Giáo án môn Sinh học lớp 9 - Bài 44 – Tiết 46: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loài sinh vật

Chuyển: Sinh vật trong tự nhiên còn chịu tác động mạnh mẽ của các sinh vật khác loài. Sự tác động đó biểu hiện ntn chúng ta tìm hiểu phần II

- GV giới thiêu với học sinh quan sát bảng 44 để tìm hiểu kiến thức.

? Kể tên các mối quan hệ khác loài

- GV phát vấn, nhận xét và chốt kiến thức.

- GV phát phiếu học tập

 

docx9 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 937 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học lớp 9 - Bài 44 – Tiết 46: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loài sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2017 - 2018 SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỤM SỐ 3 GIÁO ÁN SINH HỌC 9 BÀI 44 – TIẾT 46: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC LOÀI SINH VẬT BÀI 44 – TIẾT 47: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC LOÀI SINH VẬT PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO MỸ ĐỨC TRƯỜNG THCS HƯƠNG SƠN GIÁO ÁN SINH HỌC 9 – SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỤM 3 BÀI 44/ TIẾT 47 ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC LOÀI SINH VẬT I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học xong bài này học sinh cần: - Trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật. - Nêu được những mối quan hệ cùng loài, điều kiện tồn tại quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài. - Nêu được những mối quan hệ khác loài. - Phân tích một số ví dụ để thấy được sinh vật được lợi, bị hại hoặc trung tính trong mối quan hệ đó. - Vận dụng mối quan hệ cùng loài, khác loài trong thực tiễn chăn nuôi, sản xuất. 2. Kỹ năng: Học sinh được củng cố kỹ năng - Quan sát, phân tích. - Tổng hợp, so sánh. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học. - Bảo vệ các loài sinh vật có ích. 4. Năng lực: - Hợp tác nhóm, giao tiếp. - Sử dụng công nghệ thông tin, phát triển ngôn ngữ. II. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỌNG TÂM Hoạt động nhóm. Giao bài tập về nhà. Trực quan và thuyết trình. III. CHUẨN BỊ Giáo viên: Tranh ảnh, clip về mối quan hệ cùng loài, khác loài giữa các loài sinh vật. Phiếu học tập Bảng biểu trò chơi. Học sinh: Ôn tập bài cũ. Nhớ lại kiến thức về tập tính động vật ở sinh học 7. Hoàn thiện bài về nhà của nhóm là sưu tầm hình ảnh, clip về quan hệ giữa các loài sinh vật. IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC Khởi động: 5 phút GV ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số. Kiểm tra bài cũ ? Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái sinh lý của sinh vật như thế nào? Vào bài: Các tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái vô sinh. Vậy các nhân tố sinh thái hữu sinh có tác động và tác động ntn đến sinh vật. Để hiểu được điều này chúng ta cùng tìm hiểu bài 44 - Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loài sinh vật. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu quan hệ cùng loài - Thời gian: 12 phút - Phương pháp: Trực quan, thuyết trình và hoạt động nhóm nhỏ. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Máy chiếu và nội dung ghi bảng - Giáo viên nêu khái niệm nhóm cá thể ? Các sinh vật trong nhóm cá thể có quan hệ gì với nhau ? Khi nào sinh vật trong nhóm cá thể hỗ trợ nhau ? Trong quan hệ hỗ trợ ở thực vật, động vật biểu hiện ntn. Đại diện nhóm 01 trình bày chuẩn bị của mình. ? Qua trình bày của nhóm 01, quan hệ cùng loài của thực vật biểu hiện ntn ? Biểu hiện quan hệ cùng loài của động vật biểu hiện ntn? - GV nhận xét và khắc ghi kiến thức. - GV: Bổ sung kiến thức cho HS bằng một số ví dụ về: tổ chức ong, kiến, chim cánh cụt ? Quan hệ hỗ trợ có ý nghĩa gì với sinh vật Các sinh vật hỗ trợ nhau như vậy nhưng khi nào chúng sẽ chuyển qua cạnh tranh? - GV: yêu cầu nhóm 2 trình bày về biều hiện của quan hệ cạnh tranh cùng loài. ? Quan hệ cạnh tranh biểu hiện ở thực vật như thế nào ? Quan hệ cạnh tranh biểu hiện ở động vật như thế nào ? Nếu sự cạnh tranh quá gay gắt sẽ dẫn đến điều gì. GV yêu cầu học sinh thực hiện lệnh bài tập SKG. - GV nhận xét và chốt lại kiến thức. ? Trong điều kiện cạnh tranh vừa phải thì cạnh tranh cùng loài có lợi hay hại? ? Trong chăn nuôi, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể, làm giảm năng suất vật nuôi? - Hỗ trợ và cạnh tranh. - Khi điều kiện sống đầy đủ (thức ăn, nơi ở và đối tượng sinh sản) - Đại diện nhóm 01 trình bày những hình ảnh về quan hệ hỗ trợ của sinh vật. - Biểu hiện: chống gió bão, thụ phấn kết hạt tốt - Biểu hiện: bảo vệ nhau, tìm kiếm thức ăn - HS: Quan hệ hỗ trợ giúp cho sinh vật tồn tại và phát triển. - HS: khi điều kiện sống trở nên thiếu hụt về thức ăn, nơi ở và đối tượng mùa sinh sản. - HS: địa diện nhóm 2 trình bày về quan hệ cạnh tranh cùng loài. - HS: Cây còi cọc, kết hạt ít, tỉa cành