Giáo án Ngữ văn 11 tiết 51: Chí phèo - Phần I: Tác giả Nam Cao

II. Sự nghiệp văn học

1. Quan điểm nghệ thuật:

- Văn chương phải vì con người, phải trung thực, không nên viết những điều giả dối, phù phiếm.

- Tác phẩm VH phải có ý nghĩa XH rộng lớn sâu sắc, phải có nội dung nhân đạo sâu sắc.

- Người viết văn phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi.

- Nhà văn phải có vốn sống phong phú thì mới viết được tp có giá trị.

Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực sâu sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, mới mẻ so với nhiều nhà văn đương thời.

2. Các đề tài chính

a. Người tri thức nghèo.

- Những tác phẩm tiêu biểu: Sống mòn, Đời thừa, Những chuyện không muốn viết, Giăng sáng, Quên điều độ, Nước mắt.

- Nội dung:

+ Tấn bi kịch tinh thần của những người tri thức tài năng, có hoài bão và nhân phẩm, nhưng lại bị gánh nặng của cơm áo, gạo tiền đè bẹp, phải sống mòn như một kẻ vô ích, một đời thừa

+ Cuộc đấu tranh kiên trì của những người tri thức nghèo trước sự cám dỗ của lối sống ích kỉ, để thực hiện lí tưởng sống, vươn tới một cuộc sống cao đẹp.

+ Diễn tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, dở sống, dở chết của những nhà văn nghèo. Ông đi sâu vào những bi kịch tâm hồn họ để từ đó tố cáo xã hội trà đạp lên ước mơ con người:

