Giáo án môn học Tin học khối 6 - Tiết 1 đến tiết 36

1. Mục tiêu

a) Về kiến thức: Ôn tập, củng cố lại các phần mềm đã học: Phần mềm quan sát hệ mặt trời, học toán với Geogebra.

b) Về kỹ năng:

- Thực hiện được các thao tác với chuột.

- Sử dụng phần mềm Solar System để quan sát hệ mặt trời, giải thích các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực

- Sử dụng phần mềm GeoGebra tính toán được các tính toán đơn giản với số tự nhiên như tính giá trị biểu thức, phân tích ra thừa số nguyên tố, tính ƯCLN và BCNN.

c) Về thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, khoa học, HS có ý thức bảo quản trang thiết bị phòng máy.

2. Chuẩn bị của GV và HS

a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học

b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép

 

doc120 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn học Tin học khối 6 - Tiết 1 đến tiết 36, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mềm Geogebra - Giải một số bài toán cơ bản số học trong chương trình Toán lớp 6 c) Về thái độ: HS có ý thức học tập, yêu thích môn học 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép 3. Phương Pháp giảng dạy Nêu và giải quyết vấnđề Vấnđáp, gợi mở Trực quan 4. Tiến trình bài dạy a) Ổn định tổ chức lớp học b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình HS thực hành c) Dạy nội dung bài mới: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 15’ 20’ Hoạt động 1: Giới thiệu cách vẽ một số đối tượng hình học GV: Trong phần này ta sẽ đóng cửa sổ CAS vì chỉ làm việc với mặt phẳng hình học. GV: Hướng dẫn HS tạo ba đối tượng điểm trên phần mềm, sau đó sử dụng công cụ đường thẳng để kẻ các đường thẳng đi qua 3 điểm trên. HS: Quan sát GV thực hành GV: Lưu ý HS ? Hình trên có bao nhiêu đối tượng ? là những đối tượng nào? HS: 6 đối tượng (ba điểm, ba đường thẳng) GV: Tương tự em có thể sử dụng các công cụ đoạn thẳng, tia để vẽ đoạn thẳng, tia nối 2 điểm cho trước trên mặt phẳng. HS thực hành trên máy tính cá nhân Hoạt động 2: Tìm hiểu một số lệnh khác trong phần mềm GV: Giới thiệu các lệnh dùng để: - Lưu tệp - Mở tệp - Tạo mới HS: Quan sát và ghi nhớ GV: Hướng dẫn HS thay đổi màu cho đối tượng GV: yêu cầu HS thực hiện trên máy tính cá nhân và trả lời ? Để ẩn, hiện tên của một đối tượng ta làm thế nào? ? Để thay đổi tên của một đối tượng ta làm thế nào? ? Để xóa một đối tượng ta làm thế nào? 5. Điểm, đoạn thẳng, tia, đường thẳng * Các bước vẽ điểm, đường thẳng: SGK-57 * Lưu ý: - Tất cả các đối tượng hình học được xuất hiện trong danh sách đối tượng - Nhấn phím ESC để chuyển nhanh sang chế độ chọn. 6. Một số lệnh khác a) Các lệnh với tệp dữ liệu của Geogebra b) Thay đổi thuộc tính cho đối tượng c) Ẩn, hiện tên đối tượng d) Thay đổi tên của đối tượng e) Xóa đối tượng d) Củng cố, luyện tập(8’) : GV yêu cầu HS thực hành bài tập 6 sgk-60 e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(2’): - Ôn tập lại cách sử dụng phần mềm - Tìm hiểu mở rộng 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 17.BÀI TẬP Ngày soạn: 10/11/2018 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: Giúp học sinh ôn tập các kiến thức đã được học trong 2 chương (I, II). b) Về kỹ năng: HS có kỹ năng ôn tập, tổng hợp kiến thức c) Về thái độ: Hình thành phong cách học và làm bài tập. Có thái độ học tập đúng đắn 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép 3. Phương Pháp giảng