Giáo án môn Hóa học 8 tiết 55: Kiểm tra 1 tiết

IV. THIẾT KẾ CÂU HỎI THEO M A TRẬN

I. TRẮC NGHIỆM

 1. Những phản ứng hóa học sau, phản ứng nào vừa là phản ứng oxi hóa – khử , vừa là phản ứng thế

a) CO2 + CaO CaCO3

b) MgCO3 MgO + CO2

c) Fe + 2HCl FeCl2 + H2

d) HgO + H2 Hg + H2O

2. Những phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chỉ là phản ứng thế

a) CO2 + CaO CaCO3

b) MgCO3 MgO + CO2

c) Fe + 2HCl FeCl2 + H2

d) HgO + H2 Hg + H2O

 

doc2 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 8 tiết 55: Kiểm tra 1 tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28 Ngày soạn : 10 . 03 . 2011 Tiết: 55 Ngày dạy : 15 . 03 . 2011 KIỂM TRA : 1 TIẾT I. MỤC ĐÍCH - Củng cố lại các kiến thức ở chương 5. - Vận dụng thành thạo các dạng bài tập: + Nhận biết. + Tính theo phương trình hóa học. + Cân bằng phương trình hóa học. II. MỤC TIÊU - Khắc sâu lại kiến thức về tính chất – ứng dụng của hiđro, phản ứng thế, phản ứng oxi hóa – khử, và kiến thức liên quan đến thí nghiệm thực hành. III. THIẾT KẾ MA TRẬN Các chủ đề Các mức độ nhận thức Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL - Tính chất – ứng dụng của hiđro. Câu 5,7 (1.0) 1.0 - Phản ứng oxi hóa – khử Câu 1,6 (0.75) Câu 1 (1.0) 1.75 - Điều chế khí hiđro – phản ứng thế Câu 1,2 (0.75) Câu 3,4,8 (1.5) Câu 3 (3.0) 5.25 - Bài thực hành 5 Câu 2 (2.0) 2.0 Tổng 1.5đ 5.5đ 3.0đ 10đ IV. THIẾT KẾ CÂU HỎI THEO M A TRẬN I. TRẮC NGHIỆM 1. Những phản ứng hóa học sau, phản ứng nào vừa là phản ứng oxi hóa – khử , vừa là phản ứng thế a) CO2 + CaO à CaCO3 b) MgCO3 à MgO + CO2 c) Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 d) HgO + H2 à Hg + H2O 2. Những phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chỉ là phản ứng thế a) CO2 + CaO à CaCO3 b) MgCO3 à MgO + CO2 c) Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 d) HgO + H2 à Hg + H2O 3. Những phản ứng hóa học nào dưới đây có thể được dùng để điều chế khí Hiđro trong phòng thí nghiệm ? Điện phân a) Zn + H2 SO4 à ZnSO4 + H2 b) 2H2 O 2H2 + O2 c) 2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2 d) Cả a và c 4. Những phản ứng hóa học nào dưới đây có thể được dùng để điều chế khí Hiđro trong công nghiệp ? Điện phân a) Zn + H2 SO4 à ZnSO4 + H2 b) 2H2 O 2H2 + O2 c) 2Al + 6HCl à 2AlCl3 + 3H2 d) Cả a và c 5. Vì sao khi điều chế khí H2 , ta thu đầy khí H2 vào ống nghiệm và để miệng ống nghiệm gần ngọn lửa đèn cồn thì có tiếng nổ nhỏ phát ra. a) Khí H2 còn lẫn với khí O2 (không tinh khiết) b) Khí H2 khi đốt có tiếng nổ c) Khí H2 làm vỡ ống nghiệm d) Cả a, b và c 6. Trong những câu sau đây, câu nào là sai a) Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử b) Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa c) Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử d) Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử 7. Hiđro có thể khử những nhóm hợp chất nào sau đây a) CuO, SO2 , Fe2O3 b) CuO, Fe2 O3 , PbO c) SO2 , Fe2O3 , PbO d) Fe3 O4 , CO2 , SO2 8. Ta có thể thu khí hiđro bằng những cách nào sau đây a) Đẩy không khí b) Đẩy nước c) Đẩy nước, đẩy không khí d) Điện phân II. TỰ LUẬN Câu 1. Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau: a) Fe2 O3 + CO ---> CO2 + Fe b) CO2 + Mg ---> MgO + C Câu 2. Khi thu khí Hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để miệng ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí Oxi, có thể làm thế được không ? vì sao? Câu 3. Cho 5,4g Al vào dung dịch HCl loãng thu được dung dịch muối Nhôm clorua AlCl3 và giải phóng khí Hiđro H2 a) Viết phương trình phản ứng xảy ra b) Tính thể tích khí H2 thu được (đktc) c) Nếu thay 5,4g Al bằng 5,6g Fe vào dung dịch HCl loãng trên, thì thể tích khí H2 thu được là bao nhiêu? *RÚT KINH NGHIỆM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 55.doc