo dục các cháu biết ích lợi của một số loại quả. -Thẻ số 1-8 đủ cho cô và cháu. -Mỗi cháu 8 quả cà chua ,8 hoa cà . -Một số loại quả có số lượng 6,7. -Máy tính,giáo án điện tử. -Một số loại quả cắt rời ,một số quả nhựa. -Thẻ số 7,8. Hoạt động 1: Luyện tập nhận biết nhóm có số lượng 7. -Lớp hát và vận động theo lời bài hát : “Qủa” -Đố lớp mình vừa rồi các con hát bài hát gì? -Trong bài hát có những loại quả nào? -Ngoài các loại quả đó ra các con còn biết những loại quả nào khác? -Quả cho ta ích lợi gì ? =>Đúng rồi quả cho chúng ta rất nhiều vitamin và muối khoán vì vậy các con phải ăn thật nhiều để cho khỏe mạnh ,da dẻ hồng hào . -Cho cháu xem hình ảnh một số loại quả . -Đếm số quả dâu ,quả sầu riêng,cà chua,thanh long ,quả khế - Cháu đếm -Chọn số tương ứng. Hoạt động 2: Đếm đến 8.Nhận biết nhóm có 8 đối tượng .Nhận biết số 8. -Cô đọc câu đố về quả cà chua : « Tên em cũng gọi là cà Mình tròn quả đỏ ,chín vừa nấu canh. Đố lớp mình đó là quả gì ? » (Qủa cà chua) -Đúng rồi đó là quả cà chua ,các con đã ăn chưa, cà có rất nhiều vitamin c giúp sáng mắt vì vậy cc phải ăn nhiều vào. -Để có nhiều quả cà thì người nông dân phải trồng nhà cô cũng trồng cà chua đó cc .Sáng hôm nay cô ra vườn thấy vườn cà ra rất nhiều hoa các con hãy lấy tất cả hoa xếp thành một hàng ngang . -Khi những hoa này được ong,bướm mang phấn hoa đi thụ phấn thì những bông hoa này cho ra được 7 quả cà . -Các con hãy xếp tương ứng 1 :1 một hoa cà với một quả cà sao cho nhóm quả cà ít hơn nhóm hoa cà là 1. -Lớp đếm nhóm quả cà. -Bạn nào có nhận xét gì về hai nhóm hoa và quả cà ? -Tại sao con biết hai nhóm đó không bằng nhau ? -Để hai nhóm bằng nhau ta phải làm sao ? -Lớp đếm nhóm cà -Đọc 7 thêm 1 bằng 8. -Lớp mình có nhận xét gì về nhóm hoa và nhóm quả cà ?Và cùng bằng mấy ? -Lớp đếm số hoa,số quả cà .Đọc số tương ứng.(k có số) -Mời cá nhân đếm đọc số tương ứng . -Để chỉ số lượng nhóm hoa và nhóm quả cà cô cũng có số 8. -Lớp cá nhân phát âm số 8. -Bạn nào có nhận xét gì về số 8. -Số 8 :Có 1 nét cong tròn khép kín ở trên và 1 nét cong tròn khép kín ở dưới. -Đếm số hoa cà gắn số tương ứng. -Đếm số quả cà gắn số tương ứng. -Có 1 quả cà đã chín rụng rồi còn lại mấy quả cà ?Đếm và gắn số tương ứng (7). -Cô lại cần 2 quả cà để chế biến thức ăn nên cô đã hái đi 2 quả vậy còn lại mấy quả cà ? Đếm và gắn số tương ứng (5). -Chưa đủ nấu nên cô lại hái thêm 3 quả nữa vậy còn bao nhiêu quả ?Đếm số quả cà gắn số tương ứng (2) -Còn lại 2 quả cô cũng hái vào vậy còn mấy quả ?(0 ) -Khi quả hái hết thì những hoa cà cũng rụng đi .(Cất lần lượt hoa cà) -Cô xuất hiện số 8 hỏi cháu đây là số gì ? -Số đứng liền trước số 8 là số mấy ?(7) -Số đứng liền trước số 7 là số nào ?