Giáo án môn Địa lý lớp 7 (chuẩn kiến thức)

I/Mục tiêu tiết kiểm tra:

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.

- Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức, thông hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung: Thiên nhiên và con người ở các châu lục.

1.Kiến thức:

- Đặc điểm địa hình, khí hậu, dân cư ,kinh tế của các châu lục;Châu Nam Cực,Châu Đại Dương,Châu Âu.

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi, kỹ năng làm bài, trình bày những kiến thức có liên quan.

- Rèn luyện kỹ năng xử lí, vẽ và phân tích biểu đồ.

 

doc208 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Địa lý lớp 7 (chuẩn kiến thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản đồ. 3. Thái độ: Có ý thức xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thảo luận *. Nêu vấn đề. Đàm thoại gợi mở III. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Lược đồ Công nghiệp Bắc Mĩ. Học sinh: Học và đọc trước bài, làm bài tập đầy đủ. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Nền nông nghiệp Bắc Mĩ có những thuận lợi và hạn chế gì? 3. Nội dung bài mới: a. Vào bài: b. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Mục tiêu 1: Đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ CH: Quan sát H39.1 , nội dung SGK cho biết Công nghiệp Hoa Kỳ phát triển như thế nào? CH: Ngành Công nghiệp nào chiếm ưu thế? GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: - Chia nhóm 2 bàn một nhóm: Thời gian 4 phút: - Nội dung câu hỏi: ( Dựa vào nội dung SGK và sự hiểu biết của mình em hãy cho biết:) + Gần đây Công nghiệp Hoa Kỳ có những thay đổi gì, trong cơ cấu phân bố? + Nhờ điều kiện nào mà công nghiệp Hoa Kỳ có những thay đổi như vậy? HS: Trả lời, nhóm khác bổ sung. GV: Chuẩn xác. HS: Vì nhờ cuộc CMKHKT lần 2 GV: Trong một thời gian dài Công nghiệp Hoa Kỳ có sự biến động lớn do nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế. CH: Vậy em hãy cho biết những cuộc khủng hoảng kinh tế đó xảy ra vào thời gian nào? HS: 1970 – 1973; 1980 – 1982 GV: Quan sát nội dung SGK, em hãy cho biết Canađa có các ngành Công nghiệp quan trọng nào? Phân bố ở đâu? HS: Trả lời, GV: Em hãy cho biết Mêhicô có các ngành Công nghiệp quan trọng nào? Phân bố ở đâu? HS: Trả lời, GV: Quan sát H39.2, 39.3 em có nhận xét gì về trình độ phát triển công nghiệp Hoa Kỳ ? HS: Trả lời, GV: Chuyển ý Mục tiêu 2: Biết được tầm quan trọng của ngành dịch vụ ở Bắc Mĩ CH: Dựa vào bảng số liệu ( T/124) GV Em hãy cho biết vai trò của các ngành dịch vụ Bắc Mĩ. HS: Trả lời CH: Dịch vụ hoạt động trong các lĩnh vực nào? Phân bố ở đâu? HS: Dịch vụ, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, GTVT Phân bố vùng hồ lớn vùng Đông Bắc và Vành đai Mặt Trời. GV: Chuyển ý Mục tiêu 4: Hoàn cảnh thành lập và ý nghĩa của việc thành lập hiệp định CH: Dựa vào nội dung SGK, em hãy cho biết : thảo luận theo cặp: NAPTA thành lập vào năm nào, gồm những nước nào, có ý nghĩa gì đối với các nước thành viên? - Trong nội bộ NAPTA Hoa Kỳ chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mêhicô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Canađa. CH:Trong nội bộ NAPTA Hoa Kỳ có vai trò ntn? 2. Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu Thế giới. a. Hoa Kỳ: - Công nghiệp đứng đầu Thế giới đủ các ngành. - các ngành công nghiệp truyền thống: luyện kim, chế tạo máy công cụ, hoá chất , dệt, thực phẩm..phía Nam hồ lớn và Đông Bắc ven ĐTD. -công nghiệp công nghệ cao, điện tử, vi điện tử, hàng không vũ trụở phía Nam , ven TBD ( Vành đai mặt trời) - Công nghiệp chế biến chiếm 80% giá trị sản lượng. b. Canađa: Khai khoáng, luyện kim, lọc dầu chế xe lửa, hoá chất, công nghiệp gỗ, sx giấy, thực phẩm ở Ven hồ lớn và ĐTD. c. Mêghicô: Khai thác dầu khí, quặng kim loại màu, hoá chất, thực phẩm ở Mêhicôxiti và ven vịnh Mêhicô. 3. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế: - Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP: HoaKì:72%,Canađa, Mêhicô:68%. - Phân bố: Các thành phố quanh vùng Hồ Lớn, vùng Đông Bắc, Vành đai mặt trời của Hoa Kì. 4. Hiệp định Mậu Dịch tự do Bắc Mĩ. - Thành lập 1993: Gồm 3 nước: Canađa, Hoa Kì, Mêhicô. - Ý nghĩa: Tăng sức cạnh tranh trên thị trường kết hợp sức mạnh của 3 nước. - Hoa Kì: Chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mêhicô. + Hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Canađa. 4. Củng cố: - Nêu các ngành công nghiệp quan trọng của Bắc Mĩ? - Công nghiệp Hoa Kỳ gần đây có những thay đổi gì về cơ cấu và phân bố? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài cũ. - Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi trong bài 40,vào vở bài tập để hôm sau học. - Tìm hiểu vùng công nghiệp Vành đai Mặt Trời. - Những thuận lợi cơ bản mà vị trí địa lí đã đem lại cho vùng công nghiệp Vành đai Mặt Trời. V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY Ngày soạn: Kí duyệt Ngày giảng: Tiết 43 - Bài 40: THỰC HÀNH TÌM HIỂU VÙNG CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG Ở ĐÔNG BẮC HOA KÌ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP “VÀNH ĐAI MẶT TRỜI” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải: - Biêt và hiểu được cơ cấu ngành Công nghiệp của vùng Công nghiệp Đông Bắc Hoa Kì và vùng Công nghiệp “Vành đai mặt trời”. - Nguyên nhân sự thay đổi trong phân bố sản xuất Công nghiệp của Hoa Kì. - Biết được những thuận lợi cơ bản mà VTĐL đã đem lại cho ngành Công nghiệp “ Vành đai mặt trời”. 2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng quan sát, đọc, chỉ bản đồ. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức khi phân bố vùng công nghiệp II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thảo luận *. Nêu vấn đề. Đàm thoại gợi mở III. CHUẨN BỊ Giáo viên: - Lược đồ phân bố dân cư đô thị Bắc Mĩ ( hình 37.1). - Lược đồ Công nghiệp Bắc Mĩ ( hình 39.1). - Lược đồ không gian Công nghiệp Hoa Kì ( phóng to). Học sinh: Học thuộc bài cũ trả lời các câu hỏi in nghiêng trong bài thực hành. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: lồng vào bài học 3. Nội dung bài mới: a. Vào bài: Vùng Công nghiệp truyền thống Đông Bắc Hoa kì và vùng Công nghiẹp Vành đai mặt trời là hai vùng Công nghiệp quan trọng nhất của Hoa kì hiện nay. Có ý nghĩa quyết định tạo nên diện mạo và sức mạnh của nền Công nghiệp Hoa Kì. b. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Mục tiêu 1: Sự phân bố các ngành công nghiệp ở vùng đông bắc Hoa Kì GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. Chia nhóm: 2 nhóm lớn. Thời gian: 5 phút. Nội dung câu hỏi: Nhóm 1: Quan sát hình 37.1, 39.2 và dựa vào kiến thức đã học cho biết: GV Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ? GV Tên các ngành Công nghiệp chính ở vùng Công nghiệp Đông Bắc Hoa kì? GV Tại sao các ngành Công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút? Mục tiêu 2: Sự chuyển dịch của nền công nghiệp Mĩ Nhóm 2: Quan sát hình 40.1 và dựa vào những kiến thức đã học cho biết. GV Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì? GV Tại sao có sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì? GV Vị trí của vùng Công nghiệp “ vành đai mặt trời” có những thuận lợi gì? Học sinh các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Nhóm khác bổ sung. Giáo viên kết luận nhận xét cho điểm động viên những nhốm làm đúng và nhanh. 1. Vùng Công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì. a. Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Niuyook – Oasintơn, Sicagô Philađenphia, Đitôroi – Bôxtơn. b. Tên các ngành Công nghiệp chính ở vùng Công nghiệp Đông Bắc Hoa kì. Luyện Kim đen, Luyện Kim Màu, Chế tạo máy công cụ, Hoá Chất, Dệt, Thực Phẩm. c. Tại sao các ngành Công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút vì: - Bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc khủng hoảngkinh tế liên tiếp ( 1970 – 1973, 1980 – 1982). - Công nghệ chưa kịp đổi mới. - Bị cạnh tranh bởi hang hoá liên minh Châu Âu, Nhật Bản, NIC 2. Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới. a. Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì. Từ các vùng Công nghiệp phía Nam Hồ Lớn và đồng bằng ven ĐTD tới các vùng Công nghiệp mới ở phía Nam và duyên hải ven ĐTD. b. Tại sao có sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì? Là do sự phát triển mạnh mẽ của vành đai Công nghiệp mới ở phía Tây và phía Nam của Hoa Kì trong giai đoạn hiện nay nên nó thu hút vớn và nguồn nhân lực từ Đông Bắc xuống. c. Vị trí của vùng Công nghiệp “ vành đai mặt trời” có những thuận lợi gì? - Gần biên giới Mêhicô, dễ nhập khẩu nguyên liệ và xuất khẩu hang hoá sang các nước Trung và Nam MĨ. - Giao thông huận lợi cho việc xuất, nhập khẩu hang hoávới các khu vực Châu Á TBD. - Gần nguồn nhân công rẻ, có kĩ thuật từ Mêhicô di chuyển lên. 4. Củng cố: - Hãy xác định trên bản đồ hai vùng công nghiệp quan trọng nhất của Hoa Kì? - Dựa vào hình 39.1, hãy nêu các ngành Công nghiệp quan trọng nhất của vùng Đông Bắc Hoa Kì? - Nêu những chuyển dịch vốn và lao động của Hoa Kì trong thời gian gần đây? - Vùng Công nghiệp “Vành đai mặt trời” được ra đời trong hoàn cảnh nào và nêu các ngành Công nghiệp tiêu biểu của nó? 5. Hướng dẫn về nhà: - Nghiên cứu trước bài 41. Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ. V.RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY Ngày soạn: Kí duyệt Ngày giảng: 7A1 : 7A2 : 7A3 : Tiết 44 Bài 41 THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải: - Biết được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của khu vực Trung và Nam Mĩ. - Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng ti và lục địa Nam Mĩ 2. Kĩ năng: Quan sát, đọc, chỉ bản đồ và lát cắt địa hình, thảo luận 3. Thái độ: Giúp học sinh hiểu giá trị kinh tế của eo đất và kinh tế Trung và Nam Mĩ II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: -Thảo luận *,- Nêu vấn đề.,- Đàm thoại gợi mở III. CHUẨN BỊ Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ. - Lát cắt địa hình Nam Mĩ dọc theo vĩ tuyến 200N. Học sinh: Học thuộc bài cũ và trả lời các câu hỏi trong bài mới. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ? (Trình bày lược đồ) - Sự phân hoá của khí hậu Bắc Mĩ? 3. Nội dung bài mới: a. Vào bài: Trung và Nam Mĩ trãi dài suốt từ khoảng Chí tuyến Bắc đến Cận cực Nam: là một không gian địa lí rộng lớn có đặc điểm thiên nhiên rất đa dạng, phức tạp, sự đa dạng phức tạp đó trước tiên được thể hiển trong đặc điểm địa hình mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay. b. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Mục tiêu 1: Đặc điểm tự nhiên khu vực Trung và Nam Mĩ Gv: Cho biết diện tích của Trung và Nam Mĩ? Gv: Yêu cầu học sinh quan sát hình 41.1 xác định phạm vi khu vực Trung và Nam Mĩ? Gv: Trung và Nam Mĩ tiếp giáp với biển và đại dương nào? Gv: Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào? Gv: Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió gì, thổi theo hướng nào? Gv: Địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có sự khác nhau như thế nào? Hs trình bày ở lược đồ Hs quan sát lược đồ xác định: Kênh đào Pa-na-ma và đất nước Cu Ba Gv giới thiệu thêm về hai địa danh trên. Gv: Lượng mưa ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti như thế nào? Cảnh quan phân hóa ra sao? Như vậy eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có sự phân hóa về mặt tự nhiên như thế nào? Vì sao lại có sự phân hóa như vậy? Hs trả lời giáo viên kết luận. Gv dùng lược đồ giới thiệu và chuyển mục. GV: Dựa vào hình 41.1 và tại vĩ tuyến 200N từ Tây sang Đông cho biết Nam Mĩ có các khu vực địa hình gì? Hs tiến hành thảo luận nhóm. Gv chia lớp thành 6 nhóm cử đại diện nhóm Nhóm 1,2 tìm hiểu về núi trẻ An đét Nhóm 3,4 tìm hiểu về Đồng bằng Nhóm 5,6 tìm hiểu về sơn nguyên Hv nêu câu hỏi thảo luận: Gv nêu đặc điểm tự nhiên của 3 khu vực địa hình của lục địa Nam Mĩ ? (vị trí, đặc điểm địa hình, cảnh quan) Hs thảo luận 3 phút. Sau khi thảo luận xong Gv cho Hs các nhóm trao đổi phiếu học tập cho nhau để xem xét. Gv chốt lại kiến thức và giới thiệu một vài tranh ảnh về từng khu vực. Gv dựa vào lược đồ trình bày một số khoáng sản chính của Nam Mĩ? 1. Khái quát tự nhiên: - Diện tích 20,5 triệu km2 gồm: - Bao gồm: Eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng- ti và toàn bộ lục địa Nam Mĩ. a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti: Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới có gió Tín Phong Đông Băc thổi thường xuyên * Eo đất Trung Mĩ: - Là phần cuối phía Nam Coócđie, - Các núi cao chạy dọc eo đất có nhiều núi lửa. * Quần đảo Ăngti: - Là một vòng cung gồm vô số đảo lớn nhỏ, kéo dài từ của vịnh Mêhicô đến bờ đại lục Nam Mĩ bao quanh biển Ca ri bê. - Khí hậu và thực vật có sự phân hoá từ Đông sang Tây. + Phía Đông: mưa nhiều, phát triển rừng nhiệt đới ẩm. + Phía Tây: mưa ít, phát triển rừng thưa, xavan, cây bụi. Khoáng sản : vàng, bạc, niken b. Khu vực Nam Mĩ: Có 3 khu vực địa hình: * Phía Tây: Hệ thống núi trẻ Anđét. - Cao, đồ sộ nhất Châu Mĩ: cao TB 3000-5000m nhiều đỉnh cao hơn 6000m. - Có các dãy núi, thung lũng, cao nguyên xen kẽ nhau. * Ở giữa: Các đồng bằng rộng lớn. - Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa La-pla-ta. + A-ma-dôn là đồng bằng rộng, bằng phẳng nhất thế giới. * Phía Đông: Các sơn nguyên tương đối thấp, bằng phẳng. 