Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân

Treo bảng phụ ghi tính chất phép cộng và phép nhân. Phép cộng số tự nhiên có tính chất gì ? Phát biểu các tính chất đó. Lưu ý HS : từ “đổi chỗ” khác với đổi các “số hạng”

Gọi 2 HS phát biểu hai tính chất của phép cộng

Áp dụng tính nhanh : 26 + 47 + 74

+ Phép nhân số tự nhiên có tính chất gì ?

Lưu ý : Từ đổi chỗ như phép cộng

Gọi 2 HS phát biểu

+ Tính chất nào liên quan đến cả phép cộng và phép nhân ? Phát biểu tính chất đó

- Áp dụng tính nhanh : 37 . 36 + 37 . 64

+ Phép cộng và phép nhân có tính chất gì giống nhau ? Hãy vận dụng thực hiện ?3

Cho ba HS lên bảng trình bày cách thực hiện.

Cho HS nhận xét và bổ sung thêm

 

docx3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 6: Phép cộng và phép nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 6 -§5: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS phát biểu được các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên, tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng. 2. Kĩ năng :HS vận dụng được các tính chất trên vào bài tập tính nhẩm, tính nhanh. vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán 3. Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận , yêu thích môn học. 4. Năng lực hướng tới: Năng lực tự học .năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán. Năng lực hợp tác.Với các thành tố cấu trúc là: Nghe , ghi chép bài, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề,hứng thú, tự do trong suy nghĩ, hoàn thành công việc được giao sử dụng được các thành ngữ, kí hiệu toán học,sử dụng thành thạo phép tính cộng và nhân. B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : 1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề; Tích cực 2. Phương tiện-Hình thức tổ chức dạy học : + Phương tiện: Sgk-SBT; Bảng phụ ; Phiếu học tập ; + Hình thức tổ chức dạy học: Học tập theo lớp, cả lớp cùng nghiên cứu 3. Chuẩn bị của GV- HS: + Giáo viên: Giáo án, SGK, phấn - Bảng phụ + Học sinh: Vở ghi , dụng cụ học tập, chuẩn bị bài tập phần luyện tập. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: * TỔ CHỨC (1’): Kiểm tra sĩ số ; Ổn định lớp THỨ NGÀY TIẾT LỚP SĨ SỐ TÊN HỌC SINH VẮNG ..... ..../....../2018 ..... 6A ...../..... ......................................................................... ..... ..../....../2018 ..... 6B ...../..... ......................................................................... ..... ..../....../2018 ..... 6C ...../..... ......................................................................... ..... ..../....../2018 ..... 6D ...../..... ......................................................................... * KIỂM TRA (4’): HS1 : Tính số phần tử của các tập hợp : a) A = {40 ; 41 ; 42 ; . . . . ; 100} . Đáp số : Có 61 phần tử b) B = {10 ; 12 ; 14 ; . . . 98} Đáp số : có 45 phần tử HS2 : Cho tập hợp {a ; b ; c}. Viết tất cả các tập hợp con của tập hợp ? Đáp án : Æ ; {a} ; {b} ; {c} ; {a ; b} ; {a ; c} ; {b ; c} ; {a ; b ; c} * BÀI MỚI(40’): I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC (1’): Ở tiểu học các em đã học phép cộng, phép nhân các số tự nhiên. Tổng của hai số tự nhiên bất kỳ cho ta 1 số tự nhiên duy nhất. Tích của 2 số tự nhiên bất kỳ cũng cho ta 1 số tự nhiên duy nhất. Trong phép cộng và phép nhân có 1 số tính chất cơ bản là cơ sở giúp ta tính nhẩm, tính nhanh. Đó chính là nội dung bài học hôm nay. II. DẠY HỌC BÀI MỚI (39’): 1.HĐ1: Tổng và Tích 2 số tự nhiên GV CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ HS THỰC HIỆN NHIỆM VỤ - Cho hình chữ nhật có chiều dài 32m và chiều rộng 25m. Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó ? - Nếu hình chữ nhật có chiều dài a(m) và chiều rộng (b)m ta có công thức tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật? - Giới thiệu thành phần phép tính cộng và nhân - Đưa bảng phụ có bài ?1 - Yêu cầu HS thực hiện ?2- Bài tập áp dụng: Chu vi hình chữ nhật (32+25) x2= 114(m) Diện tích của hình chữ nhật: 32 x 15 = 800(m2) - Tổng quát: P = (a+b).2 S = a x b. - Làm bài tập ?1 ?2 .........bằng không .........bằng không HS BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 1.TỔNG VÀ TÍCH 2 SỐ TỰ NHIÊN a 12 21 1 0 b 5 0 48 15 a+b 17 21 49 15 a.b 60 0 48 0 a + b = c a,b: số hạng; c: tổng . a.b = c a,b: thừa số; c : tích . VD : a.b = ab 4.x.y = 4xy Áp dụng : Tìm x biết (x - 34) . 