(6) -Cho cháu đọc các số 6,7,8. Hoạt động 3 :Trò chơi củng cố. 1.Trò chơi : Gắn đủ số lượng 8. -Cô đặt trên bàn 5 quả mít hỏi lớp có mấy quả mít  ?Bây giờ cô muốn có 8 quả mít thì phải làm sao ?Mời 1 cháu lên gắn kiểm tra kết quả sau đó mời 1 cháu lên gắn số tương ứng. -Tổ chức cho 2 cháu thi đua gắn quả có số lượng 8 : Qủa thanh long,quả vú sữa. -Mời 2 cháu chọn gắn số tương ứng. -Kiểm tra và đọc số quả và số tương ứng. 2.Trò chơi :« Bé nhanh tay » -Cô sẽ chia lớp thành 2 đội mỗi đội chọn 8 bạn. -Cô phổ biến luật chơi –Cách chơi. +Luật chơi :Mỗi bạn chỉ được chọn một quả theo yêu cầu đội nào nhanh và đúng thì đội đó sẽ chiến thắng. +Cách chơi :Khi có hiệu lệnh của cô ,hai bạn đầu hàng của hai đội chạy lên trên rổ chọn cho mình một quả theo yêu cầu rồi chạy về cuối hàng đứng bạn tiếp theo cũng chạy lên thực hiện giống bạn thứ nhất cứ như vậy thực hiện cho đến hết thời gian. -Cháu chơi . HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát tranh các vật nuôi trong gia đình - TCVĐ: Tìm lá cho cây - Chơi tự do Cháu quan sát nhận biết các đặc điểm của các con vật nuôi.Hiểu được các lợi ích mà chúng đem lại. -Cháu biết chơi trò chơi “Tìm lá cho cây” -Thích chăm sóc con vật quen thuộc. Mũ nón cho trẻ dạo, chơi. Sân rộng rãi,thoáng mát. - Hoạt động 1: Quan sát tranh các vật nuôi trong gia đình. Cho các cháu dạo chơi, quan sát trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình. -Trẻ nhận xét về đặc điểm của các con vật nuôi.Hiểu được các lợi ích mà chúng đem lại. Các con vật này sống ở đâu? Chúng thường ăn những thức ăn gì? Chúng có tiếng kêu ra sao? -Biết được lợi ích của chúng đối với con người. -Giáo dục cháu biết chăm sóc các con vật không làm hại chúng, biết cho chúng ăn và không chơi với những con vật có móng sắc nhọn. Hoạt động 2 : TCVĐ: “Tìm lá cho cây” Cô cho trẻ nêu lại cách chơi, luật chơi. Cho trẻ chơi, cô bao quát, khuyến khích trẻ chơi. Hoạt động3: Chơi tự do: Cô bao quát cháu. .. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - TCDG: Ô ăn quan - Ôn số lượng từ 1 đến 8 - Chơi tự do ở các góc -Biết chơi trò chơi, hiểu luật chơi và cách chơi. -Trẻ biết đếm con số từ 1 đến 8. Biết nhận ra nhóm có số lượng trong phạm vi 8. - Luyện các kỹ năng ghi nhớ có chủ định. Một số thẻ số từ 1 đến 8. Trò chơi cho trẻ chơi. Hoạt động 1: TCDG: Ô ăn quan -Giới thiệu cách chơi luật chơi. -Cho trẻ chơi 2-3 lần Hoạt động 2: Ôn số lượng từ 1 đến 8 Cô giới thiệu lại các số từ 1 đếm 8. Cho trẻ đọc lại các con số theo lớp, từng tổ, nhóm, cá nhân. Hướng dẫn trẻ nhận biết các nhóm có số lượng trong phạm vi 8. Cô cho trẻ thực hiện và bao quát giúp đỡ trẻ.Khuyến khích trẻ thực hiện. Hoạt động 3: Chơi tự do ở các góc Trò chuyện với trẻ về một số góc chơi. Cho trẻ chọn góc chơi, chơi theo ý thích *Nhận xét nêu gương – Trả trẻ Thứ tư ngày 31/12/2014 HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển thẩm mỹ Tạo hình Vẽ con gà trống . HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Dạo chơi sân trường, quan sát thời tiết - TCDG: Thỏ đổi lồng - Chơi tự do -Cháu dạo chơi thoải mái, vui vẻ cùng các bạn. -Cháu quan sát nhận biết các hiện tượng thời tiết trong ngày, biết các hiện tượng thời tiết có liên quan đến cây xanh như thế nào? -Cháu biết chơi trò chơi “Thỏ đổi lồng” Mũ nón cho trẻ .,dạo, chơi. -Sân rộng rãi, thoáng mát cho trẻ chơi. - Hoạt động 1: Dạo chơi sân trường, quan sát thời tiết. Cho