4. Củng cố: - Nêu đặc điểm chính về tự nhiên của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti? - So sánh đặc điểm địa hình lục địa Nam Mĩ với Bắc Mĩ? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học và ôn lại nội dung bài hôm nay. - Đọc và chuẩn bị bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tt) + Trung và Nam Mĩ có những kiểu khí hậu nào? + So sánh khí hậu giữa eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti với Lục địa Nam Mĩ. + Trình bày các kiểu môi trường chính của Trung và Nam Mĩ. + S­u tÇm tranh ¶nh vÒ thiªn nhiªn cña khu vùc Trung vµ Nam Mĩ. V.RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY *************************** Ngày soạn: Kí duyệt Ngày giảng: Tiết 45: Bài 42: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ ( tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải: Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm khí hậu và thiên nhiên của Trung và Nam Mĩ. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh, chỉ bản đồ, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: Giúp học sinh hiểu giá trị kinh tế, và sự phân hóa khí hậu của Trung và Nam Mĩ II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thảo luận *. Nêu vấn đề. Đàm thoại gợi mở III. CHUẨN BỊ Giáo viên: - Lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ. - Các môi trường tự nhiên ở Trung và Nam Mĩ. Học sinh: Học thuộc bài cũ, đọc trước bài mới. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm địa hình của lụa địa Nam Mĩ. So sánh đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ và Bắc Mĩ? 3. Nội dung bài mới: a. Vào bài: Do vị trí trãi dài từ Chí tuyến Bắc đến cậ cực Nam và địa hình đa dạng làm cho khí hậu và môi trường Trung và Nam Mĩ phân hoá rất đa dạng. b. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Mục tiêu 1: Sự Phân hóa của khí hậu kéo theo sự phân hóa của môi trường tự nhiên GV: Yêu cầu học sinh đọc mục 2 sgk. CH.Trung – Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào? CH. Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti? CH. Tại sao khí hậu Trung – Nam Mĩ lại phân hoá phức tạp? HS: Đại diện trả lời, học sinh nhóm khác bổ sung, giáo viên kết luận, ghi bảng. - Có sự phân hoá: Bắc – Nam, Đông – Tây, Thấp – Cao. - Nơi đón gió biển: ẩm - hải dương. - Nơi khuất gió: khô, lục địa. Chuyển ý: Trong điều kiện khí hậu phức tạp đó các môi trường tự nhiên Trung – Nam Mĩ phát triển như thế nào? - Do vị trí, địa hình, gió Tây, dòng biển nóng, lạnh. GV: Dựa vào nội dung sgk cho biết sự phân bố các kiểu môi trường ở Trung và Nam Mĩ? HS:- Thiên nhiên phong phú, đa dạng. - Có sự khác biệt từ Bắc xuống Nam và từ Thấp lên Cao. * Bắc xuống Nam: - Ở đồng bằng Amazôn: Rừng xích đạo phát triển quanh năm, thực vật và động vật rất phong phú. - Phía Đông eo đất TRung Mĩ và quần đảo Ăng ti là rừng rậm nhiệt đới. - Phía Tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti, đồng bằng Ô ri nô cô ( Nam Mĩ). Rừng thưa Xavan phát triển. - Ở đồng bằng Pam pa: thảo nguyên rộng lớn. - Miền duyên hải phía Tây vùng Trung An đét: hoang mạc. - Trên cao nguyên Pa ta gô ni a phía nam của Nam Mĩ có bán hoang mạc ôn đới. * Thấp lên cao: Thiên nhiên vùng núi An đét thay đổi theo hai chiều từ Bắc xuống Nam và từ chân núi đến đỉnh núi. - Ở chân núi vùng Bắc và Trung An đét có rừng xích đạo quanh năm rậm rạp. Vùng Nam An đét rừng cận nhiệt đới và