Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 - Tiết 31 đến tiết 33

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức nhạc lí và Âm nhạc thường thức, các bài hát và các bài TĐN đã học từ tiết 19 đến tiết 32, chuẩn bị kiểm tra HKII.

2. Kỹ năng:

- Củng cố kỹ năng ôn tập nhạc lí, ÂNTT và các bài hát, các bài TĐN.

- Học sinh có kỹ năng vận dụng các kiến thức nhạc lí vào các bài hát, bản nhạc trong khi học các nhạc cụ. Biết tìm, nghe và cảm nhận về giai điệu, nội dung, ý nghĩa của các bài hát, bản nhạc của các nhạc sĩ Phong Nhã; Mô-da; Nhạc hát, nhạc đàn; Nhạc Văn Chung; Nhạc Nguyễn Xuân Khoát

 

docx10 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc lớp 6 - Tiết 31 đến tiết 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31 - ÔN BÀI HÁT: HÔ-LA-HÊ, HÔ-LA-HÔ. - TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 10 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : - Giúp HS học thuộc và biết thể hiện sắc thái tình cảm bài hát Hô-la-hê, Hô-la-hô - Dạy các em kỹ thuật hát ca nông và kỹ thuật hát tốp ca, hát lĩnh xướng, hát xô. - Giúp các em đọc tốt bài TĐN 10, qua bài TĐN giúp các em ôn luyện cách thể hiện nhịp 3/4 2. Kỹ năng: - Củng cố kỹ năng khởi động giọng: Lấy hơi, nhả hơi, hát tròn vành, rõ chữ... - Củng cố kỹ năng hát tốp ca và hát lĩnh xướng - Có kỹ năng đọc gam rải, trục giọng, kỹ năng đọc tiết tấu, gõ nhịp, phách... 3. Thái độ: - Giáo dục các em có thêm tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu nhân loại trên thế giới. - Giúp các em có thái độ nghiêm túc khi học tập đọc nhạc. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Làm tốt một số động tác mô phỏng cho bài hát Hô-la-hê, Hô-la-hô - Đệm đàn, hát và chỉ huy tốt bài hát Hô-la-hê, Hô-la-hô và bài TĐN số 10. - Bảng phụ chép bài TĐN số 10. 2. Học sinh: - Chuẩn bị trước nội dung bài học như dặn dò ở tiết 31 để phát biểu, xây dựng bài học. 3.Thiết bị, đồ dùng dạy học: - Đàn Organ. 4. Phương pháp. - phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, .- phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra khi ôn tập bài hát. 3. Bài mới: Hoạt động học sinh & giáo viên Nội dung Hoạt động1(Nhóm – Cá nhân) - GV ghi nội dung bài lên bảng. - HS ghi vở. - GV điều khiển. - HS theo dỏi. - GV đánh đàn hướng dẫn HS luyện thanh. - HS nghe đàn và luyện âm theo mẫu âm la. - GV chỉ định2-3 HS trình bày bài hát, phát hiện chổ sai và hướng dẫn HS hát sữa lại. - Tất cả HS trình bày hoàn chỉnh bài hát. - GV hướng dẫn chia lớp thành hai nhóm: Lời một nhóm 1và 2 cùng hát. Điệp khúc nhóm 1 hát trước nhóm 2 một câu nhạc Lời hai đổi lại cách trình bày. - HS trình bày. Hoạt động 2( Cả lớp) - GV ghi nội dung lên bảng. - HS ghi vở. GV ôn lại kiến thức củ về vị trí của các nốt nhạc trên khuông nhạc khoá son. - HS theo dỏi và ghi bài vào vở. - GV Đặt câu hỏi: Đoạn nhạc này có thể chia thành mấy câu? Đoạn nhạc sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào? - HS trả lời: Đoạn nhạc có thể chia thành bốn câu. - Đoạn nhạc sử dụng những kí hiệu: Dấu