dạy Nêu và giải quyết vấnđề Vấnđáp, gợi mở 4. Tiến trình bài dạy a) Ổn định tổ chức lớp học b) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập c) Dạy nội dung bài mới: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 30’ 13’ Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết GV: Đưa ra nội dung câu hỏi HS: Thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi Hoạt động 2: Bài tập GV: Đưa nội dung bài tập HS: Trình bày vào vở GV: Yêu cầu HS trình bày, giải đáp thắc mắc của HS. I/ Lý thuyết 1. Kể tên các dạng thông tin cơ bản? 2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử ? Tại sao CPU gọi là bộ não của máy tính ? 3. Kể tên các thiết bị dùng để xuất, nhập thông tin? 4. Có mấy loại phần mềm ? Kể tên một số phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng mà em biết? 5. Kể tên các thao tác chính với chuột ? 6. Khu vực chính của bàn phím gồm mấy hàng phím? Kể tên 7. Nêu lợi ích gõ phím bằng mười ngón 2. Bài tập 1. Em hãy đưa ra một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó 2. Nêu 3 ví dụ minh hoạ việc có thể biểu diễn thông tin bằng nhiều cách khác nhau ? 3. Em hãy vẽ sơ đồ cấu trúc của máy tính theo Von Neumann? 4. Em hãy kể tên một số hoạt động ở nhà mà em có thể làm với máy tính? d) Củng cố, luyện tập : Trong quá trình ôn tập e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(2’): - Ôn tập lại lý thuyết đã học theo các câu hỏi trong bài - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết lý thuyết 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 18. KIỂM TRA LÝ THUYẾT (1tiết) Ngày soạn:12/10/2018 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. I. Mục đích, yêu cầu 1. Về kiến thức Nhằm kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh về thông tin, biểu diễn thông tin, các dạng thông tin, các ứng dụng của tin học, cấu trúc chung của máy tính và các thành phần cơ bản của máy tính, và phần mềm học tập 2. Về kĩ năng - Rèn kỹ năng tư duy, so sánh, đánh giá tổng hợp. - Vận dụng các kiến thức đã học về máy tính điện tử, tin học - Nhận thức rõ hơn về tin học và máy tính điện tử 3. Về thái độ Giáo dục học sinh thái độ tự giác, nghiêm túc, độc lập, sáng tạo trong quá trình kiểm tra. II. Hình thức: Đề kiểm tra Trắc nghiệm + Tự luận III. Ma trận đề kiểm tra: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cấp độ thấp cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1) Thông tin và biểu diễn thông tin Biết được các dạng thông tin cơ bản của máy tính Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản Số câu 2 1 3 Số điểm (Tỉ lệ%) 1 đ 10% 2 20% 3 đ 30% 2) Máy tính và phần mềm máy tính Nhận biết các thiết bị máy tính Biết cấu trúc chung của máy tính Hiểu được phần mềm đầu tiên cài đặt trong máy tính Tại sao CPU được coi là bộ não của MT và tại sao phải cài đặt hệ điều hành Số câu 2 0,5 1 1,5 5 Số điểm (Tỉ lệ%) 1 đ 10% 1 đ 10% 0,5 5% 1 đ 10% 3,5 đ 35% 3) Chuột và bàn phím Biết được lợi ích của việc gõ phím bằng mười ngón Hiểu được các thao tác với chuột Ghi nhớ khu vực chính của bàn phím Số câu 0,5 câu 1 câu 0,5 câu 2 Số điểm (Tỉ lệ%) 1 đ 10% 0,5 đ 5% 2đ 20% 3,5 đ 35 % Tổng số câu 5 2,5 1 1,5 10 Tổng số điểm Tỉ lệ% 4 đ 40% 3 đ 30% 2 đ 20% 1 đ 10% 10 đ 100% IV. Nội dung (Câu hỏi): ĐỀ 1 I/ Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu mỗi ý mà em cho là đúng: 1, Các dạng thông tin cơ bản của máy tính: A. Văn bản, tiếng nói B. Hình