Giáo án môn Sinh 7 tiết 67, 68: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế địa phương

1.Yêu cầu HS chọn đối tượng là 1 số loài ĐV có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương .

2. Nội dung:

- Y/c hs tìm hiểu tập tính sinh học, đk sống và một số đặc điểm sinh học của các đối tượng trên

- Cách nuôi:

+ Cho HS liên hệ với đk sống và một số đặc điểm sinh học trên một số khía cạnh như môi trường sống , thức ăn , dinh dưỡng sinh trưởng, phát dục và sinh sản , động vật gây bệnh , vệ sinh phòng bệnh vật nuôi.

3. Phương pháp tìm hiểu :

a. Cách thức sưu tầm các tư liệu sinh học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh 7 tiết 67, 68: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34 Ngày soạn: .. Tiết: 67, 68 Ngày dạy: .. Bài 61,62: TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỘNG VẬT CÓ TẦM QUAN TRỌNG TRONG KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức Tập cho học sinh cách sưu tầm các tư liệu sinh học qua sách đọc thêm, sách tham khảo dành cho học sinh, các sách báo phổ biến khoa học, . . . nhằm rèn luyện cho các em cách đọc sách, phân loại sách và phân tích kiến thức, bổ sung và hệ thống hoá kiến thức của mình . 2. Kỹ năng Qua việc tìm hiểu trên , học sinh còn mở rộng và rèn luyện được khả năng vận dụng kiến thức cùng với cách thức nhận định và tập luyện để giải thích những tình huống tương tự so với những điều đã được học. 3. Thái độ Nâng cao được lòng yêu thiên nhiên , nơi các em sống , từ đó xây dựng tình cảm , thái độ và cách xử lí đúng đắn đối với thiên nhiên , bảo vệ thiên nhiên. II. Phương pháp Quan sát + tìm tòi III. Thiết bị dạy học Các loài ĐV có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra 15’ NỘI DUNG ĐỀ Câu 1 (2,0 điểm) (hiểu) Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học. Câu 2 (6,0 điểm) (biết) Nêu biện pháp đấu tranh sinh học và mỗi biện pháp cho 1 ví dụ. Câu 3 (2,0 điểm) (vận dụng) Ví dụ minh hoạ các cấp độ tuyệt chủng của động vật quí hiếm ở Việt Nam. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 (2,0 điểm) Biện pháp đấu tranh sinh học là sử dụng thiên địch, hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do sinh vật gây ra. 2,0 điểm 2 (6,0 điểm) - Sử dụng những thiên địch. + Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. VD: mèo rừng ăn chuột về ban đêm 1,0 điểm + Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. VD: ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám (sâu hại ngô). 1,0 điểm - Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. VD: dùng vi khuẩn Myoma và Calixi để gây bệnh cho thỏ. 2,0 điểm - Gây vô sinh diệt động vật gây hại. VD: diệt loài ruồi gây loét da ở bò làm tuyệt sản ruồi đực. 2,0 điểm 3 (2,0 điểm) - Nguy cấp (EN): tôm hùm, rùa núi vàng. 0,5 điểm - Rất nguy cấp (CR) : Ốc xà cừ, hươu xạ. 0,5 điểm - Sẽ nguy cấp (VU): cà cuống, cá ngựa gai. 0,5 điểm - Ít nguy cấp (LR): khỉ vàng, gà lôi trắng, sóc đỏ, khướu đầu đen. 0,5 điểm 3. Bài mới: a. Giới thiệu: 1’ Tìm hiểu các động vật có tầm quan trọng trong kinh tế địa phương là rất quan trọng để duy trì và phát triển chúng. Thông qua các tư liệu sinh học trong sách báo , nghe đài, . . . . sẽ giúp các em sưu tầm được các loài ĐV đó. b. Phát triển: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 64’ 1.Yêu cầu HS chọn đối tượng là 1 số loài ĐV có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương . 2. Nội dung: - Y/c hs tìm hiểu tập tính sinh học, đk sống và một số đặc điểm sinh học của các đối tượng trên - Cách nuôi: + Cho HS liên hệ với đk sống và một số đặc điểm sinh học trên một số khía cạnh như môi trường sống , thức ăn , dinh dưỡng sinh trưởng, phát dục và sinh sản , động vật gây bệnh , vệ sinh phòng bệnh vật nuôi. 3. Phương pháp tìm hiểu : a. Cách thức sưu tầm các tư liệu sinh học: - Thông báo các tư liệu nằm trong các sách tham khảo, sách giáo khoa viết cho HS và thanh thiếu niên có trong tủ sách thư viện trường. - Cho HS tra cứu tài liệu ở nơi khác trong địa phương. b. Cách thức tổng kết các tư liệu sinh học sưu tầm được: - Hướng dẫn học sinh sắp xếp tư liệu – cần chút ít thời gian công bố để thấy tập tính cập nhật của các tư liệu * Lưu ý: Khi tổng kết cần ghi rõ tư liệu ( điều dẫn ) lấy ở tên sách báo, tên tác giả, năm sx, nhà xuất bản, số trang đã trích dẫn c. Cách bàn luận, đánh giá : - Hướng dẫn HS đánh giá, bàn luận. - Lựa chọn đối tượng + Gia súc: mèo tam thể, lợn lai, bò lai’ . . . + Gia cầm : gà lôi, gà tre, vịt Bắc Kinh + Vật nuôi: Chim khứớu, hoạ mi, baba, cá chép. - Ghi chép các thông tin có liên quan đến các đối tượng đang tìm hiểu + Tìm hiểu cách nuôi của các ĐV trên ở địa phương , liên hệ với kiến thức trong sách , tạp chí để đánh giá. - Làm quen cách tra cứu sách báo trong các thư mục , học cách tổ chức sắp xếp sách báo khoa học và hợp lý + Tìm kiếm tư liệu ở các trung tâm nghiên cứu từng chuyên ngành nông, lâm ngư nghiệp ở địa phương - Tham quan tìm hiểu các cơ sở sx ở địa phương ( Sx con giống) - Sắp xếp tư liệu theo từng vấn đề, xếp chúng vào các mục , các tiểu mục - Thông kê các dẫn liệu, các ý kiến , cách nhận định - Dựa vào những kiến thức cơ bản, cách giải thích ở SGK,STK, . . . khẳng định ý kiến , những ý kiến chưa đúng, các ý kiến cần theo dõi. - Tổng kết nội dung tìm hiểu thành 1 bản báo cáo khoa học. - Báo cáo từ 5 – 10’. 4. Củng cố: 5’ Nhắc lại những nội dung quan trọng. 5. Kiểm tra đánh giá: 3’ Đánh giá bài thu hoạch. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ Ôn tập các bài đã học. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc67B - 68B - 15.doc
Tài liệu liên quan