Giáo án Ngữ văn 11: Phong cách ngôn ngữ chính luận

Nhóm 3 + 7 : Phân tích tính truyền cảm và thuyết phục trong đoạn trích tác phẩm “ Bình Ngô đại cáo”

HẰNG TRÌNH BÀY, NGỌC NHẬN XÉT

Nhận xét về giọng điệu, cách diễn đạt của Nguyễn Trãi

- Cách diễn đạt rất rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lôi cuốn người đọc người nghe

- Giọng điệu : hùng hồn, tha thiết, bộc lộ niềm tự hào, tự tôn dân tộc cùng tinh thần căm thù giặc ngoại xâm.

NGỌC : đồng ý với ý kiến của nhóm bạn

Câu hỏi : Từ kết quả hoạt động nhóm, e hãy khái quát cho cô biết, em hiểu ntn về đặc trưng “tính truyền cảm và thuyết phục” của ngôn ngữ chính luận ?

NGỌC : Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, ng nghe. Văn bản chính luận thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11: Phong cách ngôn ngữ chính luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỞI ĐỘNG 1. Hồ Chí Minh 2. Hịch 3. Chính trị 4. Lời nói 5. Ngữ pháp 6. Tham luận 7. Tuyên ngôn 8. Bình luận 9. Xã luận II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN 1. Các phương tiện diễn đạt a. Về từ ngữ : Câu hỏi : Hãy xác định các từ ngữ mang tính chính trị trong ngữ liệu 1 ? à Bạn 1 : Độc lập, Đồng bào, phát xít, thống nhất, thiểu số, quyền, ... à Bạn 2 bổ sung : Bình đẳng, quyền lợi, thực dân, kháng chiến, công bằng, dân chủ, đa số... Câu hỏi : Theo em thì trong ngữ liệu 1 có phải tác giả chỉ sử dụng hoàn toàn là những từ ngữ chính trị không ? à Trong ngữ liệu, tác giả không chỉ sử dụng mỗi các từ ngữ chính trị. Vậy ngoài các từ ngữ chính trị ra, tác giả còn sử dụng những từ ngữ như thế nào ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả ? à Trong ngữ liệu, tác giả ngoài sử dụng các từ ngữ chính trị ra, còn sử dụng rất nhiều các từ ngữ không mang tính chính trị như “Tất cả mọi người, sinh ra, bất hủ, sung sướng, mọi người, chối cãi, ...”. Từ việc phân tích ngữ liệu, em có nhận xét là : Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị để phục vụ cho tác giả có thể bày tỏ quan điểm chính trị của mình. Câu hỏi : Các từ như tự do, công dân, đạo tặc, phát xít, đa số, thiểu số là ngôn ngữ thông thường hay từ ngữ chính trị ? à Nhỏ Hương : Theo em, các từ này là từ ngữ thông thường. Vì nó rất quen thuộc, trong ngôn ngữ hàng ngày chúng ra sử dụng rất nhiều. à Phương Anh : Theo em, các từ ngữ này là từ ngữ chính trị . Vì nó có ý nghĩa chính trị, có tính chất lí luận . b. Về ngữ pháp : Câu hỏi : Cách lập luận của tác giả như thế nào ? à Đầu tiên, tác giả trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp làm cơ sở pháp lí cho tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Sau đó, Từ quyền “bình đẳng”, “tự do”, “mưu cầu hạnh phúc” của “con người” (tuyên ngôn của Mĩ, Pháp), Bác “suy rộng ra” quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới. Cuối cùng, khẳng định “ Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” Câu hỏi : Nhận xét về câu được in đậm : “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” về kết cấu ? Nó là câu khẳng định hay phủ định ? à Câu văn in đậm là câu có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, các câu trước liên kết với câu đó trong một mạch suy luận. Sau hàng loạt các lý lẽ, câu “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là câu khẳng định, tóm gọn lại ý của cả đoạn. Câu hỏi : Xét ngữ liệu 2 văn bản “Nam quốc sơn hà”. Một bạn hãy nhận xét về kết cấu của câu thơ in đậm “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” ? Mối quan hệ giữa câu in đậm với các câu khác trong bài ? à Câu thơ này có kết cấu chuẩn mực. Nó là một câu khẳng định, liên kết với các câu thơ trước