Giáo án môn Sinh học lớp 8 (chuẩn kiến thức)

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

- Trình bày được các kiến thức trọng tâm trong các chương VI, VII, VIII, IX, X

 2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng phân tích, trả lời câu hỏi

 3. Thái độ

- Giáo dục ý thức tự giác học tập

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên:

o Câu hỏi và đáp án

- Học sinh: Ôn tập các chương VI, VII, VIII, IX, X

III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Vấn đáp

- Hoạt động nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

docx208 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Sinh học lớp 8 (chuẩn kiến thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích trữ hoặc thải bỏ. - Khử các chất độc. III. Thải phân - Ruột già hấp thụ phần nước còn cần thiết cho cơ thể. Phần chất bã còn lại đặc, được vi khuẩn lên men thối thành phân. - Sự phối hợp của các cơ hậu môn, cơ bụng, cơ ruột thẳng giúp ta thải phân. IV. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa - Các sinh vật, giun sán. - Chất độc có trong thức ăn, đồ uống. - Ăn uống không đúng cách. Bảng 30-1. Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá Tác nhân Cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Các sinh vật Vi khuẩn - Răng - Dạ dày, ruột - Các tuyến tiêu hoá - Tạo ra môi trường axit làm hỏng men răng. - Bị viêm loét. - Bị viêm. Giun, sán - Ruột - Các tuyến tiêu hoá - Gây tắc ruột - Gây tắc ống dẫn mật Chế độ ăn uống Ăn uống không đúng cách - Các cơ quan tiêu hoá - Hoạt động tiêu hoá - Hoạt động hấp thụ - Có thể bị viêm. - Kém hiệu quả. - Kém hiệu quả. Khẩu phần không hợp lí - Các cơ quan tiêu hoá - Hoạt động tiêu hoá - Hoạt động hấp thụ - Dạ dày, ruột bị mệt mỏi, gan bị xơ. - Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả. - Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả. NHIỆM VỤ5: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả * Mục tiêu: Trình bày được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả. * Trên chuẩn: Bồi dưỡng cho HS ý thức thực hiện nghiêm túc các biện pháp để có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và sự tiêu hoá có hiệu quả. * Tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc SGK, Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá hiệu quả? - Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục II SGK nêu các biện pháp và kết luận. * Trên chuẩn: Bồi dưỡng cho HS ý thức thực hiện nghiêm túc các biện pháp để có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và sự tiêu hoá có hiệu quả. - GV: Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách? - HS trao đổi nhóm và nêu được: Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm, thuốc đánh răng có Ca và Flo, đánh răng đúng cách như đã biết ở tiểu học. - GV: Thế nào là ăn uống hợp vệ sinh? - HS: ăn chín, uống sôi. Rau sống và trái cây rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn, không ăn thức ăn ôi thiu, không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn. - GV: Tại sao ăn uống đúng cách lại giúp sự tiêu hoá đạt hiệu quả? - HS: ăn chậm, nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ để thấm dịch tiêu hoá à tiêu hoá hiệu quả hơn. - GV: Theo em, thế nào là ăn uống đúng cách? - HS: ăn đúng giờ, đúng bữa thì sự tiết dịch tiêu hoá thuận lợi, số lượng và chất lượng dịch tiêu hoá tốt hơn. Sau khi ăn nghỉ ngơi giúp hoạt động tiết dịch tiêu hoá và hoạt động co bóp dạ dày, ruột tập trung à tiêu hoá có hiệu quả hơn. QGDMT: Gv lưu ý các tác nhân có hại cho tiêu hóa, Gan sẽ bị đầu độc và hủy hoại vì rượu vá các chất độc khác. - Hs chú ý nghe và ghi nhớ. V. Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả - Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn, trước khi đi ngủ - Ăn uống hợp vệ sinh: + Ăn chín, uống sôi. + Rau sống và trái cây rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn. + Không ăn thức ăn ôi thiu, không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn. - Ăn uống đúng cách: + Ăn chậm, nhai kỹ. + Ăn đúng giờ, đúng bữa. - Thiết lập khẩu phần ăn hợp lý. 4. Kiểm tra, đánh giá  Câu 1. Vệ sinh răng miệng đúng cách: a. Đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. c. Chải răng đúng cách bằng bàn chải mềm. b. Thường xuyên ngậm muối. d. Cả a và b. Câu 2. Ăn uống hợp vệ sinh a. Ăn chín, uống nước đã đun sôi. c. Ăn rau sống và hoa quả đã được rửa sạch. b. Không ăn thức ăn bị ôi thiu và ruồi nhặng đậu vào. d. Cả a, b và c. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà  Học bài. Đọc mục “Em có biết”. GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi SGK. Xem lại tất cả các câu hỏi ở cuối mỗi bài học để tiết sau giải bài tập. Tuần 17 Tiết 33: BÀI TẬP : VỆ SINH TIÊU HÓA CHUWSSA CP ???????????????????????????????????????????????????????????????? CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Tiết 34: TRAO ĐỔI CHẤT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Phân biệt được sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài và trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong. Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào. 2. Kỷ năng Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm. 3. Thái độ Giáo dục y thức bảo vệ môi trường II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Tranh vẽ theo sgk Học sinh: Tìm hiểu trước bài III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC: Trực quan tìm tòi Hoạt động nhóm Vấn đáp – Tìm tòi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Không có 2. Giới thiệu bài mới Em hiểu thế nào là trao đổi chất? Vật vô cơ có trao đổi chất không? Sự trao đổi chất của cơ thể người có gì khác với sự trao đổi chất của vật vô cơ. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Phương pháp Nội dung NHIỆM VỤ1: Tìm hiểu sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường * Mục tiêu: Hs biết được sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường * Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát H31.1 đặt vấn đề: + Sự TĐC giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện thế nào? + Vậy các hệ tiêu hóa, bài tiết, tuần hoàn đóng vai trò gì? - Hs thảo luận nhóm, hoàn thành bảng: Hệ cơ quan Vai trò trong trao đổi chất Tiêu óa Biến đổi thức ăn, cung cấp chất dinh dưỡng, thải phân. Hô hấp Lấy O2 và thải CO2. Bài tiết Lọc từ máu các chất thải đưa đến cơ quan bài tiết. Tuần hoàn Vận chuyển O2 và chất dinh dưỡng đến tế bào và CO 2 tới phổi, chất thải đến cơ quan bài tiết - Gv cho các nhóm nhận xét, sau đó Gv nhận xét - Gv: Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài có ý nghĩa gì? - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung rút ra kiến thức. - GV chốt: Nhờ trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài à cơ thể tồn tại và phát triển, nếu không cơ thể sẽ chết. - HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. NHIỆM VỤ2: Tìm hiểu sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong * Mục tiêu: Hs biết được sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong * Cách tiến hành: - GV đặt vấn đề: + Sự trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong biểu hiện như thế nào? + Hoạt động của tế bào thải CO2 và các chất cặn bã vào đâu? - Hs thảo luận nhóm, trả lời, các nhóm nhận xét - Gv kết luận + Máu cung cấp chất dinh dưỡng, O2 qua nước mô tới tế bào. + Hoạt động sống của tế bào tạo năng lượng, CO2, chất thải. + Sản phẩm của tế bào vào nước mô, vào máu tới hệ bài tiết (phổi, thận, da) và ra ngoài. NHIỆM VỤ3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa hai cấp độ trao đổi chất * Mục tiêu: Hs nêu được mối quan hệ giữa hai cấp độ trao đổi chất * Cách tiến hành: - GV phân tích H31.2 và đặt vấn đề: + Sự trao đổi chất diễn ra mấy cấp độ? + Sự trao đổi chất ở cơ thể diễn ra như thế nào, mang lại hiệu quả gì? + Sự trao đổi chất ở tế bào thực hiện thế nào? + Sự trao đổi chất ở cấp độ tế nào ngừng lại dẫn tới hậu quả gì? - Hs trả lời, các Hs khác nhận xét, sau cùng Gv nhận xét, kết luận I. Sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường: - Môi trường ngoài cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho cơ thể thông qua quá trình tiêu hóa, hô hấp và bài tiết. - Cơ thể cũng thải các chất cặn bã, khí CO2 thông qua các cơ quan này. II. Trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong: - Chất dinh dưỡng và O2 được máu và nước mô cung cấp cho tế bào sử dụng cho các hoạt động sống đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài. III. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể với trao đổi chất ở cấp độ tế bào: - Sự trao đổi chất ở cấp cơ thể cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra ngoài. - Sự trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất. - Sự trao đổi chất ở hai cấp độ diễn ra song song và quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Trình bày vai trò của hệ: Tiêu hóa, hô hấp, bài tiết, tuần hoàn trong sự trao đổi chất? Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào? 4. Dặn dò Học bài theo nội dung vở ghi và câu hỏi trong sgk. Đọc và tìm hiểu bài: “Chuyển hóa” Tuần 18 Tiết 35: CHUYỂN HÓA I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức vChuẩn HS xác định được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm hai quá trình đồng hoá và dị hoá, là hoạt động cơ bản của sự sống. vTrên chuẩn HS phân tích được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. Phân biệt sự trao đổi chất giữa môi trường trong với tế bào và sự chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình đồng hóa và dị hóa có mối quan hệ thống nhất với nhau. 2. Kỷ năng Rèn kỹ năng phân tích, so sánh. Kỹ năng hoạt động nhóm. Kỹ năng giải quyết vấn đề. 3. Thái độ Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Tranh vẽ theo sgk Học sinh: Tìm hiểu trước bài III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC Trực quan Hoạt động nhóm Vấn đáp – Tìm tòi Giải quyết vân đề IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ a.Câu hỏi Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào? Mối quan hệ giữa hai cấp độ trao đổi chất? b. Đáp án + Trao đổi chất ở cấp cơ thể: (3đ) Môi trường ngoài cung cấp chất dinh dưỡng và O2 cho cơ thể thông qua quá trình tiêu hóa, hô hấp và bài tiết. Cơ thể cũng thải các chất cặn bã, khí CO2 thông qua các cơ quan này. + Trao đổi chất ở cấp tế bào: (3đ) Chất dinh dưỡng và O2 được máu và nước mô cung cấp cho tế bào sử dụng cho các hoạt động sống đồng thời các sản phẩm phân hủy được thải vào môi trường trong, đưa tới cơ quan bài tiết, còn khí CO2 được đưa tới phổi để thải ra ngoài. + Mối quan hệ giữa hai cấp độ trao đổi chất: (4đ) - Sự trao đổi chất ở cấp cơ thể cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho tế bào và nhận từ tế bào các sản phẩm bài tiết, khí CO2 để thải ra ngoài. - Sự trao đổi chất ở tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thực hiện các hoạt động trao đổi chất. - Sự trao đổi