tự nhiên - HS: tranh giành thức ăn, nơi ở, ăn thịt lẫn nhau - HS: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế cạn kiệt nguồn thức ăn. - HS: yêu cầu nêu được: có lợi do + Đào thải cá thể yếu có kiểu gen xấu. + Cá thể to khỏe có kiểu gen tốt, giao phối và duy trì kiểu gen tốt cho loài. - HS: yêu cầu nêu được: Nuôi gà đàn, lợn đàn. với mật độ hợp lí, cung cấp đủ thức ăn, đảm bảo tỉ lệ giới tính. I. Quan hệ cùng loài 1. Quan hệ hỗ trợ * Thực vật: - Hiện tượng liền rễ. - Chống gió bão. - Thụ phấn, kết hạt tốt. * Động vật: - Bảo vệ nhau - Tìm kiếm thức ăn - Đảm bảo sinh sản. 2. Quan hệ cạnh tranh: Khi điều kiện bất lợi các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau. Các cá thể cạnh tranh gay gắt, dẫn đến hiện tượng tách nhóm. Hoạt động 2: Tìm hiểu quan hệ khác loài - Thời gian: 18 phút - Phương pháp: Trực quan, thuyết trình và hoạt động nhóm nhỏ. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Máy chiếu và nội dung ghi bảng Chuyển: Sinh vật trong tự nhiên còn chịu tác động mạnh mẽ của các sinh vật khác loài. Sự tác động đó biểu hiện ntn chúng ta tìm hiểu phần II - GV giới thiêu với học sinh quan sát bảng 44 để tìm hiểu kiến thức. ? Kể tên các mối quan hệ khác loài - GV phát vấn, nhận xét và chốt kiến thức. - GV phát phiếu học tập - HS nghiên cứu thông tin bảng 44/sgk, phân tích vai trò của sinh vật trong mối quan hệ đó. II. Quan hệ khác loài PHIẾU HỌC TẬP NHÓM: . Quan hệ khác loài Kí hiệu Ví dụ Hỗ trợ Cộng sinh Hội sinh Đối địch Cạnh tranh Kí sinh, nửa kí sinh Sinh vật này ăn sinh vật khác 1. Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho Tảo. Tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ. Nấm và tảo đều sử dụng chất hữu cơ do tảo tổng hợp. 2. Trên 1 cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm. 3. Hươu nai và hổ cùng sống trong 1 cánh rừng. Số lượng hươu nai bị khống chế bởi số lượng hổ. 4. Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu trâu, bò. 5. Địa y sống bám trên cành cây 6. Cá ép vào rùa biển, nhờ đó cá dược đưa đi xa. 7. Dê và bò cùng ăn cỏ trên 1 cánh đồng. 8. Giun đũa sống trong ruột người. 9. Vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ Đậu. 10. Cây nắp ấm bắt côn trùng Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Máy chiếu và nội dung ghi bảng - GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thiện phiếu học tập. - GV yêu cầu nhóm đổi bài chấm chéo, phát vấn các nhóm, nhận xét và đưa đáp án đúng. - HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. - Các nhóm chấm chéo bài, phát biểu và ghi nhớ kiến thức. Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Máy chiếu và nội dung ghi bảng ? Trong nông nghiệp con người đã lợi dụng mối quan hệ đối địch giữa các sinh vật khác loài để làm gì? - GV yêu cầu học sinh lấy được ví dụ thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. Cần tạo môi trường sống thuận lợi và bảo vệ các loài thiên địch có lợi. - Trong mối quan hệ vật ăn thịt và con mồi: + Con mồi cần chạy trốn nên hoàn thiện cơ thể theo hướng di chuyển nhanh, có mùi hôi, màu sắc ngụy trang hoặc có chất độc + Vật ăn thịt để bắt được mồi cần di chuyển nhanh, có móng vuốt sắc, răng sắc nhọn ? Sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của sinh vật khác loài là gì? - GV giới thiệu và phân tích thêm về hai quan hệ: hợp tác và ức chế cảm nhiễm. - HS yêu cầu nêu được: + Dùng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. + Là biện pháp đấu tranh sinh học không gây ô nhiễm môi trường. - HS yêu cầu nêu được: + Quan hệ hỗ trợ: là quan hệ có ít nhất 1 loài có lợi còn loài kia có lợi hoặc không lợi không hại. + Quan hệ đối địch: là quan hệ có ít nhất 1 loài bị hại, loài kia được được lợi hoặc bị hại. Hoạt động luyện tập củng cố: 3 phút ? Trong mối quan hệ của mình con người có hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau không? ? Con người có tập tính nào như động vật không? Cho ví dụ và ý nghĩa của tập tính đó Tập tính phân vùng lãnh thổ. Sự bảo vệ lãnh thổ, tranh giành lãnh thổ dẫn đến chiến tranh. Hoạt đông vận dụng 5 phút - Giáo viên phổ biến thể lệ trò chơi nêu tên mối quan hệ giữa các loài sinh vật. Trên cây nhãn có một số loài sinh vật . Em hãy xác định các mối quan hệ có trên cây nhãn? - Thể lệ trò trơi như sau: Chia 2 nhóm mỗi nhóm 4 học sinh, xếp thành 2 hàng . Học sinh đầu tiên điền mối quan hệ số 1 về đưa phấn cho học sinh số 2 điền mối quan hệ số 2. Cứ như vậy đến hết - Đội thắng là đội có thời gian nhanh hơn và đáp án đúng hơn - Các quan hệ: Bọ xít hút nhựa cây 2. Nhện chăng tơ bắt bọ xít 3. Tò vò bắt nhện. 4. Phong lan bám vào cây nhãn. Hoạt động mở rộng tìm tòi: Hướng dẫn về nhà: Trả lời câu 1,2, 3, 4 SGK trang 134. Kẻ bảng 45.1; 45.2; 45.3 của bài thực hành 45-46 SGK.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 44 Anh huong lan nhau giua cac sinh vat_12340721.docx