trong một hệ thống lập luận, 1 mạch suy luận. Sông núi nước nam đã có vua Nam, sách trời đã phân chia xứ sở, vậy nên nếu giặc đến xâm chiếm thì nhất định phải chịu bại trận “nhất đẳng hành khan thủ bại hư” Câu hỏi : Từ việc phân tích ngữ liệu, một bạn hãy rút ra nhận xét về ngữ pháp trong văn bản chính luận ? à Câu văn trong văn bản chính luận thường là câu có kết cấu chuẩn mực gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận, câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước trong 1 mạch suy luận c. Về biện pháp tu từ Câu hỏi : Trong câu “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu” tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng ? à Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ Ẩn dụ. Việc sử dụng biện pháp tu từ này khiến cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh, kết tội những tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Câu hỏi : Trong đoạn văn “Khắp non sông VN đang bừng dậy một sinh khí mới. Sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng,công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió,” Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào ? Nêu tác dụngà Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ điệp ngữ, liệt kê. Việc sử dụng những biện pháp tu từ này khiến cho câu văn trùng điệp, nhịp điệu vội vã, rộng ràng, hối hả như chính “sinh khí mới” đang bừng dậy khắp non sông Việt Nam Câu hỏi : Theo em, việc sử dụng các biện pháp tu từ này có làm cho văn bản chính luận, ngôn ngữ chính luận mất đi những đặc trưng vốn có không ? à Theo em, việc sử dụng các biện pháp tu từ một cách hợp lí, khôn khéo như các ngữ liệu vừa phân tích, không làm ảnh hưởng đến văn bản chính luận, ngôn ngữ chính luận. Ngược lại, các biện pháp tu từ ấy khiến cho văn bản chính luận thêm sinh động, hấp dẫn. Câu hỏi : Nếu một văn bản chính luận sử dụng quá nhiều các biện pháp tu từ, hình ảnh liên tưởng, từ ngữ biểu cảm... mà thiếu đi các lập luận, lí lẽ, dẫn chứng. Thì liệu nó có còn là văn bản chính luận không ? Tại sao à Nếu một văn bản chính luận sử dụng quá nhiều các biện pháp tu từ, hình ảnh liên tưởng, từ ngữ biểu cảm... mà thiếu đi các lập luận, lí lẽ, dẫn chứng thì nó không còn là văn bản chính luận. Vì đích cuối cùng của văn bản chính luận là thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ và lập luận. Câu hỏi : Từ việc phân tích các ngữ liệu, một bạn hãy nhận xét về việc sử dụng các biện pháp tu từ trong ngôn ngữ chính luận ? à Ngôn ngữ chính luận có thể rất sinh động do sử dụng khá nhiêu các biện pháp tu từ. Tuy vậy, việc dùng các biện pháp tu từ chỉ giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn, vì đích đến của văn bản chính luận là thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ và lập luận. Câu hỏi : Nhận xét về ngữ điệu, giọng điệu của Hồ Chí Minh trong video ? à Cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, khúc chiết và đầy tính thuyết phục. Đặc biệt là giọng điệu của Bác, khi trầm, khi bổng, khi nhấn mạnh, khi tố cáo đanh thép, khi xót xa, lúc lại khẳng định đầy chắc chắn và tự hào về quyền dân tộc, về đất nước. Câu hỏi : Theo em, ở dạng nói, ngôn ngữ chính luận cần chú trọng đến những yếu tố nào ? à KẾT LUẬN : ở dạng nói (khẩu ngữ) ngôn ngữ chính luận cần chú trọng đến cách phát âm,người nói phải diễn đạt sao cho khúc triết, rõ ràng,mạch lạc. Đặc biệt chú ý đến ngữ điệu, giọng điệu, cách ngắt nghỉ, nhấn mạnh...để thu hút và thuyết phục ng nghe. 