ôn đới phát triển. - Lên cao, các cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo độ cao và sự thay đổi của nhiệt độ. GV: Quan sát hình 42.1. Giải thích vì sao dải đất duyên hải phía Tây An đét lại có hoang mạc. HS: Vùng đồng bằng duyên hải phía Tây An đét có hoang mạc Atacama vì chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê – ru, quanh năm hầu như khôngcó mưa, khí hậu khô khan nhất Châu lục này 2. Sự phân hoá tự nhiên: a. Khí hậu: - Có gần đầy đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất.Khí hậu xđ và cận xđ chiếm dt lớn. - Có sự phân hoá: Bắc – Nam, Đông – Tây, Thấp – Cao. b. Các đặc điểm của môi trường tự nhiên: - Thiên nhiên phong phú, đa dạng. - Có sự khác biệt từ Bắc xuống Nam, từ Thấp đến Cao. Các môi trường chính - Đồng bằng A ma zôn: Rừng xích đạo ẩm. - Phía Đông eo đất Trung Mĩ - quần đảo ăng ti: Rừng nhiệt đới ẩm. - Phía Tây eo đất Trung Mĩ - quần đảo Ăng ti: Rừng thưa và Xavan. - Đồng bằng Pampa: thảo nguyên, đồng cỏ - Miền duyên hải phía Tây vùng Trung An det, cao nguyên Patagonia: hoang mạc., bán hoang mạc * vùng núi Andet có môi trường núi cao: lên cao, các cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo độ cao và sự thay đổi của nhiệt độ. 4. Củng cố: 1. Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ? 2. Giải thích vì sao dải đất duyên hải phía Tây An đét lại có hoang mạc? 5. Hướng dẫn về nhà: - Soạn bài 42 trong tập bản đồ thực hành. - Nghiên cứu bài 43 Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ. V.RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY Ngày soạn: 12 / 2 / 2016 Kí duyệt Ngày giảng: 7A1 : 7A2 : 7A3 : Tiết 46: Bµi 43. DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm dân cư và xã hội của Trung và Nam Mĩ. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích so sánh, đối chiếu trên lược đồ thấy rõ được sự phân bố dân cư và đô thị Châu Mĩ. Nhận thức được những sự khác biệt trong phân bố dân cư Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ. 3. Thái độ : Sự chung sống hòa huyết giữa các cộng đồng dân tộc, và giữa các màu da với nhau. II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Nêu vấn đề. Đàm thoại gợi mở, trình bày sử dụng bản đồ III. CHUẨN BỊ: GV: - Lược đồ các đô thị Châu Mĩ - Lược đồ phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ. - Một số hình ảnh về văn hoá và tôn giáo của các nước Trung và Nam Mĩ HS: Sưu tầm một số hình ảnh về văn hoá và tôn giáo của các nước Trung và Nam Mĩ . IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao Trung và Nam Mĩ có gần đủ các đới khí hậu? Đó là những đới khí hậu nào? Trình bày các kiểu môi trường ở Trung và Nam Mĩ. 3. Nội dung bài mới: a. Vào bài : b. Triền khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH Mục tiêu : Thành phần dân cư của khu vực và sự phân bố dân cư HS quan sát Hình 35.2 trang 111 SGK GV: Hãy trình bày ở lược đồ các luồng nhập cư vào Trung và Nam Mĩ? GV: Em có nhận xét gì về thành phần chủng tộc Trung và Nam Mĩ? HS suy nghĩ trả lời GV: Thực tế ngày nay thành phần dân cư Trung và Nam Mĩ là người gì? Có nền văn hoá nào? Nguồn gốc của nền văn hóa đó như thế nào? HS suy nghĩ trả lời GV: Quan sát H 43.1 SGK cho biết đặc điểm phân bố dân cư Trung, Nam Mĩ? HS: trình bày ở lược đồ. GV: Tình hình phân bố dân cư Trung và Nam Mĩ có điểm gì giống và khác phân bố