Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Tiết 9 đến tiết 22

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được khái niệm cưa kim loại.

- Biết được qui tắc an toàn trong quá trình gia công cưa.

2. Kĩ năng:

- Biết các thao tác cơ bản về kĩ thuật cưa.

3. Thái độ:

- Biết và tuân thủ qui tắc an toàn trong quá trình gia công.

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên: Dụng cụ: cưa và mẫu vật kim loại.

2.Học sinh: Học bài, chuẩn bị bài, mang đầy đủ đồ dùng học tập.

III. Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

1/ Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Công dụng của chúng?

2/ Nêu công dụng của các dụng cụ gia công?

 

docx13 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Công nghệ lớp 8 - Tiết 9 đến tiết 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 6. Tìm hiểu dụng cụ cơ khí (3 tiết) Giới thiệu chủ đề Chủ đề tìm hiểu trong ba tiết Bài 20. Dụng cụ cơ khí (1 tiết) Bài 21. Cưa và đục kim loại (tìm hiểu cưa kim loại 1 tiết) Bài 22. Dũa và khoan kim loại (tìm hiểu dũa kim loại 1 tiết) Qua chủ đề học sinh biết được công dụng một số dụng cụ cơ khí, biết cách sử dụng cưa và dũa kim loại. Học sinh có ý thức an toàn lao động Tuần 10 Tiết 19 BÀI 20. DỤNG CỤ CƠ KHÍ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Biết được hình dáng, cấu tạo và vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong các ngành cơ khí. 2. Kĩ năng: - Biết được công dụng và cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến. 3. Thái độ: - Liên hệ thực tế. II . Chuẩn bị 1. Giáo viên: SGK, SGV, bộ dụng cụ cơ khí. 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài. III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 1/ Trình bày đặc điểm cả vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại? 2/ Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Giới thiệu bài mới (1 phút) Đặt vấn đề: Muốn tạo ra được một sản phẩm cơ khí cần phải có vật liệu và dụng cụ để gia công. Các dụng cụ cầm tay đơn giản trong ngành cơ khí gồm các dụng cụ đo và kiểm tra, dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt, dụng cụ gia công. BÀI 20. DỤNG CỤ CƠ KHÍ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ đo và kiểm tra (17 phút) Giới thiệu một số dụng cụ đo và kiểm tra: thước lá, thứơc cuộn, thước cặp. Cho Hs quan sát H20.1, H20.2 SGK kết hợp mẫu vật. ?Thước lá có hình dáng như thế nào( về độ dày, độ dài, chiều rộng)? ?Vật liệu dùng chế tạo thước lá là gì? ?Để đo kích thứơc lớn, người ta dùng dụng cụ đo nào? Vì sao? ?Công dụng của thước lá và thước cuộn là gì? Gọi Hs nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. Cho Hs quan sát H20.2SGk kết hợp vật mẫu thước cặp. GV giới thiệu Cho HS quan sát hình dáng ngoài của thước đo góc. ?Thước đo góc gồm những loại nào? ?Nêu cách sử dụng thước đo góc vạn năng ? Gọi Hs nhận xét, bổ sung . Gv kết luận. I.Dụng cụ đo và kiểm tra Lắng nghe Quan sát 1.Thước đo chiều dài a.Thước lá: Thước lá có dạng HCN Vật liệu chế tạo là thép không gỉ. Thước cuộn. Đo chiều dài. Hs nhận xét bổ xung -Chế tạo bằng thép dụng cụ không gỉ, ít co giãn -Dùng đo chiều dài chi tiết, xác định kích thước sản phẩm. b.Thước cặp: -Cấu tạo hình 20.2 -Chế tạo bằng thép không gỉ có độ chính xác cao. -Dùng đo đường kính hình trụ và chiều sâu lỗ. c.Thước đo góc: Quan sát Thước đo góc vạn năng và ke vuông Hs nêu cách sử dụng Nhận xét, bổ sung. gồm êke, ke vuông, thước đo góc vạn năng. Hoạt động 3: Tìm hiểu các dụng cụ tháo lắp, kẹp chặt và dụng cụ gia công (20phút) ChoHs quan sát các mẫu vật H 20.4 và H 20.5 SGK. *Hình 20.4 ?Hãy cho biết tên gọi và nêu công dụng của các dụng cụ ở H 20.4? ?Dụng cụ tháo lắp là những dụng cụ nào? ?Công dụng chung của dụng cụ tháo lắp( kẹp chặt ) là gì? Gv kết luận *Hình 20.5 -Hãy nêu tên gọi của các dụng cụ gia công hình 20.5? -Cho biết công dụng của từng dụng cụ gia công trên? Gọi Hs nhận xét ,bổ sung Gv kết luận II.Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt Quan sát (Hình 20.4) Cờ lê, mỏ lết,tua vít, êtô, kìm Hình a,b,c (cờ lê, mỏ lết,tua vít) Tháo lắp chi tiết, kẹp chặt chi tiết hoặc một bộ phận nào đó của máy. a.Dụng cụ tháo lắp Cờ lê, mỏ lết,tua vít,... dùng tháo hoặc lắp các chi tiết có ren. b.Dụng cụ kẹp chặt: Êtô, kìm,............có công dụng cố định chi tiết khi gia công hoặc khi tháo lắp. III.Dụng cụ gia công Hình 20.5 Êtô, kìm Dùng trong việc gia công chi tiết Nhận xét, bổ sung Bao gồm: búa nguội, cưa, đục, dũa,... Hoạt động 4: Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (4 phút) Gv đặt các câu hỏi củng cố bài: +Dụng cụ đo và kiểm tra gồm những loại nào? +Nêu công dụng và cấu tạo của thước cặp? +Nêu công dụng của dụng cụ gia công? Giao nhiệm vụ về nhà: +học bài, trả lời câu hỏi cuối bài + Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy +Chuẩn bị bài 21 Hs trả lời Hs ghi nhiệm vụ về nhà Tuần 10 Tiết 20 ngày 19/10/2017 BÀI 21. CƯA VÀ ĐỤC KIM LOẠI. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hiểu được khái niệm cưa kim loại. - Biết được qui tắc an toàn trong quá trình gia công cưa. 2. Kĩ năng: - Biết các thao tác cơ bản về kĩ thuật cưa. 3. Thái độ: - Biết và tuân thủ qui tắc an toàn trong quá trình gia công. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Dụng cụ: cưa và mẫu vật kim loại. 2.Học sinh: Học bài, chuẩn bị bài, mang đầy đủ đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 1/ Có mấy loại dụng cụ đo và kiểm tra? Công dụng của chúng? 2/ Nêu công dụng của các dụng cụ gia công? 3. Bài mới: Hoạt động 1. Giới thiệu bài mới (1 phút) GV: Từ vật liệu ban đầu, để gia công được một sản phẩm có thể phải dùng một hay nhiều phương pháp gia công khác nhau theo một qui trình. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu 1 số phương pháp gia công cơ khí thường gặp trong gia công cơ khí. BÀI 21. CƯA VÀ ĐỤC KIM LOẠI. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 2: Tìm hiểu việc cắt kim loại bằng cưa tay (20phút) Gv thực hiện việc cắt đoạn thép bằng cưa tay. ?Dùng cưa tay như thế nào để cắt đôi vật liệu? ?Có nhận xét gì về lưỡi cưa gỗ và lưỡi cưa kim loại?Giải thích sự khác nhau giữa hai lưỡi cưa? ?Thế nào là cắt kim loại bằng cưa tay? Gv kết luận. *Tìm hiểu kĩ thuật cưa ?Các công việc chuẩn bị khi cưa? Gv tiến hành cách lắp lưỡi cưa vào khung cưa, chọn êtô, gá đặt chi tiết. ?Chiều lưỡi cưa được lắp như thế nao so với tay nắm ? ?H21.1b diễn tả cách chọn êtô như thế nào? ?Tư thế đứng và cách cầm cưa được diễn tả như thế nào trong H21.2? ?Thao tác cưa tiến hành như thế nào? ?Các biện pháp an toàn khi cưa? Gọi Hs nhận xét, bổ sung. Gv kết luận I.Cắt kim loại bằng cưa tay 1.Khái niệm: Quan sát Dùng lực tác động lưỡi cưa qua lại trên bề mặt vật liệu Lưỡi cưa kim loại có các răng nhỏ hơn cưa gỗ để tăng tính tiếp xúc với vật liệu. Khái niệm . Cắt kim loại bằng cưa tay là dạng gia công thô, dùng lực tác động làm lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt đôi vật liệu. 2.Kĩ thuật cưa: a.Chuẩn bị: Trả lời -Lắp lưỡi cưa vào khung cưa -Lấy dấu trên vật cần cưa -Chọn êtô phù hợp tầm vóc -Gá kẹp vật cưa trên êtô b.Tư thế đứng và thao tác cưa Quan sát Chiều lưỡi cưa có hướng ra khỏi tay nắm. Chọn chiều cao ê tô phù hợp tầm vóc. (SGK) -Đứng thẳng, thoải mái, cách cầm cưa:H21.2b(SGK) -Cưa : kết hợp hai thao tác đẩy và kéo cưa. 3.An toàn khi cưa: Hs trả lời Hs nhận xét, bổ sung Kẹp vật chặt. Lưỡi cưa căng vừa phải Dùng tay đỡ vật khi cưa gần đứt Không thổi mạt cưa Hoạt động 3. Học sinh thực hành (10 phút) Yêu cầu một số hs lên thực hiện cưa một đoạn thép Yêu cầu hs khác nhận xét, sửa lỗi sai Hs thực hiện Hs nhận xét Hoạt động 4. Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (10 phút) Củng cố ? Nêu kĩ thuật cơ bản khi cưa ? Làm thế nào để an toàn khi cưa kim loại Giao nhiệm vụ về nhà - Về nhà học lại bài cũ - Đọc thêm phần đục kim loại trong SGK - Trả lời các câu hỏi SGK - Chuẩn bị bài 22 dũa và khoan kim loại Hs trả lời Hs ghi nhiệm vụ Ngày 21/10/2017 Tuần 11 ngày 23/10/2017 Tiết 21 BÀI 22. DŨA VÀ KHOAN KIM LOẠI. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS hiểu được kĩ thuật cơ bản khi dũa kim loại. - Biết được qui tắc an toàn trong quá trình gia công dũa. 2. Kĩ năng: - Biết các thao tác cơ bản về kĩ thuật dũa. 3. Thái độ: - Biết và tuân thủ qui tắc an toàn trong quá trình gia công. II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Dụng cụ: dũa và mẫu vật kim loại. 2.Học sinh: Học bài, chuẩn bị bài, mang đầy đủ đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài giảng: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu kĩ thuật cơ bản khi cưa ? Làm thế nào để an toàn khi cưa kim loại 3. Bài mới: Hoạt động 1. Giới thiệu bài mới (1 phút) GV: Từ vật liệu ban đầu, để gia công được một sản phẩm có thể phải dùng một hay nhiều phương pháp gia công khác nhau theo một qui trình. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu phương pháp gia công cơ khí thường gặp là dũa kim loại. BÀI 22. DŨA VÀ KHOAN KIM LOẠI. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp dũa kim loại (20 phút) Cho HS quan sát một số vật liệu được dũa phẳng. ?Có nhận xét gì về bề mặt vật liệu sau khi dũa? ?Thế nào là phương pháp dũa kim loại? Cho Hs quan sát H22.1 SGK. ?Có các loại dũa nào?Nhận xét gì về bề mặt vật liệu ứng với từng loại dũa? ?Công việc chuẩn bị trước khi dũa là gì? Cho Hs quan sát H22.2SGK. Gv cho thảo luận nhóm.Yêu cầu: -Nêu cách cầm dũa được thể hiện ở hình 22.2a? -Thao tác dũa được thực hiện như thế nào ở H22.2b? Cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhận xét chéo, bổ sung Gv kết luận . ?Khi dũa cần thực hiện quy tắc an tòan nào? Gọi nhận xét, bổ sung. Gv kết luận I.Dũa kim loại 1.Khái niệm: Quan sát Có độ nhẵn và bóng Dũa là phương pháp gia công thô khi lượng dư gia công >0.5mm. Quan sát Dũa tròn, dũa dẹt, dũa vuông, dũa bán nguyệt 2.Kĩ thuật dũa: a.Chuẩn bị: Hs trả lời -Lấy dấu trên vật cần dũa -Chọn êtô phù hợp tầm vóc -Gá kẹp vật dũa trên êtô b.Cách cầm dũa: Hs hoạt động nhóm Tay phải cầm cán dũa, tay trái đặt trực tiếp lên mặt dũa cách đầu dũa 20-30mm. c.Thao tác dũa: Quan sát Thảo luận nhóm Trình bày kết quả Bổ sung Kết hợp hai thao tác:đẩy dũa tạo lực cắt và kéo dũa về không cần cắt. 3.An toàn khi dũa: Hs trả lời -Bàn nguội chắc chắn -Không dùng dũa cán vỡ hoặc nứt -Không thổi phoi. Hs nhận xét, bổ xung Hoạt động 3. Học sinh thực hành (10 phút) Yêu cầu một số hs lên thực hiện dũa một đoạn thép Yêu cầu hs khác nhận xét, sửa lỗi sai Hs thực hiện Hs nhận xét Hoạt động 4. Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (10 phút) Củng cố ? Nêu kĩ thuật cơ bản khi dũa ? Làm thế nào để an toàn khi dũa kim loại ?Cho biết sự giống và khác nhau giữa thao tác cưa và thao tác dũa? Giao nhiệm vụ về nhà - Về nhà học lại bài cũ - Đọc thêm phần khoan kim loại trong SGK - Trả lời các câu hỏi SGK - Chuẩn bị bài 24. Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép Hs trả lời Hs ghi nhiệm vụ Chủ đề 7 - CHƯƠNG IV. CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP ngày 26/10/2017 Giới thiệu chủ đề Chủ đề tìm hiểu trong 4 tiết Bài 24. Khái niệm về chi tiết máy và lắp ghép (1 tiết) Bài 25. Mối ghép cố định – mối ghép không tháo được (1 tiết) Bài 26. Mối ghép tháo được (1 tiết) Bài 27. Mối ghép động (1 tiết) Qua chủ đề học sinh hiểu được thế nào là chi tiết máy, các hình thức lắp ghép các chi tiết máy, phân biệt mối ghép cố định (mối ghép không tháo được và mối ghép tháo được), mối ghép động. ứng dụng của các loại mối ghép. Học sinh quan sát vận dụng kiến thức ứng dụng trong đời sống (cách lắp ghép các sản phẩm đơn giản sử dụng trong đời sống) Tuần 11 Tiết 22 BÀI 24. KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được khái niệm chi tiết máy và phân loại được chi tiết máy. - Biết được các kiểu lắp ghép của chi tiết máy. 2. Kĩ năng: - Giải thích được khái niệm chi tiết máy. - Biết phân loại chi tiết máy, nhóm chi tiết máy dựa trên cơ sở công dụng của chúng. 