ảnh, mùi thơm C. Âm thanh, cảm giác D. Văn bản, hình ảnh, âm thanh 2, Thiết bị dùng để xuất thông tin của máy tính gồm: A. Loa, màn hình B. Màn hình, bàn phím C. Máy in, chuột D. Chuột, bàn phím 3, Bộ xử lí trung tâm của máy tính được viết tắt là: A. RAM B. CPU C. USB D. I/0 4, Nháy chuột có nghĩa là: A. Nhấn nhanh nút chuột trái và thả tay B. Nhấn nhanh nút chuột phải và thả tay C. Nhấn nhanh hai lần liên tiếp nút chuột trái D. Nhấn nhanh hai lần liên tiếp nút chuột phải 5, Phần mềm nào được cài đặt đầu tiên trong máy tính: A. Chương trình Microsoft Word B. Chương trình Mario C. Chương trình hệ điều hành D. Chương trình Solar System 6, Dạng thông tin mà máy tính chưa xử lí được là: A. Hình vẽ, chữ viết B. Âm thanh, văn bản C. Cảm xúc, mùi vị D. Hình ảnh, văn bản II. Tự luận (7 điểm) Câu 1. (2đ)Hãy cho biết dạng thông tin em nhận được trong các trường hợp sau? a. Nghe bản nhạc “Thư gửi Elise” của Bét-tô-ven Þ .......................................... b. Xem phim hoạt hình “Tom và Jerry” Þ .......................................... c. Đọc truyện tranh “Đôrêmon” Þ .......................................... d. Hát Karaoke Þ .......................................... Câu 2.(1,5đ)Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những khối chức năng nào? Tại sao CPU có thể được coi như là “Bộ não của máy tính” ? Câu 3.(3đ)Khu vực chính của bàn phím gồm những hàng phím nào? Nêu lợi ích của việc gõ phím bằng mười ngón? Câu 4. (0.5 đ)Theo em tại sao phải cài đặt hệ điều hành cho máy tính? ĐỀ 2 I/ Trắc nghiệm (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu mỗi ý mà em cho là đúng: 1, Các dạng thông tin cơ bản của máy tính: A. Văn bản, hình ảnh, âm thanh B. Hình ảnh, mùi thơm C. Âm thanh, cảm giác D. Văn bản, tiếng nói 2, Thiết bị dùng để nhập thông tin của máy tính gồm: A. Loa, màn hình B. Màn hình, bàn phím C. Máy in, chuột D. Chuột, bàn phím 3, Bộ nhớ trong của máy tính được viết tắt là: A. RAM B. CPU C. USB D. I/0 4, Nháy đúp chuột có nghĩa là: A. Nhấn nhanh nút chuột trái và thả tay B. Nhấn nhanh nút chuột phải và thả tay C. Nhấn nhanh hai lần liên tiếp nút chuột trái D. Nhấn nhanh hai lần liên tiếp nút chuột phải 5, Phần mềm nào được cài đặt đầu tiên trong máy tính: A. Chương trình Microsoft Word B. Chương trình Mario C. Chương trình hệ điều hành D. Chương trình Solar System 6, Dạng thông tin mà máy tính chưa xử lí được là: A. Hình vẽ, chữ viết B. Âm thanh, văn bản C. Hình ảnh, văn bản D. Cảm xúc, mùi vị II. Tự luận (7 điểm) Câu 1. (2 đ)Hãy cho biết dạng thông tin em nhận được trong các trường hợp sau? a. Xem bức tranh về phong cảnh Þ .......................................... b. Đọcbáo Thiếu niên tiền phong Þ .......................................... c. Nghe bài hát : “Mái trường mến yêu.mp3” Þ .......................................... d. Hát Karaoke Þ .......................................... Câu 2.(3 đ)Khu vực chính của bàn phím gồm những hàng phím nào? Nêu lợi ích của việc gõ phím bằng mười ngón? Câu 3.(1,5 đ)Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những khối chức năng nào? Tại sao CPU có thể được coi như là “Bộ não của máy tính” ? Câu 4. (0.5 đ)Theo em tại sao phải cài đặt hệ điều hành cho máy tính? V. Đáp án: Đề 1 I. Trắc nghiệm (3 điểm)Mỗi ý đúng được 0,5 đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D A B A C C II. Tự luận: Câu 1.