Giáo án ngữ văn 11 - Gv Ninh Thị Hồng Loan

Tiết 73

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG

- Phan Bội Châu –

I. Mục tiêu cần đạt:

- Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được:

+ Vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.

+ Giọng thơ tâm huyết, sục sôi, đầy sức lôi cuốn.

- Kĩ năng: Đọc – hiểu thơ thất ngôn Đường luật theo đặc trưng thể loại.

- Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

- GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11

- HS: Vở soạn, sgk, tài liệu về Phan Bội Châu

 

doc49 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5194 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án ngữ văn 11 - Gv Ninh Thị Hồng Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại - Thái độ: Giáo dục một thái độ sống, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội. II. Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11 - HS: Vở soạn, sgk . III. Tiến trình bài giảng: 1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ và phân tích bốn câu thơ đầu tiên? 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu khổ thơ thứ 3 - Tìm hệ thống tương phản thể hiện tâm trạng tiếc nuối của tác giả về thời gian, tuổi trẻ, tình yêu? - Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào? có gì khác với cảm nhận trong khổ thơ trên? - Giải thích ý nghĩa của những điệp từ và những quan hệ từ có trong đoạn thơ? 3. Đoạn 3. Mười bảy câu thơ tiếp theo. - Xuân Diệu đưa tiêu chuẩn: Con người hồng hào mơn mởn là vẻ đẹp chuẩn mực trên thế gian. Nhưng đời người có hạn, thời gian một đi không trở lại, thế giới luôn luôn vận động: + Xuân tới - xuân qua + Xuân non - xuân già + Xuân hết - tôi mất. + lòng rộng - đời chật. à Một hệ thống tương phản để khẳng định một chân lý: tuổi xuân không bao giờ trở lại, phải biết qúi trọng tuổi xuân. - Người buồn à cảnh buồn : + Năm tháng ….chia phôi + Sông núi…tiễn bịêt. + Gió…hờn + Chim…sợ à Nói thiên nhiên nhưng là nói lòng người: tâm trạng lo lắng, buồn bã, tiếc nuối khi xuân qua. + Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm : vẫn trẻ trung, vẫn đủ sức sống cống hiến tuổi xuân cho cuộc đời. - Điệp từ : Nghĩa là…: Định nghĩa, giải thích, mang tính khẳng định tính tất yếu qui luật của thiên nhiên - Kết cấu: Nói làm chi…nếu..còn…nhưng chẳng còn…nên…; điệp ngữ: phải chăng…: Sự lí lẽ, biện minh về chân lí mà nhà thơ đã phát hiện ra. à Muốn níu kéo thời gian nhưng không được. Vậy chỉ còn một cách là hãy sống cao độ giây phút của tuổi xuân. HĐII. Hướng dẫn tìm hiểu phần còn lại - Tâm trạng Xuân Diệu được bộc lộ qua hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu trong đoạn thơ ? - Phân tích tác dụng của các điệp từ ? điệp ngữ ? - Phân tích ý nghĩa của các động từ ? từ chỉ mức độ tình cảm ? 4. Đoạn 4. Chín câu thơ cuối. - Lời giục giã hãy sống vội vàng, hãy ra sức tận hưởng tuổi trẻ, mùa xuân, ty đắm say, cuồng nhiệt, hết mình. - Bộc lộ sự yêu đời, khao khát hòa nhập của tác giả với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ. - Điệp từ: và… cho..: cảm xúc ào ạt, dâng trào. - Điệp ngữ: Ta muốn: bộc lộ sự ham hố, yêu đời, khao khát hòa nhập của tg với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ. - Tôi à Ta : Sự hòa nhập đồng điệu trong tâm hồn nhà thơ, mang tính phổ quát. - Nghệ thuật vắt dòng với 3 từ và: Sự mê say vồ vập trước cảnh đẹp, tình đẹp. - Động từ: ôm…riết…say…thâu…hôn...cắn… à Mức độ tăng dần – càng mạnh càng mê đắm, cuồng nhiệt. - Từ chỉ mức độ: Chếnh choáng…đã đầy…no nê…: Sự hòa nhập của một sức sống nồng nàn, mê say. à Sống vội vàng, cuống quít không có nghĩa là ích kỷ, tầm thường, thụ động, mà đó là cách sống biết cống hiến, biết hưởng thụ. Quan niệm nhân sinh của