Giáo án môn Địa lý lớp 6 - Tuần 4, 5

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên chuẩn bị: Bảng phụ vẽ H10, 11 SGK trang15. Bản đồ các nước khu vực Đông Nam Á. Quả địa cầu

2. Học sinh chuẩn bị:

- Chuẩn bị bài trước

- Sách giáo khoa, vở ghi, tập bản đồ địa 6

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định, kiểm tra tỉ số

2. Kiểm tra bài cũ (3 phút):

3. Tiến trình tổ chức:

 

docx14 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 6 - Tuần 4, 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN:4 TIẾT: 4 PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ CÁCH XÁC ĐỊNH TỌA ĐỘ ĐỊA LÝ CỦA MỘT ĐIỂM S: G: I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: - Nhớ các qui định vẽ phương hướng trên bản đồ - Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí của 1 điểm 2. Kỹ năng: - Biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ và trên địa cầu 3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức về bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học; hợp tác; tự giải quyết vấn đề ... - Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.... 5. Tích hợp quốc phòng an ninh: Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên chuẩn bị: Sách giáo khoa, Quả địa cầu, Bản đồ hành chính VN 2. Học sinh chuẩn bị: Chuẩn bị bài trước sách giáo khoa, vở ghi, tập bản đồ địa 6 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ổn định,kiểm tra tỉ số Kiểm tra bài cũ (3 phút): Tiến trình tổ chức: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát- 3 phút) 1. Mục tiêu: 2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh,quan sát - Cá nhân. 3. Phương tiện: Một số tranh ảnh, bản đồ 4. Các bước hoạt động Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS xem hình ảnh, nhận xét về các nội dung được thể hiện trong các hình ảnh. Bước 2: HS quan sát hình và bằng hiểu biết để trả lời. Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét). Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Phương hướng trên bản đồ (8 phút) 1.Mục tiêu: Xác định được phương hướng trên bản đồ 2 Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, tự học, hợp tác, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, hình vẽ, tranh ảnh nêu và giải quyết vấn đề. 3. Hình thức tổ chức: Cá nhân HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát và đọc và khai thác thông tin SGK, trao đổi và trả lời các câu hỏi: - Trái Đất là một quả cầu tròn, làm thế nào xác định được phương hướng trên mặt quả Địa Cầu? GV: GV vẽ H10/15 SGK lên giới thiệu cách xác định phương hướng trên bản đồ. - Muốn xác định phương hướng trên bản đồ còn dựa vào các yếu tố nào? - Muốn xác định phương hướng trên bản đồ còn dựa vào các yếu tố nào? Đông Nam Bắc Tây -Trên thực tế có nhiều loại bản đồ không sử dụng các đường kinh - vĩ tuyến thì ta phải xác định phương hướng trên bản đồ bằng cách nào. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức GV lồng ghép giáo dục an ninh quốc phòng: GV cho HS quan sát bản đồ hành chính VN Việt Nam là quốc gia đầu tiên, duy nhất xác lập chủ quyền và quản lý liên tục, hòa bình hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa Việt Nam có vùng biển rộng, với hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó, quần đảo Hoàng Sa nằm trong khu vực biển có vị trí từ 15º45’ đến 17º15’ độ vĩ Bắc và 111º đến 1130 độ kinh Đông, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lý; Quần đảo Trường Sa nằm trong khu vực biển ở vị trí từ 65º0’ đến 12º độ vĩ Bắc và 111º30’ đến 117º20’ độ kinh Đông, cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 203 hải lý. Đây là hai quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc; là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam 1. Phương hướng trên bản đồ - Phương hướng chính trên bản đồ (8 hướng chính) Hướng Bắc, Nam, Đông, Tây, Tây Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam. - Cách xác định phương hướng trên bản đồ. + Với bản đồ có kinh, vĩ tuyến : phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định phương hướng. + Với các bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến: phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ để xác định hướng bắc, sau đó tìm các hướng còn lại. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí (12phút) 1.Mục tiêu: Nắm được kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí . 