Giáo án mầm non lớp mầm - Đề tài: Phát triển ngôn ngữ - Làm quen văn học: Truyện Tích Chu (tiết 1)

1. YÊU CẦU

- Kiến thức: Trẻ hát đúng theo cô cả bài: Cả tuần đều ngoan, hát vui tươi. Thích được chơi trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất

- Rèn kỹ năng hát theo cô cả bài: Cả tuần đều ngoan, 90% trẻ đạt yêu cầu

- Giáo dục trẻ biết vâng lời người lớn, biết vệ sinh môi trường, xây dựng môi trường thân thiện

2. CHUẨN BỊ.

- Đĩa nhạc không lời bài: Cả tuần đều ngoan.

- Đĩa CD có hình ảnh về gia đình.

- Vòng tròn để chơi trò chơi: Ai nhanh nhất.

3. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Đề tài: Phát triển ngôn ngữ - Làm quen văn học: Truyện Tích Chu (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Giáo án Thi giáo viên giỏi cấp trường vòng 2 Đề tài: Phát triển ngôn ngữ. LQVH: Truyện Tích Chu (tiết 1). Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Số lượng: 28 trẻ. Người soạn dạy: Vũ Thị Nhàn Thời gian: 25 phút. Ngày dạy: 12/10/2012 I. MụC ĐíCH - Yêu Cầu 1. Kiến thức -Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung câu chuyện Tích Chu. -Trẻ nhận biết, phân biệt, đánh giá được tính cách của các nhân vật (bà, bà Tiên, Tích Chu) và trẻ có thể tập kể truyện cùng cô. -Tích hợp: âm nhạc, lễ giáo. 2. Kỹ năng. -Rèn trẻ kỹ năng chú ý nghe chuyện Tích Chu. - 90% trẻ đạt yêu cầu 3. Thái độ: -Giáo dục trẻ biết chăm ngoan, chăm sóc người thân trong gia đình. Giáo dục môi trường thân thiện và vệ sinh môi trường. II. Chuẩn bị. - Tranh nổi - Đầu video, ti vi, loa. - Câu chuyện Tích Chu. - Xốp ngồi cho cô và trẻ. - Máy vi tính. III. Cách tổ chức thực hiện. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Bước 1: + Gây hứng thú (2 phút): - Cô mở nhạc cho trẻ cùng hát bài “cháu yêu bà”. Trò chuyện về bài hát - Trẻ hát bài “cháu yêu bà” theo nhạc. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc bà, biết dọn dẹp nhà cửa giúp bà. - Trẻ vâng lời *bước 2: Bài mới (22 phút). - Cô hướng trẻ vào bài, giới thiệu câu chuyện Tích Chu phỏng theo sự tích Chim Cu. - Trẻ lắng nghe. * Cô kể lần 1: kể diễn cảm kết hợp với cử chỉ, động tác. - Cô vừa kể câu chuyện gì nhỉ? - Câu chuyện Tích Chu ạ * Cô kể lần 2 kết hợp với tranh minh họa: - Giảng nội dung: câu chuyện muốn nhắc nhở chúng mình phải biết yêu thương những người gần gũi các con hơn đấy! + kết hợp giảng từ khó. Cao hơn trời, rộng hơn biển là tình thương lớn lao không gì sánh được. Chim cu là một loài chim nhỏ thường kêu cúc cu cu... Hoá có nghĩa rất nhanh như hoá phép. +Hội thoại: - Trẻ lắng nghe - Câu chuyện kể về một ban nhỏ có tên là Tích Chu, bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu sống với ai - Với bà ạ - Bà rất yêu thương Tích Chu, có thức ăn ngon bà dành cho Tích Chu, khi Tích Chu ngủ thì bà thức để làm gì? - Quạt cho Tích Chu ngủ - Thế nhưng Tích Chu lớn lên lại ra sao? bà ốm, bà khát nước còn Tích Chu thì đi đâu - Không biết thương bà, đi chơi ạ. - Như vậy Tích Chu đã biết thương bà chưa? - Chưa ạ - Bà đã hoá thành gì để tìm nước uống? - Thành chim ạ. - Tích Chu đã biết hối hận và Tích Chu khóc, Tích Chu gặp ai? - Cô tiên ạ - Và cô tiên đã chỉ cho Tích Chu đi lấy nước suối tiên cho bà, bà uống nước suối tiên và trở lại thành người. Từ đó Tích Chu đã biết...? - Thương bà ạ * Cô giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ bà và người thân. - Giúp bà làm những công việc vừa sức như: dọn dẹp nhà cửa và vệ sinh môi trường - Vâng ạ * Đàm thoại với trẻ: + Cô vừa kể câu chuyện gì? + Trong chuyện có những ai? + Tích Chu ạ + Lúc đầu Tích Chu đối với bà ra sao? + Trẻ trả lời các câu hỏi + Bà đối với Tích Chu như thế nào? + Vì sao bà lại hoá