Giáo án môn Công nghệ 7 - Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp

Học sinh nhóm 3+4 lên thuyết trình.

Đặt câu hỏi :

- Tại sao chúng ta phải kiểm tra hạt giống trước khi đem gieo để làm gì?

 Học sinh bên dưới trả lời: Kiểm tra hạt giống trước khi gieo nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng đủ tiêu chuẩn đem gieo.

- Theo các bạn hạt giống đem gieo phải đảm bảo được các tiêu chí nào?

Học sinh bên dưới trả lời:

- Nêu 5 tiêu chí như sgk (bỏ tiêu chí 6)

+Tỉ lệ nảy mầm cao.

+Không có sâu bệnh.

 

doc8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ 7 - Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15, Tiết 3 Ngày dạy: Thứ 6/30/11/2018 Lớp 7A12 Ngày soạn: 25/11/2018 BÀI 16: GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức - Hiểu được khái niệm về thời vụ và những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng. Các vụ gieo trồng chính ở nước ta. - Hiểu được mục đích của việc kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng. Các phương pháp xử lí hạt giống. - Hiểu được các yêu cầu kĩ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt giống. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng Quan sát + Tư duy kĩ thuật. - Hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Tham gia lao động sản xuất ở gia đình. - Biết cách vận dụng vào thực tế gieo trồng cây nông nghiệp ở địa phương (nếu có). II. CHUẨN BỊ. 1.Giáo viên. - Hình 27, 28 SGK, tranh ảnh liên quan, đoạn video, bảng phụ thảo luận nhóm 2.Học sinh. - Đọc sách trước ở nhà. - Soạn bài bằng phần mềm powerpoint. - Nghiên cứu thêm cách thức gieo trồng hạt giống trong các môi trường đất và thủy canh, III. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp gợi mở + Thảo luận nhóm + Trực quan Kết hợp phương pháp Stem Dạy học lồng ghép kết hợp liên môn văn học, sinh học IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: * Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới: (7 phút) 1.Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: Lớp 7A12 Sĩ số:38 HS: Treo bảng trò chơi gắn chữ thích hợp vào bảng ôn lại bài cũ: - Hãy sắp xếp theo thứ tự các công việc làm đất và bón phân lót vào bảng? BỪA VÀ ĐẬP ĐẤT BÓN PHÂN LÓT LÊN LUỐNG CÀY ĐẤT HS: Lên bảng trả lời CÀY ĐẤT BÓN PHÂN LÓT LÊN LUỐNG BỪA VÀ ĐẬP ĐẤT 3. Giới thiệu bài mới: Sau khi đã làm đất kĩ, bón phân lót, công việc tiếp theo là gieo trồng. Vậy gieo trồng như thế nào là đúng kĩ thuật. Để hiểu rõ điều đó, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua Bài 16. Gieo trồng cây nông nghiệp. 4.Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung bài * Hoạt động 2: Thời vụ gieo trồng. Mục tiêu:Trình bày được khái niệm thời vụ, những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng. Vai trò của thời vụ và xác định 1 số thời vụ gieo trồng chính nơi mình đang sống. Phương pháp: Thuyết trình + hỏi đáp + thảo luận nhóm Đồ dùng: Bảng phụ, máy chiếu Thời gian: (10 phút) - GV gọi học sinh lên thuyết trình phần chuẩn bị bằng powperpoint ở nhà của mình. - Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức. - Tích hợp môn văn học về các câu ca dao thành ngữ, môn vật lý, hóa học... về hiện tượng sấm sét... Nhân dân ta có câu: “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” Câu thành ngữ trên có ý nghĩa gì? GV giải thích: - Lúa chiêm lấp ló đầu bờ nghĩa là lúa đang rất cần dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng.  - Khi có sấm tức là tạo ra sự phóng điện trong không khí, nhiệt độ lúc này là khoảng 2000 0C. Liên kết N≡N trong N2 bình thường rất bền nhưng ở mức nhiệt này thì bị phá vỡ liên kết => N2 phản ứng ngay với O2  N2 + O2 → (2000 0C) 2NO  - NO lại phản ứng ngay với O2 tạo ra NO2 (khí có màu nâu).  2NO + O2 → 2NO2  - Khi đó có mưa thì sẽ có phản ứng tạo ra HNO3  4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3  - Lúc này HNO3 dễ dàng phản ứng với nhiều chất (chủ yếu là gốc kim loại R+ hoặc NH4+) để tạo thành muối nitrat => rất nhiều dinh dưỡng cho cây hấp thụ ngay lập tức => "phất cờ mà lên"  NH4(+) + NO3(-) → NH4NO3  R(+) + NO3(-) → RNO3 - Cho học sinh ghi bài. -Học sinh nhóm 1+2 lên thuyết trình. - Thời vụ là gì? Học sinh khác trả lời: - Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian thích hợp người ta gieo trồng một loại cây nào đó. Thời gian đó à Thời vụ - Để xác định thời vụ gieo trồng cần dựa vào các yếu tố nào? Học sinh xem SGK trả lời: - Dựa vào các yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh. - Trong các yếu tố trên yêu tố nào có tác dụng quyết định nhất đến thời vụ? Vì sao? - Trong đó yếu tố trên khí hậu quyết định nhất. Vì mỗi loại cây trồng thích hợp với ẩm độ nhất định. - Nêu vấn đề: đặc điểm khí hậu giữa các vùng ở nước ta rất khác nhau - Thảo luận để hoàn thành bảng. Học sinh treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn. + Hãy cho biết các loại cây trồng ứng với thời gian của các vụ gieo trồng ở địa phương ? Học sinh các nhóm còn lại thảo luận điền vào bảng phụ. - Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời + Vụ đông xuân: tháng 11- 4, 5 năm sau, thường trồng luá, ngô, rau, khoai, + Vụ hè thu: từ tháng 4 - 7, thường trồng lúa, ngô, khoai. + Vụ mùa : 6 -11 trồng lúa, rau. - Lần lượt từng nhóm trình bày à nhóm khác nhận xét và bổ sung - Học sinh thuyết trình: Các tỉnh miền Bắc còn có vụ đông từ tháng 10 đến tháng 12, gieo trồng các loại rau, màu(ngô, khoai tây, đậu tương,...) Học sinh suy nghĩ trả lời. I. Thời vụ gieo trồng Mỗi loại cây trồng được gieo trồng vào một khoảng thời gian nhất định được gọi là thời vụ. 1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng Dựa vào các yếu tố: + Khí hậu + Loại cây trồng + Tình hình phát sinh sâu, bệnh ở địa phương. 2. Các vụ gieo trồng Có 3 vụ gieo trồng trong năm: - Vụ đông xuân: tháng 11 đến tháng 4, 5 năm sau. - Vụ hè thu: từ tháng 4 đến tháng 7. - Vụ mùa: từ tháng 6 đến tháng 11. * Hoạt động 3: Kiểm tra và xử lí hạt giống. Mục tiêu:Biết nội dung việc kiểm tra hạt giống, mục đích và phương pháp xử lí hạt giống. Phương pháp: Thuyết trình + hỏi đáp + thảo luận nhóm Thời gian: (10 phút) - Nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức - Cho học sinh ghi bài. Nếu học sinh không biết bỏ tiêu chí nào thì giáo viên giải thích và chốt lại kiến thức. Học sinh nhóm 3+4 lên thuyết trình. Đặt câu hỏi : - Tại sao chúng ta phải kiểm tra hạt giống trước khi đem gieo để làm gì? Học sinh bên dưới trả lời: Kiểm tra hạt giống trước khi gieo nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng đủ tiêu chuẩn đem gieo. - Theo các bạn hạt giống đem gieo phải đảm bảo được các tiêu chí nào? Học sinh bên dưới trả lời: - Nêu 5 tiêu chí như sgk (bỏ tiêu chí 6) +Tỉ lệ nảy mầm cao. +Không có sâu bệnh. +Độ ẩm thấp. +Không lẫn giống khác và hạt cỏ dại. +Sức nảy mầm mạnh. - Học sinh thuyết trình đặt câu hỏi : Mục đích của xử lí hạt giống là gì? Các bạn trả lời : - Kích thích hạt nảy mầm nhanh, diệt trừ sâu, bệnh có hại. - Có những phương pháp xử lí hạt giống nào? - Xử lí bằng nhiệt độ hoặc hoá chất. + Xử lí bằng nhiệt độ : Ngâm hạt ở nhiệt độ và thời gian khác nhau tùy từng loại hạt. (pha nước ấm theo tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh) + Xử lí bằng hóa chất: trộn hạt với các hoá chất hoặc ngâm trong dinh dưỡng chứa hoá chất. VD: Dung dịch fomalin, chất TMTD II. Kiểm tra và xử lí hạt giống: 1. Mục đích kiểm tra hạt giống Nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng đủ tiêu chuẩn đem gieo. 2. Mục đích và phương pháp xử lí hạt giống - Mục đích: Kích thích hạt nảy mầm nhanh, diệt trừ sâu, bệnh có hại - Phương pháp xử lí hạt giống: + Xử lí bằng nhiệt độ. + Xử lí bằng hóa chất. * Hoạt động 4: Phương pháp gieo trồng Mục tiêu:Biết được yêu cầu kĩ thuật và các phương pháp gieo trồng. Phân biệt các phương pháp gieo hạt. Phương pháp: Thuyết trình + hỏi đáp + thảo luận nhóm + trực quan Đồ dùng: Hình 27,28 SGK Thời gian: (12 phút) Nếu học sinh thuyết trình không giải thích rõ mật độ, khoảng cách, độ nông sâu thì GV đặt câu hỏi để học sinh hiểu rõ. + Thế nào là đảm bảo về mật độ? + Thế nào là đảm bảo về khoảng cách? + Thế nào là đảm bảo về độ nông sâu? - Hãy kể tên loại cây trồng ngắn và dài ngày mà em biết - QS H.28a, b hoàn thành bài tập - Nhận xét và chốt lại kiến thức. - Giới thiệu thêm bằng tranh, phim ảnh về biện pháp trồng thủy canh. - Cho học sinh ghi bài. Học sinh nhóm 5+6 lên thuyết trình. Học sinh đặt câu hỏi gợi ý cho các bạn nghiên cứu SGK trả lời. - Gieo trồng cần đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật nào? Học sinh bên dưới xem SGK trả lời? à Thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu. à Là số lượng cây, số hạt gieo trồng trên 1 đơn vị diện tích nhất định. Mật độ gieo trồng theo giống cây, loại cây, thời vụ và điều kiện thời tiết. à Là khoảng cách giữa các cây trồng với nhau trên diện tích canh tác. Khoảng cách này cũng thay đổi theo giống cây, loại đất, thời vụ và thời tiết. à Độ nông sâu khác nhau tuỳ theo loại cây. Những hạt có kích thước lớn thì gieo sâu hơn, hạt bé gieo nông. Trung bình hạt gieo từ 2 - 5cm. - Ở nhà các bạn thường thấy người ta gieo trồng bằng cách nào? Cho ví dụ? à Thường thấy gieo bằng hạt hoặc trồng cây con. Ví dụ: cây đậu thì gieo bằng hạt, còn cây cao su, cà phê thì trồng bằng cây con, - Theo các bạn có những phương pháp gieo trồng nào? Học sinh bên dưới trả lời: - Gieo hạt, trồng cây con. Học sinh thuyết trình có thể đặt thêm câu hỏi: - Gieo bằng hạt có những hình thức nào ở hình 27,28 SGK? - Nêu ưu và nhược điểm của các cách gieo hạt? - Gieo vãi, theo hàng, theo hốc • Gieo vãi: nhanh, ít tốn công, số lượng hạt nhiều, chăm sóc khó khăn • Theo hàng, theo hốc: tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ, tốn nhiều công - Dài ngày: xoài, bưởi, cam chanh.Ngắn ngày: lúa, dưa hấu, dưa chuột,.. - Trồng bằng củ, bằng cành - Hoàn thành bài tập - Đọc phần có thể em chưa biết. III. Phương pháp gieo trồng 1.Yêu cầu kĩ thuật Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu về : - Thời vụ - Mật độ - Khoảng cách và độ nông sâu 2.Phương pháp gieo trồng Có 2 phương pháp: - Gieo trồng bằng hạt. - Gieo trồng bằng cây con. 4. Củng cố: (5phút) - Chơi trò chơi hái hoa dân chủ. - Sơ đồ tư duy. - Ứng dụng vào thực tế: cho các em nộp và trình bày sản phẩm gieo trồng và cách thực hiện trang trí mạ non tại nhà. 5. Dặn dò: (1ph) - Học bài - Trả lời câu hỏi cuối bài - Đọc trước bài mới: “Bài 19: CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG” IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Thủ Đức, ngày 25 tháng 10 năm 2018 GV soạn: Nguyễn Thị Ngọc Thu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 16 Gieo trong cay nong nghiep_12531883.doc
Tài liệu liên quan