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 11679 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 51: Chí phèo - Phần I: Tác giả Nam Cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chào bạn! Mình có - Đề cương lớp 10, đề cương ôn 11, 12 (GV dùng làm bài soạn ôn cho HS) , - giáo án ôn 12, giáo án ôn 12 theo 5 hoạt động, đề cương 12 (mỗi tác phẩm từ 5- 7 đề, trong đó có đề liên hệ với 11) , - giáo án 5 hoạt động LỚP 10, 11 , tài liệu ôn HSG, Bạn nào cần có thể liên hệ nhé (tài liệu có tính chút phí café pin thôi nhé) Gmail: hongloantq75@gmail.com Xin lỗi nếu làm phiền! https://www.facebook.com/Ninhhongloan Tiết 51 CHÍ PHÈO - PHẦN I TÁC GIẢ NAM CAO I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu được những nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính, sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của Nam Cao; từ đó tạo điều kiện cho HS học tốt hơn kiệt tác Chí Phèo. - Vận dụng hiểu biết về tác giả, sự nghiệp sáng tác để lí giải những quan điểm sáng tác mới mẻ, sáng tạo của nhà văn; 2. Kĩ năng: - Tóm lược hệ thống luận điểm của bài về tác giả văn học. - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. 3.Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu thương, trân trọng nhà văn Việt Nam 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực sáng tạo: HS xác định và hiểu được ý đồ nghệ thuật của nhà văn Nam Cao thông qua nội dung tác phẩm; định hướng được thái độ của mình trước hiện tượng xã hội đương thời; đọc văn bản dưới sự hướng dẫn của GV và trở thành người đồng sáng tạo với tác phẩm. - Năng lực hợp tác: thể hiện qua thảo luận nhóm. - Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: HS nhận ra được những giá trị thẩm mỹ được thể hiện trong tp: cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hàitừ đó cảm nhận được giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn. II. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit; phiếu học tập - Tư liệu tham khảo: Bài viết "Nam Cao - Sự nghiệp và chân dung"; Tuyển tập Nam Cao 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Ngữ văn 11 (tập 1 soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. - Đọc văn bản, trả lời câu hỏi phần hướng dẫn học bài trang 142 - Tìm đọc bài viết "Nam Cao - Sự nghiệp và chân dung" III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 2. Bài mới: a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút) * Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới. - Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút * Hình thức tổ chức hoạt động: 1- Kể tên một số tác phẩm văn học viết về người nông dân trước Cách mạng - Trong số các tác phẩm đó, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? 2. Tổ chức cho HS trò chơi: Hiểu ý đồng đội Giáo viên chuẩn bị gói từ khóa, hình ảnh Thị Nở, Chí Phèo, Đôi mắt, lão Hạc, sau đó mời một học sinh quay lưng lại với bảng, các học sinh khác gợi ý để học sinh này trả lời. Lời gợi ý không được phép nhắc đến bất kì tiếng nào trong gói từ khóa giáo viên đưa ra. b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: + Giúp HS hiểu được phong cách nghệ thuật của Nam Cao; từ đó tạo điều kiện cho HS học tốt hơn kiệt tác Chí Phèo. + Vận dụng hiểu biết về tác giả, sự nghiệp sáng tác để lí giải những quan điểm sáng tác mới mẻ, sáng tạo của nhà văn; - Phương pháp: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung chính 1. Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về tiểu sử và con người Nam Cao Cho HS xem video về cuộc đời Nam Cao Yêu cầu HS theo dõi và tóm tắt ngắn gọn về tiểu sử và con người Nam Cao Chia HS mỗi nhóm 5 học sinh. Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A4. Giáo viên dán 4 nam châm sẵn lên bảng. Trong vòng 90 giây, tất cả các đội phải ghi được nhiều nhất tất cả những hiểu biết của mình về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Nam Cao, sau đó chạy nhanh lên bảng dán câu trả lời của mình. 4 đội dán nhanh nhất được chấp nhận câu trả lời. Và chỉ 1 đội trả lời được nhiều đáp án đúng nhất chiến thắng. I. Vài nét về tiểu sử và con người Nam Cao 1. Cuộc đời - Trần Hữu Tri ( 1917- 1951), quê Hà Nam => vùng chiêm trũng, nông dân xưa nghèo đói, bị ức hiếp, đục khoét. - Sau khi học xong bậc thành chung, ông vào Sài Gòn làm báo, thất nghiệp, đi dạy học ở Hà Nội, về quê. - 1943 tham gia Hội văn hóa cứu quốc, làm chủ tịch xã (1945), kháng chiến chống Pháp. Hy sinh 1951. 2. Con người - Bề ngoài lạnh lùng nhưng đời sống nội tâm rất phong phú. - Luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để vươn tới một cuộc sống cao đẹp. - Có một tấm lòng đôn hậu, gắn bó ân tình với quê hương và những người nghèo khổ bị áp bức trong xã hội cũ. