Giáo án môn Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - Tiết 2, mục 3, 4, 5, 6: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam

Ngày 14-15/8/1945 Đảng Cộng Sản Đông Dương họp ở Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Từ ngày 19/8 đến ngày 29/8/1945 các tỉnh đã lần lượt giành được chính quyền

Ngày 30/8/1945 Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị

Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

* Nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự

Đảng Cộng Sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam cho mọi hành động, là cơ sở cho Đảng ta vận dụng, định ra đường lối quân sự.

Thừa kế truyền thống đánh giặc của ông cha ta là cơ sở để hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam

 

doc13 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 828 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục quốc phòng lớp 10 - Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - Tiết 2, mục 3, 4, 5, 6: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ TRƯỜNG THPT THỚI LAI BÀI GIẢNG Môn học: Giáo dục Quốc phòng và An ninh Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam Tiết 2, mục 3, 4, 5, 6: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam Đối tượng: Học sinh lớp 10 Năm học: 2017 – 2018 Giáo viên: Trần Văn Chen CẦN THƠ, THÁNG 8 NĂM 2017 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ TRƯỜNG THPT THỚI LAI PHÊ DUYỆT Ngày Tháng.... năm 2017 HIỆU TRƯỞNG BÀI GIẢNG Môn học: Giáo dục Quốc phòng và An ninh Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam Tiết 2, mục 3, 4, 5, 6: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam Đối tượng: Học sinh lớp 10 Năm học: 2017 – 2018 Ngày..... tháng.....năm 2017 NGƯỜI THÔNG QUA TỔ TRƯỞNG Nguyễn Văn Hưng CẦN THƠ, THÁNG 8 NĂM 2017 MỞ ĐẦU Dân tộc Việt Nam từ thuở các Vua Hùng dựng nước đến nay đã viết nên bao trang sử vẻ vang về dựng nước và giữ nước của dân tộc. Một trang sử thật hào hùng, nhưng cũng thấm đẫm biết bao xương máu và nước mắt. Chúng ta hiểu điều đó, và bởi thế chúng ta không muốn có chiến tranh thêm một lần nào nữa. Chúng ta khát khao hoà bình, và có lẽ không có dân tộc nào muốn có hoà bình lại phải trải qua mất mát, hy sinh to lớn đến như thế! Dân tộc ta đã phải trải qua 16 cuộc chiến tranh, trong đó có 14 cuộc chiến tranh chống quân xâm lược phương Bắc và 2 cuộc chiến tranh chống quân xâm lược phương Tây Nhưng chính trong lịch sử ngàn năm ấy đã dạy chúng ta biết khoan dung, biết khép quá khứ, hướng tới tương lai, đồng thời cũng cho chúng ta bài học biết cầm vũ khí để đánh giặc và thắng giặc, giữ gìn độc lập, tự do cho dân tộc. Để nhằm tô thắm cho chúng ta những mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Sau đây chúng ta đi vào nội dung tiết học. NỘI DUNG BÀI 1: TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM A. LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM 3. Các cuộc chiến tranh giữ nước ( từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ) a) Các cuộc kháng chiến chống quân Tống - Lần thứ nhất (năm 981) do Lê Hoàn lãnh đạo, giành thắng lợi. + Năm 980 nhân lúc triều đình nhà Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta. + Trước tình hình đó Thái hậu họ Dương Vân Nga và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến. + Năm 981 quân dân ta chiến  đấu anh dũng, thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc, củng cố vững chắc nền độc lập - Lần thứ hai (1075 - 1077) dưới triều Lý lãnh đạo, giành thắng lợi. + Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân" đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc. + Năm 1075 Thái Uý Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ. + Năm 1077 ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt , cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi , ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh” b) Các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông (1258 - 1288) - Lần thứ nhất (1258) + Do Trần Thái Tông lãnh đạo, đánh bại 5 vạn kỵ binh Mông cổ. Thực hiện chiến lược “ vườn không nhà trống” - Lần thứ hai (1285) + Do Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo lãnh đạo; Đánh bại quân Nguyên. Thực hiện chiến lược “ vườn không nhà trống ” - Lần thứ ba (1287 - 1288) + Do Trần Nhân Tông,Trần Hưng Đạo lãnh đạo,; đánh bại quân Nguyên; huy động toàn dân đánh giặc c) Cuộc kháng chiến chống quân Minh ( đầu thế kỉ XV ) - Do Hồ Quý Ly lãnh đạo nhưng thất bại (1407) - Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo (1418-1427): Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động năm 1426; Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang năm 1427 d) Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm – Mãn Thanh (cuối thế kỉ XVIII ) - Lần thứ nhất (năm 1785): Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, Nguyễn Huệ đánh tan 5 vạn quân Xiêm. - Lần thứ hai (năm 1789): Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, Nguyễn Huệ đánh bại 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, cùng bè lũ Lê Chiêu Thống bán nước. * Nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự ( từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ) Tiên phát chế nhân Lấy ít địch nhiều, yếu chống mạnh, đánh bất ngờ Lấy đoản binh thắng trường trận: Lúc địch mạnh ta rút lui, địch yếu ta bất ngờ chuyển sang tiến công tiêu diệt Thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch thiếu lương thực . Huy động toàn dân đánh giặc 4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến ( thế kỉ XIX đến năm 1945 ) - 1/9/1858 thực dân Pháp tiến công xâm lược nước ta, triều Nguyễn đầu hàng. Năm 1884 Pháp chiếm cả nước ta, nhân dân Việt Nam đứng lên chống Pháp kiên cường . Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa do Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Đinh Công Tráng, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám và phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX diễn ra sôi nổi nhưng cuối cùng đều bị thất bại. - Ngày 3/2/1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam trải qua các cao trào và giành thắng lợi lớn: a) Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm (1930- 1931) Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào Cách mạng trong những năm 1930 – 1931 và theo các tài liệu ở Việt Nam hiện hành thì đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời. b) Phong trào dân chủ đòi tự do, cơm áo và hòa bình (1936-1939) Là phong trào của quần chúng nhân dân, được tổ chức rộng khắp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, để buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ. Là một cuộc tổng diễn tập để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám sau này. c) Phong trào phản đế và tổng khởi nghĩa năm 1939 – 1945 mà đỉnh cao là cách mạng tháng 8 – 1945 lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 14-15/8/1945 Đảng Cộng Sản Đông Dương họp ở Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước. Từ ngày 19/8 đến ngày 29/8/1945 các tỉnh đã lần lượt giành được chính quyền Ngày 30/8/1945 Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. * Nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự Đảng Cộng Sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam cho mọi hành động, là cơ sở cho Đảng ta vận dụng, định ra đường lối quân sự. Thừa kế truyền thống đánh giặc của ông cha ta là cơ sở để hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam 5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945 – 1954 ) - Ngày 23/9/1945 thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai. - Ngày 19/12/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến. - Từ năm 1947 – 1954 quân dân ta lập nhiều chiến công trên khắp các mặt trận: a) Chiến thắng Việt Bắc - Thu Đông năm 1947 Chiến dịch Việt Bắc được xem là thắng lợi lớn đầu tiên của Việt Minh trong cuộc chiến, đánh đổ kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp, buộc Pháp phải rơi vào thế bị động, rơi vào bẫy đánh lâu thắng lâu, kéo căng lực lượng của Pháp do Việt Minh đã giăng sẵn b) Chiến thắng biên giới năm 1950 Chiến dịch Biên giới đã làm phá sản chiến lược quân sự chính trị của Pháp. Vòng vây biên giới bị đập tan, hành lang đông - tây bị chọc thủng c) Chiến thắng Tây Bắc năm 1952 Ngày 10 tháng 12 năm 1952, thay mặt Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh kiêm Chỉ huy trưởng chiến dịch đã giành được thắng lợi, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, củng cố khối đoàn kết toàn dân, nâng cao lòng tin tưởng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đối với Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh d) Chiến thắng Đông Xuân năm 1953 – 1954 Đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ năm 1954, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã giáng một đòn quyết định, đánh bại chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ, buộc Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ năm 1954, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. * Nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự Có đường lối kháng chiến độc lập và tự chủ Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, động viên, tổ chức lực lượng toàn dân đánh giặc Kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc chống giặc ngoại xâm. 6. Cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) - Đế quốc Mĩ phá hoại hiệp định Giơnevơ, hất cẳng Pháp để độc chiếm miền Nam, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm biến miền nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ, hòng chia cắt lâu dài nước ta. - Nhân dân miền Nam lại một lần nữa đứng lên chống Mĩ, cứu nước. Từ năm 1959 – 1960 phong trào Đồng khởi, thành lập mặt trận dân tộc giải phóng miền nam. a) Đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt năm 1961 – 1965 Từ giữa năm 1961, Mỹ-Diệm đã tiến hành cuộc “chiến tranh đặc biệt”. Đó là cuộc chiến tranh “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam”, kết hợp những thủ đoạn chiến tranh xâm lược tàn bạo của đế quốc, có vũ khí và trang bị kỹ thuật hiện đại với những biện pháp khủng bố, đàn áp dã man. b) Đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ năm 1965 – 1968 Mĩ ồ ạt đưa quân viễn chinh Mĩ vào miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân cả nước đánh thắng Mĩ ngay từ trận đầu ở cả hai miền Nam, Bắc. Cuộc tổng tiến công tết Mậu Thân 1968 trên toàn lãnh thổ miền Nam làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mĩ phải xuống thang, chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Pari. c) Đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh năm 1968 – 1972, buộc Mĩ phải kí hiệp định Pari, rút quân về nước. Để cứu vãn thất bại, Mĩ thực hiện chiến lược"Việt Nam hoá chiến tranh" và mở rộng chiến tranh sang Lào và Cam-pu-chia. Quân và dân ba nước Đông Dương đã kề vai sát cánh cùng nhau chiến đấu đánh bại các cuộc hành quân của Mĩ – Ngụy sang Cam-pu-chia và đường 9 – Nam Lào. Năm 1972 miền Bắc đã đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng, buộc Mĩ phải ký Hiệp định Pari, công nhận độc lập, chủ quyền của Việt Nam d) Đại thắng mùa xuân năm 1975, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại thắng mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn 100 năm của chủ nghĩa thực dân, đế quốc ở Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược là cuộc kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đó là một cuộc chiến tranh vừa quân sự vừa chính trị, vừa có khởi nghĩa vũ trang vừa có tiến công quân sự, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa đánh giặc vừa từng bước xây dựng chế độ mới. Từ năm 1975 đến nay, quân và dân ta tiếp tục phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. * Nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân Vừa xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa tiến hành chiến tranh giải phóng miền Nam, gắn cuộc kháng chiến của nhân dân ta với phong trào cách mạng thế giới. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn nội bộ của địch Kết hợp vừa đánh, vừa đàm, giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và đấu tranh ngoại giao Đánh địch bằng ba mũi giáp công và cả ba vùng chiến lược KẾT LUẬN Qua tiết học cho ta thấy được các cuộc đấu tranh giành độc lập từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lật đổ chế độ thực dân nữa phong kiến (từ TK XIX đến năm 1945), cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ của dân tộc. Qua đó nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của ông cha. Đất nước ta được độc lập tự do, được giàu mạnh như ngày hôm nay chính là nhờ vào công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, thế hệ ông cha ta đã phải trải qua quá nhiều mất mát hy sinh, đánh đổi cả xương máu để giành được độc lập, cùng với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam dưới sự chèo lái con thuyền cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đất nước ta đã và đang tiến lên chủ nghĩa xã hội. Là những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta càng phải tự hào hơn về lịch sử dân tộc, thể hiện sự biết ơn vô hạn với ông cha ta, có sự tin tưởng tuyệt đối với Đảng và cùng với Đảng, Nhà nước, và toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN 1. Nội dung nghiên cứu thảo luận - Các cuộc chiến tranh giữ nước ( thế kỉ X đến thế kỉ XIX). - Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến ( thế kỉ XIX đến năm 1945 ) - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945 – 1954 ). - Cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975). 