chất ở hai cấp độ diễn ra song song và quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời 2. Giới thiệu bài mới Tế bào thường trao đổi chất với môi trường ngoài thông qua môi trường trong. Vậy, vật chất được tế bào sử dụng như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Phương pháp Nội dung NHIỆM VỤ1: Tìm hiểu sự chuyển hóa vật chất và năng lượng * Mục tiêu: Nêu được quá trình chuyển hóa, mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa, phân biệt trao đổi chất và chuyển hóa, mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa * Cách tiến hành: - GV đặt vấn đề: + Chuyển hóa vật chất năng lượng là gì? Gồm mấy quá trình? + Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ tế bào với chuyển hóa? (Sự trao đổi chất ở tế bào chỉ là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hóa. Còn chuyển hóa là quá trình biến đổi có tích lũy năng lượng và giải phóng năng lượng). + Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa? Đồng hóa Dị hóa - Tổng hợp các chất - Phân giải các chất - Tích lũy ATP - Giải phóng ATP (Là 2 quá trình mâu thuẫn, đối nghich nhau nhưng thống nhất với nhau) + Tỉ lệ đồng hóa và dị hóa như thế nào trong đời sống của con người? (Tỷ lệ đồng hóa và dị hóa phụ thuộc vào lứa tuổi và trạng thái cơ thể) * Trẻ em: đồng hóa > dị hoá. * Người già: đồng hoá < dị hoá. * Khi lao động: đồng hoá < dị hóa. * Khi nghỉ ngơi: đồng hoá > dị hoá. - Hs thảo luận, trả lời, các nhóm khác nhận xét, sau đó Gv nhận xét. NHIỆM VỤ2: Tìm hiểu khái niệm chuyển hóa cơ bản * Mục tiêu: Hs biết khái niệm chuyển hóa cơ bản * Cách tiền hành: - GV đặt vấn đề: + Chuyển hóa cơ bản là gì? + Ý nghĩa của việc xác định chuyển hóa cơ bản? - Hs trả lời - Gv cho Hs nhận xét sau đó Gv kết luận NHIỆM VỤ3: Tìm hiểu các cơ chế điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng * Mục tiêu: Hs biết được các cơ chế điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng * Cách tiến hành: - GV đặt vấn đề: + Những cơ chế nào tham gia điều hòa sự chuyển hóa? + Cơ chế thần kinh điều hòa như thế nào? + Cơ chế thể dịch điều hòa như thế nào? Cho ví dụ? - Hs đọc sgk, trả lời - Gv nhận xét I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng: - Là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất đặc trưng của cơ thể kèm theo sự tích lũy năng lượng. Đồng thời xảy ra quá trình phân giải các chất đặc trưng để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. - Sự chuyển hóa vật chất gồm 2 quá trình: Đồng hóa và dị hóa Đồng hóa Dị hóa - Tổng hợp các chất - Phân giải các chất - Tích lũy ATP - Giải phóng ATP II. Chuyển hóa cơ bản: - Là năng lượng tiêu tốn khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi, được tính bằng KJ trong 1 giờ đối với 1kg cân nặng. III. Điều hòa sự chuyển hóa vật chất và năng lượng: 1. Cơ chế thần kinh - Ở não có các trung khu điều khiển trao đổi Gluxit, lipit, nước, muối khoáng, và điều hòa sự tăng giảm nhiệt độ cơ thể. 2. Cơ chế thể dịch - Các hormon điều hòa trao đổi chất và năng lượng C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Thực chất quá trình chuyển hóa vật chất năng lượng là gì? Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa? Chuyển hóa cơ bản là gì? Ý nghĩa của chuyển hóa cơ bản? 4. Dặn dò Học bài theo nội dung vở ghi và câu hỏi trong sgk. Đọc và tìm hiểu bài mới: “Thân nhiệt” Tiết 36: THÂN NHIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức vChuẩn Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hòa thân nhiệt. vTrên chuẩn Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng vào đời sống các biện pháp chống nóng, lạnh, đề phòng cảm nóng, lạnh. Giải thích cơ chế điều hòa thân nhiệt, bảo đảm cho thân nhiệt luôn ổn định. 2. Kỷ năng a. Kĩ năng bài Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, kỹ năng tư duy tổng hợp, khái quát. Kỹ năng hoạt động nhóm. b. Kĩ năng sống Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu cơ chế đảm bảo thân nhiệt ổn định của cơ thể, các phương pháp phòng chống nóng, chống lạnh. Kĩ năng hợp tác, ứng xử / giao tiếp trong khi thảo luận. Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 3. Thái độ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cơ thể đặc biệt khi môi trường thay đổi. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Bảng phụ Học sinh: Tìm hiểu trước bài III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC Hoạt động nhóm Vấn đáp – Tìm tòi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ a. Câu hỏi Chuyển hóa vật chất năng lượng là gì? Gồm mấy quá trình? Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ tế bào với chuyển hóa? b. Đáp án Khái niệm: (6đ) Là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất đặc trưng của cơ thể kèm theo sự tích lũy năng lượng. Đồng thời xảy ra quá trình phân giải các chất đặc trưng để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. Sự chuyển hóa vật chất gồm 2 quá trình: Đồng hóa và dị hóa (2đ) Sự trao đổi chất ở tế bào chỉ là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hóa. Còn chuyển hóa là quá trình biến đổi có tích lũy năng lượng và giải phóng năng lượng. (2đ) 2. Giới thiệu bài mới Thân nhiệt là gì? Cơ chế nào giúp thân nhiệt ở người luôn ổn định? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi trên. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Phương pháp Nội dung NHIỆM VỤ1: Tìm hiểu về thân nhiệt * Mục tiêu: Hs biết khái niệm thân nhiệt * Cách tiến hành: - GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: + Em hiểu thân nhiệt là gì? + Người ta đo thân nhiệt bằng cách nào? + Đo thân nhiệt để làm gì? + Tại sao người khoẻ mạnh có nhiệt độ là 37OC? - Hs trả lời, Hs khác nhận xét + Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể + Đo thân nhiệt ở miệng, nách, hậu môn + Đo thân nhiệt để biết tình trang sức khỏe + Thân nhiệt giữ ở 37oC nhờ cơ chế điều hòa thân nhiệt. - Gv nhận xét, kết luận NHIỆM VỤ1: Tìm hiểu các cơ chế điều hòa thân nhiệt * Mục tiêu: Hs biết mối quan hệ giữa dị hóa và thân nhiệt. * Trên chuẩn: giải thích được cơ chế điều hòa thân nhiệt * Cách tiến hành: - GV đặt vấn đề: + Nhiệt độ của cơ thể sinh ra từ đâu? Để làm gì? + Khi lao động cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào? + Tại sao mùa hè da hồng hào, mùa đông da nhăn nheo và nổi da gà? + Da đã điều hoà thân nhiệt như thế nào? - Hs thảo luận để trả lời, các nhóm khác nhận xét - Gv nhận xét, kết luận - GV mở rộng cho học sinh chống cảm nóng, cảm lạnh: Cơ thể sẽ không phản ứng kịp thời nếu sự thay đổi của nhiệt độ là quá bất ngờ. - GV đặt vấn đề sau khi đã cho học sinh nghiên cứu sgk: + Hệ thần kinh điều hoà thân nhiệt bằng cách nào? + Tại sao nói việc giãn mạch ở da, việc co mạch, toát mồ hôi là những phản xạ? + Nhận xét gì về điều hoà thân nhiệt của hệ thần kinh? - Hs trả lời các nhân, hs khác nhận xét - Gv nhận xét NHIỆM VỤ3: Tìm hiểu các phương pháp phòng chống nóng lạnh * Mục tiêu: Hs biết các phương pháp phòng chống nóng lạnh * Trên chuẩn: Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng vào đời sống các biện pháp chống nóng, lạnh, đề phòng cảm nóng, lạnh. * Cách tiến hành: - GV đặt vấn đề: + Khi trời lạnh chúng ta làm gì để bớt lạnh? + Khi trời nóng chúng ta làm gì? + Tại sao trồng nhiều cây xanh giúp bớt nóng về mùa hè, bớt lạnh về mùa đông? - Hs trả lời các