Giáo án môn Sinh học lớp 8 năm 2010 - Trường THCS Chiềng Chăn

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức

- Nêu được đặc điểm cơ thể người.

- Xác đinh được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể người trên mô hình. Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết.

b. Về kĩ năng :

- Từ đó giải thích được vai trò của hệ thần kinh

 c. Về thái độ :

- GD ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể – bảo vệ cơ thể

 2. Chuẩn bị của Gv và Hs .

 a. Chuẩn bị của GV :

 - Tranh vẽ H2.1,2,3

 - Mô hình tháo lắp các cơ quan trong cơ thể

b. Chuẩn bị của HS :

 - Kẻ sẵn bảng 2/ 9 SGK , nghiên cứu trước bài 2

 

doc238 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án môn Sinh học lớp 8 năm 2010 - Trường THCS Chiềng Chăn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g muối iốt để phòng tránh bệnh bướu cổ. ? Em hiểu những gì về muối khoáng HS ... - Muối khoáng là thành phần quan trọng của TB, tham gia vào nhiều thế hệ enzim đảm bảo qúa trình TĐC và năng lượng ? Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần được cung cấp những loại TP nào và chế biến như thế nào để đảm bảo đủ VTM và muối khoáng cho cơ thể? HS ... - Trong khẩu phần ăn cần: + Phối hợp nhiều loại thức ăn ( ĐV và TV) như: Thịt ( hoặc trứng, sữa), rau, quả tươi + Sử dụng muối iốt hàng ngày. + Chế biến thức ăn hợp lí để chống mất VTM khi nấu ăn. + Trẻ em cần được tăng cường muối canxi (ăn bổ sung sữa, nước xương hầm...) GV MK cũng là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn uống. Thức ăn chứa nhiều loại MK, 1 số loại chỉ cần với lượng rất nhỏ... Các loại MK luôn mất đi khi cơ thể thải nước tiểu, mô hôi, phân do đó cần được bổ sung MK. MK có vai trò cân bằng pH của máu natri và Clo giữ vai trò quan trọng trong duy trì cân bằng thẩm thấu của TB. Nếu hàm lượng của muối trong máu giảm cơ thể đưa tới hiện tượng co giật và choáng nhiệt (t0 cao, mất mồ hôi nhiều dẫn tới mất muối gây choáng). Natri, kali, magiê cần cho sự co cơ và hoạt động của nhiều enzim. Natri, kali cần cho hoạt động hình thành dẫn truyền xung thần kinh, Canxi phốt pho là thành phần chính của xương và răng... - Iốt là thành phần của hoocmôn tirôxin của tuyến giáp, thiếu iốt sẽ gây bệnh bướu cổ. Sắt là thành phần của hêmôglôbin nếu mất máu nhiều sẽ gây hiện tượng thiếu sắt, 1 số các nguyên tố vi lượng khác như Cu, Zn, Co... cần cho hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể. Vì chúng là thành phần cấu tạo của nhiều loại enzim trong cơ thể. c. Củng cố- Luyện tập: (5') ? HS đọc kết luận sgk ? VTM có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể? HS: VTM tham gia vào cấu trúc nhiều thế hệ enzim xúc tác của các phản ứng sinh hoá trong cơ thể. Thiếu VTM gây rối loại các hoạt động sinh lí, qúa thừa VTM cũng gây bệnh nguy hiểm. ? Vì sao phải bổ sung thưc ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai. HS: Sắt cần cho sự tạo thành hồng cầu và tham gia qtrình chuyển hoá vì vậy, bà mẹ mang thai cần được bổ sung chất sắt để thai phát tiển tốt, người mẹ khoẻ mạnh. d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: (1') - Về nhà học bài + Trả lời các câu hỏi sgk. - Đọc mục "Em có biết? ". - Chuẩn bị bài sau: + Tìm hiểu bữa ăn hàng ngày của gia đình. + Tháp dinh dưỡng. Ngày soạn: 04/ 01/ 2010 Ngày dạy: 08 / 01/ 2010 – Lớp: 8B, 8C, 8A Tiết 38 Tiêu chuẩn ăn uống - Nguyên tắc Lập khẩu phần 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: - Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở những đối tượng khác nhau. - Phân biệt được giá trị dinh dưỡng khác nhau ở các loại thực phẩm chính. - XĐ được những nguyên tắc thành lập khẩu phần. b. Về kỹ năng: - Phát triển kỹ năng qsát và phân tích kênh hình - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống. c. Về thái độ: - GD ý thức tiết kiệm nâng cao chất lượng cuộc sống. 2. Chuẩn bị của gv và hs: a. Chuẩn bị của GV: - Tranh vẽ: - Thịt lợn, thịt bò, các loại hạt đậu, lạc, vừng, thóc gạo - Tháp dinh dưỡng. - Bảng phụ lục gía trị dinh dưỡng của 1 số loại thức ăn b. Chuẩn bị của HS: - Đọc và tìm hiểu về các loại VTM và MK trong thức ăn. - Viết trước phần Ñ mục I sgk / 107 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (5') Câu hỏi: VTM là gì? Có vai trò như thế nào đối với hoạt động sinh lí của cơ thể? Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để đảm bảo đủ VTM và MK cho cơ thể? Trả lời: VTM là 1 hợp chất hoá học đơn giản là thành phần cấu trúc của nhiều enzim trong cơ thể. - VTM tham gia vào cấu trúc nhiều hệ enzim xuc tác có phản ứng sinh hoà trong cơ thể. Thiếu VTM gây rối loạn các h/đg sinh lí, quá thừa VTM cũng gây bệnh nguy hiểm. - Trong khẩu phần ăn cần: + Phối hợp nhiều loại thức ăn (ĐV và TV) như thịt (hoặc trứng, sữa) rau quả tươi. + Sử dụng muối i ốt hàng ngày. + Chế biến thức ăn hợp lí để chống mất VTM khi nấu ăn. + Trẻ em cần được tăng cường muối can xi (ăn bổ sung sữa, nước xương hầm) * Đặt vấn đề vào bài mới: (1') 1 trong những mục tiêu của chương trình chăm sóc trẻ em của nhà nứơc ta là giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng tới mức thấp nhất. Vậy dựa trên cơ sở khoa học nào để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí chống suy dinh dưỡng cho trẻ em? Đó là điều chúng ta cần tìm hiểu ở bài này b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. - Mục tiêu: Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cơ thể không giống nhau. Từ đó đề ra chế độ dinh dưỡng hợp lí chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. - Cách thức: Hợp tác nhóm nhỏ. Y/c hs n/cứu ð sgk ? I. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể: (12') ? ? HS đọc ð bảng 36.1. Tỉ lệ % trẻ em VN dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng qua các năm? ? Thảo luận nhóm phần Ñ sgk /113 (5') ? Đại diện nhóm báo cáo -> nhận xét, bổ xung HS Yêu cầu nêu được: * Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em cao hơn ở người trưởng thành đặc biệt là Pr vì cần được tích luỹ cho cơ thể phát triển. ậ người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì sự vận động của cơ thể kém người trẻ. * ở những nước đang phát triển chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, nên tỉ lệ suy dinh dưỡng cao * Nhu cầu d2 của mỗi người khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố: + Giới tính: Nam có nhu cầu cao hơn nữ + Lứa tuổi: Trẻ em có nhu cầu cao hơn người già vì ngoài việc đảm bảo C2 W cho hoạt động, còn cần để xây dựng cơ thể, giúp cơ thể lớn lên. + Dạng hoạt động: Người lao động nặng có nhu cầu cao hơn vì tiêu tốn năng lượng nhiều hơn. + T2 cơ thể: Người có kích thước lớn thì nhu cầu cao hơn, người bệnh mới ốm khoẻ cần C2 chất d2 nhiều hơn để phục hồi sức khoẻ. Chốt lại - Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau. - Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc + Lứa tuổi + Giới tính. + Trạng thái sinh lí. + Lao động. GV GV ở trẻ em cần 1 chế độ dinh dưỡng không chỉ cung cấp W cho hoạt động mà còn cần được bổ sung và phát triển cơ thể. Nếu thiếu Pr thì não bộ kém phát triển, sau này lớn lên dù có bổ sung nhiều cũng không khắc phục được. Hoạt động 2: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của thức ăn. - Mục tiêu: Hiểu được giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn chủ yếu - Cách thức: Hợp tác nhóm nhỏ II.Giá trị dinh dưỡng của thức ăn: (10') GV ? ? Treo tranh: Thịt lợn, thịt bò, các loại hạt đậu, thóc, lạc, vừng... -> gthiệu Y/c hs quan sát + n/c ð sgk? Thảo luận nhóm phần Ñ sgk/ 114 (4') ? Đại diện nhóm báo cáo -> nhận xét, bổ sung HS Y/c nêu được: * TP giầu chất đường