Giáo án môn Tin học 6 - Bài 1: Thông tin và tin học

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin.

Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học

2. Kỹ năng : Có kỹ năng thu nhận thông tin bằng các giác quan một cách nhanh nhạy nhất.

3. Thái độ : Học sinh yêu thích môn học hơn.

4. Năng lực hướng tới:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Giáo viên: + Giáo án, đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu.

 + Các ví dụ cụ thể về dạng thông tin và cách thức thu nhập thông tin.

 Học sinh: Đọc trước bài ở nhà

 

docx5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học 6 - Bài 1: Thông tin và tin học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn : 18/8/2018 Tiết 1 Ngày dạy : 20/8/2018 CHƯƠNG I: TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (T1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - HS biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. - Có khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học. 2. Kĩ năng - Nhận biết được lợi ích của máy tính điện tử trong hoạt động thông tin của con người và nhận biết được nhiệm vụ chính của tin học. 3.Thái độ - Học tập nhiêm túc, hăng hái giơ tay phát biểu. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ÿ Giáo viên: + Giáo án, đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu. + Các ví dụ cụ thể về dạng thông tin và cách thức thu nhập thông tin. Ÿ Học sinh: Đọc trước bài ở nhà III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC Œ Tổ chức lớp: Ổn định lớp.  Kiểm tra bài cũ: Không Ž Bài mới: þ Hoạt động1. Thông tin là gì? (1) Mục tiêu: Học sinh biết được khái niệm về thông tin. (2) Phương pháp/Kĩ thuật: phát hiện và giải quyết vấn đề. (3) Hình thức dạy học: tự học. (4) Phương tiện dạy học: Máy tính, sgk, máy chiếu. (5) Sản phẩm: nắm bắt được khái niệm về thông tin. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng Giáo viên trình chiếu khổ thơ được trích từ bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận. GV giao nhiệm vụ: Cả lớp quan sát trên màn chiếu kết hợp SGK và trả lời nhanh các câu hỏi sau: GV quan sát và hưỡng dẫn HS - Mặt trời trông như thế nào? - Đoàn thuyền đánh cá đi đâu? Đây có phải là lần đầu đoàn thuyền đi như vậy không? - Khung cảnh mà khổ thơ nói tới diễn ra trong thời gian nào và ở đâu? GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: F Như vậy những các câu trả lời của các bạn qua các câu hỏi của thầy được gọi là thông tin. - Vậy thì bạn nào cho cả lớp biết thông tin là gì? Em hãy nêu một số ví dụ về thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng mắt, tai, mũi, lưỡi. - GV mời một số HS nhận xét - GV chính xác lại câu trả lời của học sinh. Học sinh quan sát. HS nhận nhiệm vụ: - Chú ‎ý lắng nghe câu hỏi, quan sát và tìm câu trả lời. HS thực hiện nhiệm vụ Câu trả lời mong muốn: - Mặt trời trông như hòn lửa. - Đoàn thuyền cá đi ra khơi. Không phải lần đầu đoàn thuyền ra khơi. - Trong thời gian mặt trời đang nặn và ở ngoài biển khơi. Báo cáo, góp ý, bổ sung để hoàn thiện: - Học sinh chú ý lắng nghe: - Đưa ra khái niệm thông tin theo hiểu biết của mình. Câu trả lời mong muốn: Thông tin là tất cả nững gì đem lại hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện, ) và về chính con người. * Ví dụ: đèn giao thông. - HS nhận xét câu trả lời. - HS chú ý lắng nghe. 1. Thông tin là gì? Khái niệm: Thông tin là tất cả những gì đem lại hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện, ) và về chính con người. Ví dụ: đèn giao thông. Đường có vị ngọt. þ Hoạt động2. Hoạt động thông tin của con người. (1) Mục tiêu: - Biết hoạt động thông tin của con người. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. (2) Phương pháp/Kĩ thuật: phát hiện và giải quyết vấn đề. (3) Hình thức dạy học: tự học. (4) Phương tiện dạy học: Máy tính, sgk, máy chiếu. (5) Sản phẩm: - Nắm bắt được hoạt động thông tin của con người. - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. Giáo viên chiếu hình ảnh cho học sinh quan sát. GV giao nhiệm vụ: - Lớp chia thành 4 nhóm, quan sát các hình ảnh tương ứng trên và trả lời các câu hỏi sau trong vòng 3 phút: GV quan sát và hướng dẫn HS: - Em sẽ làm gì nếu: + Trên đường đi thấy có đèn giao thông báo màu đỏ. + Nghe thấy tiếng trống trường báo vào lớp. + Trước khi đi học nhìn thấy bầu trời toàn màu đen. GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: F Như vậy những các câu trả lời của các bạn qua các câu hỏi của thầy được gọi là thông tin. - Vậy thì bạn nào cho cả lớp biết hoạt động thông tin là gì? - Trong hoạt động thông tin, hoạt động nào đóng vai trò quan trọng nhất. - GV mời một số HS nhận xét - GV chính xác lại câu trả lời của học sinh. - GV yêu cầu HS lấy một VD về việc tiếp nhận TT và xử lí TT đó ra sao. Học sinh quan sát. Học sinh nhận nhiệm vụ: - Chú ‎ý lắng