Giáo án môn Lịch sử 7 - Tiết 21 - Bài 13 Nước Đại Việt ở thế kỷ XIII

Cô chia cả lớp thành 4 nhóm: nhóm 1 nhóm trưởng là:. nhóm 2 nhóm trưởng là:. . Bây giờ các em hãy theo dõi SGK và thông tin sơ đồ sắp xếp hoàn chỉnh bộ máy nhà nước thời Trần. Trước khi thực hiện cô mời một bạn đọc SGK.

- Sau khi HS đọc SGK xong GV HD học sinh thực hành theo nhóm. Thời gian là 2 phút. Hết 2 phút GV yêu cầu nhóm trường các nhóm chấm chéo phần thảo luận. 1 > 2, 3 > 4.

- GV, để kiểm tra kết quả mời các bạn hãy đối chiếu với đáp án của cô giáo.GV chiếu đáp án lên bảng, nhận xét phần kết quả thực hành của HS. Các nhóm báo cáo kết quả

Như vậy, các bạn đã hoàn thành việc sắp xếp bộ máy nhà nước thời Trần. Một bạn hãy đọc sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần cho cô ?

Một bạn hãy cho cô biết bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì giống bộ máy nhà nước thời Lý?

- Gv bộ máy nhà nước thời Trần cúng giống như bộ máy nhà nước thời Lý đó là đứng đầu là vua, dưới vua các quan lại; quan văn và quan võ, ở địa phương cũng được chia nhỏ thành các Lộ, châu, huyện và xã.

? Những điểm giống nhau này cho chúng ta biết bộ máy nhà nước thời Trần cũng được tổ chức theo chế độ nào? ( Gv gợi ý: đứng đầu nhà nước là vua.)

- GV cũng như nhà Lý, bộ máy nhà nước của thời Trần là Bộ máy của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Nhà Trần cũng vẫn nhường ngôi cho con theo chế độ cha truyền con nối và vua có quyền tối cao trong cả nước.

Bên cạnh những điểm giống đó, bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì khác thời Lý?

 