bột là các loại hạt ngũ cốc, khoai, sắn, mía, sữa. * TP giầu chất béo là mỡ động vật, dầu thực vật chứa trong lạc, vừng, dừa, đậu tương. * TP giàu chất đạm có thịt, cá, trứng, sữa, đậu đỗ. ? Những loại thức ăn nào giàu VTM và MK? HS Rau quả tươi và MK ? Vậy sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì? HS ... GV Chốt lại - Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở: + Thành phần các chất + Năng lượng chứa trong nó. -> Cần phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn để cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể. Mặt khác sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. Do đó sự hấp thụ thức ăn của cơ thể cũng tốt hơn Hoạt động 3: Tìm hiểu các nguyên tắc lập khẩu phần. - Mục tiêu: Hiểu được khái niệm khẩu phần và nguyên tắc xd khẩu phần. - Cách thức: Tư duy độc lập. Em hiểu khẩu phần là gì? II. Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần: (12') - Khẩu phần là lượng T.ăn cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày ? ? Khẩu phần ăn uống của người mới khoẻ ốm có gì khác với người bình thường? Tại sao? HS Người mới ốm dậy cần ăn thức ăn bổ dưỡng để tăng cường sức khoẻ. GV Khẩu phần cho các đối tượng khác nhau không giống nhau và ngay 1 người trong những giai đoạn khác nhau cũng khác nhau. Vì nhu cầu W và nhu cầu dinh dưỡng ở những thời điểm khác nhau không giống nhau. ậ tuổi đang lớn cần cung cấp thức ăn có nhiều Pr và Ca, khi mới ốm dạy cần tăng cường thức ăn bổ dưỡng để mau chóng phục hồi sức khoẻ. ? Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau quả tươi? HS Tăng cường rau quả tươi vừa đáp ứng nhu cầu VTM của cơ thể vừa cung cấp thêm các chất xơ giúp hoạt động tiêu hoá dễ dàng hơn. ? Để xd 1 khẩu phần ăn uống hợp lí cần dựa trên những căn cứ nào? HS ... GV Chốt lại - Nguyên tắc lập khẩu phần: + Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể + Đảm bảo cân đối các thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. + Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng VTM, MK và cân đối về GV ở VN trẻ em ở nông thôn và MN, kinh tế chưa phát triển, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn -> trẻ em suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao -> vì vậy cần chăm lo đến chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ W, đủ chất nhất là đảm bảo cung cấp đủ các loại thức ăn có nguồn gốc ĐV và VTM. Ngược lại những vùng kinh tế phát triển, cuộc sống của đa số người dân trở nên sung túc, trể em được chăm bẵm chu đáo nên tỉ lệ mắc bệnh béo phì có xu hướng gia tăng. Bệnh béo phì có nguyên nhân là chế độ dinh dưỡng klhông hợp lí trong thành phần ăn có nhiều mỡ ĐV, các loại TP hàm lượng d2 cao dễ hấp thụ, thiếu ăn thô, mặt khác trẻ ít vận động -> tích luỹ nhiều mỡ. thành phần các chất hữu cơ ? Tại sao những người ăn chay vẫn khoẻ mạnh? HS Họ dùng sản phẩm từ TV như: Đậu, vừng, lạc chứa nhiều Pr GV Các TN của nhiều nhà sinh lí học thực hiện ngay trên cơ thể mình đã CM rằng, sự ăn kiêng có hạn chế mang lại tác dụng sinh lý tốt. Cơ thể lanh lợi hơn, trạng thái tinh thần sảng khoái hơn, năng lực làm việc nặng kéo dài hơn. Vì vậy với trẻ béo phì và người cao tuổi nên thực hiện chế độ ăn kiêng. trong chế độ ăn kiêng, càng nhiều rau xanh (đặc biệt là rau sống) và càng ít thức ăn rắn, bánh ngọt, nước sốt gia vị, váng sữa và đồ ngọt càng tốt. c. Củng cố- Luyện tập: (3') ? HS đọc kết luận sgk Bài tập: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: 1. Bữa ăn hợp lí cần có chất dinh dưỡng là: a) Có đủ thành phần dinh dưỡng VTM và muối khoáng b) Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn. c) Cung cấp đủ W cho cơ thể. d) Cả 3 ý a, b, c. 2. Để nâng cao chất lượng bữa ăn gia đình cần: a) Phát triển kinh tế gia đình b) Làm thức ăn hấp dẫn ngon miệng. c) Bữa ăn nhiều