(2đ) Mỗi ý đúng được 0.5 đ a. Dạng âm thanh b. Dạnh hình ảnh, âm thanh c. Dạng hình ảnh d. Dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh Câu 2. (1,5 đ) * Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những khối chức năng: - Bộ xử lí trung tâm; 0,25đ - Thiết bị vào và thiết bị ra (Gọi chung là thiết bị vào/ra) 0,5đ - Bộ nhớ. 0,25đ * CPU có thể được coi như là “Bộ não của máy tính” vì: CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình. 0,5đ Câu 3.(3 đ) Khu vực chính của bàn phím gồm những hàng phím: - Hàng phím số 0,25đ - Hàng phím trên 0,5đ - Hàng phím cơ sở 0,5đ - Hàng phím dưới 0,5đ - Hàng phím chứa phím cách 0,25đ * Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng mười ngón: - Tốc độ gõ nhanh hơn 0,5đ - Gõ chính xác hơn 0,5đ Câu 4. (0.5 đ)Phải cài đặt hệ điều hành cho máy tính vì Hệ điều hành là phần mềm nền tảng, các phần mềm khác không thể hoạt động được nếu thiếu hệ điều hành. Đề 2 I. Trắc nghiệm (3 điểm)Mỗi ý đúng được 0,5 đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A D A C C D II. Tự luận: Câu 1.(2đ) Mỗi ý đúng được 0.5 đ a. Dạng hình ảnh b. Dạnh văn bản c. Dạng âm thanh d. Dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh Câu 2.(3 đ) Khu vực chính của bàn phím gồm những hàng phím: - Hàng phím số 0,25đ - Hàng phím trên 0,5đ - Hàng phím cơ sở 0,5đ - Hàng phím dưới 0,5đ - Hàng phím chứa phím cách 0,25đ * Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng mười ngón: - Tốc độ gõ nhanh hơn 0,5đ - Gõ chính xác hơn 0,5đ Câu 3. (1,5 đ) * Cấu trúc chung của máy tính điện tử gồm những khối chức năng: - Bộ xử lí trung tâm; 0,25đ - Thiết bị vào và thiết bị ra (Gọi chung là thiết bị vào/ra) 0,5đ - Bộ nhớ. 0,25đ * CPU có thể được coi như là “Bộ não của máy tính” vì: CPU thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp mọi hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình. 0,5đ Câu 4. (0.5 đ)Phải cài đặt hệ điều hành cho máy tính vì Hệ điều hành là phần mềm nền tảng, các phần mềm khác không thể hoạt động được nếu thiếu hệ điều hành. VI. Xemxétlạiviệcbiênsoạnđềkiểmtra: Đã kiểm tra lại đề. Đề bài đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với khả năng của học sinh. Tiết 19.BÀI 9. VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH Ngày soạn: 17/10/2018 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: Học sinh hiểu và trả lời câu hỏi : Vì sao máy tính cần có hệ điều hành dựa trên ý tưởng đã đưa ra ở hai phần quan sát trong sách giáo khoa.Biết được cái gì điều khiển máy tính. b) Về kỹ năng: Biết làm quen với một số hệ điều hành của máy tính. c) Về thái độ: Có khái niệm ban đầu về hệ điều hành 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép 3. Phương Pháp giảng dạy Nêu và giải quyết vấnđề Vấnđáp, gợi mở Trực quan 4. Tiến trình bài dạy a) Ổn định tổ chức lớp học b) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra c) Dạy nội dung bài mới: KĐ(3’): GV Trình bày như SGK-62 HS: Trả lời câu hỏi TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 15’ 20’ Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của hệ thống điều khiển ? Hãy cho biết các phương tiện nào đang tham gia giao thông trên đường? HS: Các phương tiện tham gia giao thông gồm có ôtô, xe máy, xe buýt, xe đạp, người đi bộ... ? Em có nhận xét gì về tình trạng giao thông ở hình 1 và hình 2? HS: Trả lời GV: Quan sát các hình ảnh trên em có thể thấy nếu không có sự điều phối của hệ thống đèn tín hiệu