thi sĩ. HĐII. Hướng dẫn HS tổng kết III. Tổng kết: - Bài thơ thể hiện tư tưởng nhân sinh quan tích cực của tác giả, lòng yêu cuộc sống, yêu đời, yêu tuổi trẻ một cách mạnh liệt, cuống nhiệt. - Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu: Cảm nhận thiên nhiên tinh tế, sử dụng điệp ngữ so sánh độc đáo, hình ảnh thơ khoẻ khoắn, nồng nàng, từ ngữ gợi cảm, táo bạo. 3. Củng cố: Cái tôi của Xuân Diệu điển hình cho thời đại mới: +Cách cảm nhận cái đẹp của cuộc đời +Quan niệm về thời gian, tuổi trẻ +Thể hiện cách sống cuồng nhiệt, say sưa 4. Hướng dẫn học bài: - Học thuộc lòng bài thơ - Xuân Diệu giãi bày về tập “Thơ thơ”: “ Đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân; đây là lòng tôi đương thời sôi nổi; đây là tuổi xuân của tôi và đây là sự sống của tôi nữa” Theo anh/chị những ý tưởng thi ca đó in dấu ấn như thế nào trong bài thơ “Vội vàng” Lớp 11B1: Tổng số: Vắng: Tiết 81 THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ I. Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: + Nắm được mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ + Biết cách lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận - Kĩ năng: + Nhận diện và chỉ ra tính hợp lí, nét đặc sắc của các cách bác bỏ trong văn bản. + Viết đoạn văn, bài văn bác bỏ một ý kiến ( về vấn đề xã hội hoặc văn học) với cách bác bỏ phù hợp. - Thái độ: Có ý thức và biết cách bác bỏ những ý kiến, những lời nói sai trái hoặc thiếu chính xác. Nâng cao ý thức vận dụng thao tác này trong giao tiếp và ứng xử. II. Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: SGK, SGV, bài soạn , phiếu học tập, chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11 - HS: Vở soạn, sgk . III. Tiến trình bài giảng: 1. Kiểm tra bài cũ: Qua bài thơ có thể hình dung cái tôi của Xuân Diệu như thế nào ? Trả lời : Từ những phân tích quan niệm mới về thời gian – tuổi trẻ – hạnh phúc trong toàn bài, có thể hình dung cái tôi Xuân Diệu thật điển hình cho thời đại thơ mới : - Một ý thức ráo tiết về giá trị đời sống của cá thể. Nghĩa là một ý htức nhân bản, nhân văn rất cao. - Một quan niệm táo bạo đầy tính cách mạng trước những quan niệm cú kĩ vốn cản trở việc giải phóng con người cá thể. - Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế. - Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế sống cuồng nhiệt tích cực 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu chung Thế nào là bác bỏ? Trong cs cũng như viết bài NL, ta dùng thao tác bác bỏ nhằm mục đích gì? - Để bác bỏ thành công, cần nắm vững những yêu cầu nào? I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm Thao tác lập luận bác bỏ là dùng lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm lệch lạc thiếu khao học của một quan điểm, ý kiến nào đó. 2. Mục đích. - Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phủ nhận những ý kiến, những nhận định sai trái, nhằm bảo vệ ý kiến, nhận định dúng đắn. 3. Yêu cầu. - Cần phải chỉ ra được cái sai hiển nhiên của các chủ thể phát ngôn, phải có hiểu biết sâu sắc. - Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ các ý kiến, nhận định sai trái. - Có thái độ thẳng thắn, có văn hoá tranh luận và có sự tôn trọng người đối thoại, tôn trọng bạn đọc. HĐII. Tìm hiểu cách bác bỏ. HS:đọc các đoạn trích ở mục II.1 trong SGK. HS: trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi: Cho biết trong ba đoạn trích trên, luận điểm(ý kiến,nhận định,quan niệm…) nào bị bb? Bác bỏ bằng cách nào? II. Cách bác bỏ : 1. Tìm hiểu một số đoạn văn có dùng TTLLBB. - Đoạn a: ông Đinh Gia Trinh bác bỏ ý kiến của ông Nguyễn Bách Khoa cho rằng:”Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”. Bb bằng cách dùng phối hợp nhiều loại câu, nhất là câu