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu sự nghiệp văn học của Nam Cao Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm theo STT trong sổ: Số chẵn chia thành 2 nhóm (nhóm 1,2) , số lẻ chia thành 2 nhóm (nhóm 3, 4). Nhóm 1: Trình bày quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao ? (Thông qua các nhân vật) Nhóm 2: Đề tài người trí thức nghèo? Tác phẩm , nội dung ? Nhóm 3: Đề tài người nông dân nghèo? Tác phẩm , nội dung ? Nhóm 4: Phong cách nghệ thuật của Nam Cao có gì độc đáo? Các nhóm hoạt động, trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung GV chuẩn xác kiến thức. Nhóm 2, 3 trình bày - Sau cách mạng ngòi bút Nam Cao có gì khác với trước cách mạng? Nhóm 4: Vì sao nói Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo? II. Sự nghiệp văn học 1. Quan điểm nghệ thuật: - Văn chương phải vì con người, phải trung thực, không nên viết những điều giả dối, phù phiếm. - Tác phẩm VH phải có ý nghĩa XH rộng lớn sâu sắc, phải có nội dung nhân đạo sâu sắc. - Người viết văn phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi. - Nhà văn phải có vốn sống phong phú thì mới viết được tp có giá trị. àNam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực sâu sắc, có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, mới mẻ so với nhiều nhà văn đương thời. 2. Các đề tài chính a. Người tri thức nghèo. - Những tác phẩm tiêu biểu: Sống mòn, Đời thừa, Những chuyện không muốn viết, Giăng sáng, Quên điều độ, Nước mắt... - Nội dung: + Tấn bi kịch tinh thần của những người tri thức tài năng, có hoài bão và nhân phẩm, nhưng lại bị gánh nặng của cơm áo, gạo tiền đè bẹp, phải sống mòn như một kẻ vô ích, một đời thừa + Cuộc đấu tranh kiên trì của những người tri thức nghèo trước sự cám dỗ của lối sống ích kỉ, để thực hiện lí tưởng sống, vươn tới một cuộc sống cao đẹp. + Diễn tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, dở sống, dở chết của những nhà văn nghèo. Ông đi sâu vào những bi kịch tâm hồn họ để từ đó tố cáo xã hội trà đạp lên ước mơ con người: b. Người nông dân nghèo. - Những tác phẩm tiêu biểu: Chí phèo, Một bữa no, Tư cách mõ, Lang rận, Lão Hạc, Dì Hảo, Nửa đêm, Mua danh, Trẻ con không biết ăn thịt chó - Nội dung. + Bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám: Nghèo đói, xơ xác, bần cùng. + Kết án đang thép xã hội bất công tàn bạo đã khiến cho một bộ phận nông dân nghèo đói bần cùng, lưu manh hóa. Quan tâm đến số phận hẩm hiu, bị ức hiếp, bị xô đẩy vào con đường cùng của tội lỗi. Ông lên tiếng bênh vực quyền sống, và nhân phẩm của họ ( Chí phèo, Lang rận, Lão Hạc, Dì Hảo) + Chỉ ra những thói hư tật xấu của người nông dân, một phần do môi trường sống, một phần do chính họ gây ra ( Trẻ con không biết ăn thịt chó, rửa hờn) + Phát hiện và khẳng định được nhân phẩm và bản chất lương thiện của người nông dân, cho dù bị xã hội vùi dập, bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính.( Chí Phèo.) à Dù ở đề tài nào ông luôn day dứt đớn đau trước tình trạng con người bị bị xói mòn về nhân phẩm, bị huỷ diệt về nhân tính. - Sau cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp. ( Nhật kí ở rừng, Đôi mắt, tâp kí sự Chuyện biên giới). Ông lao mình vào kháng chiến, tự nguyện làm anh tuyên truyền vô danh cho cách mạng. Các tác phẩm của ông luôn luôn là kim chỉ nam cho các văn nghệ sỹ cùng thời. 3. Phong cách nghệ thuật: - Là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo: + Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người. + Biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. + Rất thành công trong ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm. + Kết cấu truyện thường theo mạch tâm lí linh hoạt, nhất quán và chặt chẽ. + Cốt truyện đơn giản, đời thường nhưng lại đặt ra vấn đề quan trọng sâu xa, có ý nghĩa triết lí về cuộc sống và con người xã hội. à Ngòi bút của ông lạnh lùng, tỉnh táo, nặng trĩu ưu tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao được đánh giá là nhà văn hàng đầu trong nền vh VN thế kỷ XX. c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học  nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Khi viết về người nông dân và trí thức tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đặc biệt quan tâm đến: A. Khẳng định phẩm chất lương thiện, tốt đẹp của họ. B. Ước mơ vươn tới cuộc sống cao đẹp hơn, có ý nghĩa hơn ở họ. C. Tình trạng con người bị huỷ hoại về nhân phẩm vì cuộc sống khốn cùng. D. Cuộc sống đói nghèo, bế tắc, khốn cùng của họ. Câu 2: Quan điểm của Nam Cao về vai trò và trách nhiệm của nhà văn được trình bày rất rõ trong tác phẩm: A. Đời thừa, Chí phèo, B. Đôi mắt, Sống mòn C. Giăng sáng, Đời thừa D. Đôi mắt, Chí phèo, Đời thừa Câu 3: Trong lĩnh vực truyện ngắn và tiểu thuyết, Nam Cao được coi là người có sở trường đặc biệt về điều gì? A. Sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người. B. Sở trường sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập. C. Sở trường xây dựng kết cấu tác phẩm. D. Sở trường xây dựng hình tượng người kể chuyện. d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau: + Vẽ sơ đồ tư duy bài Nam Cao + Tìm đọc các bài viết về nhà văn Nam Cao (1) Truyện Chí Phèo viết cùng đề tài với tác phẩm nào đã học của Nam Cao? Nhắc lại một vài nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó? (2) Truyện có tên là “Chí Phèo”. Đó là tên của nhân vật chính trong truyện. Cái tên đó gợi cho em những suy nghĩ gì? Hãy nêu dự đoán của em về nội dung của truyện. 3) Tìm và nêu vài nét khái quát về hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. (4) Đọc lướt tác phẩm và cho biết: theo em, mục đích của tác giả khi viết tác phẩm này là gì? (5) Em đã đọc nhiều truyện ngắn. Theo em, những yếu tố nào của truyện ngắn cần khai thác trong quá trình đọc truyện? 3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap - Chuẩn bị: Chí Phèo + Xem lại kiến thức đọc hiểu văn bản + Kiểu bài nghị luận xã hội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 13 Chi Pheo_12491480.doc
Tài liệu liên quan