doc13 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 7 - Tiết 21 - Bài 13 Nước Đại Việt ở thế kỷ XIII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trên màn hình của cô là sơ đồ trống thể hiện quá trình hình thành, phát triển, suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam. Các em hãy điền cho cô tên các triều đại đã học trên sơ đồ tương ứng với môc thời gian? - HS lên điền. - GV: em hãy nêu một số sự kiện tiêu biểu liên quan đến triều đại nhà Lý? - GV nhận xét, cho điểm. Giới thiệu chương học mới. Ở những tiết học trước Cô và các em đã tìm hiểu xong chương II: Nước Đại Việt thời Lý thế kỷ XI- XII. Hôm nay, cô và các bạn tiếp tục tìm hiểu một chương mới, một triều đại mới với những đóng góp rất tích cực trong việc xây dựng và củng cố chế độ phong kiến tập quyền của Đại Việt, một triều đại đã để lại cho lịch sử dân tộc rất nhiều bài học kinh nghiệm về kế sách giữ nước trong xây dựng kinh tê cũng như đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đó là triều đại nhà Trần. Và những thành tựu của nhà Trần có đóng góp như thế nào đối với lịch sử dân tộc, chúng ta sẽ tìm hiều bài học đầu tiên của chương III: Nước Đại Việt thời Trần thể kỷ XIII-XIV đó là bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỷ XIII. Các em mở sách trang 35 ghi bài cho cô Tiết 21 bài 13 Nước Đại Việt ở thế kỷ XIII. Bài học của chúng ta có hai nội dung lớn, học trong 2 tiết đó là: I. Nhà Trần thành lập II. Nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế. Trước tiên chúng ta đi vào nội dung thứ I. Nhà Trần thành lập. Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào và đã có những biện gì để củng cố chế độ phong kiến tập quyền các em tìm hiều cho cô phần thứ 1. Nhà Lý sụp đổ. Để tìm hiểu hoàn cảnh nhà Lý sụp đổ, chúng ta cùng theo dõi một đoạn kịch do các bạn: Triều Vỹ, Trọng Nhân và Như Quỳnh thực hiện. Các em chú ý theo dõi đoạn kịch để biết tình hình chính trị, kinh tế, xã hội cuối thời Lý như thế nào. Sau đây xin mời các em lên thực hiện. - HS diễn kịch. GV: Chúng ta vừa theo dõi đoạn kịch qua nội dung đoạn kịch và SGK các em hãy cho cô biết tình hình thời Lý cuối thế kỷ XII- đầu XIII như thế nào? - HS: - Cuối thế kỷ XII- đầu XIII nhà Lý ngày càng suy yếu: GV: Các em hãy cho cô biết những biểu hiện nào về chính trị, kinh tế, xã hội chứng tỏ nhà Lý đã suy yếu? - HS trả lời. - GV chốt từng ý ghi bảng: + Chính trị: Vua quan ăn chơi, triều chính lục đục + Kinh tế: suy sụp, mất mùa đói kém xảy ra liên miên. + Xã hội: rối loạn, nhân dân nổi dậy ở nhiều nơi GV: Nhà Lý suy yếu về mọi mặt như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ gì? HS- Mất quyền lực ( mất ngôi) - Bị xâm lược. - Nhà Lý đã mất ngôi vào tay nhà Trần. ? Tại sao quyền lực trong triều lại rơi vào tay họ Trần chứ không phải dòng họ nào khác? - HS vì thế lực họ Trần trong triều lúc này rất mạnh - GV Như chúng ta đã biết, ở vào cuối thế kỷ XII,chính quyền nhà Lý đã suy yếu, nhân dân nổi dậy khắp nơi nhà Lý không đủ sức đánh dẹp phải nhờ vào thế lực của dòng họ Trần để dẹp yên nổi loạn. Chính việc tựa nhờ này đã làm cho thế lực dòng họ Trần trong triều ngày càng mạnh, tạo thời cơ cho nhà Trần thay thế nhà Lý. ? Ai là người có công lớn trong việc thành lập triều Trần -Hôm nay, cô giáo sẽ kể cho các em nghe câu chuyện nói về việc Trần Thủ Độ sắp xếp cho Trần Cảnh lên Ngôi? Vào cuối thời Lý, mọi việc triều chính đều do một tay Thái sư Trần Thủ Độ sắp sếp, bằng lợi thế và tài trí của mình Trần Thủ Độ đã ép vua Lý Huệ Tông- vị vua thứ 8 của triều Lý, phải nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng mới 7 tuổi rồi đi tu. Lý Chiêu Hoàng còn nhỏ nên quyền trong triều đều do Trần Thủ độ sắp