thịt cá trứng sữa. d) Cả a, b, c. d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: (2') - Về nhà học bài + Ghi nhớ. - Trả lời các câu hỏi sgk / 114. - Đọc mục "Em có biết? ". - Chuẩn bị bài sau: + Xem kỹ bảng 37.1 ghi tên các thực phẩm cần tính toán ở bảng 37.2 + Kẻ bảng 37.2 + 37.3 vào vở bài tập. Ngày soạn: 09/01/2009 Ngày dạy: 12/ 01/ 2010 – Lớp: 8C, 8B, 8A Tiết 39 Thực hành Phân tích một khẩu phần cho trước 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: - Trình bày được các bước thành lập khẩu phần dựa trên các nguyên tắc thành lập khẩu phần - đánh giá được định mức đáp ứng của 1 khẩu phần mẫu và dựa vào đó xây dựng khẩu phần hợp lí cho bản thân. b. Về kỹ năng: - Rèn kỹ năng tư duy, phân tích , kỹ năng tính toán. c. Về thái độ: - GD ý thức bảo vệ sức khoẻ, chống suy dinh dưỡng, chống béo phì. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a. Chuẩn bị của GV: Bảng phụ + phiếu học tập. (nd bảng 37.1 -> 37.3) b. Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu trước nội dung bài mới. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (5') Câu hỏi: Khẩu phần là gì? Để xây dựng 1 khẩu phần ăn hợp lí cần dựa trên những nguyên tắc nào? Trả lời: Khẩu phần là lượng thưc ăn cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày. - Nguyên tắc lập khẩu phần: + Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. + Đảm bảo cân đối các thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn + Đảm bảo cung cấp đủ W, VTM, MK và cân đối về thành phần các chất hữu cơ. * Đặt vấn đề vào bài mới: (1') Chúng ta đã biết các nguyên tắc lập khẩu phần. Vậy hãy vận dụng những hiểu biết đó để tập xây dựng khẩu phần 1 cách hợp lí cho bản thân. b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi Hoạt động 1: Hướng dẫn p2 thành lập khẩu phần. - Mục tiêu: HS nắm được p2 thành lập khẩu phần. - Cách thức: Tư duy độc lập 1. Phương pháp thành lập khẩu phần. GV Gthiệu lần lượt các bước tiến hành Bước 1: Kẻ bảng tính toán theo mẫu GV Hướng dẫn nội dung bảng 37.1 - Phân tích ví dụ thực phẩm là đu đủ chín theo 2 bước như sgk + Lượng cung cấp A + Lượng thải bỏ A1 + Lượng thực phẩm ăn được A2 Bước 2: + Điền tên thực phẩm và số lượng cung cấp A + XĐ lượng thải bỏ A1 + XĐ lượng thực phẩm ăn được A2 A2 = A - A1 GV Dùng bảng 2. Lấy 1 ví dụ để nêu cách tính + Thành phần dinh dưỡng + Năng lượng + MK và VTM - Chú ý: + Hệ số hấp thụ của cơ thể với Pr là 60% + Lượng VTM C thất thoát là 50% - Bước 3: Tính giá trị của từng loại thực phẩm đã kê trong bảng - Bước 4: + Cộng các số liệu đã liệt kê + Đối chiếu với bảng "Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người VN" -> Có kế hoạch điều chỉnh hợp lí Hoạt động 2: Tập đánh giá 1 khẩu phần - Mục tiêu: Biết cách đánh giá 1 khẩu phần cụ thể - Cách thức: Tư duy độc lập. 2. Đánh giá 1 khẩu phần ? Y/c hs n/c bảng 37.2 sgk / 118 ? để lập bảng số liệu? ? Tính toán số liệu điền vào các ô có dấu (?) ở bảng 37.2 ? GV Y/c hs tự xác định 1 vài thay đổi về loại thức ăn và khối lượng mỗi loại (như thay đổi loại thức ăn thịt, cá bằng loại thức ăn khác hay thay đổi khối lượng các loại thức ăn căn cứ vào mức ăn TB mỗi ngày ở gia đình) rồi tính lại xem đã phù hợp chưa. Các thay đổi này được liệt kê và xác định các số liệu tương ứng rồi ghi lại vào vở bài tập và 1 tờ tường trình khác *Cách tính: Bảng 37.2 - Trong 100g gạo tẻ có: Pr = 7,9g; L= 1g; G = 76,2g; cung cấp 344 Kcal. Vậy: Trong 400g gạo tẻ ? x 4 = kết quả - Trong 100g cá chép: Pr = 16g; L = 3,6g; G = 0; Cung cấp 96 Kcal Vậy: Trong 60g cá chép ? x = kết quả ? Yêu cầu cá nhân đọc nội dung bài làm -> điền trên bảng phụ -> học sinh khác nhận xét, bổ xung *Cách tính: Bảng 37.3 Kết quả tính toán/ Nhu cầu đề nghị x100% =Mức đáp ứng nhu cầu (%) GV Đưa đáp án Bảng 37.2: Bảng số liệu khẩu phần Thực phẩm (g) Trọng