Giáo án môn Sinh 7 tiết 53: Đa dạng của lớp thú (tt) bộ dơi và bộ cá voi

I. Bộ dơi:

1. Đặc điểm:

- Chi trước biến đổi thành cánh da.

- Có màng cánh rộng.

- Thân ngắn và hẹp nên bay thoăn thoắt và thay đổi chiều linh hoạt.

- Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể.

- Bộ răng nhọn dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ.

2. Đại diện:

- Dơi ăn sâu bọ

- Dơi quả

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 53: Đa dạng của lớp thú (tt) bộ dơi và bộ cá voi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27 Ngày soạn: .. Tiết: 53 Ngày dạy: Bài 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (TT) BỘ DƠI VÀ BỘ CÁ VOI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài và những tập tính của dơi thích nghi với đời sống bay. - Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của cá voi thích nghi với đời sống bơi lặn trong nước. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, vận dụng kiến thức. 3. Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã. II. Phương pháp Quan sát – tìm tòi – hoạt động nhóm III. Thiết bị dạy học - Tranh phóng tohình 49.1-2 sgk - Mô hình, mẫu nhồi hoặc ngâm (nếu có) - Bảng phụ IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Phân biệt bộ thú huyệt và bộ thú túi về tập tính cho con bú? - So sánh đặc điểm cấu tạo của thú mỏ vịt và kanguru thích nghi với đời sống của chúng? 3. Bài mới : a. Giới thiệu: 1’ Trong lớp thú (có vú) dơi là động vật biết bay thực sự, cá voi là thú duy nhất có kích thước lớn nhất thích nghi hoàn toàn với đời sống bơi lặn. Vậy chúng có cấu tạo và tập tính như thế nào để thích nghi với điều kiện sống ? b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của dơi thích nghi với đời sống bay TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung 16’ - Cho hs đọc thông tin sgk mục I + quan sát h 49.1. - Dơi có đặc điểm cấu tạo ngoài giúp thích nghi với đời sống bay? - Đặc điểm thích nghi với việc ăn sâu bọ? - Tiểu kết và thông tin thêm một số đặc điểm của bộ dơi - Tình huống chuyên môn – liên hệ thực tế: Dơi thường hoạt động về đêm, dơi bay rất nhanh nhưng không va chạm vào nhau hay va vào các vật cản. Vì sao? - Tham khảo thông tin sgk, quan sát hình, trả lời câu hỏi. - + Chi trước biến đổi thành cánh da. +Cánh da là một màng da rộng phủ lông mao thưa mềm mại nối liền với cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón với mình, chi sau và đuôi. + Thân ngắn và hẹp. + Đuôi ngắn + Cách bay: Khi bắt đầu bay chân rời vật bám, tự buông mình từ cao.Bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều linh hoạt. + Chân yếu có tư thế bán vào cành cây treo ngược cơ thể. - Bộ răng nhọn dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bo. - Ghi bài và nghe . - Vì: Mắt dơi kém. Nhờ khả năng phát sóng siêu âm nên gặp vật cản thì phản sóng lại nó biết để tránh. I. Bộ dơi: 1. Đặc điểm: - Chi trước biến đổi thành cánh da. - Có màng cánh rộng. - Thân ngắn và hẹp nên bay thoăn thoắt và thay đổi chiều linh hoạt. - Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể. - Bộ răng nhọn dễ dàng phá vỏ kitin của sâu bọ. 2. Đại diện: - Dơi ăn sâu bọ - Dơi quả Hoạt động 2: Tìm hiểu những đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của cá voi thich nghi với đời sống bơi lặn trong nước 15’ - Cá voi có đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước như thế nào? Cá voi sinh sản trong nước, nuôi con bằng sữa. - Đại diện của Bộ cá voi. - Thông tin thêm một số nội dung về bộ cá voi. - Vì sao cá voi có hình dạng ngoài giống cá nhưng không thuộc lớp cá mà thuộc lớp thú? * Đặc điểm: Cơ thể hình thoi, cổ ngắn, lớp mỡ dưới da rất dày. + Chi trước biến thành vây bơi, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc. - Cá voi xanh, cá heo. - Ghi bài, nghe. - Vì cá voi mang những đặc điểm giống Thú: + Có vú + Có hiện tượng thai sinh, đẻ con, nuôi con bằng sữa mẹ. + Chi trước biến đổi thành vây bơi, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như ở ĐVCXS ở cạn, có xương cánh tay và xương ống tay ngắn, các xương ngón tay lại rất dài, chi sau tiêu giảm. II. Bộ cá voi: 1. Đặc điểm: - Thích nghi với đời sống hoàn toàn trong nước: + Cơ thể hình thoi, cổ ngắn, lớp mỡ dưới da rất dày. + Chi trước biến thành vây bơi. + Vây đuôi nằm ngang. + Bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc. 2. Đại diện: Cá voi xanh, cá heo. 4. Củng cố: 1’ Đọc thông tin khung màu hồng sgk. 5. Kiểm tra đánh giá: 4’ Trả lời câu hỏi 1,2 sgk. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Xem bài mới. - Học thuộc bài cũ. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc53B.doc