3. Thái độ: - Liên hệ thực tế ở cuộc sống. II . Chuẩn bị: 1. Giáo viên: SGK, SGV, cụm trục trước xe đạp, bu lông, đai ốc, bộ ròng rọc. 2. Học sinh: SGK, đọc và chuẩn bị bài. III. Tiến trình bài giảng 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu kĩ thuật cơ bản khi dũa ? Làm thế nào để an toàn khi dũa kim loại ?Cho biết sự giống và khác nhau giữa thao tác cưa và thao tác dũa? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu (3 phút) Giới thiệu mục tiêu bài học Đặt vấn đề vào bài Lắng nghe CHƯƠNG IV. CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP BÀI 24. KHÁI NIỆM VỀ CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm và phân loại chi tiết máy (15 phút) Cho Hs quan sát cấu tạo cụm trục trước xe đạp. ?Cụm trục trước xe đạp gồm những phần tử nào? ?Nêu tên gọi và công dụng của các phần tử đó? ?Chi tiết máy là gì? Gọi Hs nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. Treo H24.2. ?Phần tử nào không phải là chi tiết máy?Vì sao? ?Làm thế nào để biết một phần tử có phải là chi tiết máy hay không? ?Hãy cho biết phạm vi ứng dụng các chi tiết máy H24.2? ?Chi tiết máy được phân loại như thế nào? Gọi Hs nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. I.Khái niệm về chi tiết máy 1.Chi tiết máy là gì? Quan sát. Trả lời Khái niệm chi tiết máy Nhận xét, bổ sung Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy. Mảnh vỡ máy vì không có cấu tạo hoàn chỉnh. Trình bày dấu hiệu nhận biết *Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy: là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời ra được nữa. Chi tiết có công dụng chung và chi tiết có công dụng riêng Nhận xét, bổ sung 2.Phân loại chi tiết máy: Hs trả lời -Nhóm chi tiết có công dụng chung. -Nhóm chi tiết có công dụng riêng Hs nhận xét bổ xung Hoạt động 3: Tìm hiểu cách lắp ghép của chi tiết máy (20 phút) Treo H24.3. Yêu cầu thảo luận : Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm để biết các chi tiết lắp với nhau bằng mối ghép gì? Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận, bổ sung hoàn chỉnh. Gv đánh giá, kết luận . ?Các chi tiết thường được ghép với nhau bằng những mối ghép gì? ?Mối ghép có công dụng gì trong quá trình lắp ghép? ?Nêu vài mối ghép trong thực tế mà em biết? ?Trên chiếc xe đạp có các mối ghép nào? Gọi nhận xét, bổ sung. Gv kết luận. II.Các chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào? Quan sát. Thảo luận nhóm Trình bày kết quả. Bổ sung Trả lời Ghi nhận Mối ghép động và mối ghép cố định Giữ mối liên hệ giữa các chi tiết với nhau Mối ghép ren, mối ghép hàn, đinh tán Mối ghép ren, chốt Nhận xét, bổ sung Các chi tiết máy được ghép với nhau bằng mối ghép cố định và mối ghép động. a.Mối ghép động: các chi tiết không có chuyển động tương đối với nhau. b.Mối ghép cố định: các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau. Gồm hai loại: mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được. Hoạt động 4. Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà (5 phút) Củng cố bài: +Chi tiết máy là gì? Gồm mấy loại? +Kể một số mối ghép mà em biết? Giao nhiệm vụ về nhà: +hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy +Sưu tầm các mối ghép: ren,tán, hàn. + Tìm hiểu đặc điểm các mối ghép. Hs trả lời Hs ghi nhiệm vụ Ngày 28/10/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxt19-22.docx