các cháu dạo chơi, quan sát trò chuyện về các hiện tượng thời tiết. -Trẻ nhận xét về hiện tượng thời tiết hôm nay thế nao?các hiện tượng về gió, mưa, nắng, không khí -Biết được thời tiết rất quan trọng với cây xanh. -Giáo dục cháu biết chăm sóc cây xanh, tưới nước cho cây, không ngắt cây, bẻ cành..không dẫm lên cây.. Hoạt động 2 : TCVĐ: “Thỏ đổi lồng” Cô cho trẻ nêu lại cách chơi, luật chơi. Cho trẻ chơi, cô bao quát, khuyến khích trẻ chơi. Hoạt động3: Chơi tự do: Cô bao quát cháu. .. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - TCDG: Rồng rắn lên mây - Thực hiện bổ sung quyển tạo hình - Chơi tự do ở các góc -Trẻ biết cách chơi trò chơi. -Trẻ biết thực hiện bài tập theo yêu cầu.Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô khi trò chuyện. -Biết chơi trò chơi đoàn kết cùng các bạn trong khi chơi. Một số bức tranh về nước cho trẻ quan sát và nhận xét về trạng thái của nước. Hoạt động 1: TCDG: Rồng rắn lên mây -Giới thiệu cách chơi luật chơi. -Cho trẻ chơi 2-3 lần Hoạt động 2: Thực hiện bổ sung quyển tạo hình -Cô cho trẻ thực hiện vở tạo hình. -Hướng dẫn trẻ tập vẽ bức tranh về khung cảnh trời mưa. -Cô động viên, khuyến khích trẻ thực hiện theo yêu cầu bài vẽ. Hoạt động 3: Chơi tự do ở các góc Trò chuyện với trẻ về một số góc chơi. Cho trẻ chọn góc chơi, chơi theo ý thích *Nhận xét nêu gương – Trả trẻ Thứ năm ngày 1/1/2015 HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển ngôn ngữ Làm quen văn học Thơ: Mèo đi câu cá . . HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Vẽ theo ý thích - TCDG: Nhảy dây - Chơi tự do -Trẻ biết sử dụng các kỹ năng vẽ nét cong, nét xiên, nét thẳng để vẽ. -Trẻ biết chơi trò chơi đoàn kết cùng các bạn trong khi chơi. -Trẻ biết tham gia cùng các bạn trong nhóm chơi. Mũ nón cho trẻ .,dạo, chơi. -Sân rộng rãi, thoáng mát cho trẻ chơi. -Phấn vẽ cho trẻ. Hoạt động 1: Vẽ theo ý thích Trò chuyên về một số con vật sống trong gia đình. Cho trẻ quan sát và nhận xét về các con vật nuôi trong gia đình. -Con thấy con vật này có đặc điểm gì? -Để vẽ được con gà trống mình sẽ vẽ cái gì trước? Mình sẽ dùng nét gì để vẽ?Tiếp theo mình sẽ vẽ cái gì? Giáo dục trẻ vẽ xong mình phải biết giữ gìn sản phẩm của mình.Trẻ biết yêu quý và chăm sóc các con vật sống trong gia đình trẻ. - Hoạt động 2: TCDG: Nhảy dây. -Trò chuyện luật chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi 3-4 lần.Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi -Động viên khuyến khích trẻ chơi. - Hoạt động 3: Chơi tự do Cho trẻ chọn lựa các đồ chơi dân gian, cát nước chơi theo ý thích. .. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - TCDG: Ô ăn quan - Thực hiện kisdmart - Chơi tự do ở các góc -Trẻ biết cách chơi trò chơi, chơi đúng cách chơi, luật chơi. -Trẻ biết thực hiện trên máy tính đúng các thao tác. -Chơi đoàn kết cùng các bạn trong lớp. -Trò chơi cho trẻ chơi -Máy cho trẻ thực hiện. -Một số góc chơi cho trẻ chơi. Hoạt động 1: TCDG: Ô ăn quan. -Giới thiệu cách chơi luật chơi. -Cho trẻ chơi 2-3 lần Hoạt động 2: Thực hiện