giao thông hoặc cảnh sát giao thông thì hiện tượng ùn tắc giao thông rất dễ xảy ra, nhất là vào giờ cao điểm. ? Điều gỡ sẽ xảy ra khi tất cả học sinh và GV của trường đều bị mất thời khóa biểu? HS: TL GV: Khi đó dẫn đến việc học tập trở nên hỗn loạn ? Thời khoá biểu đóng vai trò gì trong trường học? HS: Thời khoá biểu điều phối hoạt động dạy và học trong nhà trường. ? Em hãy lấy thêm ví dụ tương tự với 2 quan sát trên? Và chỉ ra các phương tiện điều khiển trong các ví dụ đó? HS : Các phương tiện điều khiển là trọng tài điều khiển trận đấu và tiếng trống trường điều khiển các em học sinh tập thể dục. GV : Như vậy hệ thống đèn tín hiệu giao thông, tiếng trống, thời khoá biểu là các phương tiện điều khiển. ? Cho biết vai trò của hệ thống điều khiển ? HS: TL GV: Như vậy trong mọi hoạt động đều phải có một phương tiện điều khiển hoạt động, vậy may tính hoạt động được nhờ vào đâu và cái gì điều khiển máy tính hoạt động, các em tìm hiểu phần tiếp Hoạt động 2: Tìm hiểu cái gì điều khiển máy tính ? Khi khởi động máy tính có những đối tượng nào tham gia vào hoạt động của máy tính? HS: Các thiết bị phần cứng, các phần mềm. ? Khi máy tính làm việc thì các thiết bị phần cứng và phần mềm sẽ như thế nào? HS: Khi máy tính làm việc, nhiều thiết bị phần cứng và phần mềm cùng hoạt động và tham gia vào quá trình xử lí thông tin ? Để phần cứng và phần mềm hoạt động nhịp nhàng cần có một hệ thống điều khiển, đó là gì? HS: Hệ điều hành ? Hệ điều hành là gì? HS: Tl ? Hệ điều hành có nhiệm vụ gì? HS: ? Hệ điều hành là một thiết bị được chế tạo và gắn bên trong máy. Nói như vậy là đúng hay sai? HS: Sai GV: Giải thích thêm cho học sinh: Hệ điều hành sau khi được cài trong máy tính chúng ta chỉ nhìn thấy kết quả của nó trên màn hình, còn hệ điều hành không phải là thiết bị được chế tạo và gắn trong máy tính. ? Nếu máy tính không cài hệ điều hành thì máy tính có hoạt động được không? Vì sao? HS: Máy tính không hoạt động được vì các thiết bị và không một phần mềm nào có thể chạy được. ? Vì sao hệ điều hành lại có vai trò quan trọng với máy tính? HS: Hệ điều hành có vai trò rất quan trọng. Nó điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm tham gia vào quá trình xử lý thông tin. GV: Đây chính là toàn bộ kiến thức cơ bản của bài học hôm nay và cũng chính là nội dung của phần ghi nhớ (SGK) GV: Đưa ra câu hỏi thảo luận: Chương trình soạn thảo văn bản có phải là hệ điều hành không ? Vì sao ? HS: Thảo luận nhóm, suy nghĩ trả lời Gọi đại diện hs trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung. GV: Chốt lại câu hỏi trên và giải thích kỹ để HS hiểu Chương trình soạn thảo văn bản không phải là hệ điều hành vì nó không điều khiển hoạt động của máy tính. 1. Vai trò của hệ thống điều khiển a) Vai trò của hệ thống đèn tín hiệu giao thông b) Vai trò của thời khóa biểu * Nhận xét: SGK-63 2. Cái gì điều khiển máy tính Hệ điều hành là một chương trình điều khiển toàn bộ hoạt động bên trong của máy tính. - Hệ điều hành thực hiện: + Điều khiển các thiết bị (Phần cứng). + Tổ chức việc thực hiện các chương trình (phần mềm). + Điều khiển hoạt động của con người khai thác thông tin và dữ liệu d) Củng cố, luyện tập(5’) : Trả lời câu hỏi SGK: 3. Có thể nêu nhiều ví dụ khác trong cuộc sống, ví dụ như một buổi họp Đội thiếu niên phân công thực hiện kế hoạch tham gia một phong trào thi đua hay một đợt tổng vệ sinh trường lớp; hoạt động của một thư viện, một rạp hát,... 