nghe câu hỏi, quan sát và tìm câu trả lời. HS thực hiện nhiệm vụ: Câu trả lời mong muốn: + Khi thấy đèn giao thông màu đỏ em sẽ đứng lại. + Nghe tiếng trống trường vào lớp em sẽ vô lớp. + Em sẽ mang theo áo mưa tránh trời mưa to. Báo cáo, góp ý, bổ sung để hoàn thiện: - Học sinh chú ý lắng nghe: - Đưa ra câu trả lời theo hiểu biết của mình. Câu trả lời mong muốn: - Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. - Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất. - HS nhận xét câu trả lời. - HS chú ý lắng nghe. * Ví dụ: đèn giao thông chuyển màu đỏ thì dừng lại màu xanh thì đi. 2. Hoạt động thông tin của con người. - Việc tiếp nhận, xử lí, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. - Trong hoạt động thông tin, xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng nhất. - Thông tin trước xử lí gọi là thông tin vào còn thông tin nhận được sau xử lí gọi là thông tin ra. Xử lí TT vào * Ví dụ: đèn giao thông chuyển màu đỏ thì dừng lại màu xanh thì đi.  Củng cố: Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt lại nội dung. - Thông tin là gì? Cho VD. - Hoạt động thông tin là gì? Cho VD. - Thế nào là thông tin vào, thông tin ra?  Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc phần lý thuyết và tìm thêm ví dụ. - Xem trước mục 3. - Chuẩn bị nội dung phần tiếp theo. Tuần 1 Ngày soạn : 2/8/2018 Tiết 2 Ngày dạy : 4/8/2018 CHƯƠNG I: TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (T2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin. Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học 2. Kỹ năng : Có kỹ năng thu nhận thông tin bằng các giác quan một cách nhanh nhạy nhất. 3. Thái độ :  Học sinh yêu thích môn học hơn. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ÿ Giáo viên: + Giáo án, đồ dùng dạy học: máy tính, máy chiếu. + Các ví dụ cụ thể về dạng thông tin và cách thức thu nhập thông tin. Ÿ Học sinh: Đọc trước bài ở nhà III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC Œ Tổ chức lớp: Ổn định lớp.  Kiểm tra bài cũ: GV nêu yêu cầu kiểm tra C1: Thông tin là gì? Nêu ví dụ? C2: Hoạt động thông tin là gì? Mô hình của quá trình xử lí thông tin? 2HS lần lượt lên bảng trả lời GV cho học sinh nhận xét bổ sung GV nhận xét đánh giá và chốt lại Ž Bài mới: þ Hoạt động1. Hoạt động thông tin và tin học. (1) Mục tiêu: Học sinh biết được khái niệm về thông tin. (2) Phương pháp/Kĩ thuật: phát hiện và giải quyết vấn đề. (3) Hình thức dạy học: tự học. (4) Phương tiện dạy học: Máy tính, sgk, máy chiếu. (5) Sản phẩm: nắm bắt được khái niệm về thông tin. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK. Giao nhiệm vụ: Lớp chia thành 4 nhóm nghiên ứu SGK và trả lời các câu hỏi sau: Giáo viên quan sát và hướng dẫn học sinh 1. Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ đâu? 2. Các giác quan thực hiện nhiệm vụ gì? Bộ não thực hiện nhiệm vụ gì? 3. Em có thể nhìn được những vât quá xa hay quá bé không? Em có thể tính nhẩm nhanh với những con số rất lớn hay không? GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: FĐiều đó là không thể, chính vì vậy con người không ngừng sáng tạo các công cụ và phương tiện giúp mình vượt qua những giới hạn ấy. - Vậy đó là các công cụ nào, em hãy lấy ví dụ? - Như vậy ngành tin học ra đời đảm nhận nhiệm vụ gì? GV: Hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não? - HS nghiên cứu SGK Học sinh nhận nhiệm vụ: các nhóm nghiên cứu SGK và tim câu trả lời. học sinh thực hiện nhiệm vụ: Câu trả lời mong muốn: 1. Nhờ các giác quan và bộ não 2. Các giác quan giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin còn bộ não thực hiện việc xử lí, biến đổi, đồng thời là nơi để lưu trữ thông tin.. 3. Không thể. Báo cáo, góp ý, bổ sung để hoàn thiện: - HS chú ý lắng nghe - VD: Kính thiên văn, kính hiển vi, máy tính điện tử,.. - Là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử. HS: Cho ví dụ như: La bàn để chỉ hướng, nhiệt kế, . 3. Hoạt động thông tin và tin học. - Hoạt động thông tin của con người được tiến hành trước hết là nhờ các giác quan và bộ não. Tuy nhiên, khả năng của các giác quan và bộ não con người trong các hoạt động thông tin chỉ có hạn. - Vì vậy con người không ngừng sáng tạo các công cụ và phương tiện giúp mình vượt qua những giới hạn ấy. VD: Kính thiên văn, kính hiển vi, máy tính điện tử,.. - Với sự ra đời của máy tính, ngành tin học phát triển mạnh. Một trong những nhiệm vụ chính của tin học là nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động trên cơ sở sử dụng máy tính điện tử.  Củng cố: Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt lại nội dung. - Hoạt động thông tin của tin học là gì? Cho VD.  Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc phần lý thuyết và tìm thêm ví dụ. - Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 1 Thong tin va tin hoc_12399370.docx