kisdmart Cô cho trẻ thực hiện trên máy vi tính. Hướng dẫn trẻ còn lúng túng và chưa thực hiện được các thao tác trên máy. Cô chú ý động viên khuyến khích trẻ thực hiện. Hoạt động 3: Chơi tự do ở các góc Trò chuyện với trẻ về một số góc chơi. Cho trẻ chọn góc chơi, chơi theo ý thích *Nhận xét nêu gương – Trả trẻ Thứ sáu ngày 2/1/2015 HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC Phát triển thẩm mỹ Âm nhạc Vỗ TTC: Gà trống, mèo con và cún con NH: gà gáy le te TC: Ai nhanh nhất . .. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát vận động của các con vật nuôi - TCVĐ: Bắt chước dáng đi của các con vật - Chơi tự do Cháu quan sát các vận động của các con vật nuôi trong gia đình. -Tự nhận biết và gọi tên một số con vật. -Biết chơi đoàn kết với bạn, không chen lẫn nhau khi chơi. -Biết chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. -Mũ nón cho trẻ đi dạo chơi -Sân rộng rãi,thoáng mát. -Một số hình ảnh về các vận động của một số con vật. Hoạt động 1: Quan sát vận động của các con vật nuôi Cho các cháu dạo chơi,quan sát trò chuyện về một số con vật nuôi. -Trẻ nhận xét về dáng đi, vận động của các con vật? -Con gà có dáng đi như thế nào?Con chó có dáng đi như thế nào? -Biết chơi ở những nơi an toàn, không chơi ở những nơi mà cô chưa cho phép. -Giáo dục cháu biết chăm sóc các con vật sống trong gia đình không lại gần chỗ những con vật có móng sắc nhọn. Hoạt động 2 : Bắt chước dáng đi của các con vật -Cô hướng dẫn trẻ tạo dáng bắt chước dáng đi của các con vật nuôi trong gia đình. -Cô bao quát và hướng dẫn trẻ thực hiện. Hoạt động 3: Chơi tự do Cô bao quát cháu. .. .. HOẠT ĐỘNG CHIỀU - TCDG: Xỉa cá mè - Ôn vỗ tay theo TTC Gà trống, mèo con và cún con - Chơi tự do ở các góc - Trẻ biết chơi trò chơi, hứng thú chơi trò chơi. -Trẻ biết lựa chọn đồ chơi ở các góc. -Biết chơi đoàn kết với bạn bè chơi trong nhóm chơi. -Một số góc chơi và một số trò chơi dân gian của lớp. -Máy cho trẻ thực hành. Hoạt động1: TCDG: “Xỉa cá mè” -Trò chuyện giới thiệu về luật chơi, cách chơi - Cho trẻ chơi 3-4 lần Hoạt động2: Ôn vỗ tay theo TTC Gà trống, mèo con và cún con Cho trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm.Cho trẻ vỗ tay theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân. Cho trẻ thi đua giữa các nhóm với nhau. Cô hướng dẫn cho trẻ thực hiện và bao quát cháu. Hoạt động 3: Chơi tự do ở các góc -Trò chuyện với trẻ về một số góc chơi và một số trò chơi dân gian của lớp. - Cho trẻ chọn góc chơi, chơi theo ý thích. *Nhận xét, nêu gương - Trả trẻ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN Chủ đề nhánh: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG Thời gian thực hiện 1 tuần – Từ nhày 05/01/2015 đến ngày 09/01/2015 CÁC HĐ THỨ HAI THỨ BA THỨ TƯ THỨ NĂM THỨ SÁU ĐÓN TRẺ TRÒ CHUYỆN - Trò chuyện về các con vật sống trong rừng, đặc điểm, ích lợi, môi trường sống. - Phân nhóm thú hiền thú dữ, thú ăn thịt - ăn cỏ... Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại. - Trò chuyện, hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật hiện tượng đơn giản, gần gũi. - Nghe và hát một số bài hát về vật sống trong rừng - Trò chuyện về tác hại của việc phá rừng với cuộc sống của các con vật TD SÁNG - Hô hấp: Gà gáy - Tay: Đánh chéo hai tay ra phía trước, sau - Chân: Khuỵu gối - Bụng: Đứng cúi về trước - Bật: Tách khép chân sang ngang HOẠT ĐỘNG HỌC PTNT Khám phá khoa học Con nai và con hổ PTNN Làm quen chữ cái Làm quen nhóm chữ i, t, c PTTM Tạo hình Nặn một số con vật sống trong rừng. PTNN Làm quen văn học Truyện: Hươu con biết nhận lỗi PTTM Âm nhạc VĐ theo nhịp: Ta đi vào rừng xanh NH: Chú voi con ở bản Đôn. Trò chơi : Ai đoán giỏi ? HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc đóng vai: Gia đình bé. - Góc xây dựng: Xây vườn bách thú - Góc học tập: Thực hiện vở tập tô, làm sách, xem tranh kể chuyện về các con vật sống trong rừng - Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, xé dán, tạo mẫu con vật từ nguyên vật liệu mở, sinh hoạt văn nghệ - Góc thiên nhiên – khoa học: Chăm sóc cây, gieo hạt, làm thí nghiệm: Nước đổi màu HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Dạo chơi quan sát cây cối trong trường - TCVĐ: Đi như gấu, bò như chuột - Chơi tự do - Vẽ tự do trên sân - TCDG: Mèo đuổi chuột - Chơi tự do - Dạo chơi sân trường - TCDG: Thả đĩa ba ba - Chơi tự do - Hát về con vật - TCDG: Cáo và thỏ - Chơi tự do - Dạo chơi quan sát thời tiết - TCVĐ: Mèo và hươu - Chơi tự do HOẠT ĐỘNG CHIỀU - TCDG: Giặt chiếu - Tạo mẫu con vật trong rừng bằn nguyên liệu mở - Chơi tự do ở các góc - TCDG: Ô ăn quan - Kể chuyện: vì sao thỏ có đôi tai dài - Chơi tự do ở các góc - TCDG: Lộn cầu vồng - Nặn con vật bé thích - Chơi tự do ở các góc - TCDG: Bịt mắt bắt dê - Thực hiện kisdmart - Chơi tự do ở các góc - TCDG: Xỉa cá mè - Trưng bày sản phẩm cuối tuần - Chơi tự do ở các góc KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HÀNG NGÀY HOẠT ĐỘNG: ĐÓN TRẺ +TRÒ CHUYỆN - THỂ DỤC SÁNG HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ Đón trẻ+Trò chuyện. -Cô: Hệ thống câu hỏi, tình huống cho trẻ xử lý -Tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên thường xảy ra. - Trẻ: Lớp học sạch sẽ, thoáng mát. -Trang phục đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. Tập thể dục sáng với các động tác: - Hô hấp: Thổi nơ - Tay: Hai tay lên cao, ra trước sang ngang - Bụng: Đứng cúi về trước - Chân: Nâng cao chân, gập gối - Bật: Tách khép chân -Trẻ biết tập đúng động tác thể dục sáng. Trẻ được tắm nắng buổi sáng. -Trẻ tập nhịp nhàng theo nhạc, tập đều các động tác. -Biết chờ đến lượt không xô đẩy nhau khi ra sân, xếp hàng. Sân tập sạch sẽ, nơ thể dục, trống lắc... Nhạc bài hát: Cho tôi đi làm mưa với. 1Khởi động: Cô hướng dẫn trẻ đi thành vòng tròn vừa đi vừa vỗ tay, chạy nhẹ nhàng, đi chậm, đi khom, đi nhón gót, đi bình thường. 