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận Chia lớp làm 4 nhóm : Nhóm 1 + 5 : Phân tích tính công khai về quan điểm chính trị trong đoạn trích tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” MAI TRÌNH BÀY, LANH NHẬN XÉT : - NT thể hiện thái độ chính trị qua những lời lẽ như thế nào ? + Lời lẽ khẳng định quả quyết : Cốt ở yên dân, trước lo trừ bạo, xưng nền văn hiến, gây nền độc lập, xưng đế một phương, hào kiệt đời nào cũng có... + Lời lẽ cảnh cáo, răn đe, kể lại thất bại của kẻ thù : thất bại, phải tiêu vong, bắt sống, giết tươi... - Em có nhận xét gì về cách thể hiện quan điểm, thái độ chính trị của Nguyễn Trãi ? (Có rõ ràng không ? Có minh bạch không ? Có che dấu úp mở không ? ) + Cách thể hiện quan điểm, lập trường chính trị của NT là công khai, dứt khoát, rõ ràng. LANH : đồng ý với ý kiến của nhóm bạn. Câu hỏi : Từ việc phân tích ngữ liệu, rút ra nhận xét về đặc trưng thứ nhất của phong cách ngôn ngữ chính luận ? LANH : Tuy đề tài của văn bản chính luận là những vấn đề thời sự trong cuộc sống ,nhưng ngôn từ chính luận không chỉ có chức năng thông tin một cách khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (hay nói) một cách công khai,d ứt khoát, không che giấu, úp mở. Tránh sử dụng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện được thái độ chính trị rõ ràng, dứt khoát, tránh những câu gây hiểu lầm. Nhóm 2 + 6 : Phân tích tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận trong đoạn trích tác phẩm “Bình ngô đại cáo” THÚY TRÌNH BÀY, HIÊN NHẬN XÉT - Nguyễn Trãi đã thể hiện quan điểm, thái độ chính trị của mình qua những lí lẽ, dẫn chứng nào ? + Việc nhân nghĩa – yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo + Nước Đại Việt ta có nền văn hiến đã lâu, núi sông bờ cõi cũng có ranh giới riêng về địa lý, phong tục tập quán có bản sắc lâu đời. à Vậy nên, giặc xâm lược nước ta chắc chắn sẽ thất bại. + Sự thật trong lịch sử, chúng đã thất bại : những tướng giặc từng bại trận thảm hại Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã... HIÊN bổ sung : Ngoài nền văn hiến, chia cắt về ranh giới địa lý, văn hóa thì tác giả còn đề cập đến các triều đại lịch sử nước Việt, đó là “Triệu Đinh Lý Trần” sánh ngang với các triều đại của Trung Hoa “Hán Đường Tống Nguyên” nhằm khẳng định nước ta có bề dày lịch sử lâu đời. Và đặc biệt là đời nào cũng có anh hùng, hào kiệt. Vậy nên, kẻ thù đến xâm lăng thì ắt sẽ chịu thất bại. Câu hỏi : Những phân tích của 2 nhóm vừa rồi cũng chính là đặc trưng thứ 2 của phong cách ngôn ngữ chính luận, một bạn hãy khái quát cho cô biết, em hiểu như thế nào về đặc trưng “tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận” của ngôn ngữ chính luận ? à HƯƠNG LAN : Phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Cách diễn đạt có giá trị lập luận, thiên về khẳng định. Gồm có một hệ thống luận điểm chặt chẽ, từng ý từng câu, từng đoạn được phối hợp với nhau hài hòa, mạch lạc. Câu hỏi : Theo em, văn chính luận thường dùng nhiều những từ loại nào ? à RIM : văn chính luận thường dùng những từ ngữ liên kết như : để, mà, tuy, nhưng, do đó mà, bởi vậy... (cụ thể trong tác phẩm : như, từ....cùng, tuy... song, vậy nên...) Nhóm 3 + 7 : Phân tích tính truyền cảm và thuyết phục trong đoạn trích tác phẩm “ Bình Ngô đại cáo” HẰNG TRÌNH BÀY, NGỌC NHẬN XÉT Nhận xét về giọng điệu, cách diễn đạt của Nguyễn Trãi - Cách diễn đạt rất rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lôi cuốn người đọc người nghe - Giọng điệu : hùng hồn, tha thiết, bộc lộ niềm tự hào, tự tôn dân tộc cùng tinh thần căm thù giặc ngoại xâm. NGỌC : đồng ý với ý kiến của nhóm bạn Câu hỏi : Từ kết quả hoạt động nhóm, e hãy khái quát cho cô biết, em hiểu ntn về đặc trưng “tính truyền cảm và thuyết phục” của ngôn ngữ chính luận ? NGỌC : Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, ng nghe. Văn bản chính luận thể hiện giá trị ở giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. Nhóm 4 +8 : Ngôn ngữ chính luận có những đặc trưng cơ bản nào ? ANH ĐẠT TRÌNH BÀY, NGÂN NHẬN XÉT 3 đặc trưng cơ bản : + Tính công khai về quan điểm chính trị + Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận + Tính tuyền cảm, thuyết phục III. LUYỆN TẬP 1. Bài tập 1 / SGk / trang 108 Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau ? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó ? Biện pháp tu từ được sử dụng là điệp ngữ “Ai có ... dùng” . - Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuồng, gậy gộc (Cách liệt kê giáng bậc, từ lớn đến nhỏ, từ vũ khí đến dụng cụ thô sơ). Tác dụng tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Tạo giọng điệu hùng hồn, vội vã, thúc giục. 2. Chia lớp làm 4 Nhóm : Nhóm 1 : Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (CHỊ HUYỀN) - Khái niệm : là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè - Đặc trưng : + Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp + Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,.. + Tính cá thể: là những nét riêng về giọng nói, cách nói năng => Qua đó ta có thể thấy được đặc điểm của người nói về giới tính, tuổi tác, tính cách, sở thích, nghề nghiệp, - Ví dụ : (Đọc thôi k cần ghi) : Lan đến rủ bạn đi học . Lan gọi : “Linh ơi ! Đi học thôi ! Mau lên ! Sắp muộn học rồi đấy !. Linh trả lời : “Ôi giời ! Cứ từ từ đã nào ! Còn những 15p nữa mới vào lớp kia mà !” Nhóm 2 : Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật - Khái niệm : Là phong cách chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ. - Đặc trưng : + Tính hình tượng: Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp + Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc. + Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm. - Ví dụ : (Đọc thôi k cần ghi) “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình mà đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc, bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùi khói núi Mèo đốt nương xuân” à sử dụng biện pháp nhân hóa, liên tưởng tưởng tượng, so sánh. Nhóm 3 : Phong cách ngôn ngữ báo chí - Khái niệm : Là phong cách ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. - Đặc trưng : + Tính thông tin thời sự: Thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện, +Tính ngắn gọn: Lời văn ngắn gọn nhưng lượng thông tin cao [ bản tin, tin vắn, quảng cáo,]. Phóng sự thường dài hơn nhưng cũng không quá 3 trang báo và thường có tóm tắt, in đậm đầu bài báo để dẫn dắt. +Tính sinh động, hấp dẫn: Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của người đọc. - Ví dụ : (Đọc thôi, k cần ghi) Báo Dân Trí : “Thủ tướng Canada chạy bộ dọc bờ kênh Nhiêu Lộc” tại TP.HCM tối 9/11. Người viết : Nguyễn Quang. Nhóm 4 : Phong cách ngôn ngữ chính luận - Khái niệm : Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự, nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề về chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng,theo một quan điểm chính trị nhất định. - Đặc trưng : + Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai. + Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế, bởi vây, do đó, tuy nhưng, để, mà,. +Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết. - Ví dụ (đọc thôi k cần ghi) : văn bản “Tuyên ngôn độc lập” hoặc “Bản án tố cáo chế độ thực dân Pháp” của Hồ Chí Minh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 30 Phong cach ngon ngu chinh luan_12518769.docx
Tài liệu liên quan