4. Phần mềm học gõ bàn phím bằng mười ngón tay không phải là hệ điều hành vì nó không điều khiển mọi hoạt động của máy tính cũng như việc thực hiện các phần mềm khác. 5.Các thiết bị có hệ điều hành là a) máy tính để bàn; c) điện thoại di động và d) máy tính xách tay. 6. Vì chính từ định nghĩa của hệ điều hành. Hệ điều hành có chức năng điều khiển phần cứng và tất cả các phần mềm ứng dụng cài đặt trên máy tính, do đó, hệ điều hành cần phải được cài đặt đầu tiên. e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(2’): - Ghi nhớ nội dung bài học - Tìm hiểu mở rộng 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 20.BÀI 10. HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ Ngày soạn: 19/10/2018 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: - Học sinh hiểu được tầm quan trọng của hệ điều hành trong máy tính, trong việc điều khiển các hoạt động của phần cứng và phần mềm. - Học sinh biết được: Hệ điều hành là phần mềm máy tính được cài đặt đầu tiên trong máy tính và được chạy đầu tiên khi khởi động máy tính. b) Về kỹ năng:Biết làm quen với một số hệ điều hành của máy tính. c) Về thái độ:Có khái niệm ban đầu về hệ điều hành 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép 3. Phương Pháp giảng dạy Nêu và giải quyết vấnđề Vấnđáp, gợi mở Trực quan 4. Tiến trình bài dạy a) Ổn định tổ chức lớp học b) Kiểm tra bài cũ (5’): Nêu vai trò quan trọng của hệ điều hành? Phần mềm Rapid Typing có phải là hệ điều hành không? Vì sao ? c) Dạy nội dung bài mới: KĐ (1’) : GV Đưa ra nội dung câu hỏi SGK-66 HS: Quan sát và trả lời đáp án (A) TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 20’ 15’ Hoạt động 1: Tìm hiểu Hệ điều hành là gì ? Hệ điều hành không phải là thiết bị lắp ráp trong máy tính từ đó ta có thể rút ra kết luận gì về hệ điều hành. ( Gợi ý: Là phần cứng hay phần mềm) ? Hệ điều hành là gì. ?Nếu không có hệ điều hành thì các phần mềm khác có thể cài đặt được vào máy tính để ứng dụng được không? Vì sao? HS: Nếu không có hệ điều hành thì các phần mềm khác không cài đặt được vào máy tính để ứng dụng. Vì không có hệ điều hành thì máy tính không hoạt động được. ? Vậy khi sản xuất ra máy tính, để máy tính hoạt động được thì phần mềm nào được cài đặt đầu tiên? HS: Tiếp thu kiến thức, ghi vở. GV Chốt lại vấn đề: Khác với các phần mềm khác, hệ điều hành là phần mềm đầu tiên được cài đặt trong máy tính. Tất cả các phần mềm khác chỉ có thể hoạt động được sau khi đã có hhệ điều hành. ? Hiện nay trên thế giới hệ điều hành được dùng thông dụng nhất là gì? GV: Giới thiệu thêm về lịch sử máy tính: Các máy tính sơ khai đầu tiên bao gồm một tổ hợp rất nhiều các rơ-le quang học và rơ-le điện. Mỗi khi cần máy tính thực hiện một lệnh nào đó, con người phải tự mình thực hiện việc đóng mở thủ công các rơ-le đó để tạo ra các mạch điện thích hợp. Khi đó chính con người đóng vai trò của một hệ điều hành (và người điều khiển máy tính như thế được gọi là operator, “người điềuhành”). Trong quá trình phát triển về sau của máy tính, một số hoạt động đơn điệu của“người điều hành” được thay thế bởi lệnh được “đốt cháy” trong các mạch điện, và các mạch điện này được gắn cứng vào máy tính, hay ít nhất mỗi họ máy tính có một “mạch điều hành” riêng. Vì vậy, với một số máy tính thuộc những thế hệ đầu tiên, có thể xem các mạch điện - các thiết bị - là hệ điều hành, mặc dù nó chỉ thay thế con người