câu hỏi, Hs khác nhận xét - Gv nhận xét - GV mở rộng: Việc chống nóng chống lạnh là nhữg phản xạ có điều kiện của con người, phản xạ có sự học hỏi, có sự tham gia của ý thức. QGDMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây xanh, trồng cây tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư. - Gv: Hãy giải thích câu: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói” - Hs trả lời, Gv nhận xét I. Thân nhiệt - Là nhiệt độ của cơ thể. Thân nhiệt luôn ổn định là ở 37oC. - Đo thân nhiệt để biết tình trạng sức khỏe của con người. II. Sự điều hòa thân nhiệt 1. Vai trò của da trong điều hoà thân nhiệt - Khi trời nóng: + Nếu nhiệt độ của cơ thể cao hơn nhiệt độ của môi trường thì mạch dưới da giãn nhiệt độ dễ thoát ra ngoài. + Nếu nhiệt độ của cơ thể thấp hơn nhiệt độ của môi trường thì cơ thể toả nhiệt bằng cách toát mồ hôi. + Việc toả nhiệt bằng giản mạch hoặc toát mồ hôi cũng gặp khi vận động mạnh hoặc khi lao động nặng. - Khi trời lạnh: + Mạch dưới da co lại, nổi da gà hoặc xuất hiện phản xạ run nếu quá lạnh. 2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hoà thân nhiệt - Hệ thần kinh điều hoà thân nhiệt thông qua các phản xạ: + Phản xạ không điều kiện: Co mạch, dãn mạch, toát mồ hôi, run, sởn gai ốc. + Ohản xạ có điều kiện: chống nóng, chống lạnh III. Phương pháp phòng chống nóng, lạnh - Chống rét: + Mặc áo quần đủ ấm, nhất là cổ, ngực và bàn chân + Nhà cửa kín đáo. + Rèn luyện cơ thể để tăng sức chịu đựng - Chống nóng: + Xây nhà hợp lý, thoáng, mát + Trồng nhiều cây xanh. 4. Kiểm tra, đánh giá GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Thân nhiệt là gì? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định? Trình bày co chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng, lạnh? 5. Hướng dẫn học ở nhà Đọc “Em có biết”. Ôn tập lại kiến thức đã học, tiết sau ôn tập thi HKI. Tuần 19 Tiết 37: ÔN TẬP HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức vChuẩn (giúp Học sinh) Hệ thống hoá kiến thức đã học ở học kì I. Ghi nhớ sâu, chắc kiến thức đã học. vTrên chuẩn Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. 2. Kỷ năng a. Kĩ năng bài Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, kỹ năng tư duy tổng hợp, khái quát. Kỹ năng hoạt động nhóm. b. Kĩ năng sống Kĩ năng hợp tác, ứng xử / giao tiếp trong khi thảo luận. Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. 3. Thái độ Giáo dục ý thức tự giác học tập. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Bảng phụ Học sinh: Tìm hiểu trước bài, Bảng nhóm. III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC Hoạt động nhóm Vấn đáp – Tìm tòi Giải quyết vấn đề IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Không có 2. Giới thiệu bài mới Để chuẩn bị cho bài kiểm tra Học kỳ I đạt kết quả tốt. Hôm nay chúng ta cùng ôn lại những kiến thức đã học trong học kỳ I. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Phương pháp Nội dung NHIỆM VỤ1: Hệ thống hoá kiến thức * Mục tiêu: Giúp HS hệ thống hoá kiến thức đã học ở học kì I. * Tiến hành: - GV chia lớp thành 6 nhóm. Phân công mỗi nhóm làm 1 bảng. - Các nhóm tiến hành thảo luận nội dung trong bảng (cá nhân phải hoàn thành bảng của mình ở nhà). Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét ghi ý kiến bổ sung hoặc treo bảng phụ có đáp án. - Các nhóm hoàn thiện kết quả. HS hoàn thành vào vở . I. Hệ thống hóa kiến thức Bảng 35. 