lượng Thành phần dinh dưỡng Năng lượng (Kcal) A A1 A2 Pr Li pít Gluxít Gạo tẻ 400 0 400 31,6 4,0 304,8 1376 Cá chép 100 40 60 9,6 2,16 57,6 ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng cộng 80,2 33,31 383,48 2156,85 Bảng 37.3: Bảng đánh giá N.lượng Prôtêin M.khoáng Vi ta min Ca Fe A B1 B2 PP C Kết quả 2156,85 80,2x60% 486,8 26,72 1082,3 1,23 0,58 36,7 88,6x50% Tính toán = 48,12 = 44,3 Nhu cầu 2200 55 700 20 600 1,0 1,5 16,4 75 Đề nghị Mức đáp ứng nhu cầu (%) 98,04 87,5 69,54 133,6 180,4 123 38,7 223,78 59,07 Hoạt động 3: Thu hoạch 3. Thu hoạch: GV Yêu cầu thực hiện thu hoạch theo sgk ? (Theo yêu cầu sgk / 119) c. Củng cố- Luyện tập: (5') - GV nhận xét về tinh thần, ý thức, thái độ của hs trong giờ thực hành - Dực vào bảng 37.2 + 37.3 để đánh giá kết quả hoạt động của hs, cho điểm. d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: (2') * Bài tập: Tập xd 1 khẩu phần ăn cho bản thân dựa vào bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người VN và bảng phụ lục d2 thức ăn. - Chuẩn bị bài sau: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài mới "Bài tiết và cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu " Ngày soạn: 11/ 01/ 2010 Ngày dạy: 15/ 01/ 2010 – Lớp: 8B, 8C, 8A Chương VII: Bài tiết Tiết 40 - Bài tiết và cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: - Trình bày được khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết chủ yếu và hoạt động quan trọng. - XĐ được trên hình và trình bày được bằng lời cấu tạo hệ bài tiết, nước tiểu. b. Về kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình. - Kỹ năng hoạt động nhóm. c. Về thái độ: - GD ý thức giữ vệ sinh cơ quan bài tiết. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a. Chuẩn bị của GV: - Tranh vẽ: Sơ đồ cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu. - Bảng phụ b. Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu trước nội dung bài mới. 3.Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) * Đặt vấn đề vào bài mới: (2') Hàng ngày cơ thể chúng ta bài tiết ra môi trường ngoài những sản phẩm thải nào? HS: Mồ hôi, C02, nước tiểu, phân. GV: Phân không được coi là sản phẩm bài tiết. Vậy thực chất của hoạt động bài tiết là gì? Vai trò của hoạt động bài tiết với cơ thể sống ngư thế nào? Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu các vấn đề này. b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm bài tiết ở cơ thể người. - Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm bài tiết ở cơ thể người và vai trò quan trọng của chúng với cơ thể sống. - Cách thức: Hợp tác nhóm nhỏ. I. Bài tiết: (15') ? Y/c hs nghiên cứu ð mục I sgk? ? Thảo luận nhóm câu hỏi phần Ñ sgk: Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu? (thảo luận 3') ? đại diện nhóm báo cáo -> nhận xét, bổ sung HS Y/c nêu được: Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ chính các hoạt động TĐC của TB và cơ thể (C02, nước tiểu, mồ hôi...) hoặc từ hoạt động tiêu hoá đưa vào cơ thể 1 số chất quá liều lượng (các chất thuốc, các ion, côlestêrôn...). ? Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng? HS Hoạt động bài tiết đóng vai trò quan trọng là: + Bài tiết C02 của hệ hô hấp. + Bài tiết chất thải của hệ bài tiết nước tiểu. ? Vậy hệ bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thê sống? HS ... GV Chốt lại - Bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra MT. - Nhờ hoạt động bài tiết mà tính chất MT bên trong luôn ôn định tạo đk thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra BT Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu. - Mục tiêu: Hiểu và trình bày được các thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ quan bài tiết nước tiểu. - Cách thức: Hợp tác nhóm nhỏ II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu: (20') GV