Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng

 GV nêu câu hỏi:

+Nuốt diễn ra nhờ

hoạt động của cơ

quan nào là chủ yếu

và có tác dụng gì?

+Lực đẩy viên thức

ăn qua thực quản

xuống dạ dày đã

được tạo ra như thế

nào?

+Thức ăn qua thực

quản có được biến

đổi về mặt lí học và

hoá học không?

pdf10 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIÊU HOÁ Ở KHOANG MIỆNG I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Trình bày được sự biến đổi của thức ăn diễn ra trong khoang miệng. - Trình bày được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày. 2.Kĩ năng: - Các KNS cơ bản được giáo dục: + Hợp tác, lắng nghe tích cực. + Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ. + Tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm. 3.Thái độ: -GD ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng, trong giờ ăn không cười đùa. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -GV: Tranh hình 25-1, 25-2, 25-3 SGK/81. -HS: Kẻ bảng 25 vào vở. III.PHƯƠNG PHÁP: -Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, vấn đáp - tìm tòi, khăn trải bàn. IV.TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ (4 phút) +Kể tên các cơ quan trong hệ tiêu hoá của người? Vai trò của hệ tiêu hoá? 2. Khởi động (1 phút) - Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS khi tìm hiểu về quá trình tiêu hoá ở khoang miệng. - Cách tiến hành: “Nhai cơm lâu trong miệng ta cảm thấy ngọt, tại khoang miệng những loại thức ăn nào bị biến đổi? Chúng ta nghiên cứu bài 25”. 3. Các hoạt động dạy học ( 34 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 (20 phút) Tìm hiểu quá trình tiêu hoá ở khoang miệng -Mục tiêu: +Trình bày được sự biến đổi của thức ăn diễn ra trong khoang miệng. - Đồ dùng: Bảng 25 SGK/82 - CTH: - GV nêu câu hỏi: +Khi thức ăn vào - Cá nhân tự đọc thông tin SGK/81 I - Tiêu hoá ở khoang miệng miệng sẽ có những hoạt động nào xảy ra? +Khi nhai cơm, bánh mì lâu trong miệng cảm thấy ngọt vì sao? +Hoàn thành bảng 25 SGK/82. - GV nhận xét chốt ghi nhớ kiến thức® thảo luận nhóm thống nhất ý kiến. Yêu cầu: +Kể đủ các hoạt động ở khoang miệng + Enzim amilaza trong nước bọt sẽ biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantôzơ nên có vị ngọt. + Hoàn thành bảng 25. - Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng, nhóm khác trả lời kiến thức. câu hỏi trước lớp. - Các nhóm theo dõi bổ sung câu trả lời của nhau. Bảng 25: Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng Biến đổi thức ăn ở khoang miệng Các hoạt động tham gia Các thành phần tham gia hoạt động Tác dụng của hoạt động Biến đổi lí - Tiết nước bọt -Các tuyến nước bọt -Làm ướt và mềm thức ăn. học - Nhai - Đảo trộn thức ăn - Tạo viên thức ăn -Răng -Răng, lưỡi, các cơ - Răng, lưỡi, các cơ -Làm mềm và nhuyễn thức ăn. -Thức ăn thấm đẫm nước bọt. -Tạo viên vừa nuốt. Biến đổi hoá học -Hoạt động của enzim amilaza trong tuyến nước bọt -Enzim amilaza -Biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường mantôzơ. Hoạt động 2 (14 phút) Tìm hiểu về hoạt động nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản -Mục tiêu: +Trình bày được hoạt động nuốt và đẩy thức ăn từ khoang miệng qua thực quản xuống dạ dày. - CTH: - GV nêu câu hỏi: +Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì? +Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào? +Thức ăn qua thực quản có được biến đổi về mặt lí học và hoá học không? -HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 25-3 trả lời: +Nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu. +Lực đẩy viên thức ăn xuống dạ dày được tạo ra nhờ sự phối hợp của nắp thanh quản đóng, các cơ thực quản co đẩy. +Không bị biến đổi. - Một vài HS trả lời, II - Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản - GV nhận xét chốt kiến thức. - GV hỏi thêm: +Tại sao trước khi đi ngủ không nên ăn kẹo, đường? lớp bổ sung. -Nhờ hoạt động của lưỡi thức ăn được đẩy xuống thực quản. -Thức ăn qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản. 4.Tổng kết và hướng dẫn về nhà (5 phút) *Tổng kết: GV yêu cầu HS làm bài tập: Chọn ý trả lời đúng trong các câu sau 1-Quá trình tiêu hoá ở khoang miệng gồm: a.Biến đổi lí học b.Nhai, đảo trộn thức ăn c.Biến đổi hoá học d.Tiết nước bọt e.Cả a, b, c, d g.Chỉ và c. 2-Loại thức ăn được biến đổi về mặt hoá học ở khoang miệng là: a.Prôtit, tinh bột, lipit b.Tinh bột chín c.Prôtit, tinh bột,hoa quả d.Bánh mì, dầu mỡ. +Đáp án: 1- g ; 2 – b *Hướng dẫn về nhà: -Học bài, trả lời câu hỏi SGK. -Đọc mục “Em có biết”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_8_bai_25_tieu_hoa_o_khoang_mieng.pdf