2 Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp ,tự học, hợp tác, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, hình vẽ, tranh ảnh nêu và giải quyết vấn đề. 3. Hình thức tổ chức: Cá nhân HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG - Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát và đọc và khai thác thông tin SGK, trao đổi và trả lời các câu hỏi: - Quan sát H11 SGK trang 15 - Điểm C là chỗ gặp nhau của các đường Kinh tuyến và vĩ tuyến nào? - Kinh độ của 1 điểm được tính ntn ? - Vĩ độ của 1 điểm được tính ntn ? - Toạ độ ĐL của 1 điểm được tính ntn? - GV hướng dẫn HS cách viết  Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức 2. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí a) Khái niệm: - Kinh độ của 1 điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. - Vĩ độ của 1 điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc. - Toạ độ địa lí của 1 điểm chính là kinh độ và vĩ độ của 1 điểm nào đó trên bản đồ. b) Cách viết toạ độ địa lí của 1 điểm: - Viết Kinh độ ở trên Vĩ độ ở dưới. Đông VD: Điểm 200 T C 100B C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 5 phút) Dựa vào hình bên, em hãy: Tây - Xác định các hướng chính. Cho HS lên bản xác định và ghi các hướng vào hình vẽ. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian: 5 phút) - Hãy viết tọa độ địa lý của điểm cực Bắc và cực Nam của Trái Đất. 00 00 Điển cực Bắc Điểm cực Nam 900 B 900 N TUẦN: 5 TIẾT: 5 LUYỆN TẬP CÁCH XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG , TỌA ĐỘ ĐỊA LÝ S : G I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần đạt được: 1. Kiến thức: HS biết được phương hướng trên bản đồ. Hiểu thế nào là lưới kinh, Vĩ tuyến. 2. Kỹ năng: - Biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ và trên địa cầu 3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức về bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: tự học; hợp tác; tự giải quyết vấn đề ... - Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình.... 5. Tích hợp quốc phòng an ninh: Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên chuẩn bị: Bảng phụ vẽ H10, 11 SGK trang15. Bản đồ các nước khu vực Đông Nam Á. Quả địa cầu 2. Học sinh chuẩn bị: - Chuẩn bị bài trước - Sách giáo khoa, vở ghi, tập bản đồ địa 6 III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ổn định, kiểm tra tỉ số Kiểm tra bài cũ (3 phút): Tiến trình tổ chức: 1.Mục tiêu: Biết vận dụng các phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí 2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK KT học tập hợp tác hợp tác, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, hình vẽ. 3. Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG - Bước1: GV cho HS quan sát hình 12/16 giao nhiệm vụ cho các nhóm - GV chia lớp làm 6 nhóm làm BT 3 - a. + Nhóm 1: Hướng bay từ HN -> Viêng Chăn; Hà Nội à Trường Sa + Nhóm 2: từ HN -> Gia các ta; Hà Nội à Hoàng Sa + Nhóm 3: từ HN -> Ma ni la + Nhóm 4: từ Cu a la Lăm pơ -> Băng Cốc + Nhóm 5: từ Cu a la Lăm pơ -> Manila + Nhóm 6: từ Mani la -> Băng Cốc - Quan sát H 12 Yêu cầu 6 nhóm xác định toạ độ ĐL của các điểm A, B, C trên bản đồ. - Quan sát H13: GV Hướng đi từ O -> A,B,C,D Bước 2: HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ Bước 3: Đại diện nhóm trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm, bổ sung và chuẩn kiến thức. GV lồng ghép giáo dục an ninh quốc phòng: GV cho HS quan sát bản đồ hành chính VN - Cho hs lên xác định trên bản đồ vị trí của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho hs khẳng định hai quần đảo này là của Việt Nam. - Cho hs xem một số hoạt động của nhân dân trên đảo Những công dân trẻ trên đảo Trường Sa lớn Trường Sa luôn trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam. Ảnh: Đoàn công tác số 5 chụp ảnh lưu niệm tại cột mốc chủ quyền ở đảo Trường Sa lớn.  3. Bài tập (Học sinh lên bảng điền) a. Xác định hướng bay + HN -> Viêng Chăn hướng Tây Nam + HN -> Gia các ta hướng Nam + HN -> Ma ni la hướng Đông Nam + Cu a la Lăm pơ -> Băng Cốc hướng Bắc + Cu a la Lăm pơ -> Ma ni la hướng Đông Bắc + Mani la -> Băng Cốc hướng Tây Nam b. Xác định toạ độ địa lí các điểm A, B, C A 1300 Đ C 1100Đ                   100B                  100B 1300Đ C 00 d. Hướng đi từ O -> A,B,C,D + Từ O ->A hướng Bắc + Từ O ->B hướng Đông + Từ O ->C hướng Nam + Từ O ->D hướng Tây C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 5 phút) - GV treo bảng phụ các hướng gọi HS lên xác định. - GV dùng quả địa cầu gọi HS lên xác định BT 1 SGK trang 17. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian: 5 phút) 1 . Học sinh thực hiện bài tập 1, 2 cuối bài. 2. Tìm hiểu "Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ", tìm ví dụ minh hoạ nội dung, hệ thống, kí hiệu và biểu hiện các đối tượng địa lí về địa điểm, số lượng, vị trí, nhân tố không gian - Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động xây dựng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. TUẦN: TIẾT: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ, CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ S: G: I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh đạt được: 1. Kiến thức: - Định nghĩa đơn giản về kí hiệu bản đồ, một số yếu tố cơ bản của lưới kinh vĩ tuyến . - Biết được các đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu bản đồ - Biết cách đọc lát cắt địa hình và hiểu nó. 2. Kĩ năng : - Đọc và hiểu nội dung bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ 3. Thái độ : - Yêu thích môn học 4. Định hướng phát triển năng lực. - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình. 5. Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh: - Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và địa điểm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này. - Có ý thức trách nhiệm với việc bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Chuẩn bị bài giảng điện tử, kế hoạch xây dựng chủ đề, tivi màn hình lớn. - Lược đồ tự nhiên châu Á - Lược đồ tự nhiên Việt Nam. - Tư liệu về chủ quyền Trường Sa- Hoàng Sa. 2. Học sinh: - Nghiên cứu trước nội dung bài 5, chuẩn bị bảng nhóm, bút dạ ( nhiều màu), giấy A1, A0, nam châm . - Tìm hiểu về một số ký hiệu trên bản đồ hành chính. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Ổn định: Bài cũ: giáo viên có thể linh hoạt trong nội dung bài dạy Bài.mới: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) Thời gian 5 phút 1. Mục tiêu: GV cho HS quan sát một số hình ảnh, bản đồ khoáng sản và hành chính châu Á và Việt Nam. Qua đó thấy được sự khác nhau về màu sắc và các ký hiệu trên bản đồ. 2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân. 3. Phương tiện: Bản đồ khoáng sản, bản đồ hành chính châu Á 4. Các bước hoạt động - Bước 1: Giao nhiệm vụ - Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh và yêu cầu trả lời các câu hỏi dưới đây: ? Vì sao có sự khác nhau về màu sắc giữa các khu vực trên bản đồ? ? Tại sao phải có ký hiệu trên bản đồ? - Học sinh theo dõi hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời được: Màu sắc khác nhau trên bản đồ để thể hiện sự khác nhau giữa các vùng miền, các ký hiệu để phân biệt được các loại khoán sản. - Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời. - Bước 3: HS báo cáo kết quả. - Bước 4: GV nhận xét kết quả và dẫn dắt vào bài mới. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI HOẠT ĐỘNG 1: Ô Các loại kí hiệu bản đồ (Thời gian 15 phút) 1. Mục tiêu: - Học sinh nắm được các ký hiệu trên bản đồ. - Định nghĩa đơn giản về kí hiệu bản đồ 2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK Kĩ thuật học tập hợp tác 3. Hình thức tổ chức: Thảo luận cặp đôi Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản 1.Hoạt động 1: Các loại kí hiệu bản đồ ( 15 phút ) *Mục tiêu: Học sinh nắm được các ký hiệu trên bản đồ. *Phương thức tiến hành: Cá nhân *Tổ chức hoạt động - Bước 1: Gv treo Bản đồ tự nhiên Việt Nam. -GV yêu cầu Hs quan sát 1 số kí hiệu ở bảng chú giải -> đặt câu hỏi ? Tại sao ta muốn hiểu kí hiệu phải đọc chú giải ? ? Cho biết các dạng kí hiệu được phân loại như thế nào? - Bước 2; GV treo hình 14 và hình 15 lên bảng ? Có mấy loại kí hiệu? Hãy kể tên các kí hiệu? ? Hãy kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu ? - Gv yêu cầu Hs trả lời. - Gv chuẩn kiến thức. - GVNhận xét, chốt ý mở rộng: Kí hiệu hình học: thường dùng để thể hiện các mỏ khoáng sản. Kí hiệu chữ: dùng các chữ cái đầu tiên của kim loại (viết tắt) để thể hiện các mỏ khoáng sản. Kí hiệu tượng hình: mô tả hình dáng gần đúng với hình dạng của sinh vật - Bước 3: GV Yêu cầu học sinh quan sát hình 8. ? Phân