Giáo án môn Hình học lớp 8 - Tiết 20, 21

I/ MỤC TIÊU

+ Kiến thức: HS nắm vững và vận dụng được định nghĩa, tính chất của hình vuông, dấu hiệu nhận biết hình vuông.

+ Kỹ năng: HS biết vẽ hình vuông, biết chứng minh 1 tứ giác là hình vuông.

Biết vận dụng kiến thức về hình vuông trong các bài toán về tính toán và chứng minh đơn giản.

II/ CHUẨN BỊ

- GV: Kiến thức về hình vuông, 4 bộ tam giác vuông cân bằng bìa + nam châm.

- HS: Kiến thức về hình chữ nhật, hình thoi và các kiến thức liên quan.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định lớp: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS.

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

 ? Dùng 4 tam giác vuông cân để ghép thành 1 tứ giác đã học? Nêu đ/n và t/c của hình đó?

 

docx4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hình học lớp 8 - Tiết 20, 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/11/2014. Tiết 20. LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU + Kiến thức: Củng cố kiến thức về định nghĩa hình thoi, các t/c của hình thoi, các dấu hiệu nhận biết về hình thoi, t/c đặc trưng hai đường chéo vuông góc và là đường phân giác của góc của hình thoi. + Kỹ năng: - HS biết vẽ hình thoi một cách thành thạo. - Nhận biết hình thoi theo dấu hiệu của nó. - Biết áp dụng các tính chất và dấu hiệu vào chứng minh bài tập. II/ CHUẨN BỊ - GV: Kiến thức về hình bình hành, hình thoi và các kiến thức liên quan. Bảng phụ. - HS: Kiến thức về hình thoi và các kiến thức liên quan. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS và vệ sinh lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Hãy nêu định nghĩa hình thoi, các T/c của hình thoi? - Áp dụng: Trả lời bài tập 74 SGK- tr 106)? ? Nếu các dấu hiệu nhận biết hình thoi? 3. Bài mới: (34’) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học ? Làm bài tập 75 (SGK)? ? Vẽ hình, viết GT, KL ? HS : Vẽ hình và viết GT, KL. GV : Theo dõi. ? Để chứng minh một tứ giác là hình thoi ta làm ntn ? ? ABCD là hcn nên ta có điều gì? ? E, F. G, H lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA nên ta có như thé nào? ? Từ đó có kết luận gì về các tam giác AHE, BFE, CFG, DHG? ? Từ các tam giác trên bằng nhau suy ra những đoạn thẳng nào bằng nhau? ? Vậy ta có kết luận ntn? ? Làm bài tập 76 (SGK)? ? Để chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật ta thường chứng minh bằng những cách nào? ? Vẽ hình ? GV: Cho HS nêu GT, KL. HS: Trả lời ? Trung điểm của các cạnh làm ta liên tưởng đường nào ? ? Hình thoi có tính chất đặc trưng nào ? ? Suy ra những cạnh nào song song với nhau? ? EFGH là hình gì? ? Mặt khác, ta có ntn? ? Hình bình hành EFGH có một góc vuông nên là hình gì? ? Làm bài tập 136 (SBT)? ? Vẽ hình. ? Để c/m AH = AK ta cần c/m điều gì ? HS : c/m AHD = AKB ? ABCD là hình thoi => hai cạnh nào và 2 góc nào bằng nhau? ? AHD = AKB theo trường hợp nào ? ? Để c/m ABCD là hình thoi ta cần c/m điều gì ? HS: Chỉ cần c/m AB = AD. GV cho HS thực hiện c/m. ? Nhận xét ? GV: Cũng cố lại. 1. Bài tập 75 (SGK - Tr 106) ABCD là hcn. E, F, G, H lần lượt là GT trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA. KL EFGH là HT Chứng minh: ABCD là hcn nên = = = = 900, AB = CD, AD = BC. E, F. G, H lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA nên ta có: AE = BE = CG = DG, AH = DH = BF =CF AHE = BFE = CFG = DHG (Hai cạnh góc vuông) HE = FE = FG = HG EFGH là HT 2. Bài tập 76 (SGK - Tr 106) Hình vẽ sau: . Chứng minh: EF là đường trung bình của ABC EF // AC. HG là đường trung bình của ADC HG// AC. Suy ra EF // HG. Chứng minh tương tự, ta có EH //HG Do đó EFHG là hình bình hành. EF //AC và BD AC nên BD EF. EH// BD và EF BD nên EF EH. Hình bình hành EFGH là hình chữ nhật. 3. Bài tập (136 SBT - Tr 74) a) Ta có hình sau K Ta có ABCD là hình thoi (gt) nên ta có AB = AD, = => AHD = AKB (CH-GN) => AH = AK. b) Ta có hình sau 1 2 Vì ABCD là hình bình hành (gt) => = => = (cùng phụ với 2 góc bằng nhau) => AHD = AKB (CGV-GN) => AB = AD. Hình bình hành ABCD có AB = AD => ABCD là hình thoi. 4. Củng cố: (2’) - GV: Nhắc lại các phương pháp chứng minh một hình là hình thoi. - Nhắc lại các tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thoi. