Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 14 bài 11: Tự tin

Gv: cho học sinh thảo luận để tìm hiểu những biểu hiện tự tin

Nhóm 1,3: Những biểu hiện tự tin

Nhóm 2,4: Những biểu hiện thiếu tự tin

Trình bày ở bảng phụ, lớp nhận xét sau đó giáo viên chốt lại ghi bảng.

Cho học sinh xem quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác để thấy được Bác tự tin.

Đôi khi thành công hay thất bại chỉ là một ranh giới nhỏ nhoi, đó là sự tự tin của bản thân, vậy tự tin có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần ý nghĩa.

Từ câu chuyện của Bác để thấy được sự tự tin là động lực, nghị lực giúp Bác vượt qua mọi khó khăn để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

Liên hệ với quá trình đấu tranh của nhân dân ta sau 1954.

Cho học sinh xem clip bóng đá

GV: Liên hệ sự tự tin trong học sinh, hoạt động văn nghệ, lười xây dựng bài, sợ sai khi phát biểu, muốn cảm giác an toàn.

Phát biểu dù đúng hay sai

Thầy bạn góp sức hiểu bài mới sâu.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 14 bài 11: Tự tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/11/2018 Ngày dạy: 5/12/2018 Tiết 14. BÀI 11: TỰ TIN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức:Giúp học sinh hiểu - Thế nào nào là tự tin? Biểu hiện của người tự tin. - Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống - Hiểu cách rèn luyện để trở thành người có tính tự tin 2. Thái độ: - Tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên trong cuộc sống - Kính trọng những người có tính tự tin và ghét thói a dua, ba phải 3. Kỹ năng: - Học sinh biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung quanh. - Biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong công việc cụ thể của bản thân. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp phân tích video - Phương pháp trò chơi - Phương pháp nêu gương - Kỹ thuật giao nhiệm vụ III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: SGK, chuẩn KNKN, video, bài giảng - Tình huống - Ca dao, tục ngữ nói về lòng tự tin - Những tấm gương tiêu biểu về tính tự tin 2. Học sinh: - Học bài cũ và xem trước bài mới - Tìm hiểu những phương pháp rèn luyện tính tự tin. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Không kiểm tra mà có thể cho điểm ở trong tiết dạy 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Trong cuộc sống có đôi khi có người đánh mất cơ hội việc làm, mất cơ hội để chiến thắng trong một cuộc thi đơn giản vì thiếu tự tin. Vậy tự tin là gì, thầy và các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện đọc Mục đích: Giúp học sinh thấy được sự tự tin - GV: Cho học sinh đọc truyện và trả lời câu hỏi: ? Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện và hoàn cảnh như thế nào? Hs: Trả lời ? Do đâu mà bạn Hà được tuyển du học Xin-ga-po? Hs: Trả lời. ? Hãy nêu những biểu hiện tự tin của bạn Hà? HS: trả lời. Gv: Vậy trong lớp chúng ta ai có thể mạnh dạn đứng dậy giới thiệu về bản thân hoặc về nhà trường bằng tiếng Anh để các bạn và thầy cô cùng nghe nào? Hs: tự trình bày Hs khác nhận xét? GV: Em hiểu tự tin là gì? Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học Mục đích: Giúp học sinh hiểu khái niệm, ý nghĩa và cách rèn luyện tính tự tin. Gv: Trái với tự tin là gì? Hs: trả lời. Gv: Cho học sinh phân biệt các khái niệm tự tin, tự ti, tự cao Tự tin Tự ti Tự cao - Tin tưởng vào khả năng của bản thân luôn chủ động trong công việc Là hành vi tự quở trách bản thân bằng cách tự coi thường, đánh giá thấp hay nói xấu chính mình hoăc tự cho mình là kém hơn người Tự cho mình hơn người và tỏ ra coi thường người khác Gv: cho học sinh thảo luận để tìm hiểu những biểu hiện tự tin Nhóm 1,3: Những biểu hiện tự tin Nhóm 2,4: Những biểu hiện thiếu tự tin Trình bày ở bảng phụ, lớp nhận xét sau đó giáo viên chốt lại ghi bảng. Cho học sinh xem quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác để thấy được Bác tự tin. Đôi khi thành công hay thất bại chỉ là một ranh giới nhỏ nhoi, đó là sự tự tin của bản thân, vậy tự tin có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần ý nghĩa. Từ câu chuyện của Bác để thấy được sự tự tin là động lực, nghị lực giúp Bác vượt qua mọi khó khăn để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Liên hệ với quá trình đấu tranh của nhân dân ta sau 1954. Cho học sinh xem clip bóng đá GV: Liên hệ sự tự tin trong học sinh, hoạt động văn nghệ, lười xây dựng bài, sợ sai khi phát biểu, muốn cảm giác an toàn. Phát biểu dù đúng hay sai Thầy bạn góp sức hiểu bài mới sâu. Tự tin là phẩm chất đạo đức nhưng nó không tự nhiên mà có được, phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài, vậy học sinh chúng ta rèn luyện như thế nào? Chúng ta tìm hiểu cách rèn luyện. Giáo viên sử dụng kỹ thuật giao nhiệm vụ đã thực hiện ở tiết trước để học sinh trình bày cách rèn luyện để có tính tự tin. 1. Tự tin: Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân. *Biểu hiện: Tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động. Cương quyết, dám nghĩ, dám làm. 2.Ý nghĩa - Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, nghị lực trong cuộc sống - Nếu không có tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé, yếu đuối 3. Cách rèn luyện: - Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể - Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm 3. Cũng cố Hoạt động 4: Luyện tập, cũng cố Mục đích: Giúp học sinh hiểu rõ hơn ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống. Bài tập củng cố: - HS tham gia trò chơi “ghép chữ” để thành câu tục ngữ, ca dao hoàn chỉnh. - GV hướng dẫn trò chơi - Cho học sinh giải thích theo cách nghĩ của mình. Bài tập củng cố: - Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo (Tục ngữ) - Có cứng mới đứng đầu gió (Tục ngữ) - Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân (Ca dao). 4. Hướng dẫn về nhà: - Yêu cầu: Sưu tầm tục ngữ, ca dao, gương sáng về sự tự tin. - Đọc lại các bài học từ đầu năm đến nay chuẩn bị cho tiết sau ôn tập V. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 11 Tu tin_12496794.doc