Giáo án Ngữ văn 10 tiết 86: Lập luận trong văn nghị luận

II. Cách xây dựng lập luận:

Muốn xây dựng luận điểm người viết phải tiến hành: Xác định luận điểm, tìm luận cứ, vận dụng phương pháp luận hợp lí.

1.Xác định luận điểm:

- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.

 - Chữ ta bàn về vấn đề: Sử dụng tiếng Việt ở nước ta phê phán việc lạm dụng sử dụng tiếng nước ngoài.

- Bài văn có 2 luận điểm:

+ Bảng hiệu, quảng cáo tiếng Anh ở nước ta đang lấn lướt tiếng Việt.

+ Báo chí ở nước ta đưa tiếng nước ngoài vào nhiều chiếm mất trang, mất thông tin, gây thiệt thòi cho người đọc.

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 86: Lập luận trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 86: Lập luận trong văn nghị luận Giáo viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Thanh Lan. Người soạn: Dương Thị Quỳnh Lan. Đối tượng: Học sinh lớp 10A1,10 A7, 10A15. Ngày soạn: 29/02/2018. A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Củng cố và nâng cao những hiểu biết về yêu cầu, cách thức xây dựng lập luận trong văn nghị luận. 2. Kỹ năng: - Giúp học sinh biết cách xây dựng lập luận để vận dụng vào viết bài văn nghị luận. - Rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc nhóm. 3. Thái độ: - Chú ý rèn luyện cách lập luận chặt chẽ trong giao tiếp hàng ngày. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên. - Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2 - ban cơ bản. - Giáo án giảng dạy. 2. Học sinh. - Sách giáo khoa, vở soạn, bút, vở ghi C. Phương pháp, phương tiện dạy học 1. Phương pháp dạy học: sử dụng kết hợp các phương pháp: phát vấn, đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm 2. Phương tiện dạy học: bảng đen, phấn, phiếu trả lời câu hỏi D. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du). Sau đó, em hãy nêu khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích? 3. Bài mới: * Vào bài mới: Mục đích của văn bản nghị luận là thuyết phục được người đọc, người nghe. Muốn vậy, văn bản nghị luận phải có hệ thống lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Bài học hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vấn đê này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm lập luận trong văn nghị luận. -Gọi học sinh đọc đoạn văn trong SGK. GV hỏi: Mục đích của lập luận nằm ở câu văn nào? GV hỏi: Để đạt được mục đích, tác giả đã dùng những lý lẽ nào? GV hỏi: Từ sự phân tích trên, em hãy cho biết lập luận là gì? Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách xây dựng lập luận. GV hỏi: Muốn xây dựng lập luận, người viết phải tiến hành theo những bước nào? GV hỏi: Luận điểm là gì? GV hỏi: Bài văn Chữ ta bàn về vấn đề gì? (Bài văn trên bàn về vấn đề: Sử dụng tiếng Việt ở nước ta Quan điểm của tác giả là khi nào thật cần thiết mới dùng tiếng nước ngoài, còn bình thường thì phải dùng tiếng mẹ đẻ, đây vừa là thái độ tự trọng vừa đảm bảo quyền lợi được thông tin cho người đọc. àphê phán việc lạm dụng sử dụng tiếng nước ngoài.) GV hỏi: Bài văn có bao nhiêu luận điểm? Đó là những luận điểm nào? GV hỏi: Luận cứ là gì? GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Thời gian thảo luận là: 7 phút. Yêu cầu: + Nhóm 1, 2: Em hãy chỉ ra những luận cứ ở đoạn văn trích Thư dụ Vương Thông lần nữa - Nguyễn Trãi (SGK - 109). Và cho biết tác giả sử dụng luận cứ lí lẽ hay bằng chứng thực tế. + Nhóm 3, 4: Em hãy chỉ ra những luận cứ, luận chứng ở bài văn Chữ ta - Hữu Thọ (SGK - 110). Và cho biết tác giả sử dụng luận cứ lí lẽ hay bằng chứng thực tế. - Gọi học sinh đọc phần 3 (SGK - 110) và trả lời câu hỏi sau: GV hỏi: Em hiểu phương pháp lập luận là gì?  GV hỏi: Đoạn văn của Nguyễn Trãi lập luận theo phương pháp nào? GV hỏi: Văn bản Chữ ta tác giả Hữu Thọ lập luận theo phương pháp nào? HS: Suy nghĩ trả lời. GV hỏi: Ngoài những phương pháp lập luận trên còn gặp nhiều phương pháp lập luận nào ở THCS? ( Có nhiều phương pháp lập luận, sau đây là ba phương pháp cơ bản: + Phương pháp diễn dịch: Là cách lập luận đi từ khái quát đến cụ thể. + Phương pháp quy nạp: Là cách lập luận đi từ cụ thể đến khái quát. + Phương pháp phản đề: là cách đưa ra một ý kiến ngược lại hoàn toàn với vấn đề đang được bàn bạc rồi từ đó khẳng định tính đúng đắn của vấn đề đang bàn bạc). Hoạt động 3: Hướng dẫn làm phần luyện tập  GV: Chia lớp thành 4 nhóm Thời gian thảo luận : 5 phút + Nhóm 1, 2: bài tập 1 (SGK-111) + Nhóm 3, 4: bài tập 2 (a)(SGK-111) I. Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận. - Mục đích của lập luận: Thuyết phục giặc Minh từ bỏ dã tâm xâm lược: Thể hiện qua câu: Nay các ông không rõ thời thế, lại trang sức bằng những lời dối trá, thế chẳng phải là kẻ thất phu hèn kém ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được. - Lí lẽ: + Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế + Được thời, có thế thì biến mất làm còn, hóa nhỏ thành lớn. + Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy, chỉ như khoảng trở bàn tay mà thôi. à Khái niệm: Lập luận là đưa ra các lý lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người nghe (đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) cần đạt tới. II. Cách xây dựng lập luận: Muốn xây dựng luận điểm người viết phải tiến hành: Xác định luận điểm, tìm luận cứ, vận dụng phương pháp luận hợp lí... 1.Xác định luận điểm: - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. - Chữ ta bàn về vấn đề: Sử dụng tiếng Việt ở nước ta àphê phán việc lạm dụng sử dụng tiếng nước ngoài. - Bài văn có 2 luận điểm: + Bảng hiệu, quảng cáo tiếng Anh ở nước ta đang lấn lướt tiếng Việt. + Báo chí ở nước ta đưa tiếng nước ngoài vào nhiều chiếm mất trang, mất thông tin, gây thiệt thòi cho người đọc. 2. Tìm luận cứ: - Luận cứ là những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục dùng để thuyết minh cho luận điểm. - Các luận cứ trong Thư dụ Vương Thông lần nữa của Nguyễn Trãi: + Được thời có thế thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn. + Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy, chỉ như khoảng trở bàn tay mà thôi. àLuận cứ trong lập luận của Nguyễn Trãi đều là lí lẽ. -Những luận cứ trong Chữ ta - Hữu Thọ: Luận điểm 1 với các luận cứ: + Chữ nước ngoài chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đạt dưới chữ Triều Tiên to hơn ở phía trên. + Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu chữ Triều Tiên. + Trong khi đó thì ở một vài thành phố...như mình lạc sang một nước khác. Luận điểm 2 với các luận cứ: + Có một số tờ báo, tạp chí...in rất đẹp. +Nhưng các tờ báo phát hành trong nước...những bài cần đọc. +Trong khi đó....trang thông tin. àCác luận cứ trong văn bản chữ ta đều là những bằng chứng thực tế “mắt thấy tai nghe” của chính người viết đã từng ở Xơ-un (Hàn Quốc). 3. Lựa chọn phương pháp lập luận: - Phương pháp lập luận: là cách thức lựa chọn sắp xếp luận điểm, luận cứ sao cho chặt chẽ, hợp lý và thuyết phục. - Nguyễn Trãi lập luận theo phương pháp diễn dịch và quan hệ nhân - quả. - Hữu Thọ lập luận theo phương pháp quy nạp và so sánh đối lập. + Quảng cáo ở Hàn Quốc >< quảng cáo ở ta. + Báo chí ở Hàn Quốc >< báo chí ở ta. -Một số phương pháp lập luận thường gặp trong văn bản nghị luận: phương pháp phản đề, phương pháp loại suy... III. Luyện tập 1) Bài tập 1 (SGK - 111) a. Luận điểm: Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú và đa dạng. b. Luận cứ: + Lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lực đề cao con người. + Bằng chứng thực tế: Qua các tác phẩm thời Lý, sáng tác Nguyễn Trãi, Nguyễn Bình Khiêm, Nguyễn Du... đặc  biệt nổi bật ở các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIX. c. Phương pháp lập luận: quy nạp. 2) Bài tập 2 : (SGK - 111) a) Đọc sách mang lại cho ta nhiều điều bổ ích. + Tăng thêm sự hiểu biết kiến thức về tự nhiên, xã hội. + Giúp ta tích luỹ vốn từ phong phú, khả năng diễn đạt. + Cho ta những trải nghiệm tuyệt vời. + Dạy cho ta nhiều bài học trong cuộc sống. + Giúp ta tự nhận thức bản thân mình. + Chắp cánh ước mơ cho mỗi chúng ta. E. Củng cố, dặn dò - Làm bài 2 (b,c) và bài 3 vào vở bài tập. - Soạn bài Văn bản văn học. F. Rút kinh nghiệm ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 29 Lap luan trong van nghi luan_12358484.docx
Tài liệu liên quan