đặt. Ông đã cho những người họ Trần vào hầu hạ vua, trong số đó có Trần Cảnh mới lên 8 tuổi. Trần Cảnh được Lý Chiêu Hoàng rất ưa thích, thường c gọi Trần Cảnh vào nô đùa với nhau. Một hôm Lý Chiêu Hoàng lại lấy cái khăn trầu ném cho Trần Cảnh. Cảnh bèn quỳ xuống nói: “bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh”. Chiêu Hoàng cười nói “Tha tội cho người, nay người đã biết nói khôn rồi đó”. Trần Cảnh đem chuyên đó kể với Trần Thủ Độ. Thủ Độ sợ việc tiết lộ thì không có lợi, nên mời gia thuộc, thân thích vào cung cấm, sai đóng cửa thành lại. Xong rồi báo cho các quan rằng: “ Bệ hạ đã có chồng”. Ngày hôm sau, khi mọi việc đã xong xuôi, Thủ Độ cho các quan vào lạy mừng. Đầu năm 1226 trong buổi lễ thiết triều ở điện Thiên An Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần thành lập. Nhà Lý chấm dứt thời gian trị vì của mình Vậy là, Đầu 1226 nhà Trần thành lập, nhà Lý sụp đổ. GV: Việc nhà Trần thành lập Có ý kiến cho rằng: Nhà Trần đã cướp ngôi nhà Lý? Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? ( Gv gợi ý : Nhà Trần thành lập trong lúc này có cần thiết không? Tại sao?) - GV: Nhà Trần không cướp ngôi nhà Lý mà đó là sự chuyển giao quyền lực trong hòa bình, hợp quy luật lịch sử, triều đại trước suy yếu thì sẽ có một triều đại khác lên thay, không triều Trần thì sẽ là triều đại khác. Nhưng trong thời điểm này chỉ có họ Trần mới có đủ lực lượng để ổn định tình hình đất nước. Vì vậy không phải nhà Trần cướp ngôi nhà Lý. Trong suốt thời gian trị vì Nhà Lý cũng đã làm được hết vai trò của mình, đã có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc ta như chúng ta đã biết. GV chuyển mục: Như vậy chính sự suy yếu của nhà Lý đã tạo cơ hội cho nhà Trần thành lập. Sau khi thành lập. Nhà Trần đã làm gì để củng cố đất nước chúng ta cùng sang phần 2: Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền. - GV : Trước khi tìm hiểu những biện pháp củng cố chính quyền cô giáo kiểm tra kiến thức cũ của các em . Trên bảng của cô là sơ đồ vị trí trong bộ máy chính quyền thời Lý. các em hãy sắp xếp lại vị trí trong bộ máy nhà nước thời Lý sao cho đúng. GV chỉ từng nội dung: hs dơ tay phát biểu. Chiếu bản đồ: đây là bản đồ chỉ địa giới lãnh thổ Đại Việt thời Trần. trên phạm vi lãnh thổ đó, nhà Trần đã xây dựng và củng cố chế độ tập quyền ra sao , chúng ta cùng tiến hành một hoạt động sau: Cô chia cả lớp thành 4 nhóm: nhóm 1 nhóm trưởng là:... nhóm 2 nhóm trưởng là:.... . Bây giờ các em hãy theo dõi SGK và thông tin sơ đồ sắp xếp hoàn chỉnh bộ máy nhà nước thời Trần. Trước khi thực hiện cô mời một bạn đọc SGK. - Sau khi HS đọc SGK xong GV HD học sinh thực hành theo nhóm. Thời gian là 2 phút. Hết 2 phút GV yêu cầu nhóm trường các nhóm chấm chéo phần thảo luận. 1 > 2, 3 > 4. - GV, để kiểm tra kết quả mời các bạn hãy đối chiếu với đáp án của cô giáo..GV chiếu đáp án lên bảng, nhận xét phần kết quả thực hành của HS. Các nhóm báo cáo kết quả Như vậy, các bạn đã hoàn thành việc sắp xếp bộ máy nhà nước thời Trần. Một bạn hãy đọc sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần cho cô ? Một bạn hãy cho cô biết bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì giống bộ máy nhà nước thời Lý? - Gv bộ máy nhà nước thời Trần cúng giống như bộ máy nhà nước thời Lý đó là đứng đầu là vua, dưới vua các quan lại; quan văn và quan võ, ở địa phương cũng được chia nhỏ thành các Lộ, châu, huyện và xã. ? Những điểm giống nhau này cho chúng ta biết bộ máy nhà nước thời Trần cũng được tổ chức theo chế độ nào? ( Gv gợi ý: đứng đầu nhà nước là vua...) - GV cũng như nhà Lý, bộ máy nhà nước của thời Trần là Bộ máy của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Nhà Trần cũng vẫn nhường