Giáo án Ngữ văn 11: Tiếng Việt Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt

HĐ1 – Khởi động

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

3. Bài mới:

GV: Hướng HS vào bài mới:

Tiết trước cô dã giới thiệu với cả lớp về loại hình ngôn ngữ và hai đặc điểm loại hình của tiếng việt hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một đặc điểm nữa sau đó chúng ta sẽ cùng làm bài tập để củng cố thêm kiến thức ta sẽ học.

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11: Tiếng Việt Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Tiết PPCT: Ngày soạn: Ngày dạy : GVHD : cô Vương Thị Hà GSTT : Nguyễn Thị Hà Trang Tiếng Việt: ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nắm được đặc điểm của loại hình của Tiếng Việt. – Ngôn ngữ đơn lập . – Để học tập và sử dụng tiếng việt tốt hơn. 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học tiếng Việt và văn học, lí giải hiện tượng trong tiếng Việt, phân tích và chữa sai sót trong sử dụng tiếng việt. - So sánh những đặc điểm loại hình của tiếng Việt với ngôn ngữ đang học để nhận thức rõ về hai ngôn ngữ, từ đó biết sử dụng hai ngôn ngữ tốt hơn. 3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc và ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 4. Định hướng góp phần hình thành năng lực : Năng lực tự học + Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiêm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nổ lực phấn đấu thực hiện. + Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sụ hỗ trợ của người khác khi gặp khó khan trong học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. + Đề xuất, lựa chọn giải pháp: xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. + Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. Năng lực giao tiếp: + Sử dụng tiếng Việt: Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các đề bài, lời giải thích, cuộc thảo luận; có thái độ tích cực trong khi nghe; có phản hồi phù hợp, + Xác định mục đích giao tiếp: Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Năng lực hợp tác: + Xác định mục đích và phương hướng hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp. + Đánh giá hoạt động hợp tác: Biết dựa vào mục đích đã đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm. B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt HĐ1 – Khởi động 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: GV: Hướng HS vào bài mới: Tiết trước cô dã giới thiệu với cả lớp về loại hình ngôn ngữ và hai đặc điểm loại hình của tiếng việt hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một đặc điểm nữa sau đó chúng ta sẽ cùng làm bài tập để củng cố thêm kiến thức ta sẽ học. HĐ2 – Hình thành kiến thức GV: Cho HS chơi trò chơi trong 5 phút. Chia lớp thành hai nhóm Nhóm 1: Em hãy ghép các hư từ (đã, đang, chưa, , với, không, vừa, chẳng, vẫn, nên, ít,) với câu: “Tôi ăn cơm” để tạo thành một câu mới. Nhóm 2: Từ những câu nhóm 1 vừa sắp xếp, các em hãy thay đổi trật tự từ của các câu trên. HS: Tham gia trò chơi và trình bày kết quả thực hiện. GV: Nhận xét đáp án. Ví dụ: Câu được ghép Câu đảo trật tự từ - Tôi đã ăn cơm - Tôi chẳng ăn cơm - Tôi sẽ ăn cơm - Tôi ăn ít cơm - Tôi vừa ăn cơm - Cơm đã ăn tôi - Tôi cơm chẳng ăn - Sẽ tôi cơm ăn - Ăn ít cơm tôi - Cơm vừa ăn tôi GV: Qua trò chơi vừa rồi, các em hãy cho biết việc thay đổi trật tự từ và các hư từ được dùng có ảnh hưởng gì đến ý nghĩa ngữ pháp của câu không? HS: Trả lời GV: Đưa ra kết luận. Hư từ và vị trí trật tự từ đóng vai trò làm rõ quan hệ ngữ pháp cũng như