thành chim cu? + Lúc này Tích Chu đã làm gì? + Ai chỉ đường cho Tích Chu đi lấy nước suối? + Về sau Tích Chu đối với bà như thế nào? + Con học bạn Tích Chu lúc đầu hay về sau? * Cô kể chuyện lần 3: kết hợp với hình ảnh trên máy vi tính. + Trẻ học bài thơ “Lấy tăm cho bà” đi đến mô hình, sau đó nghe cô kể chuyện Tích Chu theo hình ảnh trên máy vi tính. + Trẻ đọc bài thơ “Lấy tăm cho bà” đi xem phim. - Cô củng cố bài. - Giáo dục trẻ: biết vâng lời, yêu thương bà và những người thân trong gia đình. * Kết thúc (1 phút): - Trẻ hát bài: “Cả nhà đều yêu” đi dạo chơi. Trẻ hát bài: “Cả nhà đều yêu” đi ra ngoài. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc giáo án - Phát triển thẩm mỹ - Giáo dục âm nhạc Đề tài: Nội dung trọng tâm: Dạy hát cả tuần đề ngoan Nội dung kết hợp trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất Đối tượng: Trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. Số lượng trẻ: 27. Người soạn dạy: Nguyễn Thị Thanh Huyền. Thời gian dạy: 25 phút. Ngày dạy: 22/10/2009. 1. Yêu cầu - Kiến thức: Trẻ hát đúng theo cô cả bài: Cả tuần đều ngoan, hát vui tươi. Thích được chơi trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất - Rèn kỹ năng hát theo cô cả bài: Cả tuần đều ngoan, 90% trẻ đạt yêu cầu - Giáo dục trẻ biết vâng lời người lớn, biết vệ sinh môi trường, xây dựng môi trường thân thiện 2. Chuẩn bị. - Đĩa nhạc không lời bài: Cả tuần đều ngoan. - Đĩa CD có hình ảnh về gia đình. - Vòng tròn để chơi trò chơi: Ai nhanh nhất. 3. Cách tổ chức thực hiện. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Gây hứng thú (3 phút): - Cô cho trẻ xem ti vi về hình ảnh gia đình vui chơi ngày chủ nhật. Trò chuyện với trẻ về gia đình. - Giáo dục trẻ biết yêu quý người thân, biết chăm ngoan vâng lời, biết giúp đỡ bố mẹ vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, gon gàng - Trẻ xem ti vi * Bài mới (21 phút) - Cô giới thiệu bài hát: Cả tuần đều ngoan, tác giả Phạm Tuyên. - Cô hát lần 1 kết hợp với nhạc (đĩa nhạc). Cô vừa hát bài gì? do ai sáng tác - Trẻ lắng nghe - Cả tuần đều ngoan ạ - Cô hát lần 2: Giới thiệu nội dung bài hát. Bài hát nói về các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 bé đều ngoan để được phiếu bé ngoan và được cả nhà khen vì bé ngoan suốt tuần. - Trẻ lắng nghe - Giáo dục trẻ biết chăm ngoan, vâng lời người lớn, biết yêu thương người thân và giúp đỡ người thân dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường - Trẻ vâng lời - Cô hát lần 3: Dạy hát: Cô mở nhạc các con hãy cùng hát với cô theo nhạc, cả lớp hát theo cô 2 lần, cô chú ý sửa sai - Trẻ nghe nhạc và hát - Chúng mình hãy thi đua xem tổ nào hát hay hơn nhé (cô mở nhạc), trẻ hát theo tổ (tổ Hoa Hồng, Hoa Huệ, Hoa Sen) hát thi đua. Cô sửa sai cho trẻ, trẻ hát chưa đúng cô cho trẻ hát với các tổ tiếp theo và tiếp tục sửa câu hát, lời hát cho trẻ. - Trẻ hát theo cô - Trẻ hát theo nhóm và cá nhân , cô chú ý sửa sai. Trong quá trình hát cô và trẻ kết hợp làm điệu bộ, khuyến khích trẻ làm điệu bộ cùng cô - Trẻ hát theo nhóm và cá nhân. * Các con đã hát rất giỏi, bây giờ chúng mình hãy thi đua xem ai nhanh nhất nhé - Trò chơi âm nhạc: Ai nhanh nhất - Trẻ chơi trò chơi: Ai - Luật chơi: Ai không tìm được vòng tròn phải nhảy lò cò nhanh nhất - Trẻ chơi thành 2 nhóm, cô cho trẻ đếm số người của 2 nhóm xem nhóm noà nhiều hơn, ít hơn - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ chơi 2 – 3 lần, cô động viên trẻ và nhận xét trẻ chơi - Kết thúc (1 phút): Trẻ hát bài: Cả tuần đều ngoan và đi ra ngoài - Trẻ hát và đi ra ngoài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphat trien ngon ngu 4 tuoi_12416228.doc
Tài liệu liên quan