ngôi cho con theo chế độ cha truyền con nối và vua có quyền tối cao trong cả nước.... Bên cạnh những điểm giống đó, bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì khác thời Lý? Các em hãy dựa trên kiến thức trong SGK và quan sát sơ đồ trên bảng chỉ ra cho cô . Theo hai nội dung: - Các đơn vị hành chính - về hành chính: nếu như nhà Lý tổ chức làm 2 cấp là cấp trung ương và cấp địa phương thì Nhà trần tổ chức thành 3 cấp: cấp trung ương, cấp cơ sở hành chính trung gian và cấp cơ sở ( giáo viên chỉ trên sơ đồ- cấp cơ sở hành chính trung gian bao gồm... cấp xã gồm – cấp xã là quản lý trực tiếp người dân.. Ở cấp triều đình nhà Trần đặt thêm các cơ quan như : Quốc sử Viện ( chuyên trông coi việc viết sử) Thái y viện( chuyên chăm lo sức khỏe cho vua và các quan lại trong triều) Tôn nhân phủ ( quản lý họ hàng tôn thất nhà Trần) + Nếu nhà Lý chia cả nước là 24 lộ thì vẫn trên cơ sở chia như vậy nhưng nhà Trần đổi 24 lộ thành 12 Lộ và đặt phủ xuống dưới cấp lộ. - về bộ máy quan lại: + Chức vụ cao nhất là ở nhà Lý là vua, nhà Trần cũng vậy, những có đặt thêm chế độ Thái Thượng Hoàng- tức là vua nhường ngôi cho con sớm nhưng vẫn cùng vua con trong coi quản lý đất nước. ? Tại sao nhà Trần lại đặt chế độ Thái Thượng Hoàng? - GV: Vua nhường ngôi sớm cho con để vua con tập làm quen với việc điều hành quan lý đất nước trên cơ sở dạy bảo giúp đỡ của vua cha. Hạn chế sự chuyên quyền của các thế lực dòng họ như cuối thời Lý. + Các chức quan lớn đều do người họ Trần nắm giữ. ? Theo em, tại sao nhà Trần lại giao các chức vụ cao trong triều cho người dòng họ Trần? - GV: để tăng cường quyền lực của họ Trần trong bộ máy nhà nước, hạn chế dòng họ khác nắm quyền như cuối thời Lý. – Điều này cho thấy bộ máy nhà nước thời Tràn mang tính chất quý tộc rõ nét hơn triều Lý và các triều đại khác về sau. + Để giúp vua quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh tế, ổn định đình hình nhân dân nhà Trần đặt thêm các chức quan chuyên trách như: hà đê sư ( chuyên trông coi việc đê điều), Khuyến nông sứ ( chuyên trông coi việc sx nông nghiệp), đồn điền sứ ( chuyên trong coi việc khai khẩn đất hoang) + Các cấp từ Lộ -> Phủ-> châu,huyện-> xã đều có các chức quan cụ thể đứng đầu. ? Từ việc cô và các em vừa chỉ ra, và phân tích những điểm khác trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần so với thời Lý em có nhận xét gì về cách tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần? - GV: Tổ chức quy củ, rõ ràng, chặt chẽ hơn. ? Theo các em, tổ chức bộ máy nhà nước được tổ chức quy củ, rõ ràng như vậy sẽ có tác dụng gì đối với đất nước? - Củng cố bộ máy chính quyền đã bị suy yếu từ thời Lý, tăng cường quyền lực của bộ máy thống trị. - Tình hình đất nước sẽ được ổn định hơn về kinh tế, xã hội. Như vậy cô và các em vừa đi tìm hiểu những biện pháp mà nhà Trần đã thực hiện để củng cố bộ máy chính quyền. Vẫn trên cơ sở bộ máy nhà nước của chế độ quân chủ chuyên chế đã có từ thời Lý và các triều đại trước đó như; đứng đầu vẫn là vua, dưới vua là các quan văn và võ, ở cấp địa phương vẫn là các lộ phủ, huyện xã. à điều này đã chứng tỏ chế độ phong kiến Việt Nam đến thời Trần đã phát triển thêm một bước so với thời Lý. * GV: chuyển mục: Song song với việc củng cố chính quyền, nhà Trần tích cực xây dựng và thi hành luật Pháp và ổn định XH, vậy Luật Pháp thời Trần có nội dung như thế nào chúng ta cùng sang phần 3: Pháp luật thời Trần. ? Nhà Trần đã bạn hành bộ luật nào? Nội dung cơ bản là gì? Theo dõi phần 3 trong SGK Hoàn thành bài tập Em hãy nối những thông tin ở cột A. và cột B sao cho phù hợp: Triều đại B. Pháp Luật Nhà Lý 1. Bộ Quốc triều hình luật 2. Bảo vệ vua và hoàng tộc 3. Bộ luật Hình thư