ý nghĩa ngữ pháp của từ và của câu. VD: Thêm hư từ "sẽ" hay "đang" trước từ "ăn" sẽ làm thay đổi ý nghĩa thời gian của hành động (đang ăn/sẽ ăn). Hoặc đảo vị trí các từ cũng làm thay đổi ý nghĩa ngữ pháp một số ví dụ khác như: (ví dụ: "chân bàn" và "bàn chân"). GV: gọi học HS đọc lại ghi nhớ HĐ3 - Luyện tập GV: Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm khắc sâu kiến thức qua phần luyện tập. GV: Yêu cầu HS làm bài tập trong SGK.. BT1: Chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 ngữ liệu/sgk/58. GV: Những từ ngữ in đậm có chức vụ ngữ pháp như thế nào trong câu? Có khác nhau về chức vụ ngữ pháp và hình thức chữ viết có thay đổi không? HS: Thực hiện bài tập nhóm trong khoảng 3- 5 phút. GV: Gọi HS lên trình bày trước lớp GV: Quan sát, lắng nghe và nhận xét. Nhóm 1: ngữ liệu 1 “ Trèo lên cây bưởi Em có chồng rồi anh tiếc em thay” Nhóm 2: ngữ liệu 2 “ Thuyền ơi có nhớ đợi thuyền” Nhóm 3: ngữ liệu 3 “ yêu trẻ, trẻ dến nhà, kính già, già để tuổi cho” Nhóm 4: ngữ liệu 4 “Con đem con cá bống nàylớn lên trông thấy” BT2: GV: Gợi ý HS đưa ra VD và phân tích rồi so sánh. Từ đó, rút ra kết luận về sự khác biệt của 2 loại hình ngôn ngữ: đơn lập và hòa kết dựa vào các đặc điểm mới học được. HS: Thực hiện bài tập cá nhân trong khoảng 3- 5 phút. GV: Gọi HS lên trình bày trước lớp GV: Quan sát, lắng nghe và nhận xét. BT3: GV: Gợi ý, hướng dẫn HS thực hiện: GV: Đoạn văn sử dụng những hư từ nào? Tác dụng của các hư từ? HS: Thực hiện bài tập cá nhân trong khoảng 3- 5 phút. GV: Gọi HS trình bày GV: Quan sát, lắng nghe và nhận xét. HĐ4 – Vận dụng, mở rộng Về nhà: HĐ5 – Mở rộng, phát triển ý tưởng - Tìm hiểu về nguồn gốc Tiếng việt, quá trình phát triển của Tiếng Việt. - Chuẩn bị bài mới: 1. Tiểu sử tóm tắt là gì? 2. Tại sao phải tóm tắt tiểu sử? 3. Các bước để tóm tắt một tiểu sử. 3. Biện pháp chủ yếu biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ a. Phân tích ngữ liệu. b. Nhận xét. - Trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi. => Biện pháp chủ yếu biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo trật  tự trước sau và sử dụng hư từ. 4. Rút ra kết luận. => Loại hình tiếng Việt có các đặc điểm sau: - Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. - Từ không biến đổi hình thái. - Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ. III. Luyện tập. 1. Bài tập 1: VD 1: - “Nụ tầm xuân” (1): Bổ ngữ cho từ “hái”. - “Nụ tầm xuân”(2): Chủ ngữ. VD 2: - “Bến” (1): Bổ ngữ cho “nhớ”. - “Bến”(2): Chủ ngữ. VD 3: - “Trẻ”(1): Bổ ngữ cho từ “yêu”. - “Trẻ”(2): Chủ ngữ. VD 4: - “Bống” (1), (2), (3), (4): Bổ ngữ. - “Bống” (5), (6): Chủ ngữ. * Chức vụ ngữ pháp: Khác nhau. * Hình thái chữ viết: Không có sự thay đổi. => Từ không biến đổi hình thái. 2. Bài tập 2: VD 1: Cho 1 câu tiếng anh dịch ra tiếng Việt: Ví dụ: ( Anh ) She loves her work. (Việt) Cô ấy yêu thích công việc của cô ấy. Tiếng Việt: Từ cô ấy đặt ở vị trí khác nhau, chức vụ ngữ pháp khác nhau. Nhưng cách phát âm và cách viết là giống nhau. Tiếng Anh: từ she và her đều để chỉ một đối tượng là cô ấy nhưng hai từ này đọc và viết khác nhau. She: là chủ ngữ Her: là tính từ sở hữu (her work – công việc của cô ấy). Để chỉ quan hệ sở hữu sẽ thêm hư từ “ của”. 3. Bài tập 3: Các hư từ và ý nghĩa của nó. - Đã: Hành động xảy ra trong quá khứ. - Các: Chỉ số nhiều. - Để: Mục đích. - Lại: Hành động tái diễn. - Mà: mục đích. => Hư từ không biểu thị ý nghĩa của từ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 25 Dac diem loai hinh cua Tieng Viet_12541966.docx
Tài liệu liên quan