Giáo án Ngữ văn 10 tiết 82 - 86: Chủ đề chủ nghĩa nhân đạo trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Đặng Trần Côn) và “Trao duyên”, “Nỗi thương mình” (Truyện Kiều-Nguyễn Du)

II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN

1. 12 câu đầu: Thúy Kiều bày tỏ lý do và tìm cách thuyết phục trao duyên cho Thúy vân

a. Hai câu đầu

• Lời nói:

- Từ “cậy”: Nhờ cậy ( cậy là thanh trắc, âm điệu nặng nề gợi lên sự quằn quại, đau đớn, nổi bật sự vật vã trong nội tâm của Thúy Kiều.)

- Từ “chịu”: Nhận ( chịu: Nài ép, bị bắt buộc, không nhận không được; nhận: Tự nguyện

 

docx9 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 82 - 86: Chủ đề chủ nghĩa nhân đạo trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” (Đặng Trần Côn) và “Trao duyên”, “Nỗi thương mình” (Truyện Kiều-Nguyễn Du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT BA VÌ Tổ Văn-QP-TD Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Nhung Giáo sinh thực tập: Hoàng Thị Quyên Ngày soạn: 4/3/2017 Ngày dạy: GIÁO ÁN Tiết 82-86: Chủ đề chủ nghĩa nhân đạo trong “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” ( Đặng Trần Côn) và “Trao duyên”, “Nỗi thương mình” (Truyện Kiều-Nguyễn Du) TRAO DUYÊN (trích “Truyện Kiều”) _Nguyễn Du_ Mục tiêu bài học Kiến thức Kiến thức cơ bản: + Hiểu và cảm nhận được diễn biến tâm lý phức tạp của Kiều cũng như tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều qua đoạn trích. Qua đó thấy được sự đồng cảm mạnh mẽ và sâu sắc cuả Nguyễn Du đối với hoàn cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của Kiều: Giàu đức hi sinh và lòng vị tha. + Thấy được nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Du trong việc miêu tả diễn biếm tâm lý nhân vật ( sử dụng thành công lời đối thoại và độc thoại) + Nhìn ra vấn đề chủ nghĩa nhân đạo trong đoạn trích và tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Kiến thức trọng tâm: Hiểu được bi kịch tình yêu tan vỡ, thân phận bất hạnh, sự hi sinh cao đẹp cuả Thúy Kiều. Kỹ năng Đọc hiểu thơ trữ tình Rèn luyện và bồi dưỡng kỹ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong thơ trung đại. Thái độ + Yêu thích văn chương, yêu thích và trân trọng kiệt tác “truyện Kiều” của dân tộc. + Biết đồng cảm, chia sẻ với nhân vật trữ tình, nói rộng hơn là thân phận những người phụ nữ hồng nhan bạc phận. + Biết yêu thương gia đình, chia sẻ với chị em trong gia đình. + Có thái độ và hành động lên án những thế lực đen tối Hình thành năng lực Năng lực đọc sáng tạo ( đọc diễn cảm) Năng lực cảm thụ tác phẩm Phân tích diễn biến tâm lý, tâm trạng của nhân vật Bình thơ văn Chuẩn bị Giáo viên Giáo án, sách giáo khoa. Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng Tài liệu dạy học theo định hướng năng lực Học sinh Soạn bài trước ở nhà Vở ghi Phương tiện, phương pháp Phương tiện: Sách giáo khoa, bảng, phấn,... Phương pháp: + Đọc – liên tưởng đến hoàn cảnh nhân vật + Đàm thoại, gợi mở, phát vấn, bình giảng. + Hoạt động nhóm Tiến trình lên lớp Ổn định tổ chức(1 phút) Kiểm tra sĩ số lớp Kiểm tra bài cũ (3phút) -Câu hỏi: Thi đọc các câu thơ về Truyện Kiều - Dự kiến học sinh trả lời: 2 đến 3 em học sinh Vào bài mới( 1phút) Ở lớp 9 các em đã được tìm hiểu đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”( trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du. Trong đó tác giả chủ yếu miêu tả vẻ đẹp ngoại hình khiến hoa phải ghen, liễu phải hờn của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Nếu trong tiết học đó các em cảm nhận được vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật thì ngày hôm nay cô trò chúng ta sẽ được cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều đó là đức hi sinh và bi kịch tình yêu tan vỡ của Kiều qua đoạn trích “Trao duyên”. Đây chính là bi kịch đầu tiên trong cuộc đời đầy sóng gió của nàng Kiều tài hoa bạc mệnh của Nguyễn Du. Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1:Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn ( 5 phút) Gv hỏi: Dựa vào phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa và phần chuẩn bị ở nhà em hãy nêu xuất xứ của đoạn trích? Học sinh đọc lại bài và trả lời câu hỏi. Gv bình thêm: Đây là một trong những đoạn mở đầu cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thúy Kiều khi Vương Quan bị bắt giam do thằng bán tơ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình làm vợ Mã Giám Sinh để lấy tiền chuộc đút lót quan lại cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh,Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Đây là một đoạn thơ có tính chất như một đoạn ngôn ngữ độc thoại của Thúy Kiều. Gv hỏi: Qua sự tìm hiểu trước ở nhà em có thể chia bố cục đoạn trích ra làm mấy đoạn? Học sinh trả lời Gv chốt ý và ghi bảng Hoạt động 2:Tìm hiểu tác phẩm theo bố cục đã chia ở phần tìm hiểu chung( 30 phút) + Giáo viên yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn trích ( giáo viên hướng dẫn đọc, đoạn thơ là lời dặn dò, tâm sự của Thúy Kiều đối với Thúy Vân cậy nhờ em gái một việc thiêng liêng trong tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng -> chú ý đọc với nhịp điệu chậm, giọng tha thiết, nghẹn ngào như tiếng khóc não nùng, cố nén, đến hai câu cuối dường như vỡ òa ngất lặng đi) ( 5 đến 7 phút) + Học sinh đọc 1 đến 2 em Gv dẫn: Sau khi bán mình làm lẽ Mã Giám Sinh, Thúy Kiều ở trong trạng thái “Một mình nàng ngọn đèn khuya/ Áo đâm giọt lệ,tóc xe mái sầu”, “Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân/ Dưới đèn ghé xuống ân cần hỏi han”. Lúc này Thúy Kiều mới bộc lộ hết tâm sự, ý nguyện của mình với em. “ Hở môi ra cũng thẹn thùng Để lòng thì phụ tấm lòng với ai” + Giáo viên hỏi: Đọc hai cầu đầu em thấy trong lời của Thúy Kiều trên cương vị là một người chị nói với Thúy Vân ( một người em gái) có gì khác thường trong cách sử dụng từ ngữ? Học sinh trả lời Gv chốt ý, ghi bảng và bình giảng: Đây là một hoàn cảnh đặc biệt, Thúy Kiều nhờ em một việc rất thiêng liêng, tế nhị- một việc thật không dễ thực hiện cho nên việc dùng từ “ cậy” và từ “chịu” ở đây vừa gần gũi thể hiện được tình chị em ruột thịt, vừa khẩn thiết quan trọng. Gv hỏi học sinh: Chúng ta có thể thay thế hai từ “ cậy” và “chịu” bằng những từ ngữ khác cùng nghĩa hoặc đồng nghĩa không? Vì sao? Học sinh trả lời Giáo viên chốt ý và bình luận: Ở trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy chúng ta không thể sử dụng các từ thay thế khác được, nếu thay như vậy nội dung và tính chất cuộc tâm sự sẽ giảm nhẹ, vì người được nhờ có thể có quyền từ chối- tức có thể không nhận. Theo mạch truyện việc mà Thúy Kiều sắp nói ra là rất hệ tọng không có cách giải quyết nào khác cho nên người được cậy không có quyền chối từ mà phải ở tình thế “chịu lời”. Gv hỏi: Sau khi lựa lời đặt em gái vào tình huống tâm sự,Thúy Kiều còn dùng các từ ngữ chỉ hành động “ lạy”, “thưa” em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ này. Học sinh suy nghĩ và trả lời, gv nhận xét và bổ sung. Gv bình thêm: Từ “lạy” thường báo hiệu một việc rất quan trong mà ở đây là sắp được trình bày nhưng vai vế đã có sự đảo ngược khi Thúy Kiều lạy Thúy Vân – chị lạy em? Sự việc thật bất ngờ , phi lí mà lại hợp lí biết bao. Bởi đây là người chịu ơn, tỏ lòng biết