15 = 0 Giải Ta có : (x - 34) . 15 = 0 Þ x - 34 = 0 Þ x= 0 + 34Þ x = 34 + Đánh giá bằng quan sát, nhận xét: + Đánh giá bằng sản phẩm học tập của học sinh: 2.HĐ2: TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN GV CHUYỂN GIAO NHIỆM VỤ HS THỰC HIỆN NHIỆM VỤ - Treo bảng phụ ghi tính chất phép cộng và phép nhân. Phép cộng số tự nhiên có tính chất gì ? Phát biểu các tính chất đó. Lưu ý HS : từ “đổi chỗ” khác với đổi các “số hạng” Gọi 2 HS phát biểu hai tính chất của phép cộng Áp dụng tính nhanh : 26 + 47 + 74 + Phép nhân số tự nhiên có tính chất gì ? Lưu ý : Từ đổi chỗ như phép cộng Gọi 2 HS phát biểu + Tính chất nào liên quan đến cả phép cộng và phép nhân ? Phát biểu tính chất đó - Áp dụng tính nhanh : 37 . 36 + 37 . 64 + Phép cộng và phép nhân có tính chất gì giống nhau ? Hãy vận dụng thực hiện ?3 Cho ba HS lên bảng trình bày cách thực hiện. Cho HS nhận xét và bổ sung thêm + Nhìn vào bảng phụ phát biểu các tính chất thành lời. + Vận dụng các tính chất vào bài tập ?3 a) 46 + 17 +54 = (46+54)+17 = 100+17 = 117 b) 4. 37. 25 = (4.25) . 37 = 100.37 = 3700 c) 87.36+87.64 = 87 (36+64) = 87.100 = 8700 2. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN. HS BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ a) Tính chất giao hoán a + b = b + a a . b = b . a b) Tính chất kết hợp (a + b) + c = a + (b + c) (a.b) . c = a . (b.c) c) Tính chất phân phối phép nhân đối với phép cộng a (b + c) = ab + ac ?3 Tính nhanh. Hướng dẫn a) 46 + 17+54 = (46 + 54) + 17 = 100 + 17 = 117 b) 4 . 37 . 25 = (4 . 25) . 37 = 100 . 37 = 3700 c) 87.36 + 87.64 =87(36+ 64) = 87.100 = 8700 + Đánh giá bằng quan sát, nhận xét: + Đánh giá bằng sản phẩm học tập của học sinh: Tóm tắt Cộng Nhân a+b = b+a a.b = b.a (a+b)+c = a+(b+c) (ab)c = a(bc) a+0 = 0+a =a a.1=1.a = a a. (b + c) = ab + aac III. LUYỆN TẬP-CỦNG CỐ (2’) : - Hãy nêu các tính chất của phép cộng và phép nhân? Giữa hai phép toán này có tính chất nào chung? - Hướng dẫn HS làm bài tập 26; 27 SGK Bài tập 26 SGK Cho các số liệu về quãng đường bộ: Hà Nội - Vĩnh Yên:  54km, Vĩnh Yên - Việt Trì:  19km. Việt Trì - Yên Bái : 82km. Tính quãng đường một ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái qua Vĩnh Yên và Việt Trì. Cộng các quãng đường lại với nhau ta được kết quả của bài toán. Quãng đường ô tô đi là: 54 + 19 + 82 = 155 (km). Bài tập 27 SGK Áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh: a) 86 + 357 + 14;                   b) 72 + 69 + 128; c) 25 . 5 . 4 . 27 . 2;                d) 28 . 64 + 28 . 36. a) 86 + 357 + 14 = (86 + 14) + 357 = 457; b) 72 + 69 + 128 = (72 + 128) + 69 = 269; c) 25 . 5 . 4 . 27 . 2 = (25 . 4) . ( 5 . 2) . 27 = 100.10.27 =  27 000; d) 28 . 64 + 28 . 36 = 28.(64 + 36) = 2800. IV. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI (1’): Hướng dẫn về nhà: - Nắm vững các tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân - Làm các bài tập 28 ; 29 ; 30 ; 31 trang 16 và 17 SGK - Tiết sau mỗi em chuẩn bị một máy tính bỏ túi. V. DỰ KIẾN KIỂM TRA-ĐÁNH GIÁ : Bài tập 28 SGK Trên hình 12, đồng hồ chỉ 9 giờ 18 phút, hai kim đồng hồ thành hai phần, mỗi phần có sáu số. Tính tổng các số ở mỗi phần, em có nhận xét gì ? Lời giải: Kim đồng hồ chia đồng hồ làm 2 phần: phần trên kim và phần dưới kim. Tổng các số Phần trên kim đồng hồ là: 10 + 11 + 12 + 1 + 2 + 3 = 39 Tổng các số phần dưới kim đồng hồ là: 9 + 8 + 7 + 6 + 5+ 4 = 39 Vậy tổng các số ở mỗi phần đều bằng nhau và bằng 39. Bài tập 31 SGK Tính nhanh a) 135 + 360 + 65 + 40; b) 463 + 318 + 137 + 22; c) 20 + 21 + 22 + ...+ 29 + 30. Lời giải a) 135 + 360 + 65 + 40 = (135 + 65) + (360 + 40) = 200 + 400 = 600. b) 463 + 318 + 137 + 22 = (463 + 137) + (318 + 22) = 600 + 340 =940. c) Nhận thấy 20 + 30 = 21 + 29 = 22+ 28 = 23 + 27 = 24 + 26= 50 Do đó 20 + 21 + 22 + ...+ 29 + 30= (20+ 30) + (21 + 29) + (22 + 28) + (23 + 27) + (24 + 26) + 25= = 5 . 50 + 25 = 275. Vân Cơ, ngày tháng năm 2018 XÉT DUYỆT CỦA TTCM Cao Thị Mỹ Bình Lưu ý. Cũng có thể áp dụng cách cộng của Gau-xơ trình bày ở trang 19, SGK.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChuong I 5 Phep cong va phep nhan_12404451.docx
Tài liệu liên quan