hỏi tu từ và bằng cách so sánh trí tưởng tượng của Ng.Du với trí tưởng tượng của các thi sĩ nước ngoài. - Đoạn b: ông Nguyễn An Ninh bb ý kiến sai trái cho rằng” tiếng nước mình nghèo nàn”. Bb bằng cách khẳng định ý kiến sai trái ấy không có cơ sở nào cả và bằng cách so sánh hai nền vh Việt- Trung để nêu câu hỏi tu từ: “phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?” - Đoạn c: ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan niệm sai trái: “tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” Bb bằng cách phân tích tác hại đầu độc môi trường của những người hút thuốc lá gây ra cho những người xung quanh. 2. Cách bác bỏ - Có thể bb một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,…của luận cứ, cách lập luận ấy. - Khi bb, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực. HĐIII. Hướng dẫn luyện tập Thảo luận nhóm: Đọc đoạn trích trong sgk trang 26, 27 và trả lời câu hỏi: Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên? Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có gì khác nhau? Anh/chị rút ra được bài học gì về cách bác bỏ? HĐ cá nhân: Trong lớp có bạn cho rằng: Không kết bạn với những người học yếu. Anh/chị hãy bác bỏ quan niệm đó, III. Luyện tập Bài tập 1: Nguyễn Dữ bác bỏ một ý kiên sai lệch: cứng quá thì gãy, từ đó mà đổi cứng ra mềm. Nguyễn Đình Thi bác bỏ một quan niệm sai lầm: thơ là những lời đẹp. Cách bác bỏ và giọng văn: + ND: dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ với giọng văn dứt khoát, chắc nịch. + NĐT: dùng dẫn chứng để bác bỏ luận điểm với giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị. Rút ra bài học: Khi bác bỏ cần lựa chọn mức độ bác bỏ và giọng văn sát hợp. Bài tập 2: - Khẳng định đây là một quan niệm sai về việc kết bạn trong lứa tuổi học trò. Phận tích “học yếu” ko phải là một “thói xấu”, mà là một nhược điểm chủ quan hoặc do những điều kiện khách quan chi phối( sức khỏe, khả năng, hoàn cảnh gia đình..); từ đó phân tích nguyên nhân và tác hại của qn trên. Khẳng định qn đúng đắn là kết bạn với những người học yếu là trách nhiệm và tình cảm bạn bè nhằm giúp đỡ nhau tiến bộ về mọi mặt,trong đó có học tập - Nên dùng giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị để thuyết phục bạn có quan niệm sai lầm. 3. Củng cố: HS trả lời câu hỏi TN Câu 1: Thế nào là bác bỏ luận cứ? A. Vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lí lẽ và dẫn chứng được sử dụng B. Vạch ra tính chất sai lầm đã được sử dụng C. Vạch ra những thiếu sót trong lí lẽ đã được sử dụng D. Vạch ra tính chất giả tạo trong dẫn chứng Câu 2: Thế nào là bác bỏ lập luận? A. Vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gic của đối phương B. Vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gic trong lập luận của đối phương C. Vạch ra sự mâu thuẫn, không nhất quán, phi lô gic trong lập luận của đối phương, chỉ ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận D. Vạch ra sự đổi thay, đánh tráo khái niệm trong quá trình lập luận Câu 3: Nhất Chi Mai phê bình Vũ Trọng Phụng khi đọc văn của Vũ Trọng Phụng: "phẫn uất, khó chịu...vì cảm thấy tư tưởng hắc ám, căm hờn, nhỏ nhen ẩn trong đó!", sự chỉ trích của Nhất Chi Mai bao gồm những luận cứ nào? A. Thấy hắc ám B. Thấy căm hờn C. Thấy nhỏ nhen D. Cả ba luận cứ trên 4. Hướng dẫn tự học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng để bác bỏ: cho hai vấn đề sau: Phải chắng bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu chỉ là sự thể hiện quan điểm sống gấp bồng bột của tuổi trẻ. Lập luận để phản bác sai lầm trong ý kiến: “Có tiền mua tiên cũng được” Lớp 11B1: Tổng số: Vắng: Tiết 82 TRÀNG GIANG - Huy Cận - I. Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: + Cảm nhận được nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khát khao hoà nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương tha thiết của tác giả. + Thấy được việc sử dụng nhuần nhuyễn những yếu tố thơ cổ điển trong một bài thơ mới. - Kĩ năng: + Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại + Phân tích, bình giảng tác phẩm thơ trữ tình. - Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước II. Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: SGK, SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11 - HS: Vở soạn, sgk . III. Tiến trình bài giảng: 1. Kiểm tra bài cũ: không thực hiện 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐI. Hướng dẫn tìm hiểu chung: HS đọc tiểu dẫn trong SGK và trình bày tóm tắt về Huy Cận. Cảm xúc của bài thơ được gợi từ cảnh sóng nước mênh mang của sông Hồng (lúc này nhà thơ đang học tại trường canh nông Hà Nội); Một thoáng nhớ nhà, nhớ quê cộng với thân phận người dân mất nước tạo đã tạo cảm hứng để Huy Cận viết bài thơ này! Đây là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận trước cách mạng. Bài thơ lúc đầu có tên là "Chiều trên sông" viết theo thể lục bát sau đỏi thành thơ thất ngôn với 4 khổ với nhan đề "tràng giang" I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Thơ Huy Cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn, mang một sắc thái riêng đó là " Cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết tới ngoại cảnh" (Hoài Thanh). Thơ Huy Cận thường khắc họa những cảnh lụi tàn, bơ vơ, hoang vắng, chia lìa dường như nhà thơ " lượm lặt những chút buồn rải rác để sáng tạo nên hững vần thơ ảo não" - Hoài Thanh. 2. Tác phẩm: - Bài thơ viết mùa thu 1939, được in trong tập “Lửa thiêng” tập thơ tiêu biểu và nổi tiếng của ông trước cách mạng tháng tám 1945. HĐII. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản. - Em có suy nghĩ gì về nhan đề và lời đề từ bài thơ? GV: + Một thiên nhiên bao la, rợn ngợp + Một dòng sông dài, rộng mênh mông. + Một nỗi niềm bâng khuâng, tha thiết nhớ khi đứng trước trời rộng sông dài Trời rộng bâng khuâng nhớ sông dài hay nv ttình đang trong tâm trạng bâng khuâng nhớ ...Con người đang nặng lòng thương nhớ mà tạo vật cũng tràn ngập nỗi nhớ đến mênh mông. Tâm trạng nv ttình đã hòa cảm với nỗi sầu của sông núi II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Nhan đề và lời đề từ. - Nhan đề. +Tràng giang: gợi ra ấn tượng khái quát, trang trọng cổ điển. + Vần "ang" - gợi âm hưởng dài rộng, lan tỏa, ngân vang (gợi đến một con sông của thủa hồng hoang xa xưa nào đó.) - Lời đề từ: nỗi buồn - sầu lan tỏa, nhẹ nhàng mà lắng sâu trước cảnh sông dài, trời rộng. Cảm hứng chủ đạo được tác giả nói rõ: "bâng khuâng" => Toàn bộ cảm xúc chi phối cảm hứng sáng tác của tác giả à chìa khoá để hiểu bài thơ. Mở đầu bài thơ là cảnh sông nước mânh mông, bất tận - Khổ thơ đầu vẽ ra những cảnh gì trên sông? Các cảnh ấy có điểm gì chung? Có liên hệ với nhau không? (điệp điệp: láy âm gợi nỗi buồn liên tiếp, trùng điệp; lại vừa như đóng lại bởi phụ âm tắc / p / vô thanh, nỗi buồn như ủ kín trong lòng không nói được thành lời! Hả con thuyền cùng cành củi khô cùng trôi trên dòng sông rộng. - Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong khổ thơ được biểu hiện như thế nào? Nỗi buồn riêng của thế hệ những người cầm bút lúc bấy giờ, nỗi buồn của Thơ mới hoà nhập với nỗi sầu nhân thế để tạo ra âm hưởng buồn da diết “Mang mang thiên cổ sầu”, nỗi buồn của những con người gắn bó với đất nước nhưng cô đơn, bất lực 2. Khổ thơ 1: + Sóng gợn: Nhẹ, từng lớp một như lan toả. + Tràng giang: sông rộng, dài, lớn… + Điệp điệp: Liên tục, nhiều lần. + Thuyền về nước lại: Buồn, chia ly, xa cách + Củi một cành khô.. lạc