dân cư Bắc Mĩ? HS: + Giống: Cả 2 khu vực trên dân cư phân bố thưa trên 2 hệ thống núi Coóc-đi-e và An-đét. + Khác: Bắc Mĩ Dân cư tập trung rất đông ở đồng bằng trung tâm nhưng Khu vực Trung và Nam Mĩ dân rất thưa trên đồng bằng A-ma- dôn. GV: Tại sao dân cư sống thưa thớt trên một số vùng của Châu Mĩ mà H43.1 SGK biểu hiện? GV: Đặc điểm phát triển dân số ở Trung và Nam Mĩ? Chuyển ý: Mục tiêu 3: Đặc điểm đô thị hóa của khu vực GV: Dựa vào H 43.1 SGK cho biết sự phân bố các đô thị GV: Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ như thế nào? GV: Nêu tên các đô thị có số dân 5 triệu người ở Trung và Nam Mĩ? HS xác định ở lược đồ GV: Đô tị trên 3 triệu dân ở Trung và Nam Mĩ có gì khác với ở Bắc Mĩ? HS xác định ở lược đồ GV: Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh do đô thị hoá tự phát ở Nam Mĩ GV: Chuẩn xác kiến thức. 1. Sơ lược lịch sử:( giảm tải) 2. Dân cư. - Thành phần chủng tộc đa dạng: - Phần lớn là người lai, có nền văn hoá Mĩ La- tinh độc đáo do sự kết hợp từ 3 dòng văn hoá Anh-điêng, Phi và Âu. - Dân cư phân bố không đồng đều + Chủ yếu tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên. + Thưa thớt ở các vùng trong nội địa Dân cư có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao(1,7%). 3. Đô thị hoá. - Có nhiều đô thị lớn - Tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới.đô thị hóa tự phát - Tỉ lệ dân thành thị chiếm 75% dân số. - Các thành phố lớn: Xaopaolo, 4. Củng cố : Trò chơi ô chử. Câu 1: Đây là một kênh đào ở eo đất Tung Mĩ: PANAMA Câu 2: Châu Mĩ được người châu Âu phát kiến vào cuối TK XV nên được gọi: TÂN THẾ GIỚI. Câu 3: Chủ nhân của châu Mĩ là: E-X-KI-MÔ Câu 4: Một bộ lạc sống ở Nam Mĩ: IN-CA Câu 5: Đây là một chủng tộc gốc châu Âu nhập cư vào châu Mĩ TK XVI: Ơ-RÔ-PÊ-Ô-ÍT Câu 6: Trong quá trình chung sống và hợp huyết của các chủng tộc đã tạo ra: NGƯỜI LAI Câu 7: Thành phần chủng tộc ở Trung và Nam Mĩ: ĐA DẠNG * Câu từ khóa: Đây là nền văn hóa rất độc đáo ở Trung và Nam Mĩ: MĨ LA TINH 5. Hướng dẫn về nhà: - Học các câu hỏi cuối bài. - Ôn lại Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ có ưu đãi gì tạo điều kiện nông nghiệp khu vực phát triển. ? - Sưu tầm tranh ảnh và tư liệu liên quan đến bài học để hôm sau học. - Chuẩn bị nội dung bài mới hôm sau học V.RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY ********************************** Ngày soạn: Kí duyệt Ngày giảng: Tiết 47 : Bài 44 : KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải: - Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm kinh tế(nông nghiệp) của Trung và Nam Mĩ. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, giải thích, chỉ lược đồ. 3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thảo luận *. Nêu vấn đề. Đàm thoại gợi mở, sử dụng bản đồ III. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ. Học sinh: Học thuộc bài cũ và chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên: IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Giai thích sự thưa dân của một số vùng ở Châu Mĩ. - Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào? 3. Nội dung bài mới: a. Vào bài: Khu vực Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí khổng lồ có tiềm năng nông nghiệp to lớn sản xuất nông nghiệp mang tính chất đọc canh sâu sắc. Trong nông nghiệp tồn tại hai hình thức sản xuất nông nghiệp trái ngược nhau là tiểu điền trang và đại điền trang. Điều đó thể hiện sự bất hợp lí trong sở hửu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ. b. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Mục tiêu 1: Đặc điểm của nền nông nghiệp Trung và Nam Mĩ Gv: Yêu cầu các em thảo luận nhóm: - Chia nhóm: 2 bàn một nhóm.- Thời gian: 5 phút. - Nội dung câu hỏi: GV. Quan sát hình 44.1, 44.2, 44.3. Nhận xét vè qui mô kĩ thuật canh tác được thể hiện trong ảnh? Gv: Qui mô sản xuất rất chênh lệch thể hiện chế độ phân chia ruộng đất rất không công bằng ở Trung – Nam Mĩ. Chính điều đó đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. GV. Ở Trung và Nam Mĩ có những hình thức sở hữu nông nghiệp nào và sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở đây? GV. Để giảm bớt sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất, một số quốc gia Trung và Nam Mĩ đã có nhứng biện pháp gì? Chuyển ý với các hình thức sở hữu đất đai như vậy, thì ngành nông nghiệp phát triển như thế nào? GV: Đặc điểm ngành trồng trọt của các nước Trung và Nam Mĩ? HS suy nghĩ trả lời ?Sự phân bố các cây trông chính ở đây ntn? GV: Dựa vào hình 44.4 cho biết các loại gia súc chủ yếu được nuôi ở Trung – Nam Mĩ. Chúng được nuôi chủ yếu ở đâu? Vì sao? HS suy nghĩ trả lời GV: Ngành đánh cá ở khu vực này phát triển như thế nào? HS suy nghĩ trả lời 1. Nông nghiệp: a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp. - Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến: * Tiểu điền trang * Đại điền trang - Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất: một số quốc gia đã ban hành luật cải cách ruộng đất nhưng ít thành công. b. Các ngành nông nghiệp: * Ngành trồng trọt: - Do lệ thuộc vào nước ngoài, mang tính chất độc canh. - Mỗi quốc gia trồng một loại cây công nghiệp,cây ăn quả để xuất khẩu và phải nhập lương thực. + Eo đất Trung Mĩ: Mía, bông, cà phê, chuối. + Quần đảo Ăng ti: Cà phê, ca cao, thuốc lá. + Nam Mĩ: bông, chuối, ca cao, mía. * Chăn nuôi, đánh cá.Một số quốc gia phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn : - Bò: Bra-xin, Ác hen tin a, U-ru –goay, Pa-ra-goay. - Cừu, lạc đà: vùng núi Trung An- đét. - Đánh cá: Pê-ru có sản lượng vào bậc nhất thế giới. 4. Củng cố: - Nêu tên và trình bày sự phân bố của các cây trồng chính ở Trung Và Nam Mĩ? - Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ? 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà học thuộc bài cũ. - Soạn bài 44 trong tập bản đồ thực hành. - Nghiên cứu bài 45. Kinh tế Trung và Nam Mĩ ( tiếp theo). V.RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY Ngày soạn: Kí duyệt Ngày giảng: Tiết 48: Bài 45 KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ (tt) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải: - Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) tình hình phát triển và phân bố sản xuất Công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ. -Hiểu được vấn đề khai thác vùng A-Ma-zôn và những vấn đề mt cần quan tâm. Trình bày được về khối kt Mec cô xua của Nam Mĩ 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng so sánh, chỉ lược đồ Công nghiệp. 3. Thái độ: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở Trung và Nam Mĩ II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12498854.doc
Tài liệu liên quan