trong một số hoạt động chính yếu nhất. về sau này, để có thể sử dụng linh hoạt các lệnh đó trên các dòng máy tính khác nhau và cũng tăng sự tự do lựa chọn sản phẩm cho người sử dụng máy tính, hệ điều hành mới được phát triển và phổ biến dưới dạng phần mềm như chúng ta quen thuộc ngày nay. Hoạt động 2: HS làm quen với hệ điều hành Window10 GV: Yêu cầu HS khởi động máy tính, quan sát và so sánh những điểm khác biệt về giao diện của hệ điều hành Win 10 so với những phiên bản trước đó mà em đã sử dụng. HS: Quan sát và trả lời 1. Hệ điều hành là gì ? - Hệ điều hành là một phần mềm máy tính. - Hệ điều hành là phần mềm đầu tiên được cài đặt trong máy tính. Tất cả các phần mềm khác chỉ có thể hoạt động được sau khi đã có hệ điều hành. - Hiện nay trên thế giới hệ điều hành được dùng thông dụng nhất là hệ điều hành Windows. d) Củng cố, luyện tập(3’) : Trả lời câu hỏi SGK-69 1. Không có hệ điều hành thì máy tính không thể chạy được. 2. Hệ điều hành là phần mềm. Hệ điều hành là phần mềm nằm trong nhóm phần mềm hệ thống. 3. Có thể tóm tắt mấy ý chính: Sự giống nhau: cùng là phần mềm. Sự khác nhau: khác nhau về mục đích, chức năng, ý nghĩa, người sử dụng. e) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(1’): - Ghi nhớ kiến thức đã học - Tìm hiểu mở rộng 5. Rút kinh nghiệm giờ dạy: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 21.BÀI 10. HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ (tt) Ngày soạn: 23/10/2018 Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. Ngày dạy: ...../../..tại lớp: .sỹ số HS: ..vắng. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức: - Học sinh hiểu được tầm quan trọng của hệ điều hành trong máy tính, trong việc điều khiển các hoạt động của phần cứng và phần mềm. - Học sinh biết được: Hệ điều hành là phần mềm máy tính được cài đặt đầu tiên trong máy tính và được chạy đầu tiên khi khởi động máy tính. b) Về kỹ năng: Làm quen với một số hệ điều hành của máy tính. c) Về thái độ:Có khái niệm ban đầu về hệ điều hành 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: SGK, giáo án, phòng tin học b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi chép 3. Phương Pháp giảng dạy Nêu và giải quyết vấnđề Vấnđáp, gợi mở Trực quan 4. Tiến trình bài dạy a) Ổn định tổ chức lớp học b) Kiểm tra bài cũ (5’): ? HĐH điều khiển các thiết bị nào của máy tính? ? Phần mềm là gì? Em hãy nêu tên một vài phần mềm mà em biết? c) Dạy nội dung bài mới: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 20’ 8’ Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ chính của hệ điều hành GV:Cho học sinh quan sát hình ảnh một bức tranh sự chanh chấp các tài nguyên của máy tính (màn hình, con chuột, bàn phím,..) Đưa ra nhận xét các tài nguyên luôn muốn tranh được hoạt động (giống như người tham gia giao thông ai cũng muốn đi nhanh). Nếu không được điều khiển, hiện tượng tranh chấp tài nguyên máy tính sẽ xảy ra, hệ thống máy tính sẽ hoạt động hỗn loạn. Nhờ có hệ điều hành, hoạt động của toàn bộ hệ thống sẽ trở nên nhịp nhàng. ? Hệ điều hành có nhiệm vụ gì trong trường hợp này? GV: Đây chính là nhiệm vụ hệ thống và là nhiệm vụ quan trọng nhất của HĐH. Để thực hiện nhiệm vụ này, HĐH chạy thường trực trên máy tính, luôn kiểm tra để đảm bảo chắc chắn rằng từng thiết bị của máy tính như bộ nhớ, màn hình, bàn phím

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tin hoc 6 KTKN ki 1_12414669.doc