Giáo án môn Tin học lớp 3 - Chủ đề 1: Làm quen với máy tính - Bài 1: Người bạn mới của em

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Bài mới: Chào cả lớp. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với lớp mình một môn học mới đó là môn Tin học. Môn học này ở lớp 1 và lớp 2 các em vẫn chưa được làm quen nhưng chắc bạn nào cũng đã biết về chiếc máy tính rồi đúng không? Nhưng để tìm hiểu sâu hơn về các bộ phận của máy tính cũng như máy tính có thể giúp em làm được những việc gì thì cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về môn tin học nhé. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu chủ đề đầu tiên đó là chủ đề “Làm quen với máy tính”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3260 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Tin học lớp 3 - Chủ đề 1: Làm quen với máy tính - Bài 1: Người bạn mới của em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/09/2018 Ngày giảng:13/09/2018 Tiết 1: CHỦ ĐỀ 1: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM (T1) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính. - Biết được các chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính. - Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp. - Biết máy tính có thể giúp em làm những việc gì: học tập, giải trí, liên lạc với mọi người. 2. Kĩ năng: - Bước đầu hình thành và rèn luyện cho HS kĩ năng làm quen với thuật ngữ mới. 3. Năng lực - Mạnh dạn trong giao tiếp, trình bày rõ ràng, ngắn gọn. - Hình thành cho HS ý thức và thái độ đối với môn học mới. II. Chuẩn bị: - GV: Chuẩn bị đầy đủ SGK, giáo án. - HS: Chuẩn bị đầy đủ SGK, vở ghi, đồ dung học tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Bài mới: Chào cả lớp. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với lớp mình một môn học mới đó là môn Tin học. Môn học này ở lớp 1 và lớp 2 các em vẫn chưa được làm quen nhưng chắc bạn nào cũng đã biết về chiếc máy tính rồi đúng không? Nhưng để tìm hiểu sâu hơn về các bộ phận của máy tính cũng như máy tính có thể giúp em làm được những việc gì thì cô và các em sẽ cùng tìm hiểu về môn tin học nhé. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu chủ đề đầu tiên đó là chủ đề “Làm quen với máy tính”. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Các bộ phận của máy tính Mở đầu: - GV giới thiệu chủ đề 1: Làm quen với máy tính. - GV yêu cầu HS phát biểu những hiểu biết của mình về máy tính. - GV đặt vấn đề: Cả lớp chúng ta đã có rất nhiều ý kiến chia sẻ hiểu biết của mình về máy tính. Đã có rất nhiều bạn được tiếp xúc, sử dụng máy tính rồi, có những bạn chưa được tiếp xúc với máy tính. Vậy hôm nay cô và cả lớp cùng nhau tìm hiểu về máy tính nhé. * Các bộ phận của máy tính. - GV cho HS hoạt động theo nhóm (cặp). Yêu cầu HS quan sát hình kết hợp đọc thông tin trong SGK, thảo luận, chia sẻ với bạn của mình về công dụng chung của máy tính. - GV quan sát các nhóm hoạt động và nghe kết luận của các nhóm rồi đưa ra kết luận cuối cùng về công dụng của máy tính. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu về các bộ phận của một máy tính để bàn. - GV nhận xét câu trả lời của các nhóm. - Đưa ra kết luận về các bộ phận của máy tính để bàn. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi: + Giải thích cấu tạo và công dụng của màn hình máy tính. + Trong thân máy, bộ xử lý có công dụng gì? + Giải thích công dụng của thân máy? + Bàn phím máy tính có công dụng gì? + Chuột máy tính giúp em làm gì? - GV khái quát lại toàn bộ các câu trả lời của HS. - HS lắng nghe - HS trả lời - HS lắng nghe - HS hoạt động theo nhóm. - Các thành viên trong nhóm thảo luận, tổng hợp ý kiến và đưa ra công dụng chung của máy tính. - Máy tính là một người bạn mới của em, máy tinhsex giúp em học tập, tìm hiểu thế giới, liên lạc với bạn bè, cùng chơi các trò chơi thú vị và bổ ích. - Các nhóm quan sát tranh kết hợp nội dung trong SGK và đưa ra kết luận về các bộ phận của một máy tính để bàn. - Máy tính để bàn có 4 bộ phận: Màn hình, thân máy, bàn phím, chuột. - Màn hình là nơi hiển thị kết quả của máy tính. - Bộ xử lý được ví như bộ não của máy tính. - Thân máy tính là hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí được ví như bộ não, điều khiển mọi hoạt động của máy tính. - Bàn phím máy tính gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính. - Chuột máy tính giúp em điều khiển máy tính thuận tiện hơn. - HS nghe và ghi nhớ. Hoạt động 2: Một số loại máy tính thường gặp - Ngoài máy tính để bàn ra, có bạn nào biết thêm loại máy tính nào không? - GV nhận xét câu trả lời của HS. - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trang 8. - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm. Bằng hiểu biết của mình và kết hợp với nội dung SGK của em hãy trả lời câu hỏi: + Hãy kể tên một số loại máy tính mà em biết? - Quan sát HS hoạt động và hỗ trợ các nhóm tìm hiểu. - Lắng nghe ý kiến của HS, nhận xét và kết luận. - GV nhấn mạnh ưu điểm và nhược điểm của máy tính để bàn và máy tính xách tay. - HS suy nghĩ trả lời. - HS lắng nghe. - HS mở SGK. - HS hoạt động theo nhóm theo sự hướng dẫn của GV. - HS trả lời. - Ngoài máy tính để bàn còn có một số loại máy tính thường gặp như máy tính xách tay, máy tính bảng. 3. Củng cố dặn dò: - GV kết luận lại toàn bộ kiến thức vừa học. - Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong giờ học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD1 Bai 1 Nguoi ban moi cua em_12415353.doc