Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 31: Trao đổi chất

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Nêu các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá.

- Cần làm gì để bảo vệ hệ tiêu hoá tránh các tác nhân có hại?

3. Bài mới:

a. Mở bài: 2’

Các hoạt động tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp đều phục vụ cho hoạt động trao đổi chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vậy thế nào là trao đổi chất?

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 31: Trao đổi chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17 Ngày soạn: .... Tiết: 33 Ngày dạy: .. Chương VI TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Bài 31 TRAO ĐỔI CHẤT I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân biệt trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất giữa tế bào của cơ thể với môi trường trong. - Nêu được mối quan hệ giữa hai cấp độ trao đổi chất. 2. Kĩ năng - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK. - Kỹ năng hợp tác, ứng xử/ giao tiếp trong thảoluận. - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. 3. Thái độ Nghiêm túc trong học tập. II. Phương pháp Động não, vấn đáp - tìm tòi, trực quan, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề. III. Thiết bị dạy học - Sơ đồ trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. - Sơ đồ mối quan hệ giữa trao đổi chất của cơ thể với trao đổi chất ở tế bào. - Bảng phụ. IV-Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Nêu các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá. - Cần làm gì để bảo vệ hệ tiêu hoá tránh các tác nhân có hại? 3. Bài mới: a. Mở bài: 2’ Các hoạt động tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp đều phục vụ cho hoạt động trao đổi chất tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vậy thế nào là trao đổi chất? b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài Mục tiêu: Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 10’ - Yêu cầu HS quan sát H 31.1 cùng với hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi: + Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào? + Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết đóng vai trò gì trong trao đổi chất? + Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài có ý nghĩa gì? - Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Nhờ trao đổi chất mà cơ thể và môi trường ngoài cơ thể tồn tại và phát triển, nếu không cơ thể sẽ chết. Ở vật vô sinh trao đổi chất dẫn tới biến tính, huỷ hoại. - HS quan sát kĩ H 31.1, cùng với kiến thức đã học trả lời các câu hỏi: + Môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước uống muối khoáng thông qua hệ tiêu hoá, hệ hô hấp đồng thời thải chất cặn bã, sản phẩm phân huỷ, CO2 từ cơ thể ra môi trường. + Hấp thụ các chất dinh dưỡng, trao đổi khí, vận chuyển các chất dinh dưỡng, thải các chất cặn bã. + Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung rút ra kiến thức. - HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. I. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài - Môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể oxi, thức ăn, nước, muối khoáng thông qua hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ bài tiết đồng thời thải CO2, phân, nước tiểu, mồ hôi từ cơ thể ra môi trường ngoài. - Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống. Hoạt động 2: Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong cơ thể TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 8’ - Yêu cầu HS quan sát H 31.2 và trả lời câu hỏi: + Nêu thành phần của môi trường trong cơ thể? + Máu và nước mô cung cấp gì cho tế bào? + Hoạt động sống cuả tế bào tạo ra những sản phẩm gì? + Những sản phẩm đó của tế bào và nước mô vào máu được đưa tới đâu? - Sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong biểu hiện như thế nào? - HS dựa vào H 31.2, thảo luận nhóm và nêu được: + Môi trường trong cơ thể gồm: máu, nước mô và bạch huyết. + Máu cung cấp chất dinh dưỡng, O2 qua nước mô tới tế bào. + Hoạt động sống của tế bào tạo năng lượng, CO2, chất thải. + Sản phẩm của tế bào vào nước mô, vào máu tới hệ bài tiết (phổi, thận, da) và ra ngoài. - HS nêu kết luận. II. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong - Tế bào tiếp nhận các chất dinh dưỡng và oxi từ máu, nước mô để sử dụng cho các hoạt động sống. - Các chất do tế bào thải ra được đưa tới cơ quan bài tiết, CO2 đưa tới phổi để thải ra ngoài để thải ra ngoài. Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 9’ - Yêu cầu HS quan sát lại H 31.2 + Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể biểu hiện như thế nào? + Trao đổi chất ở cấp độ tế bào được thực hiện như thế nào? + Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở 2 cấp độ ? (Nếu trao đổi chất ở một trong hai cấp độ dùng lại thì có hậu quả gì?) - Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung. - Rút ra kết luận về mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào. - Lồng ghép THGDMT: Ngoài yêu cầu vệ sinh trước khi ăn và ăn chín uống sôi, còn phải bảo vệ môi trường nước, đất bằng cách sử dụng hợp lí thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học để có được thức ăn sạch Học sinh hiểu được những điều kiện để đảm bảo chất lượng cuộc sống. - HS dựa vào H 31.2, thảo luạn nhóm và trả lời: + Biểu hiện: trao đổi của môi trường với các hệ cơ quan. - HS : trao đổi giữa tế bào và môi trường trong cơ thể. + HS: cơ thể sẽ chết nếu 1 trong 2 cấp độ dừng lại. - HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS chú ý. - Vậy trao đổi chất ở 2 cấp độ có quan hệ mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển. - Ghi nhận. III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào - Trao đổi chất ở cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho tế bào và nhận từ các tế bào các sản phẩm bài tiết, khí cacbonic thải ra môi trường ngoài. - Trao đổi chất ở tế bào để giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động sống. - Hoạt động trao đổi chất ở hai cấp độ gắn bó với nhau không thể tách rời. 4. Củng cố: 3’ - Gọi HS đọc khung màu hồng. - GV nhắc lại trọng tâm bài học: phân biệt hai cấp độ trao đổi chất và mối quan hệ giữa hai cấp độ trao đổi chất 5. Kiểm tra đánh giá: 5’ - Ở cấp độ cơ thế sự trao đổi chất diễn ra như thế nào ? - Trao đổi chất ở tế bào có ý nghĩa gì đối với trao đổi chất của cơ thể ? - Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào ? GDMT: Môi trường ngoài cung cấp cho cơ thể thức ăn , nước muối khoáng . Qua quá trình tiêu hoá , cơ thể tổng hợp nên những sản phẩm đặc trưng của mình, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài qua hậu môn . Hệ hô hấp Oxi từ môi trường ngoài để cung cấp cho các phản ứng sinh hoá trong cơ thể và thải ra ngoài khí cacbonic . Đó là sự trao đổi chất ở cơ thể đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển . Nếu không có sự TĐC, cơ thể không tồn tại được . Ở vật vô cơ, sự TĐC chỉ dẫn tới biến tính và huỷ hoại . Vì vậy TĐC ở sinh vật là đặc tính cơ bản của sự sống, chính vì vậy để điều kiện để đảm bảo chất lượng. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Xem trước bài 32. 7. Nhận xét tiết học: 1’ IV. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33C.doc