Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 6’

- Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào?

- Nêu vai trò của từng loại khớp.

3. Nội dung bài mới:

a. Giới thiệu: 1’

 Cho HS đọc phần “Em có biết” ở cuối bài 8. Những thông tin đó cho ta biết, xương có sức chịu đựng rất lớn. Vậy, vì sao xương có được khả năng đó?

 Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì I - Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 04 Ngày soạn: . Tiết: 08 Ngày dạy: .. Bài 8 CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Mô tả được cấu tạo xương dài từ đó nêu được sự lớn lên và dài ra của xương; khả năng chịu lực của xương. - Xác định được thành phần hóa học của xương để chứng minh được tính chất đàn hồi và cứng rắn của xương. 2. Kĩ năng - Biết quan sát, phân tích, so sánh, cấu tạo của dạng cơ vân trên hình vẽ. - Rèn kỹ năng lắp đặc thí nghiệm đơn giản. 3. Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ bộ xương II. Phương pháp Đàm thoại + quan sát + thông báo. III. Thiết bị dạy học . - Tranh phóng to H8.1 – 5 SGK - Vật mẫu: dùng xương đùi ếch hoặc xương ngón chân gà. - Dụng cụ: 1 panh, đèn cồn, nước lã, axit HCl 10%. IV.Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 6’ - Bộ xương người gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những xương nào? - Nêu vai trò của từng loại khớp. 3. Nội dung bài mới: a. Giới thiệu: 1’ Cho HS đọc phần “Em có biết” ở cuối bài 8. Những thông tin đó cho ta biết, xương có sức chịu đựng rất lớn. Vậy, vì sao xương có được khả năng đó? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Cấu tạo của xương. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 10’ - Yêu cầu HS quan sát H8.1 -2 và đọc SGK. - Nêu cấu tạo của xương dài? - Cấu tạo hình ống nan xương ở đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa gì đối với chức năng nâng đỡ của xương? - Xương dài có chức năng như thế nào? - Kết luận. - Người ta ứng dụng cấu tạo xương hình ống và cấu trúc hình vòm vào thực tiễn để làm gì? - Yêu cầu HS đọc và quan sát H8.3 SGK. - Thông báo về xương ngắn và xương dẹt. - Kết luận. - Quan sát H8.1-2 và đọc SGK. - Cấu tạo xương dài gồm: + Hai đầu xương: là mô xương xốp có các nan xương và sụn bọc đầu. + Giữa là thân xương. Thân xương hình ống gồm: màng xương, mô xương cứng, khoang xương. - Cấu tạo hình ống làm cho xương nhẹ và chắc. + Nan xương xếp vòng cung có tác dụng phân tán lực làm tăng khả năng chịu lực. - Dựa vào thông tin bảng 8.1. - Ghi bài. - Trong xây dựng người ta đã vận dụng kiểu hình ống của xương và cấu trúc hình vòm của nan xương vào thiết kế trụ cầu hoặc vòm cửa để vừa đảm bảo độ bền vững mà lại tiết kiệm được nguyên vật liệu khi thi công. - Đọc và quan sát H8.3 SGK. - Nghe. - Ghi bài. I. Cấu tạo của xương. 1. Cấu tạo của xương dài. - Đầu xương: sụn bọc đầu xương, mô xương xốp. - Thân xương: màng xương, mô xương cứng, khoang xương, 2. Chức năng của xương dài. - Đầu xương: giảm ma sát, phân tán lực, chứa tủy đỏ. - Thân xương: giúp xương to về bề ngang, chịu lực, chứa tủy đỏ ở trẻ em, chứa tủy vàng ở người lớn. 2. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt. - Bên ngoài là mô xương cứng. - Bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và chứa tủy đỏ. Hoạt động 2: Sự to ra và dài ra của xương 6’ - GV hướng dẫn tìm hiểu thông tin  + Xương to ra như thế nào ? - Y/C HS quan sát H 8.4.8.5 SGK t 29,30 chú ý sụn tăng trưởng  - Nhận xét về khoảng cách giữa A, B, C, D - Vai trò của sụn tăng trưởng? - Xương lớn lên là do đâu ? - Vì sao xương bị gãy lại có thể liền lại được. - GV cung cấp: + Đến tuổi trưởng thành sự phân chia của sụn tăng trưởng không còn thực hiện được nữa do đó người không cao thêm .Tuy nhiên màng xương vẫn có khả năng sinh ra tế bào xương để bồi đắp phía ngoài của thân xương làm cho xương lớn lên.Trong khi các tế bào hủy xương tiêu hủy thành trong của ống xương làm cho khoang xương ngày càng rộng ra .  + Xương người già phân hủy nhanh hơn tạo thành, cốt giao giàmà xương xốp, dòn, dễ gãy. Nếu gãy xương phục hồi rất chậm. Nên cần lưu ý cẩn thận tránh cho người già bị tổn thương xương. - Tình huống chuyên môn – liên hệ thực tế: Vì sao trẻ em bị tổn thương xương thì phục hồi nhanh hơn người già? - Tiểu kết.  - HS nghiên cứu thông tin SGk quan sát + Các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương. - HS quan sát h 8.4,8.5 t 29,30 ghi nhớ kiến thức  - Khỏang BC không tăng. Khỏang AB,CD tăng nhiều. - Sụn tăng trưởng giúp xương dài ra  - Do sụn tăng trưởng và tế bào màng xương phân chia - Do các tế bào màng xương phân chia nối chỗ gãy lại với nhau. - HS lắng nghe  - Vì xương trẻ em có muối canxi ít hơn nguời trưởng thành nên độ cứng chắc của xương kém hơn người lớn. Nhưng nếu bị gãy xương thì xương mau phục hồi vì xương phát triển nhanh. Xương người già bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành nên xương giòn, dễ gãy và sự phục hồi chậm, không chắc chắn. - Ghi bài. II. Sự to ra và dài ra của xương. - Xương to ra do tế bào màng xương phân chia. - Xương dài ra do tế bào sụn tăng trưởng phân chia. - Xương bị gãy lại có thể liền lại do các tế bào màng xương phân chia nối chỗ gãy lại với nhau. Hoạt động 3: Thành phần hóa học và tính chất của xương. 14’ - Biểu diễn thí nghiệm cho HS quan sát và trả lời câu hỏi: - Ngâm xương đùi ếch trong dung dịch HCl 10%, sau 10- 15’ lấy thử ra uốn xem xương cứng hay mềm? - Đốt xương trên ngọn lửa đèn cồn, em có nhận xét gì? - Từ các thí nghiệm trên có thể rút ra kết luận gì về thành phần và tính chất của xương? - Kết luận. - Quan sát và trả lời câu hỏi: - Xương ngâm trong dung dịch axit có hiện tượng làm cho xương có độ mềm dẻo (do trong xương chỉ còn chất cốt giao, xương đã mất muối canxi). - Thấy xương bỡ ra. Bỏ xương bị đốt đó vào dung dịch axit thấy sửi bọt khí đó là CO2 trong phản ứng HCl tác dụng với muối canxi. - Xương được cấu tạo từ chất hữu ( cốt giao) và chất khoáng ( muối canxi). - Ghi bài. III. Thành phần hóa học và tính chất của xương: - Thành phần: cốt giao và chất khoáng. - Tính chất: + Cốt giao làm xương mềm dẻo. + Chất khoáng làm cho xương bền chắc. 4. Củng cố: 1’ - Gọi HS đọc khung màu hồng. - Chế độ dinh dưỡng hợp lý là :bữa ăn phải đủ bốn nhóm chất :gluxit- protein –lipit và tinh bột.Ngòai ra phải cung cấp thêm vitamin và khoáng chất đặc biệt là canxi.Canxi có nhiều trong tôm ,cua ,tép trứng ,sữa đậu nành và các loại rau .Cần ăn uống đa dạng các loại thức ăn ,không kiêng kem và thường xuyên tắm nắng để phát triển chiều cao tối ưu. 5. Kiểm tra đánh giá: 4’ - Vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở? + Xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thỉ bở là do chất cốt giao bị phân hủy. + Nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên xương bở. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài, trả lời câu 3 sgk tr.31, đọc mục “ Em có biết”. - Học bài chuẩn bị kiểm tra 15 phút: 1. Cấu tạo tế bào. 2. Chức năng của các bộ phận trong tế bào: 3. Giải thích nói “Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể” (Hoạt động sống của tế bào.) 4. Khái niệm và chức năng của các loại mô 5. Phản xạ. 6. Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân. 7. Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa đối với hoạt động của con người. 8. Sự to ra và dài ra của xương 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8C.doc