1: Khái quát về cơ thể người Cấp độ tổ chức Đặc điểm đặc trưng Cấu tạo Vai trò Tế bào - Gồm: màng, tế bào chất với các bào quan chủ yếu (ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gôngi..) và nhân. - Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể. Mô - Tập hợp các tế bào chuyên hoá có cấu trúc giống nhau. - Tham gia cấu tạo nên các cơ quan. Cơ quan - Được cấu tạo nên bởi các mô khác nhau. - Tham gia cấu tạo và thực hiện chức năng nhất định của hệ cơ quan. Hệ cơ quan - Gồm các cơ quan có mối quan hệ về chức năng. - Thực hiện chức năng nhất định của cơ thể. Bảng 35. 2: Sự vận động của cơ thể Hệ cơ quan Đặc điểm cấu tạo đặc trưng Chức năng Vai trò chung Bộ xương - Gồm nhiều xương liên kết với nhau qua các khớp. - Có tính chất cứng rắn và đàn hồi. Tạo bộ khung cơ thể: + Bảo vệ + Nơi bám của cơ - Giúp cơ thể hoạt động để thích ứng với môi trường. Hệ cơ - Tế bào cơ dài - Có khả năng co dãn Cơ co, dãn giúp cơ quan hoạt động. Bảng 35. 3: Tuần hoàn Cơ quan Đặc điểm cấu tạo đặc trưng Chức năng Vai trò chung Tim - Có van nhĩ thất và van động mạch. - Co bóp theo chu kì gồm 3 pha. - Bơm máu liên tục theo 1 chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch. - Giúp máu tuần hoàn liên tục theo 1 chiều trong cơ thể, nước mô liên tục được đổi mới, bạch huyết cũng liên tục được lưu thông. Hệ mạch - Gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. - Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ khắp cơ thể về tim. Bảng 35. 4: Hô hấp Các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp Cơ chế Vai trò Riêng Chung Thở Hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp. Giúp không khí trong phổi thường xuyên đổi mới. Cung cấp oxi cho các tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài cơ thể. Trao đổi khí ở phổi - Các khí (O2; CO2) khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ khí CO2 trong máu. Trao đổi khí ở tế bào - Cung cấp O2 cho tế bào và nhận CO2 do tế bào thải ra. Bảng 35. 5: Tiêu hoá Cơ quan thực hiện Hoạt động Loại chất Khoang miệng Thực quản Dạ dày Ruột non Ruột già Tiêu hóa Gluxit X X Lipit X Protein X X Hấp thụ Đường X Axit béo và glixêrin X Axit amin X Bảng 35. 6: Trao đổi chất và chuyển hóa Các quá trình Đặc điểm Vai trò Trao đổi chất Ở cấp cơ thể - Lấy các chất cần thiết cho cơ thể từ môi trường ngoài - Thải các chất cặn bã, thừa ra môi trường ngoài Là cơ sở cho quá trình chuyển hóa Ở cấp tế bào - Lấy các chất cần thiết cho tế bào từ môi trường trong - Thải các sản phẩm phân hủy vào môi trường trong Chuyển hóa ở tế bào Đồng hóa - Tổng hợp các chất đặc trưng của cơ thể - Tích lũy năng lượng Là cơ sở cho mọi hoạt động sống của tế bào Dị hóa - Phân giải các chất của tế bào - Giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Phương pháp Nội dung NHIỆM VỤ2: Câu hỏi ôn tập - Gv yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi: 1. Phản xạ là gì? Cho một ví dụ về phản xạ. Hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó? 2. Cung phản xạ là gì? Một cung phản xạ gồm những yếu tố nào? 3. Nêu cấu tạo và chức năng của xương dài? 4. Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ. Nêu các biện pháp chống mỏi cơ? 5. Miễn dịch là gì? Nêu sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Bản thân em đã miễn dịch với những loại bệnh nào từ sự mắc bệnh trước đó và với những bệnh nào từ sự tiêm phòng (chích ngừa)? 6. Đông máu là gì? Ý nghĩa của sự đông máu đối với đời sống con người như thế nào? 7. Ở người có những nhóm máu nào? Trình bày nguyên tắc truyền máu ở người? 8. Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình? 9. Trồng cây xanh có ích lợi gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta? 10. Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp. Theo em là học sinh các em cần phải làm gì? 11.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an ca nam_12456200.docx
Tài liệu liên quan