Treo tranh: H38.1: Sơ đồ cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu -> giới thiệu khái quát ? Y/c hs quan sát và ghi nhận ð tranh vẽ? ? Thảo luận nhóm BT phần Ñ sgk / 123 (3') ? Đại diện nhóm báo cáo -> nhận xét, bổ xung GV Chốt lại -> Đưa đáp án 1- d ; 2- a ; 3 - d ; 4 - d ? Y/c hs lên bảng trình bày trên tranh vẽ cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu? HS 1 hs trình bày -> hs khác nhận xét, bổ xung. GV Chốt lại -> Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu. - Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. - Thân gồm 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. - Mỗi đơn vị chức năng gồm: Cầu thận, nang cầu thận, ống thận (cấu tạo của thận gồm: phần vỏ và phần tuỷ với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận) GV Phân tích thêm tranh: Mỗi quả thận dài khoảng 10 - 12,5 cm nặng khoảng 170g. Trên lát cắt dọc quả thận H38.1B = mắt thường có thể nhận rõ các vùng phân biệt: Vùng ngoài cùng là phần vỏ (Màu hồng tới đỏ hay đỏ sẫm) dày khoảng 7 -> 10 mm. Vùng kế tiếp là phần tuỷ màu vàng và trong cùng là khoang rỗng màu trắng. Cũng có thể thấy rõ bằng mắt thường trên phần tuỷ các tháp thân (hình tháp) được tạo bởi 1 phần các ống thận. Mỗi quả thận có thể gồm hàng chục tháp thận H38.1B. Tháp thận còn được gọi là tháp Manpighi - Quan sát ở phần vỏ có các chấm đỏ, nhỏ li ti ở phần vỏ đường kính khoảng 2mm. Đó chính là các cầu thận còn được gọi là tiểu cầu Manpighi - nang cầu thận còn gọi là nang Baoman do nhà khoa học Baoman phát hiện và mô tả nó thực chất là 1 cái túi gồm 2 lớp mà lớp trong tiếp giáp với búi mao mạch (Chính là cầu thận) - ống thận H38.1C gồm 3 đoạn: ống lượn gần, quai Henlê, ống lượn xa. (ống lượn gần và ống lượn xa nằm ở phần vỏ, quai Henlê ở trong phần tuỷ) c. Củng cố- luyện tập: (5') ? Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống. HS: Nhờ hoạt động bài tiết mà các t/c' của MT bên trong (pH, nồng độ, các ion, P thẩm thấu...) luôn ổn định, tạo đk thuận lợi cho hoạt động TĐC diễn ra bình thường ? Các sản phẩm bài tiết chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm? HS: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là C02, mồ hôi, nước tiểu - Các cơ quan bài tiết các sản phảm trên. + Hệ h2 thải loại C02. + Da thải loại mồ hôi. + Hệ bài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu. d. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: (3') - Về nhà học bài + Ghi nhớ + Trả lời các câu hỏi sgk. - Đọc mục "Em có biết? ". * Hướng dẫn trả lời câu hỏi 3. Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu. + Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. + Thân là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận mỗi quả chứa » 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. + Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là 1 búi mao mạch máu) nang cầu thận (thực chất là 1 cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận. - Chuẩn bị bài sau: + Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài mới "Bài tiết nước tiểu". + Kẻ nội dung phiếu học tập: Bảng S2, nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức. Đặc điểm Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức - Nồng độ các chất hoà tan - Chất độc, chất cặn bã - Chất dinh dưỡng Ngày soạn: / 01/ 2010 Ngày dạy: / 01/ 2010 – Lớp: 8B, 8C, 8A Tiết 41 Bài tiết nước tiểu 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức: - Trình bày được: + Quá trình tạo thành nước tiểu. + Thực chất qtrình tạo thành nước tiểu. + Quá trình bài tiết nước tiểu. - Chỉ ra sự khác biệt giữa: + Nước tiểu đầu và huyết tương. + Nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức b. Về kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Kỹ năng hoạt động nhóm. c. Về thái độ: - GD ý thức vệ sinh, giữ gìn cơ quan bài tiết. 2. Chuẩn bịcủa Gv và Hs: 1. Chuẩn bị của GV: - Tranh phóng to H39.1: Sơ đồ qtrình tạo thành nước tiểu ở 1 đơn vị chức năng của thận. - Bảng phụ 2. Chuẩn bị của HS: Tìm hiểu trước nội dung bài mới. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: (5') Câu hỏi: Hệ bài tiết có cấu tạo như thế nào? Trả lời: Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái - Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết gồm 2 quả thận, mỗi quả chứa » 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. - Mỗi đvị chức năng gồm: Cầu thận, nang cầu thận, ống thận. * Đặt vấn đề vào bài mới: (1') Mỗi quả thận chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu, vậy qtrình lọc máu để hình thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận đã diễn ra như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này. b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi GV Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tạo thành nước tiểu. - Mục tiêu: trình bày được sự tạo thành nước tiểu, chỉ ra sự khác biệt giữa + Nước tiểu đầu và huyết tương. + Nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức. - Cách thức: Hợp tác nhóm nhỏ. I. Tạo thành nước tiểu: (18') GV Treo tranh: H39.1: Sơ đồ qúa trình tạo thành nước tiểu ở 1 đơn vị chức năng của thận -> giới thiệu khái quát. ? Y/c hs quan sát tranh + ghi nhận ð ghi chú của tranh vẽ? ? Thảo luận nhóm câu hỏi phần Ñ sgk/126 (5') ? Đại diện nhóm báo cáo kết quả -> nhóm khác nhận xét, bổ xung ? Sự tạo thành nước tiểu gồm những qtrình nào? chúng diễn ra ở đâu? HS Sự tạo thành nước tiểu gồm các qúa trình sau: - Qúa trình lọc từ máu và tạo thành nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận - Qúa trình hấp thụ các chất d2, H20 và các ion còn cần thiết như Na+, Cl- ... * Qtrình bài tiết tiếp các chất cặn bã (axít uric crêatin, các chất thuốc, các ion thừa H+, K+...). Cả 2 qúa trình này đều diễn ra ở ống thận và kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức. GV Chốt lại - Sự tạo thành nước tiểu gồm 2 quá trình. + Qúa trình lọc máu ở cầu thận -> tạo thành nước tiểu đầu. + Qúa trình hấp thụ các chất cần thiết. Qúa trình bài tiết tiếp các chất độc và không cần thiết -> tại thành nước tiểu chính thức. ? Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào? HS Sự khác biệt trong thành phần của nước tiểu đầu và máu. - Nước tiểu đầu không có các TB máu và Pr - Máu có các Tb máu và Pr. ? Nước tiểu chính thức khác nước tiểu đầu ở chỗ nào? (phiếu học tập) HS Sự khác biệt trong thành phần của nước tiểu chính thức và nước tiểu đầu... Bảng: So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức Đặc điểm Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức - Nồng độ các chất hoà tan - Chất độc, chất cặn bã - Chất dinh dưỡng - Loãng - Có ít - Có nhiều - Đạm đặc - Có nhiều - Gần như không ? Qua tìm hiểu cho biết thực chất sự tạo thành nước tiểu là gì? HS Thực chất qtrình tạo thành nước tiểu là lọc từ máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì ổn định MT trong. GV Đưa thêm ð sgk / 172? Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thải nước tiểu - Mục tiêu: HS nắm được sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào. - Cách thức: Hợp tác nhóm nhỏ. II. Thải nước tiểu: (14') ? Y/c hs n/cứu ð mục II sgk ? ? Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thé nào? (thảo luận 2') HS Nước tiểu chính thức -> bể thận, ống dẫn nước tiểu -> tích trữ ở bóng đái -> ống đái -> ngoài GV Chốt lại - Nước tiểu chính thức -> bể thận -> ống dẫn nước tiểu -> tích trữ ở bóng đái -> ống đái -> ra ngoài ? Thảo luận nhóm phần Ñ sgk/ 127 (3') ? Đại diện nhóm báo cáo -> nhận xét, bổ xung HS Yêu cầu nêu được:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12511879.doc
Tài liệu liên quan