Giáo án môn Hóa học 8 tiết 29: Tỉ khối của chất khí

-Bài tập 2:

a. Khí Cl2 rất độc hại đối với đời sống của con người và động vật, khí này nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ?

b. Hãy giải thích vì sao trong tự nhiên khí CO2 thường tích tụ ở đáy giếng khơi hay đáy hang sâu ?

*Hướng dẫn HS tính khối lượng mol của khí Cl2 và khí CO2 .

*GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài tập 2b SGK/ 69

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 8 tiết 29: Tỉ khối của chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12.11.2012 Ngày dạy : 20.11.2012 Tuần 15 / Tiết 29 Bài 20: TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ 1/ MỤC TIÊU a.Kiến thức: Học sinh biết: -Xác định tỉ khối của khí A đối với khí B và biết cách xác định tỉ khối của 1 chất khí đối với không khí. -Vận dụng các công thức tính tỉ khối để làm các bài toán hóa học có liên quan đến tỉ khối của chất khí . b.Kĩ năng: Rèn cho học sinh: -Kĩ năng phân tích, tổng hợp. -Kĩ năng giải toán hóa học. -Kĩ năng hoạt động nhóm. c/ Thái độ: Yêu thích bộ môn, Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế 2/ CHUẨN BỊ: a/ GV: Hình vẽ cách thu 1 số chất khí. b/ HS: Đọc bài 20 SGK / 68 3/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Ổn định lớp (1 phút) Kiểm tra vệ sinh lớp, sĩ số lớp và tác phong học sinh b. Kiểm tra bài cũ : Hoàn thành bảng sau Hỗn hợp khí Số mol h. hợp Vh.hợp (đktc) mhỗn hợp 0,2 mol CO2 và 0,8 mol O2 0,2 mol CO2 và 0,3 mol O2 Đáp án Hỗn hợp khí Số mol h. hợp Vh.hợp (đktc) mhỗn hợp 0,2 mol CO2 và 0,8 mol O2 1 mol 22.4 l 34.4 g 0,2 mol CO2 và0,3 mol O2 0,5 mol 11,2 l 18,4 g * Đặt vấn đề vào bài: khi nghiên cứu về tính chất của một chất khí nào đó, một câu hỏi được đặt ra là chất này nặng hay nhẹ hơn chất khí đã biết là bao nhiêu, hoặc nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ? Chúng ta hãy tìm hiểu bài học c. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung Hoạt động 1: Xác định khí A nặng hay nhẹ hơn khí B (15’) *GV: Tại sao bóng bay mua ngoài chợ có thể dễ dàng bay lên được, còn bong bóng ta tự thổi lại không thể bay lên được? *GV: Dẫn dắt HS, đưa ra vấn đề: để biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần ta phải dùng đến khái niệm tỉ khối của chất khí.gViết công thức tính tỉ khối lên bảng. Công thức: Trong đó: + là tỉ khối của khí A so với khí B + MA: Khối lượng mol của A + MB: Khối lượng mol của B -Bài tập 1: Hãy cho biết khí CO2, khí Cl2 nặng hơn hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần ? *GV: Yêu cầu 1 HS tính: ,, -Yêu cầu 2 HS khác lên tính : , *GV: Treo bảng phụ -Bài tập 2: Tìm khối lượng mol của khí A biết *Hướng dẫn: + tính = ? +Tính MA = ? *HS: Tùy theo từng trình độ HS để trả lời: + Bóng bay được là do bơm khí hidrô, là khí nhẹ hơn không khí. + Bóng ta tự thổi không thể bay được do trong hơi thở của ta có khí cacbonic, là khí nặng hơn không khí. - Lắng nghe *HS: Tính = 12 + 32 = 44 đvC = 2 . 35,5 = 71 đvC = 2 đvC *HS: Tính toán trên bảng và trả lời Vậy: + Khí CO2 nặng hơn khí H2 22 lần. + Khí Cl2 nặnh hơn khí H2 35,5 lần. *HS: Thảo luận nhóm (3’) Vậy khối lượng mol của A là 28 1. Bằng cách nào có thể biết được khí a nặng hay nhẹ hơn khí b ? - Công thức tính tỉ khối Trong đó: + là tỉ khối của khí A so với khí B + MA: Khối lượng mol của A + MB: Khối lượng mol của B Hoạt động 2: Xác định khí A nặng hay nhẹ hơn không khí (15’) * GV: Từ công thức: gNếu B là không khí thì công thức tính tỉ khối trên sẽ được viết lại như thế nào ? * thông báo: MKK là khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí, bằng 29 gHãy thay giá trị vào công thức trên *GV: Em hãy rút ra biểu thức tính khối lượng mol của khí A khi biết *GV: Treo bảng phụ -Bài tập 2: a. Khí Cl2 rất độc hại đối với đời sống của con người và động vật, khí này nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ? b. Hãy giải thích vì sao trong tự nhiên khí CO2 thường tích tụ ở đáy giếng khơi hay đáy hang sâu ? *Hướng dẫn HS tính khối lượng mol của khí Cl2 và khí CO2 . *GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài tập 2b SGK/ 69 Tìm khối lượng mol của những khí có tỉ khối đối với không khí là 2,207 và 1,172 *GV: Nhận xét và chỉnh sửa (nếu có) *HS: Viết công thức *HS: Thay vào và có biểu thức: *HS: Rút ra biểu thức *HS: Thảo luận làm BT 2: a). Ta có: Vậy khí Cl2 nặng hơn không khí 2,448 lần. b).Vì: Nên trong tự nhiên khí CO2 thường tích tụ ở đáy giếng khơi hay đáy hang sâu. *HS: Thảo luận nhóm và có đáp án -Bài tập 2b SGK/ 69 2. Bằng cách nào có thể biết được khí a nặng hay nhẹ hơn không khí ? - Công thức tính tỉ khối d) Củng cố (14’) Bài tập: Hợp chất X có tỉ khối so với khí hidrô là 17. Hãy cho biết 5,6l khí X (ở đktc) có khối lượng là bao nhiêu? Đáp án + (mol) mX = nX . MX = 0,25 . 34 = 8,5 (g) + (g) Bài tập 3 SGK/ 69 : Có thể thu những khí nào vào bình (từ những TN trong phòng TN): khí hiđro H2 , khí Cacbonic CO2 , khí clo Cl2 , khí mêtan CH4 bằng cách đặt ngược bình ? Đáp án : Thu khí H2 và CH4 vì các khí này đều nhỏ hơn 1 ( nhẹ hơn không khí ) e) Dặn dò (1’) - Học bài, đọc mục “Em có biết ?” - Làm bài tập 1 và 2a SGK/ 69 - Đọc bài 21 SGK / 70 f) Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 29.doc
Tài liệu liên quan