Giáo án Ngữ văn 10 tiết 54: Làm văn Trả bài viết số 4

III. Nhận xét:

1. Ưu điểm:

- Về nội dung:

+ Đa số hs xác định được yêu cầu đề ra.

+ Một số bài viết khá, bước đầu có tìm hiểu, phát biểu được những cảm nhận riêng của mình

+ Nhiều bài viết thể hiện được những cảm quan tinh tế, một số bài có những phát hiện xuất sắc.

- Về kĩ năng:

+ Làm đúng kiểu bài văn tự sự, kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

+ Một số bài làm tốt, trình bày mạch lạc, ý tứ rõ ràng, văn giàu cảm xúc.

+ Diễn đạt khá tốt tuy thời gian cho phép khá eo hẹp

2. Nhược điểm:

- Về nội dung:

+ Một số em hiểu chưa đúng, chưa kĩ, chưa thấu đáo về đề bài

+ Kiến thức về đời sống xã hội và văn học chưa phong phú

+ Môt số hs chưa đầu tư cho bài viết, bài viết chưa có chiều sâu, sơ sài, sơ lược.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 54: Làm văn Trả bài viết số 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6 / 1 /2018 Tiết 54 - Làm văn: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 4 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố và nâng cao thêm tri thức và kĩ năng viết bài văn tự sự. Rút kinh nghiệm và chuẩn bị cho các bài viết tiếp theo. 2. Kĩ năng: - Củng cố các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết đoạn văn khi làm bài văn tự sự. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng niềm yêu thích văn chương. 4. Năng lực hướng tới: - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản. - Năng lực giải quyết những tình huống đặt ra trong văn bản. - Năng lực đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại. - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1. Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 (cơ bản), sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, bài thiết kế dạy học, giáo án. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, các tư liệu tham khảo khác. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. 1. Phương pháp: nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, bình giảng, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: động não, trình bày một phút. IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động. GV hỏi: Cách làm một bài văn tự sự tưởng tượng / hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm văn học? HS trả lời. GV dẫn dắt vào bài học:Bài viết số 4 đã thể hiện kiến thức và kỹ năng làm văn của hs. Tiết trả bài sẽ giúp các em đánh giá những gì đã đạt được, sửa chữa những sai sót còn tồn tại trong bài viết của mình. 2. Hoạt động hình thành kiến thức. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức 2.1: Tìm hiểu đề Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đề ra. ? Đề bài thuộc thể loại gì? ? Nội dung của đề bài là gì? ? Phạm vi dẫn chứng của đề bài là gì? 2.2. Tìm hiểu đáp án. HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi đọc hiểu HS thảo luận nhóm. GV mời đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày Các nhóm nhận xét, bổ sung Giáo viên nêu định hướng bài làm. 2.3: Nhận xét Giáo viên nhận xét bài làm của HS, rút ra một số ưu điểm và nhược điểm 2.4: Sửa lỗiGiáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi. Học sinh tự phát hiện lỗi bài làm. 2.5: Trả bài-Rút kinh nghiệm Giáo viên hướng dẫn trả bài. HS tự rút kinh nghiệm qua bài làm của mình I. Tìm hiểu đề: 1. Chép đề - Xem tiết 49,50 2. Xác định yêu cầu đề a. Thể loại - Kiểu bài: đọc hiểu kết hợp viết văn tự sự b. Nội dung: - Đọc hiểu một đoạn thơ, viết một bài văn tự sự tưởng tượng / hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm văn học c. Phạm vi dẫn chứng: - Đời sống cá nhân, kiến thức văn học, tác phẩm văn học II. Hướng dẫn chấm (Đính kèm tiết 49,50) III. Nhận xét: 1. Ưu điểm: - Về nội dung: + Đa số hs xác định được yêu cầu đề ra. + Một số bài viết khá, bước đầu có tìm hiểu, phát biểu được những cảm nhận riêng của mình + Nhiều bài viết thể hiện được những cảm quan tinh tế, một số bài có những phát hiện xuất sắc. - Về kĩ năng: + Làm đúng kiểu bài văn tự sự, kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cảm.... + Một số bài làm tốt, trình bày mạch lạc, ý tứ rõ ràng, văn giàu cảm xúc. + Diễn đạt khá tốt tuy thời gian cho phép khá eo hẹp 2. Nhược điểm: - Về nội dung: + Một số em hiểu chưa đúng, chưa kĩ, chưa thấu đáo về đề bài + Kiến thức về đời sống xã hội và văn học chưa phong phú + Môt số hs chưa đầu tư cho bài viết, bài viết chưa có chiều sâu, sơ sài, sơ lược. - Về kĩ năng: + Một số em chưa nắm chắc được cách viết một bài văn tự sự + Một số bài chưa chia bố cục cho bài viết, thân bài chỉ viết thành một đoạn. + Vẫn còn nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt IV. Sửa lỗi: 1. Lỗi về từ ngữ, chính tả 2. Lỗi về ngữ pháp 3. Một số lỗi khác V. Trả bài – Rút kinh nghiệm: 3. Hoạt động luyện tập. - Câu hỏi: Yêu cầu HS định hướng cho việc làm đề bài:Hãy tưởng tượng mình là MịChâu, kể lại câu chuyện về Nỏ thần và Trọng Thủy. HS suy nghĩ, trình bày. Các HS thảo luận, nhận xét. GV định hướng một số ý cơ bản: 4. Hoạt động vận dụng, mở rộng. BT về nhà: Lập dàn ý cho các đề bài sau: - Hóa thân thành An Dương Vương kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy - Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám. V. Hướng dẫn HS tự học. 1. Hướng dẫn học bài cũ: - Nắm chắc nội dung kiến thức và kĩ năng về văn tự sự - Nắm vững các kiến thức đã được ôn tập và kiểm tra - Hoàn thiện phần lập dàn ý bài tự luận. - Hoàn thiện phần chữa lỗi bài làm 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh. + Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh + Chuẩn bị các bài luyện tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 54 tra bai hoc ki 1.doc
Tài liệu liên quan