biệt các loại và dạng kí hiệu? (Nhà thờ: kí hiệu tượng hình. Chợ, cửa hàng: kí hiệu chữ. Bệnh viện: kí hiệu hình học) - Làm bài tập 1 vở bài tập bản đồ . Các loại kí hiệu bản đồ - Kí hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước (hình vẻ, màu sắc, địa điểm...) dùng để thể hiện các đối tượng địa lí được đưa lên bản đồ. - Các loại ký hiệu: Thường phân ra 3 loại: + Điểm. + Đường. + Diện tích. - Một số dạng kí hiệu được sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ : + Kí hiệu hình học. + Kí hiệu chữ. + Kí hiệu tượng hình. - Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ 2.Hoạt động 2: Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ: (20 phút ) 1. Mục tiêu: Học sinh nắm được các biểu hiện địa hình trên bản đồ. 2. Phương thức tiến hành: Cá nhân, nhóm. 3. Tổ chức hoạt động: Bước 1: -GV Treo Bản đồ tự nhiên Việt Nam: -GV giới thiệu cách biểu hiện độ cao bằng thang màu (0m"200m: xanh lá cây ; 200"500: vàng hay hồng nhạt ; 500"1000: đỏ ; >2000: nâu) ? Ngoài cách thể hiện địa hình bằng màu sắc. Dựa vào nội dung sgk em hãy cho biết người ta còn thể hiện địa hình bằng cách nào ? - Gv yêu cầu Hs trả lời. - Gv chuẩn kiến thức. Bước 2: GV Tiếp tục cho học sinh quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam. ?Qua việc tìm hiểu bản đồ tự nhiên Việt Nam và vị trí các địa điểm trên bản đồ. em hãy cho biết 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí như thế nào đối với lãnh thổ Việt Nam? -GV dự kiến trả lời: +Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong lãnh thổ Việt Nam.\ +Qua đó khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam. ?Là học sinh em phải làm gì để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo đó? -GV dự kiến trả lời: +Học thật giỏi để có kiến thức nghiên cứu tìm hiểu và khẳng định cho mọi người biết đó là chủ quyền Việt Nam, từ đó kêu gọi mọi người và cộng đồng quốc tế lên án những hành động khiêu khích xâm chiếm. Bước 3. - Quan sát hình 16 SGK - GV Giới thiệu hình: được gọi là lát cắt vì người ta cắt tưởng tượng 1 quả núi bằng những đường song song, cách đều nhau và vẽ theo dạng vòng tròn (đồng mức) ?Các đường biểu hiện trên bản đồ là đường gì? - HS trả lời đường đòng mức ?Đường đồng mức là gì? - (Là những đường nối các điểm có cùng độ cao) ?Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu m? ?Dựa vào khoảng cách giữa các đường đồng mức ở hai sườn núi cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn ? Giải thích . - Gv yêu cầu Hs trả lời. - Gv chuẩn kiến thức. - Có mấy cách thể hiện độ cao của địa hình trên bản đồ? 2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ. - Để biểu hiện độ cao địa hình trên bản đồ người ta thường dùng thang màu hoặc vẽ các đường đồng mức. - Đường đồng mức là đường nối liền những điểm có cùng một độ cao . - Các đường đồng mức càng gần nhau hơn thì địa hình càng dốc. C. Hoạt động luyện tập: (3 phút) 4.1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: + Vị trí các địa điểm trên bản đồ. + Cách biểu hiện các dạng địa hình trên bản đồ. + Xác định được vị trí của 2 quần đảo Việt Nam trên bản đồ. 4.2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ và HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Câu 1: Có mấy loại kí hiệu? Hãy kể tên các kí hiệu? Câu 2: Hãy cho biết có mấy loại kí hiệu? Hãy kể tên các kí hiệu? Câu 3. Đường đồng mức là gì? 4.3. Dự kiến sản phẩm: GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức. D. Vận dụng mở rộng: (2 phút) 5.1. Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. - HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm 5.2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS : + Tìm hiểu các ký hiệu, vị trí trên lược đồ + Liên hệ với tình hình thực tế địa phương hiện nay, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm. + Theo em cần phải làm gì để bảo vệ chủ quyền Việt Nam. - HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn. - GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi 5.3. Dự kiến sản phẩm: - HS phân biệt được các dạng ký hiệu trên bản đồ - Đề xuất một số biện pháp: + Có cơ chế chính sách hợp lý + Nâng cao ý thức bảo vệ, phát huy + Có nhiều hoạt động tuyên truyền...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao an minh hoa chuyen de Dia ly 6 Long ghep GD QPAN_12442970.docx
Tài liệu liên quan