Nhà Trần 4. Bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp 5. Xác nhận quyền tư hữu tài sản,quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất 6. Đặt thẩm hình viện - HS: nối thông tin và đối chiếu kết quả . - GV: Nội dung pháp luật thời trần về cơ bản vẫn giống như thời Lý, nhưng bố sung thêm quyền tư hữu tài sản và quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất. GV minh họa: Năm 1237, triều đình quy định cụ thể: “nếu là giấy tờ về ruộng đất, vay mượn thì người làm chứng in tay ở ba dòng trước, người bán in tay ở bốn dòng sau”. - Tăng cường và hoàn thiện các cơ quan pháp luật như : Đặt thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo, đặt chuông lớn sở thềm điện Long Trì để nhân dân đến kêu oan. Nó gần giống như hình thức đánh trống kêu oan ở phủ Khai phong trong Bộ Phim Bao Thanh Thiên chúng ta vẫn xem trên truyền hình. Mặc dù dã có các hình phạt và các cơ quan xét xử rõ ràng những ở thời Trần quan và dân vẫn gần gũi, chưa có sự cách biệt nhau lắm. Để tìm hiểu rõ điều này các bạn phải tìm hiểu nội dung bài sau: ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên của nhà Trần. ? Với những quy định và hình phạt chặt chẽ như vậy, Pháp luật thời Trần có tác dụng gì đối với XH? - Pháp luật thời Trần đã góp phần tích cực, có hiệu quả vào việc củng cố vương triều Trần, ổn định xã hội và phát triển kinh tế. 4. Củng cố: Chúng ta vừa tìm hiểu xong tiết 1 của bài 13. với những nội dung thứ 1: nhà Trần thành lập. Để củng cố bài học cô giáo có một trò chơi như sau: Trò chơi: Quan sát tranh đoán nội dung bài học. 1. Yêu cầu: Các em hãy quan sát bức tranh và cho biết bức tranh đã giúp em gợi nhớ tới nội dung nào của bài học. 2. Luật chơi: - Cả lớp chia làm 2 đội - Mỗi đội sẽ có 5s để trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Câu trả lời sai đội bạn có quyền trả lời. 3. Phần thưởng: món quà bí mật. ( GV chiếu nội dung từng bức tranh) 8 bức tranh. 1. Giặc cướp nổi dậy 2. Vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho Lý Chiêu Hoàng 3.Nhà Trần thành lập ( Trần Cảnh lên ngôi) 4.Bắt nhân dân đi lao dịch, xây dựng chùa chiền. 5. Chức quan hà đê sứ chuyên trông coi việc đắp đê. 6. Quy định lăn tay trong mua bán.. 7. Chức quan đồn điền sứ đang khuyến khích khai hoang 8. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh 5. HD về nhà. - Trả lời các câu hỏi cuối bài trang 51. - Viết một đoạn giới thiệu về quân đội nhà Trần. - Nêu những biện pháp và tác dụng của các biện pháp phát triển kinh tế thời Trần. - Sưu tầm những câu chuyện về nhà Trần đối với việc đắp đê Ghi bảng: CHƯƠNG I: NHÀ TRẦN Ở THẾ KỶ XII- XIV Tiết 21 bài 13 NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỶ III. I. NHÀ TRẦN THÀNH LẬP. 1. Nhà Lý sụp đổ. - Cuối thế kỷ XII- đầu XIII nhà Lý ngày càng suy yếu: + Chính trị: Vua quan ăn chơi, triều chính lục đục + Kinh tế: suy sụp, mất mùa đói kém xảy ra liên miên. + Xã hội: rối loạn, nhân dân nổi dậy ở nhiều nơi - Đầu 1226 nhà Lý sụp đổ, nhà Trần thành lập. 2: Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền. - Bộ máy của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. - Về hành chính: + Chia thành 3 cấp:Triều đình; Các đơn vị hành chính trung gian; Cấp cơ sở + Đặt thêm các cơ quan: quốc sử viện, thái y viện, tôn nhân phủ. + Chia cả nước thành 12 lộ, đặt phủ dưới lộ - Về bộ máy quan lại: + Đặt thêm các chức quan: Khuyến nông sứ, hà đê sứ, đồn điền sứ. + Các cấp từ Lộ -> Phủ-> châu,huyện-> xã đều có các chức quan cụ thể đứng đầu è tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần quy củ, chặt chẽ làm cho chính quyền được củng cố, đất nước ổn định 3: Pháp luật thời Trần. - Nội dung: Ban hành bộ quốc triều