Giáo án môn Công nghệ lớp 6 - Bài 2: Hình chiếu

Đặc điểm các tia chiếu:

- Phép chiếu xuyên tâm: Các tia chiếu từ một điểm.

- Phép chiếu song song: Các tia chiếu song song với nhau.

- Phép chiếu vuông góc: các tia chiếu song với nhau và vuông góc với vật thể

* Công dụng của các phép chiếu:

- Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc.

- Phép chiếu xuyên tâm và phép chiếu song song dùng để vẽ hình biểu diễn ba chiều bổ xung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kỹ thuật

 

docx3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 6 - Bài 2: Hình chiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Trung Châu Người soạn: Nguyễn Thị Hương Ngày dạy:18/08/2017 Lớp dạy: 8C BÀI 2: HÌNH CHIẾU Mục tiêu : 1) Kiến thức - Biết khái niệm về hình chiếu - Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kỹ thuật. 3)Thái độ - Rèn tính chịu khó tìm hiểu về hình không gian II. Chuẩn bị : - Giáo viên : Chuẩn bị các vật mẫu như : Bao diêm, khối hình hộp chữ nhật - Học sinh : Chuẩn bị các vật mẫu khối hình hộp chữ nhật, kiến thức liên quan III.Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. _Nêu ghi nhớ SGK trang 7. Bản vẽ kỹ thuật có vai trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống. _GV nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới. Trong cuộc sống , khi ánh sáng chiếu vào một vật thì nó tạo ra bóng trên mặt đất , mặt tường Đó được gọi là gì? Và ứng dụng như thế nào trong bản vẽ kỹ thuật chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay: “ BÀI 2: HÌNH CHIẾU”. Nội dung Hđ của Gv Hđ của Hs Khái niệm: Hình chiếu là “bóng” (hình) của vật thể nhận được trên mặt phẳng chiếu. 2. Các phép chiếu * Đặc điểm các tia chiếu: - Phép chiếu xuyên tâm: Các tia chiếu từ một điểm. - Phép chiếu song song: Các tia chiếu song song với nhau. - Phép chiếu vuông góc: các tia chiếu song với nhau và vuông góc với vật thể * Công dụng của các phép chiếu: - Phép chiếu vuông góc dùng để vẽ các hình chiếu vuông góc. - Phép chiếu xuyên tâm và phép chiếu song song dùng để vẽ hình biểu diễn ba chiều bổ xung cho các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kỹ thuật 3. Các hình chiếu vuông góc a) Các mặt phẳng chiếu. - Mặt chính diện gọi là mặt phẳng chiếu đứng. - Mặt nằm ngang gọi là mặt phẳng chiếu bằng. - Mặt cạnh bên phải gọi là mặt phẳng chiếu cạnh. b) Các hình chiếu và vị trí của các hình chiếu: - Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới. - hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống. - Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang. 4. Vị trí các hình chiếu. - Hình chiếu bằng nằm ở phía dưới hình chiếu đứng. - Hình chiếu cạnh nằm ở phía bên trái hình chiếu đứng. Chú ý: SGK Tr 10. _Yêu cầu hs quan sát H 2.1 và trả lời câu hỏi: Khi một vật được ánh sáng chiếu vào trên một mặt phẳng có hiện tượng gì ? Þ GV nhấn mạnh: Hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể. _Gv lấy ví dụ : Ánh nắng chiếu vào cây trên đường tạo ra bóng cây dưới đường. Vậy đâu là hình chiếu ? Đâu là mặt phẳng chiếu ? _Gv nhận xét. Yêu cầu hs lấy ví dụ khác trong thực tế _Gv : Có những phép chiếu nào ? Quan sát H 2.2 cho biết về đặc điểm các tia chiếu trong các hình a, b và c _ GV nhấn mạnh: Đặc điểm các tia chiếu khác nhau cho ta các phép chiếu khác nhau. _Hãy cho biết trong những trường hợp nào thì chúng ta sử dụng phép chiếu nào ? _Trong bản vẽ kỹ thuật để diễn tả chính xác hình dạng vật thể người ta dùng phép chiếu nào ( xuyên tâm, vuông góc hay song song) _Hãy quan sát H2.3 SGK và hãy chỉ ra vị trí của các mặt phẳng chiếu so với vật thể ? _GV cho HS quan sát H 2.4 và giải thích tên gọi các hình chiếu tương ứng với các hướng chiếu. _Gv nhấn mạnh:Hình chiếu nằm trên mặt phẳng nào thì lấy tên hình chiếu của mặt phẳng đó. _Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể mà không dùng một hình chiếu ? _ Hãy quan sát H2.5 SGK và hãy cho biết vị trí của các hình chiếu trên bản vẽ được xắp xếp như thế nào? _ Cho HS đọc nội dung chú ý trong SGK _Gv: Gọi 1 Hs phân tích đề bài phần bài tập (sgk tr 10) Và gọi 1 Hs lên bảng điền vào bảng 2.1 và 2.1 _HSTL: _HS lấy ví dụ _HSTL _HSTL _HS: phép chiếu vuông góc _Hs: vì để thể hiện chính xác vật thể ở mọi góc độ. _Hs vận dụng làm bài tập. 4. Củng cố. _ Cho HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK. _GV hệ thống lại phần trọng tâm của bài thông qua các câu hỏi: +Hình chiếu là gì? +Có những phép chiếu nào? Chúng có đặc điểm gì? +Tên gọi và vị trí của các hình chiếu trong bản vẽ kỹ thuật. _Gọi Hs đọc: “Có thể em chưa biết” 5. Dặn dò _Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK. _Chuẩn bị nội dung bài thực hành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtiet 2.docx