dòng: Trôi nổi trên sông, cảnh chia lìa trống vắng, gợi sự chết chóc - hình ảnh biểu trưng của kiếp người nhỏ nhoi, lạc lõng, cô đơn, vô định -> Cảnh sông nước bao la, vô định, rời rạc, hờ hững à Cảnh cô đơn, buồn vắng vô tận, nỗi buồn như ngấm vào tận da thịt. - Cần chú ý những từ nào trong khổ thơ thứ 2? lơ thơ, cồn nhỏ, đìu hiu, làng xa, vãn chợ chiều, cô liêu - những từ đó gợi lên một không gian như thế nào? Sâu chót vót: cách viét sáng tạo mới mẻ - Xuất phát từ thực tế điểm nhìn của tg đứng trên đê cao nhìn lên trời, nhìn xuóng mặt sông, ánh nắng chiều từ phương tây rọi lại và gợi ra cảm giác này. 2. Khổ thơ thứ 2: - Từ ngữ: lơ thơ, cồn nhỏ, đìu hiu, làng xa, vãn chợ chiều, cô liêu à Không gian buồn vắng. Nghệ thuật dùng từ láy gợi tả sự hắt hiu, thê thảm... - Không một âm thanh, không một tiếng động, có vẳng hơi tiếng con người ở một phiên chợ chiều đã vãn nhưng mơ hồ - càng gợi sự tàn tạ, vắng vẻ, cô đơn. - Không gian ba chiều: + nắng xuống/ trời lên/ sâu chót vót + sông dài/ trời rộng/ bến cô liêu à Nghệ thuật đối, sự đối lập giữa con người với vũ trụ: con người càng nhỏ bé, rợn ngợp trước không gian rộng lớn và vĩnh hằng ấy. Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển. - Đọc khổ thơ 3 và nhận xét cảnh vật ở thổ thơ có gì đáng chú ý? ? Hình ảnh "Bèo dạt" gợi cho em suy nghĩ gì? Ý nghĩa dùng từ phủ định hai lần 4. Khổ thơ 3. - Cảnh cô đơn, buồn, trống vắng được nhấn mạnh hơn bởi hai lần phủ định: + không cầu. + không đò à Không bóng người, không sự giao lưu. + Bèo dạt: hình ảnh chia lìa, tan tác. à gợi hình ảnh con người mất quyền lợi, mất tự do, mất chủ quyền, kiếp sống lưu lạc trên dòng đời, thân phận bèo bọt, vô nghĩa, cô đơn trước đất trời. -> Nỗi buồn trước cảnh vật của nhà thơ luôn song hành và gắn chặt với nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn quê hương đất nước được thể hiện một cách kín đáo. - Đọc khổ thơ 4 và cho biết cảnh vật và cảm xúc của nhà thơ trong khổ thơ có gì đặc biệt? Cánh chim nhỏ nhoi đến tội nghiệp, sức nặng của bóng chiều như đang đè nặng cánh chim nhỏ bé ấy Bản thảo Huy Cận viết: Dờn dợn. Do sự vô tình của người sắp chữ in mà thành dợn dợn. Tác giả cảm ơn sự vô tình đó của anh thợ sắp chữ máy in. Câu thơ được gợi ra từ hai câu thơ trong Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu: Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. 5. Khổ thơ 4: - Từ ngữ : lớp lớp, đùn, nghiêng, sa à Cảnh hoàng hôn u ám, nặng nề, tưởng chừng như đặc quánh lại. +Dợn dợn: Gợi cảm giác bên trong, buồn vô hạn, nhớ quê hương. + Không khói …nhớ nhà: nét cổ điển mà hiện đại trong thơ Huy Cận. Nỗi nhớ da diết của một cái tôi lãng mạn. Đó chính là lòng yêu nước thầm kín của Huy Cận trước cảnh ngộ đất nước mất chủ quyền. HĐIII. Hướng dẫn HS tổng kết. III. Tổng kết: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là nỗi buồn non nước thể hiện lòng yêu quê hương đất nước thầm kín của một lớp thanh niên trong chế độ cũ. Xuyên suốt bức tranh Tràng Giang là nỗi buồn triền miên vô tận, là nỗi sầu nhân thế. Bài thơ không chỉ cho ta thấy rõ hồn thơ rung cảm tinh tế trước cảnh đẹp của thiên nhiên mà còn cho thấy một tình yêu quê hương đất nước tha thiết lắng sâu của Huy Cận. Có lẽ vì thế mà Xuân Diệu đã khẳng định "Tràng Giang là một bài thơ ca hát non sông đất nước ... dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc sau này". 