hình luật, thêm một số điều mới... - Đặt cơ quan xét xử là thẩm hình viện ètăng cường và hoàn thiện giúp xã hội được ổn định KỊCH BẢN: NHÀ LÝ CUỐI THẾ KỶ II Vai diễn: Lính thông báo, ông nông dân, bà nông dân. Đạo cụ: Cuốc, siêu nước, cốc, nón tốt, nón mê (2), quần áo n.dân 2 bộ, ống điếu, thúng. NHÂN : Thay mặt lớp 7/1 chúng em xin kính chúc sức khỏe các thầy cô giáo. Sau đây chúng em xin thực hiện một đoạn kịch ngắn với có nội dung phản ánh tình hình nhà Lý ở vào cuối thế kỷ XII đầu XIII. Với các vai diễn: Thế Vỹ vai lính, bạn ............... bà nông dân, và em Trọng Nhân vai ông nông dân. Đoạn kịch xin phép được bắt đầu. LÍNH: Loa loa loa!, làng Thượng làng Hạ, xóm Đông xóm Đoài nghe thông báo đây, loa loa loa! Sang tháng sau nhà vua sẽ cho xây dựng thêm chùa ở trấn Sơn Nam và dựng thêm cung điện mỗi suất đinh sẽ phải tăng lên 2 lần thóc thuế vụ tới và tiếp tục di lao dịch cho nhà vua loa loa loa.. ÔNG: (Ho khụ khụ khụ, lấy tay lau mồ hôi, ngẩng lên nhìn.) BÀ:Ông ơi, ông nghỉ tay xơi hớp nước đã cho đỡ mệt. ÔNG: Lại tăng thuế, đây là lần thứ 3 trong năm nhà vua tăng thuế rồi. Mấy chục năm nay, năm nào cũng xây với dựng, chùa, chiền, cung điện gì mà lắm thế. Vua tăng một thì quan tăng 5, không biết cứ theo tình cảnh này thì chúng ta con sống được bao lâu nữa. BÀ:Ông uống nước đi, rồi ăn tạm củ khoai, sáng nay đã ông ăn gì rồi, trưa nay nhà mình cũng chỉ có cháo khoai thôi. ÔNG: Bà ăn chưa? BÀ: Sáng sớm này tôi sang nhà thím Nhỡ định bụng mang có con tí củ khoai thì thấy thím ấy đang ngôi khóc ở cửa, hỏi ra mới biêt là vừa bán con Tí cho nhà ông phú Hộ để phục vụ bà Tư đang mang bầu rồi ông ạ. Nhà đói quá mà, cả một đàn con nheo nhóc, trong khi chú ấy đi phu chưa về. Giờ lại tăng thuế thì không biết vét gì mà nộp đây, mấy vụ nay lụt lội, hạn hán đã làm mất mùa nhiều rồi. ÔNG: ( Hút ống điếu) Dân tình đói khổ, làng xóm xác sơ, tôi làm ở đây từ sáng mà đã gặp mấy tốp người dắt díu nhau bỏ làng đi kiếm ăn rồi. Vua thì cứ chơi cứ hưởng, quan cũng chẳng còn nghĩ đến dân, cứ cơ cứ vét chưa đầy chưa thôi, ôi! bao giờ được trở lại cái thời vua Thái Tổ, Thái Tông như ông bà ta vẫn thường kể lại. BÀ: Tình cảnh này không khéo nhà Lý sụp đổ mất ông nhỉ? ÔNG: Bà be bé cái mồm thôi kẻo mất đầu như chơi đấy, Tôi nghe nói, ở Hồng Châu Đoàn Thượng đã đứng lên, ở Bắc Giang Nguyễn Nộn cũng đang nổi dậy, Ở các vùng Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình dân nghèo đua nhau nổi dậy đấu tranh chống lại chính quyền, Tôi nghe nói trong triều đình rối ren lắm, quan quân thì khiếp nhược, vua đau ốm thường xuyên đã, nhường quyền cho con gái rồi đi tu, Vua đã bé lại là đàn bà con gái thì biết gì chuyện triều chính, quyền lực trong triều đều do thái sư trần Thủ Độ lắm giữ, dẹp loạn đảng đều nhờ họ Trần cả. BÀ: Ông bảo thế thì sớm muộn ngôi vua không vào tay họ Trần thì còn vào tay ai được nữa. ÔNG: bà cứ nói linh tinh, đi đâu cứ thế rêu rao cho mất đầu nhé. BÀ: Tôi thì tôi chẳng cần biết nhà Lý, nhà Trần hay nhà nào đi nữa, tôi chỉ cần ông quan thanh liêm, ông vua yêu dân tạo điều kiện khuyến khích dân tình làm ăn thì nhà nào tôi cũng ủng hộ, mà giờ thì nhà Lý có làm được việc đấy đâu. ÔNG: Đàn bà biết gì mà nói, Chính sự thế nào thì hồi sau sẽ rõ, giờ tôi đi quốc tiếp mảnh ruộng để trồng khoai đây chứ trưa, năng rồi. LÍNH: Loa loa loa!, làng Thượng làng Hạ, xóm Đông xóm Đoài nghe thông báo đây, loa loa loa! Sang tháng sau nhà vua sẽ cho xây dựng thêm chùa ở trấn Sơn Nam và dựng thêm cung điện mỗi suất đinh sẽ phải tăng lên 2 lần thóc thuế vụ tới và tiếp tục di lao dịch cho nhà vua loa loa loa..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG.A-lớp-7-nhàTrần-thành-lập.doc
Tài liệu liên quan