chấm dôi, dấu nhắc lại. - HS đọc tên nốt bài tập đọc nhạc. - GV đánh đàn. - HS nghe đàn và luyện đọc gam. - GV đàn mẫu mỗi câu ba lần. - HS lắng nghe và nhẩm theo sau đó đọc hoà theo với tiếng đàn. - GV theo dỏi HS đọc và phát hiện chổ sai, hướng dẫn sữa lại cho đúng. Tiến hành tập từng câu một cho đến hết bài. - GV chia lớp thành hai nữa - HS một nữa đọc nhạc và gõ tiết tấu, nữa còn lại hát lời và gỏ nhịp. - GV đánh giai điệu bài tập đọc nhạc - HS trình bày một nữa đọc nhạc, một nữa hát lời, hai bên cùng vỗ tay theo phách. - GV điều khiển - HS cả lớp cùng nhau thực hiện TĐN và hát lời hai lần, kết hợp gõ phách nhịp. I. ÔN BÀI HÁT HÔ-LA-HÊ, HÔ-LA-HÔ Dân ca Đức . Tập hát lối hát hoà giọng, hát đối đáp II: TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 6 CON KÊNH XANH XANH. Nhạc và lời: Ngô Huỳnh 1.Nhận xét - Sử dụng nhịp ¾,dấu nhắc lại. - Cao độ: E-C-G-F-D-H - Trường độ:Hình nốt đen,móc đơn,trắng - Chia câu: 2câu. 2.Tập đọc nhạc 4. Củng cố - GV hướng dẫn cả lớp cùng nhau thực hiện lối hát hòa giọng, và hát đuổi. - HS cùng nhau đọc bài TĐN hai lần. Tập lối hát đối đáp: + Học sinh nữ hát câu một và ba. + HS nam hát câu hai và bốn. 5. Dặn dò - Chép nhạc và lời bài TĐN vào vở. Học thuộc lời ca và giai điệu bài. - Tập hát trình diển bài hát kèm một số động tác múa phụ hoạ - Làm bài tập số một và hai trong sách SGK. --------//-------- Tiết 32 - ÔN TẬP BÀI HÁT : Hô-la-hê, Hô-la-hê - ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN số 10 - ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và bài hát Lúa thu I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Giúp học sinh hát thuần thục bài hát Hô-la-hê, Hô-la-hô - Giúp các em đọc tốt và hát lời chính xác bài tập đọc nhạc số 10. - Các em có thêm hiểu biết sơ lược về nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người được mệnh danh là "anh cả" của nền âm nhạc mới Việt Nam. 2. Kỹ năng: - Tiếp tục củng cố kỹ năng khởi động giọng: Lấy hơi, hát tròn vành, rõ chữ... - Có kỹ năng gõ nhịp, phách tốt khi tập đọc nhạc. - Giúp các em củng cố kỹ năng học ÂNTT, hiểu ghi nhận các kiến thức cần nhớ. 3. Thái độ: - Các em có thái độ yêu quí, trân trọng các nhạc sĩ Việt Nam. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Đàn và hát tốt bài Lúa thu - Đàn và hát được một số bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. 2. Học sinh: - Chuẩn bị như dặn dò ở tiết trước. Phát biểu, xây dựng bài. 3.Thiết bị, đồ dùng dạy học: - Đàn Organ, máy casset. 4. Phương pháp. - phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, .- phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong khi ôn tập bài hát và ôn tập TĐN 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động1( Cả lớp - Nhóm) - GV ghi bảng. - HS ghi vở. - GV điều khiễn máy cho HS nghe bài hát một lần Hô-la-hê, Hô-la-hô. lưu ý những chổ HS thường hát sai, hát mẫu và tập lại cho các em. - HS nghe băng mẫu, tập lại những từ hát sai, khó hát trong bài. - GV đánh đàn. - HS luyện thanh theo mẫu âm la. - GV hướng dẫn.Nghe và phát