3. Củng cố: - Bài thơ ghi lại hình ảnh tạo vật thiên nhiên, vừa mênh mông, vô biên; vừa hiu quạnh hoang vắng! - Cái tôi cô đơn, bơ vơ trước thiên nhiên trời rộng, sông dài, không biêt trôi dạt vào đâu giữa dòng sông vô định của cuộc đời! - Cảm xúc chủ đạo của bài thơ: tình cảm thiết tha yêu thiên nhiên, đất nước quê hương! - Bài thơ mang đậm phong cách Đường thi cổ kính. 4. Hướng dẫn học bài: - Thuộc lòng bài thơ. - Theo Xuân Diệu, “Tràng giang” là bài thơ “ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc” Hãy làm rõ nhận định trên. - Soạn bài : Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ Lớp 11B1: Tổng số: Vắng: Tiết 83 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ I. Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Củng cố và nâng cao hiểu biết về thao tác lập luận bác bỏ. - Kĩ năng: Sử dụng thao tác bác bỏ một cách thuần thục nhất - Thái độ: Có ý thức vận dụng thao tác bác bỏ trong bài văn nghị luận cũng như trong cuộc sống. II. Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: SGK, SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11 - HS: Vở soạn, sgk . III. Tiến trình bài giảng: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐI. GV hướng dẫn HS giải bài tập. Trao đổi nhóm. Đại diện nhóm trình bày. GV chuẩn xác kiến thức, cho điểm. Bài tập 1: - Nhóm 1. Bài tập 1(a) - Nhóm 2. Bài tập 1(b) Bài tập 1. Vấn đề bác bỏ Cách bác bỏ Đoạn văn a/ Đoạn văn b/ Quan niệm sống quẩn quanh, nghèo nàn của những người trở thành nô lệ của tiện nghi. Thái độ dè dặt, né tránh của những người hiền tài trước vương triều mới. Dùng lí lẽ và hình ảnh so sánh Dùng lí lẽ phân tích dể nhắc nhở, kêu gọi những người hiền tài ra giúp nước. Bài tập 2: - Nhóm 3. Bài tập 2. - Nhóm 4. Đưa ra quan niệm đúng đắn về cách học môn ngữ văn? Bài tập 2. Vấn đề bác bỏ Cách bác bỏ Đoạn văn a/ Đoạn văn b/ - Quan niệm phiến diện. - Quan niệm phiến diện: - Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế. - Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế. Quan niệm đúng đắn. Muốn học tốt môn ngữ văn cần phải: - Sống sâu sắc và có ý thức tích luỹ vốn sống thực tế. - Có động cơ và thái độ học tập đúng đắn. - Có phương pháp học tập phù hợp để nắm kiến thức cơ bản và hệ thống. - Thường xuyên trau dồi kiến thức qua sách, báo, tạp chí và thu thập thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. HĐII. Hướng dẫn làm bài tập 3: Có quan niệm cho rằng: "Thanh niên, học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường ... thế mới là cách sống "sành điệu" của tuổi trẻ thời hội nhập" . Anh / chị hãy lập dàn ý và viết bài nghị luận bác bỏ quan niệm trên. Bài tập 3 a. Mở bài: Giới thiệu ít nhất 2 quan niệm sống khác nhau: - Quan niệm trong SGK - Quan niệm khác: cách sống của tuổi trẻ thời hội nhập là phải có trí tuệ, khát vọng làm giàu .... b.Thân bài: - Thừa nhận đây cũng là một trong những quan niệm về cách sống hiện nay đang tồn tại. Phân tích ngắn gọn nguyên nhân phát sinh ra quan niệm ấy. - Bác bỏ quan niệm về cách sống ấy: + Vấn đề cần bác bỏ: Bản chất cái gọi là "sành điệu" chính là lối sống buông thả, hưởng thụ và vô trách nhiệm. + Cách bác bỏ: Dùng lí lẽ và dẫn chứng thực tế. - Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng đắn. c. Kết bài: Phê phán và nêu tác hại của quan niệm về cách sống sai trái. 3. Củng cố: - Có thể bb một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,…của luận cứ, cách lập luận ấy. - Khi bb, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực. 4. Hướng dẫn học bài: - Hoàn thiện bài tập 3. - Soạn " Đây thôn Vĩ Dạ " Hàn Mạc Tử Lớp 11B1: Tổng số: Vắng: Tiết 84 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 6 – NGHỊ I. Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: + Hiểu các yêu cầu cơ bản của đề văn về kiểu bài, đề tài, tư liệu + Biết cách phân tích đề văn nghị luận phân tích, đánh giá được những chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục những lỗi trong bài viết - Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích, so sánh, ... - Thái độ: Nhạy bén với những vấn đề xã hội đặt ra, có quan điểm và cách giải quyết đúng đắn. II. Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11 - HS: Vở soạn, sgk , bài viết. III. Tiến trình bài giảng: 1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐI. GV phát đề cho HS I. Tìm hiểu đề: - Yều cầu về nội dung: Làm rõ ý nghĩa câu nói của Helen Killer: "Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày" - Yêu cầu về hình thức: Giải thích, chứng minh, bình luận, cảm nghĩ. - Yêu cầu phạm vi dẫn chứng: Đời sống xã hội, trong tác phẩm văn học HĐII. Hướng dẫn lập dàn ý: II. Đáp án - thang điểm: Cần đáp ứng được các luận điểm: * Giải thích câu nói: - Tôi đã khóc: tuyệt vọng, buông xuôi - Không có giày để đi: những bất hạnh, những khó khăn, những thất bại mà con người gặp phải trên đường đời. - Không có chân để đi giày: những bất hạnh, những khó khăn, những thất bại của người khác còn lớn hơn những gì mình gặp phải. * Ý nghĩa của câu nói: Thông điệp muốn gửi tới mọi người: không bao giờ được cúi đầu tuyệt vọng trước những bất hạnh, chông gai trong cuộc sống bởi: - Cuộc sống quanh ta có rất nhiều những mảnh đời bất hạnh còn lớn hơn những khó khăn mà ta gặp phải - Cuộc sống không bao giờ chỉ rải đầy hoa hồng mà luôn có nhiều chông gai, chông gai ấy là nơi thử thách tôi luyện con người. - Con người không thể quyết định hoàn cảnh của mình nhưng cần có nghị lực để vượt lên hoàn cảnh đó. - Tương lai của mỗi người phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân. HĐIII. GV nhận xét, đánh giá, trả bài viết cho HS III. Nhận xét, đánh giá, trả bài * Nhận xét, đánh giá. a. Ưu điểm - Về kĩ năng : đa phần HS nhận diện đúng và hiểu chủ ý của đề. Bố cục bài viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn đa phần đạt yêu cầu. - Về nội dung: Các bài viết đã cố gắng làm rõ luận đề. (GV: minh họa bằng một bài viết có chất lượng) b. Khuyết điểm - Về kĩ năng :một số bài viết còn mắc những lỗi khá sơ đẳng về chính tả. Nguyên nhân là do chưa rèn kĩ và để ý khi viết bài. - Về nội dung: một số bài viết chưa làm rõ được luận đề do thiếu kiến thức, chưa nhìn nhận vấn đề trên các phương diện. * Trả bài: Đề bài viết số 6: Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc quanh ta được Xuân Diệu cảm nhận và diễn tả một cách hấp dẫn như thế nào trong bài thơ “Vội vàng”? Điều ấy thể hiện quan niệm gì của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc? (TN TL trang 22) 3. Hướng dẫn học bài: Chuẩn bị bài "Nghĩa của câu T2" Lớp 11B1: Tổng số: Vắng: Tiết 85 – 86 ĐÂY THÔN VĨ DẠ - Hàn Mặc Tử - TIẾT THỨ NHÂT: I. Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: + Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uần khúc qua bức tranh phong cảnh xứ Huế. + Nhận biết được sự vận động của tứ thơ; của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử. - Kĩ năng: + Đọc – hiểu bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại + Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ. - Thái độ: Giáo dục tình yêu thiên nhiên, với cuộc sống và con người. II. Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: SGK, SGV, bài soạn , chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 11 - HS: Vở soạn, sgk , vở ghi III. Tiến trình bài giảng: 1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện 2. Bài mới: Trong phong trào thơ Mới 1932 - 1942 có một nhà thơ hết sức đặc biệt. Đặc biệt về tài thơ trác tuyệt, đặc biệt về cuộc đời ngắn ngủi, về cái chết trong đau đớnvà về cả những mối tình đơn phương vô vọng. Nhưng chính đó lại là một trong những nguồn cảm hứng để thi nhân việt được hững tuyệt tác. Hàn Mặc Tử với "Đây th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo án ngữ văn 11 ( tiết 73 -> 89 ).doc
Tài liệu liên quan