Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 39: Bài tiết nước tiểu

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Thế nào là bài tiết? Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?

- Trình bày cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu?

3. Bài mới:

a. Giới thiệu: 1’

Mỗi quả thận có tới một triệu đơn vị chức năng làm nhiệm vụ lọc máu hình thành nước tiểu. Vậy quá trình đó diễn ra như thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Kì II - Bài 39: Bài tiết nước tiểu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Ngày soạn: ............................................ Tiết: 43 Ngày dạy: ............................................. Bài 39: BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU I. Mục tiêu Giúp HS có khả năng: 1. Kiến thức: - Giải thích được quá trình tạo thành nước tiểu, thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu và quá trình thải nước tiểu. - Phân biệt được nước tiểu đầu và huyết tương. - Phân biệt được nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích sơ đồ để thu nhận kiến thức. - Rèn kĩ năng học tập hoạt động theo nhóm. 3. Thái độ Thấy được tầm quan trọng của cơ quan bài tiết nước tiểu. Từ đó, có ý thức giữ gìn bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu. II. Phương pháp Đàm thoại + quan sát. III. Thiết bị dạy học Tranh phóng to H39.1 SGK. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Thế nào là bài tiết? Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu? - Trình bày cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu? 3. Bài mới: a. Giới thiệu: 1’ Mỗi quả thận có tới một triệu đơn vị chức năng làm nhiệm vụ lọc máu hình thành nước tiểu. Vậy quá trình đó diễn ra như thế nào? b. Phát triển: Hoạt động 1: Sự tạo thành nước tiểu TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 20’ - Treo H 39.1, yêu cầu HS nghiên cứu ở SGK và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: - Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Diễn ra ở đâu? - Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào? - Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào? - Quan sát H39.1, nghiên cứu ở SGK và đại diện nhóm để trả lời các câu hỏi sau: - Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình sau: + Quá trình lọc máu: xảy ra ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu (lọc giữ tế bào máu và protein). + Quá trình hấp thụ lại: Xảy ra ở ống thận: Các chất dinh dưỡng, nước, ion cịn cần thiết: Na+, Cl-. + Quá trình bài tiết tiếp: Ở phần sau của ống thận, các chất được tiếp tục bài tiết từ máu vào ống thận gồm các chất cặn bã (như ure, axit uric,...), các chất thuốc, các ion thừa để tạo nên nước tiểu chính thức. Nước tiểu chính thức sau đó chảy từ ống thận ra tập trung tại bể thận. - Sự khác biệt trong thành phần nước tiểu đầu khác với máu: + Nước tiểu đầu không có các tế bào máu và protein. + Máu có các tế bào máu và protein. - Sự khác biệt trong thành phần nước tiểu chính thức và nước tiểu đầu (xem ở bảng sau). I. Sự tạo thành nước tiểu: - Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận. - Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình: + Quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. + Quá trình hấp thụ lại vào máu các chất cần thiết ở ống thận. + Quá trình bài tiết tiếp các chất không cần thiết và chất có hại ở ống thận. Bảng: Sự khác biệt trong thành phần nước tiểu chính thức và nước tiểu đầu Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức Nồng độ các chất hòa tan lỗng hơn. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn. Chứa nhiều các chất căn bã và các chất độc hơn. Còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng. Gần như không còn các chất dinh dưỡng. Hoạt động 2: Sự thải nước tiểu 14’ - Yêu cầu HS đọc, xử lí thông tin trong SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: - Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng thận diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Tại sao? \ * GV thông tin: Mỗi ngày cơ thể tạo ra khoảng 1,5lit nước tiểu và dẫn xuống bóng đái. Giữa bóng đái thông với ống đái có 2 cơ vịng bịt chặt (cơ nằm ngoài hoạt động theo ý muốn). Khi lượng nước tiểu lên tới khoảng 200ml sẽ gây áp lực trong bóng đái và có cảm giác buồn nôn đi tiểu. Nếu cơ vịng mở (có sự tham gia của cơ bụng và cơ bóng đái) nước tiểu sẽ ra ngoài. - Đọc, xử lí thông tin trong SGK và đại diện nhóm để trả lời câu hỏi: - Máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục, nhưng nước tiểu chỉ được bài tiết ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp bài tiết nước tiểu ra ngoài. - Ghi nhận. II. Thải nước tiểu: - Nước tiểu chính thức tạo thành được đưa xuống bể thận theo ống dẫn tới bóng đái. - Ở bóng đái nước tiểu được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng. 4. Củng cố: 1’ Gọi HS đọc nội dung kết luận của bài. 5. Kiểm tra đánh giá: 3’ - Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng thận diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Vì sao? - Vì máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục. - Nước tiểu chỉ được bài tiết ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml. - Đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu. - Cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của cơ vòng bóng đái và cơ bụng giúp bài tiết nước tiểu ra ngoài. - Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? Là lọc máu, thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa ra khỏi cơ thể. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài, trả lời các câu hỏi ở SGK, đọc mục: “Em có biết” - Xem trước bài 40: “Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu” 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghệm và bổ sung kiến thức tiết dạy:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc43C.doc