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (3’) - Xem lại các bài tập đã chữa. - Làm các bài tập ở SBT. Hướng dẫn bài 142*: (Hình bên) + c/m 3 điểm H, O, F thẳng hàng và E, O, G thẳng hàng. + c/m OH = OF, OE = OG để => EFGH là hình bình hành. + c/m OH OE (Hai tia phân giác của 2 góc kề bù) => EFGH là hình thoi. - Chuẩn bị bài để tiết sau: Kiểm tra chương I (Phần đại số). IV/ Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 18/11/2014. Tiết 21. §12. HÌNH VUÔNG I/ MỤC TIÊU + Kiến thức: HS nắm vững và vận dụng được định nghĩa, tính chất của hình vuông, dấu hiệu nhận biết hình vuông. + Kỹ năng: HS biết vẽ hình vuông, biết chứng minh 1 tứ giác là hình vuông. Biết vận dụng kiến thức về hình vuông trong các bài toán về tính toán và chứng minh đơn giản. II/ CHUẨN BỊ - GV: Kiến thức về hình vuông, 4 bộ tam giác vuông cân bằng bìa + nam châm. - HS: Kiến thức về hình chữ nhật, hình thoi và các kiến thức liên quan. III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS. 2. Kiểm tra bài cũ: (3’) ? Dùng 4 tam giác vuông cân để ghép thành 1 tứ giác đã học? Nêu đ/n và t/c của hình đó? Đáp án: Các tứ giác có thể ghép được từ 4 tam giác vuông cân là: 3. Đặt vấn đề: (1’) ? Trong hình thoi bạn ghép được có t/c nào của HCN? GV: Vậy hình bạn ghép được vừa có T/c của hình thoi vừa có t/c của HCN Hình vuông. 4. Bài mới: (33’) Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học * Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa hình vuông. GV: Vẽ hình. ? Em có NX gì về hình vẽ trên ? GV : Giới thiệu về hình vuông. ? Hình vuông là 1 hình ntn ? HS phát biểu định nghĩa. * GV: Sự giống và khác nhau : ? Đ/n HCN khác đ/n hình vuông ở điểm nào? ? Đ/n hình thoi khác đ/n hình vuông ở điểm nào? ? Vậy ta đ/n hình vuông từ hình thoi và HCN không? GV: Tóm lại: Hình vuông vừa là HCN vừa là hình thoi. ? Vậy hình vuông có những T/c gì? * Hoạt động 2 : Tính chất ? Em nào có thể nêu được các T/c của hình vuông? GV: T/c đặc trưng của hình vuông mà chỉ có hình vuông mới có đó là T/c về đường chéo. ? Vậy đường chéo của hình vuông có những T/c nào? HS: Nêu t/c về đường chéo của hình vuông. * Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết hình vuông. ? Từ định nghĩa, tính chất và các kiến thức liên quan vừa học em hãy nêu dấu hiệu nhận biết hình vuông ? HS trả lời dấu hiệu. GV: Giải thích 1 vài dấu hiệu và chốt lại. ? Làm ?2. GV: yêu cầu HS giải thích với trường hợp chưa phải là hình vuông. 1. Định nghĩa - ABCD là hình vuông === = 900 AB=BC=CD= DA * Hình vuông là HCN có 4 cạnh bằng nhau. * Hình vuông là hình thoi có 4 góc vuông. - Hình vuông vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi. 2. Tính chất * Hình vuông có đầy đủ tính chất của hình thoi và hình chữ nhật. ?1. Hai đường chéo của hình vuông: - Bằng nhau. - Vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường. - Mỗi đường chéo là phân giác của các góc đối. 3. Dấu hiệu nhận biết 1. HCN có 2 cạnh kề bằng nhau là HV. 2. HCN có 2 đường chéo vuông góc là HV. 3. HCN có 1 đường chéo là phân giác của 1 góc là hình vuông. 4. Hình thoi có 1 góc vuông là hình vuông. 5. Hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau là hình vuông. * Mỗi tứ giác vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi thì tứ giác đó là hình vuông ?2. Các hình trong hình 105 có hình a, c, d là hình vuông, hình b chưa đúng. 4. Củng cố: (5’) ? Làm bài tập 79 (SGK - Tr 108). HS: Thực hiện làm bài tập 79: a) Đường chéo hình vuông là (cm). b) Cạnh của hình vuông là ( cm) ? Làm bài tập 81 (SGK - Tr 108) HS: Vẽ lại hình 106 SGK và trả lời. Giải: Tứ giác AEDF có: A = E F = 900 nên AEDF là hình chữ nhật. hình chữ nhật AEDF lại có đường chéo AD là đường phân giác góc A nên AEDF là hình vuông. GV: Cũng cố và nhắc lại các kiến thức HS cần nắm. 450 450 5. Hướng dẫn học ở nhà: (2’) - Xem lại bài học. - Chứng minh các dấu hiệu. - Làm các bài tập 80, 82 (SGK - Tr 108) và các bài tập ở SBT. - Hướng dẫn: Bài 80: c/m 4 tam giác vuông AEH, BFE, CGF, DHG bằng nhau => EFGH có 4 cạnh bằng nhau và có 1 góc vuông => EFGH là hình vuông. - Chuẩn bị bài: §1. Phân thức đại số (Phần đại số). Xem lại kiến thức về phân số, hai phân số bằng nhau. IV/ Rút kinh nghiệm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTiết 20,21 hình 8.docx