hiện những chỗ còn sai, GV hát mẫu và yêu cầu các em sữa lại cho đúng. Sau khi được ôn lại, mời 3 em lên hát đơn ca để kiểm tra. - HS thực hiện: Cả lớp hát đầy đủ cả bài với yêu cầu cao hơn là phải thuộc lời ca và trình bày bài ở mức độ hoàn chỉnh. - GV hướng dẫn: Chia lớp thành hai nửa hát đối đáp. - HS thực hiện: Tự chọn nhóm và tập hát đối đáp theo nhóm,GV cho các nhóm xung phong lên bảng trình bày, GV động viên, cho điểm. Hoạt động2( Cả lớp - Nhóm) - HS luyện đọc thang âm đô trưỡng. - GV đàn và hát mẫu bài tập đọc nhạc số 10 Con kênh xanh xanh một lần. - GV hướng dẫn một nửa lớp đọc nhạc, nửa còn lại hát lời, sau đó đổi lại cách trình bày. GV nhận xét về những chỗ còn sai, đàn lại giai điệu để HS nghe và sửa lại cho đúng. - HS thực hiện. GV yêu cầu cả lớp cùng trình bày bài,đọc nhạc được xem sách, còn hát phải thuộc lời. GV kiểm tra bài cũ bằng cách cho HS xung phong. Hoạt động3( Cả lớp) - GV ghi bảng. - HS ghi vở. - GV chỉ định. - HS đọc bài. - GV giới thiệu tiểu sữ nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. - Giới thiệu trích đoạn bài hát Con Voi và bài Hò kiến thiết của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. - HS lắng nghe. - GV giới về bài hát Lúa thu. Cho hs nghe băng mẫu. - HS lắng nghe và cảm nhận. I. ÔN BÀI HÁT: HÔ-LA-HÊ, HÔ-LA-HÔ Dân ca Đức. - Tập lại hình thức hát đối đáp. II. ÔN TẬP ĐỌC NHẠC: CON KÊNH XANH XANH. Nhạc và lời: Ngô Huỳnh - Luyện đọc gam đô trưởng - TĐN Số 10 Con kênh xanh xanh III. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và bài hát Lúa thu 1. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Sinh: 11.2.1910 ở Hà Nội. - Mất: 1993 - Vị chủ tịch đầu tiên và duy nhất của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. - Được mệnh danh là "người anh cả" của nền âm nhạc mới Việt Nam. - Âm nhạc của ông sâu sắc, giàu tính triết lí. - Ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng HCM về Văn học nghệ thuật. 2. Bài hát Lúa thu - Ra đời: 1958 - Giai điệu: Vui tươi, trong sáng. - Bài hát như vẽ nên bức tranh phong cảnh đồng quê Việt Nam. Gợi tả nỗi niềm mong đợi ngày thống nhất đất nước của tuổi thơ Việt Nam. 4. Củng cố - GV yêu cầu cả lớp trình bày hoàn chỉnh bài hát một lần. Chia lớp theo tổ lên bảng hát thi đua GV nhận xét và sữa sai, cho điểm khuyến khích. - Cả lớp cùng đọc nhạc bài TĐN số 10. Lại một lần. Chia lớp thành hai nửa, một nửa hát lời gõ phách, nửa còn lại đọc nhạc và gõ nhịp. 5. Dặn dò: - Sưu tầm một số bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. - Học thuộc các nội dung đã học. - Ôn toàn bộ các kiến thức đã học từ học kỳ II. Chuẩn bị kiểm tra học kỳ II làm bài tập trong SGK. --------//-------- Tiết 33 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức nhạc lí và Âm nhạc thường thức, các bài hát và các bài TĐN đã học từ tiết 19 đến tiết 32, chuẩn bị kiểm tra HKII. 2. Kỹ năng: - Củng cố kỹ năng ôn tập nhạc lí, ÂNTT và các bài hát, các bài TĐN. - Học sinh có kỹ năng vận dụng các kiến thức nhạc lí vào các bài hát, bản nhạc trong khi học các nhạc cụ. Biết tìm, nghe và cảm nhận về giai điệu, nội dung, ý nghĩa của các bài hát, bản nhạc của các nhạc sĩ Phong Nhã; Mô-da; Nhạc hát, nhạc đàn; Nhạc Văn Chung; Nhạc Nguyễn Xuân Khoát 3. Thái độ: - Các em có nhận thức đúng đắn và nghiêm túc hơn trong việc chuẩn bị cho kiểm tra học kỳII. - Các em có thái độ ôn tập nghiêm túc để đạt kết quả cao trong kỳ thi HKII. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Hệ thống kiến thức ôn tập. Các CD ÂNTT đã học. 2. Học sinh: Chuẩn bị như dặn dò ở tiết trước. Phát biểu, xây dựng bài. 3. Thiết bị, đồ dùng dạy học: Đàn organ; Máy casset. 4. Phương pháp. - phương pháp Vấn đáp, phương pháp trực quan, .- phương pháp tích hợp, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp luyện tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong khi ôn tập. 3. Bài mới: Hoạt động GV và HS Nội dung ghi bảng Hoạt động1( Cá nhân - Nhóm) - GV ghi bảng . - HS ghi vở. - GV đánh đàn. - HS nghe và luyện thanh theo mẫu âm la. - GV cho HS nghe mẫu bài bài hát mỗi bài một lần. - HS nghe và hát nhẩm theo đàn. - GV điều khiển. - HS trình bày hoàn chỉnh bài hát mỗi bài một lần. Hoạt động2( Cá nhân ) - GV đặt câu hỏi: - Em hãy nêu định nghĩa nhịp ¾? - HS trả lời dựa sách SGK. Hoạt động3( Cả lớp - Nhóm) - GV đánh đàn. -HS luyện thanh theo đàn giọng đô trưởng. - GV đánh mẫu bài TĐN mỗi bài một lần. - HS lắng nghe và đọc nhẩm theo đàn. - GV đệm đàn điều khiển. - HS đọc nhạc theo đàn, kết hợp vỗ phách mỗi bài một lần.Sau khi TĐN hát lời hoàn chỉnh từng bài. - GV nêu nội dung kiểm tra gồm ba nội dung. - HS lắng nghe và chuẩn bị. - GV chia lớp thành bốn nhóm, cho thảo luận trước 3 phút sau đó từng nhóm một lên trình bày mọt bài hát tự chọn trong hai bài đã học. - HS lên bảng trình bày bài hát với lối hát lĩnh xướng, hoà giọng, đuổi. - GV đọc bài tập: Em hãy tự viết một đoạn nhạc ở giọng đô trưỡng 16 ô nhịp, bài viết ở nhịp 3/4. - HS giử trật tự và làm bài tập. - GV gọi tên từng HS lên bảng mỗi em trình bày một bài TĐN. - HS lần lượt lên bảng trình bày đọc nhạc kết hợp vỗ phách. I. ÔNBÀI HÁT: 1. Niềm vui của em (Em-2) Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng 2. Ngày đầu tiên đi học (C-3) Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện Lời: Thơ Viễn Phương 3. Tia nắng, hạt mưa (Em-2) Nhạc: Khánh Vinh Lời: Thơ Lệ Bình 4. Hô-la-hê, Hô-la-hô (C-2) Dân ca: Đức II. 3 4 NHẠC LÍ: 1. Nhịp - Mỗi ô nhịp có 3 phách - Mỗi phách có độ ngân =1 nốt đen - Phách 1 mạnh, phách 2 và phách 3 nhẹ. 2. Những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc: - Dấu nối. - Dấu luyến. - Dấu quay lại - Dấu nhắc lại - Khung thay đổi III.ÔN TẬP ĐỌC NHẠC. - TĐN Số 9- Ngày đầu tiên đi học - TĐN Số10- Con kênh xanh xanh 4. Củng cố - GV yêu cầu HS hát lại hai bài hát mỗi bài một lần. Đọc nhạc mỗi bài TĐN một lần. GV theo dỏi nhận xét từng bài một, và sữa những chổ HS hay hát sai và đọc nhạc sai. - GV nêu lại định nghĩa nhịp 3/4, yêu cầu HS ghi nhớ. 5. Dặn dò

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxAN 6 tiet 31-32-33.docx