ơn trước sự hi sinh cao quý của em mình. Thái độ “lạy” rồi mới “thưa” đầy kính cẩn, trang trọng. Kiều đã coi Vân là ân nhân của đời mình Gv dẫn: Sau khi Kiều đã mở lời nhờ cậy Thúy Vân thì mười câu thơ tiếp theo là điều cần nói và ước nguyện của Kiều ngay sau thái độ khẩn thiết, yêu cầu ở hai câu thơ trên. Thúy Kiều đưa ra ước nguyện của mình, mong Thúy Vân thay mình nối duyên cùng Kim Trọng, giải thích cho thái độ khẩn khoản nhún mình kính cẩn với Thúy Vân rất khác thường ở trên + Giáo viên phát phiếu học tập trả lời theo nhóm: ( hoạt động trong 5 phút) Thúy Kiều đưa ra những lý lẽ nào để thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân? Ý nghĩa của những lí lẽ đó?( chia lớp làm 4 nhóm theo 4 tổ của lớp. mỗi nhóm sẽ thảo luận viết các lí lẽ của Kiều sử dụng để thuyết phục Vân: tổ 1 câu 3-4;tổ 2 câu 5-6;tổ 3 câu 7-8;tổ 4 câu 9-12) ) + Học sinh thảo luận nhóm và trình bày ý kiến => giáo viên nhận xét và chiếu slide ( Mở rộng về điển tích “keo loan” dựa theo sách Hán Võ ngoại truyện có chép: Đời nhà Hán Võ Đế, dây cung đem ra căng bắn thường bị đứt. Bấy giờ, miền Tây Hải có đem sang cống nạp một hứ keo bằng máu của chim loan gọi là loan giao, có tác dụng nối chắc dây lại. Nhờ đó mà bắn được suốt ngày. Võ Đế mừng lắm, đặt tên cho thứ keo ấy là “tục huyền giao” tức là keo nối dây cung) Gv có thể bình thêm: Nguyễn Du đã thật tài tình khi để Thúy Kiều bộc bạch hết tâm sự với em gái. Trên vai người con gái bé nhỏ ấy không chỉ có gánh nặng tương tư mà còn là gánh nặng gia đình khi phải lựa chọn giữa một bên hiếu và một bên tình: “Duyên hội ngộ, đức cù lao Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn? Để lời thệ hải minh sơn, Làm con trước phải đền ơn sinh thành” Vốn dĩ tình và hiếu là hai phạm trù tinh thần không thể đặt lên bàn cân so sánh. Vậy mà xã hội phong kiến kia lại bắt con người phải lựa chọn nhữnggiá trị không thể lựa chọn. Kiều phải chọn bên hiếu để hi sinh tình yêu một cách đau đớn. Trong những lời lẽ có phần khôn ngoan ấy ta thấy lộ ra cái vẻ âu lo của Kiều khi phải thuyết phục sao cho em hiểu. Gv bình: Hai chị em đều ở cái tuổi “ xuân xanh xấp xỉ cập kê” nhưng bản thân Kiều lại nói “ngày xuân em hãy còn dài” đây phải chăng là lời dự cảm về tương lai không mấy tươi đẹp của mình ở phía trước? Cũng vì thế mà khi hi sinh chữ tình, Kiều coi như không tồn tại trên cõi đời này nữa, cái chết là một kết cục u ám và bi thảm mà nàng luôn nghĩ tới. + Giáo viên hỏi: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du? + Học sinh trả lời câu hỏi + Giáo viên hỏi: Thử hình dung tâm trạng của Thúy Kiều sau khi thuyết phục được Thúy Vân? + Học sinh trả lời + Gv chốt ý, nhận xét về con người Thúy Kiều thông qua tìm hiểu 12 câu thơ đầu Hoạt động 3: củng cố về chủ nghĩa nhân đạo trong 12 câu thơ đầu (3phút) Qua 12 câu thơ đầu cô trò chúng ta đã phần nào khám phá ra chủ nghĩa nhân đạo ẩn sâu trong tác phẩm của Nguyễn Du: Thứ nhất là sự đồng cảm, xót thương với bi kịch tình yêu tan vỡ của Kiều; thứ hai là thái độ tố cáo xã hội phong kiến thối nát, cái xã hội mà đồng tiền có thể thay đổi tất cả, đẩy người con gái tài hoa như Kiều vào cuộc đời đầy sóng gió, gian truân; thứ ba là sự ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Thúy Kiều, Kiều vừa là một người con gái hiếu thảo, vừa là một người con gái thủy chung lại vừa mang trong mình những khao khát về hạnh phúc của tình yêu đôi lứa. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Vị trí - Thuộc phần hai: Gia biến và lưu lạc - Từ câu 723-756 2. Bố cục: 3 đoạn - Đoạn 1: 12 câu đầu: Thúy Kiều bày tỏ lý do, tìm cách thuyết phục trao duyên cho Thúy vân - Đoạn 2: 14 câu tiếp: Thúy Kiều trao kỉ vật và trao duyên cho Thúy Vân - Đoạn 3: 2 cầu còn lại: Thúy Kiều hướng về thực tại và Kim Trọng II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 12 câu đầu: Thúy Kiều bày tỏ lý do và tìm cách thuyết phục trao duyên cho Thúy vân Hai câu đầu Lời nói: Từ “cậy”: Nhờ cậy ( cậy là thanh trắc, âm điệu nặng nề gợi lên sự quằn quại, đau đớn, nổi bật sự vật vã trong nội tâm của Thúy Kiều.) Từ “chịu”: Nhận ( chịu: Nài ép, bị bắt buộc, không nhận không được; nhận: Tự nguyện Hành động: “Lạy”, “thưa”: Thái độ kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc với người mình hàm ơn. Sự việc bất ngờ, phi lý mà lại trở nên hợp lý, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sắp nhờ. Thấy được sự khéo léo của Thúy Kiều. b.10 câu tiếp: Lời giãi bày và thuyết phục trao duyên cho em Câu 3 và 4: Lời giãi bài về cảnh ngộ của bản thân Kiều Cụm từ“gánh tương tư”: Gánh nặng mang nỗi nhớ nhung, khắc khoải. Cụm từ “giữa đường đứt gánh”: Thành ngữ chỉ sự tan vỡ đột ngột, khơi gợi sự đau đớn, xót thương ở Thúy Vân. “Keo loan”: Do chữ loan giao là một thứ keo gắn bằng máu chim loan để gắn kết các vật( hình ảnh tượng trưng) “Mối tơ thừa”: Kiều hiểu sự thiệt thòi và sự hi sinh lớn lao của em gái “Mặc em”: Sự phó thác tuyệt đối, thanh nặng làm cho câu thơ dằn xuốg, thể hiện sự dứt khoát đoạn tuyệt mối tình đầu của Thúy Kiều. Bi kịch tình yêu tan vỡ, mâu thuẫn giằng xé giữa tình và duyên, giữa tình yêu đôi lứa và hạnh phúc tan vỡ. Câu 5- 6:Thúy Kiều kể về mối tình của mình với Kim Trọng. + Hình ảnh: “Quạt ước”, “chén thề”: Hai người tăng nhau quạt để ngỏ ý ước hẹn trăm năm, uống rượu thề nguyền chung thủy. + Nghệ thuật: Điệp từ “khi” xuất hiện ba lần, nhấn mạnh kỉ niệm đẹp đẽ, ấn tượng, tình sâu nghĩa nặng không thể quên. =>Tình yêu thắm thiết, sâu sắc của Kiều dành cho chàng Kim. Câu 7-8: Thúy Kiều kể về cơn gia biến: + Gia đình có sóng gió ập đến + Bản thân: Chữ hiếu>< chữ tình Kiều viện đến hoàn cảnh, mong Vân hẫy hiểu cho sự hi sinh của nàng mà cứu lấy nàng. Câu 9-12:Lời lẽ thuyết phục của Kiều với Vân Từ ngữ “ngày xuân”: Hình ảnh ẩn dụ chỉ tuổi đời, ở đây là tuổi trẻ => Kiều nhờ cậy vào tuổi trẻ của Vân. “Xót tình máu mủ: Tình cảm giữa hai chị em Kiều-Vân => Kiều nhờ cậy vào tình ruột thịt. “Thịt nát xương mòn”: Cái chết của Kiều (dự cảm) “Ngậm cười chín suối”: Cái chết mãn nguyện => Kiều viện đến cái chết để thuyết phục Vân. Ngôn ngữ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ văn chương quý tộc( keo loan) vàngỗ ngữ bình dân(tình máu mủ, lời nước non, thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối,...) Tâm trạng: Tạm thời tìm được sự thanh thản vì đã dứt được gánh nặng ưu tư trong lòng. Lúc này lí trí làm chủ cho tình cảm. TIỂU KẾT:Thúy Kiều là con người sắc sảo, thông minh, tinh tế. Bên cạnh đó nàng còn là một người con hiếu thảo, giàu đức hi sinh, giàu lòng vị tha. Một người có tình yêu sâu nặng. Một đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ tài hoa bạc mệnh, tình yêu và hạnh phúc tan vỡ. Tác giả đã bộc lộ tình cảm xót thương của mình đối với thân phận nàng Kiều thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm của mình. ( hết tiết 1) Củng cố - dặn dò (2 phút) Yêu cầu học sinh + Thử đặt một tên khác cho nhan đề của đoạn trích và lí giải lí do vì sao lại lựa chọn nhan đề đó. + Học thuộc lòng đoạn trích + Soạn tiếp tiết 2 của đoạn trích gồm 16 câu thơ còn lại. Chữ kí xác nhận của Gv hướng dẫn Sinh viên thực tập Quyên Hoàng Thị Quyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 2_12299797.docx
Tài liệu liên quan