2Trọng động: Bài tập phát triển chung Cô hướng dẫn trẻ xếp thành 4 hàng dọc theo tổ. Động tác hô hấp: thổi nơ Tư thế chuẩn bị: trẻ đứng thoải mái, chân rộng bằng vai, tay thả lỏng. Tập: + Trẻ hít vào thật sâu, kết hợp với tay đưa ngang vai, hai bàn tay khum trước miệng hít vào thở ra làm động tác thổi nơ + Nghỉ 2,3 giây cho trẻ tập tiếp. Động tác tay: Hai tay lên cao, ra trước sang ngang. Tư thế chuẩn bị: trẻ đứng thẳng, 2 chân ngang vai. Tập: - Nhịp 1:Bước chân trái sang ngang, Đưa 2 tay lên cao. -Nhịp 2: Đưa 2 tay ra phía trước - Nhịp3: đưa thẳng 2 tay ra ngang vai. - Nhịp 4: Đứng thẳng hai tay thả xuôi theo người, rút chân về. - Nhịp 5,6,7,8: Đổi chân thực hiện tương tự. -Tập 4 lần x 8 nhịp Động tác bụng: Đứng cúi về phía trước Tư thế chuẩn bị: trẻ đứng thoải mái, chân rộng bằng vai, tay thả lỏng. - Tập: - Nhịp1: Bước chân trái sang ngang, sao cho 2 chân rộng bằng vai, giơ 2 tay lên cao - Nhịp2: Cúi xuống, 2 chân đứng thẳng, tay chạm đất. - Nhịp 3: Đứng thẳng, hai tay giơ lên cao. - Nhịp 4:Đứng thẳng, tay hạ xuôi theo người, rút chân về. - Nhịp 5,6,7.8:Đổi chân thực hiện tương tự. -Tập 4 lần x 8 nhịp Động tác chân: Nâng cao chân, gập gối Tư thế chuẩn bị: 2 chân đứng tự nhiên, tay chống hông.Tập: - Nhịp 1:Chân phải co cao, đầu gối gập vuông góc. - Nhịp 2:Hạ chân phải xuống, đứng thẳng - Nhịp 3:Chân trái co cao, đầu gối gập vuông góc - Nhịp 4: Hạ chân phải xuống, đứng thẳng. - Nhịp 5,6,7.8:Thực hiện tương tự. -Tập 4 lần x 8 nhịp Động tác bật: Bật tách khép chân -Đứng thẳng tay thả xuôi.Bật lên đưa 2 chân sang ngang kết hợp đưa haut ay dang ngang. -Bật lên, thu 2 chân về, 2 tay xuôi theo người. 3.Hồi tĩnh: Hái hoa, ngửi hoa. - Hít vào thở ra, đi lại nhẹ nhàng. -Cô cho trẻ kết thành 4 tổ, điểm danh, từng tổ đi vào lớp. HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ đề nhánh: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG RỪNG Thời gian thực hiện 1 tuần – Từ nhày 05/01/2015 đến ngày 09/01/2015 HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ Hoạt động 1:Trò chuyện về các góc chơi: -Cô và trẻ cùng trò chuyện, giới thiệu về các góc chơi của lớp. Giới thiệu góc chơi chính, kĩ năng yêu cầu - Góc đóng vai: Gia đình, bán hàng. - Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp - Trẻ biết tổ chức giờ chơi, biết thể hiện công việc của các vai chơi, trong lúc chơi trẻ biết giao lưu trao đổi giữa các nhóm. - Thích làm và pha chế một số món ăn đơn giản thông qua trò chơi hoặc hoạt động bé làm nội trợ như: nấu các món ăn, pha chế một số đồ uống. -Các đồ chơi gia đình:Búp bê, các đồ dùng nấu ăn. -Các nguyên vật liệu cho trẻ chế biến khi nấu ăn, rau củ quả nước giải khát cho trẻ bán hàng. Hoạt động 2. Chơi và hoạt động ở các góc Cô gợi ý cho trẻ về góc chơi cháu ngồi thảo thuận được các vai chơi sau đó tiến hành chơi theo vai :Như người bán hàng, mẹ dắt con đi chợ, đi học về nhà nấu ăn chế một số món ăn đơn giản trong lúc chơi cô gợi ý cho trẻ giao lưu giữa các nhóm với nhau. - Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp -Trẻ sáng tạo trong lúc chơi. Cô bao quát trẻ trong lúc chơi. - Góc xây dựng: vườn hoa của bé -Cháu biết về góc chơi đã đăng ký biết cách tổ chức trò chơi. -Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockham pha khoa hoc 3 tuoi_12317986.doc