2. Tổ chức nghiên cứu, thảo luận: Theo nhóm, tổ 3. Phương pháp nghiên cứu: Từng cá nhân tự nghiên cứu. 4. Tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh khối 10; Giáo trình Lịch sử quân sự, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 1997 KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI PHÊ DUYỆT Ngày . tháng . năm 2017 HIỆU TRƯỞNG Môn học: Giáo dục Quốc phòng và An ninh Bài 1: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam Tiết 2, mục 3, 4, 5, 6: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam Đối tượng: Học sinh lớp 10 Năm học: 2017 - 2018 Phần I Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU A. MỤC ĐÍCH Giúp cho học sinh lớp 10 hiểu được các cuộc đấu tranh giành độc lập từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ và ghệ thuật quân sự của ông cha ta. B. YÊU CẦU Nắm được kiến thức cơ bản, có thái độ học tập nghiêm túc, chú ý lắng nghe giáo viên giảng bài, ghi chép bài, tích cực phát biểu xây dựng bài và trả lời các câu hỏi. II. NỘI DUNG, TRỌNG TÂM A. NỘI DUNG 3. Các cuộc chiến tranh giữ nước ( từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX ) 4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến ( thế kỉ XIX đến năm 1945 ) 5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945 – 1954 ) 6. Cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975) B. TRỌNG TÂM Mục 4, 5, 6 III. THỜI GIAN: Tổng thời gian: 45 phút. - Giảng lý thuyết: 40 phút. - Nghiên cứu, thảo luận: 05 phút IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP A. TỔ CHỨC - Khi giảng bài: Giáo viên đứng trên bục giảng, học sinh ngồi theo dãy bàn học. - Khi nghiên cứu, thảo luận: Phòng học. B. PHƯƠNG PHÁP 1. Giáo viên: Thuyết minh, giảng giải, phân tích, đàm thoại 2. Học sinh: Quan sát, lắng nghe, ghi chép kết hợp với việc phát biểu xây dựng bài và trả lời các câu hỏi do giáo viên đặt ra. V. ĐỊA ĐIỂM - Lên lớp: Phòng học - Nghiên cứu, thảo luận: Phòng học. VI. VẬT CHẤT, BẢO ĐẢM A. GIÁO VIÊN Sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh B. HỌC SINH Sách giáo khoa, vở ghi chép. Phần II THỰC HÀNH GIẢNG BÀI A. THỦ TỤC GIẢNG BÀI ( 5 phút) 1. Nhận lớp 2. Qui định lớp học 3. Kiểm tra bài cũ 4. Phổ biến ý định giảng bài B. TRÌNH TỰ GIẢNG BÀI Thứ tự, nội dung Thời gian Phương pháp Vật chất Giáo viên Học sinh Mở đầu 2 phút - Thuyết trình ngắn gọn. - Học sinh lắng nghe. - Phòng học, máy chiếu. - Tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên A. LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM 3. Các cuộc chiến tranh giữ nước (TK X – TK XIX). 7 phút - Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải, đàm thoại, phân tích chứng minh làm rõ từng vấn đề. - Học sinh lắng nghe, ghi chép, trả lời câu hỏi - Phòng học - Tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên 4. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến (thế kỉ XIX đến năm 1945) 6 phút - Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, giảng giải, phân tích chứng minh làm rõ từng vấn đề. - Học sinh lắng nghe, ghi chép, trả lời câu hỏi - Phòng học - Tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên 5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945 – 1954 ). 9 phút - Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, giảng giải, phân tích - Học sinh lắng nghe, ghi chép, trả lời câu hỏi - Phòng học - Tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên 6. Cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975). 9 phút - Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, giảng giải, phân tích - Học sinh lắng nghe, ghi chép, trả lời câu hỏi - Phòng học - Tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên Kết luận 2 phút - Thuyết trình ngắn gọn. - Học sinh lắng nghe C. KẾT THÚC GIẢNG BÀI: (5 phút) - Hệ thống lại nội dung chính: - Hướng dẫn ôn tập - Giới thiệu tài liệu nghiên cứu, tham khảo - Nêu câu hỏi, vấn đề cần nghiên cứu Câu 1: Tóm tắt quá trình đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam và nêu rõ nghệ thuật quân sự qua mỗi giai đoạn sau? - Tổ 1: Các cuộc chiến tranh giữ nước (TK X – TK XIX) - Tổ 2: Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ thực dân nửa phong kiến (TK XIX đến 1945) - Tổ 3: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945 – 1954 ) - Tổ 4: Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ (1954 – 1975) Ngày tháng năm 2017 Ngày tháng năm 2017 NGƯỜI THÔNG QUA NGƯỜI BIÊN SOẠN TỔ TRƯỞNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 1 Truyen thong danh giac giu nuoc cua dan toc Viet Nam tiet 2_12424799.doc
Tài liệu liên quan