Giáo án Ngữ văn 11 tiết 63, 64: Tiếng Việt: Thực hành sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

I- Dùng kiểu câu bị động.

 1- Ôn lại kiến thức.

 - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

 - Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

 - Việc chuyển câu chủ động thành câu bị động và ngược lại ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

 - Cách chuyển câu chủ động thành câu bị động:

 + Chuyển từ (hoặc cụm từ ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ “bị” hay “được” vào sau từ (cụm từ) ấy.

 + Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

 - Lưu ý: Không phải tất cả các câu có từ: “Bị, động” đều là câu bị động.

 

doc2 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 tiết 63, 64: Tiếng Việt: Thực hành sử dụng một số kiểu câu trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 63, 64. Tiếng Việt: Thực hành sử dụng một số kiểu câu trong văn bản NS: 22/12 NG: A- Mục tiêu bài học: Giúp HS 1- Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức về một số kiểu câu đã học. Tích hợp với các văn bản Văn đã học. 2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng câu và phân tích các kiểu câu, lĩnh hội văn bản. 3- Thái độ: Biết cách lựa chọn kiểu câu thích hợp khi nói và viết. B- Phương tiện thực hiện. Sgk, sgv, stk, giáo án, Bảng phụ. C- Cách thức tiến hành. Nêu vấn đề, định hướng, trao đổi thảo luận, phân tích. D- Tiến trình thực hiện. 1- Kiểm tra bài cũ. 2- Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu kiểu câu bị động. Ôn lại kiến thức đã học lớp 7. H- Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Nhắc lại cách chuyển của hai dạng câu này? * Ví dụ 1: Câu chủ động Câu bị động Nắng chiếu vào những cánh buồm nâu trên biển hồng rực lên. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc... Có quãng biển được nắng xuyên xuống óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng xanh biếc... * Ví dụ 2: Đọc đoạn văn và xác định những câu (vế câu) có thể chuyển theo cặp tương ứng Chủ động- bị động. “ Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đỏ, từ đỏ hoá xanh... (Đoàn Giỏi). a- Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. = Hương hoa tràm được nắng bốc thơm ngây ngất. b- Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khu rừng. = Mùi hương ngọt được gió đưa lan xa, phảng phất khắp rừng. c- ... sắc da luôn luôn biến đổi ... = ... sắc da luôn luôn được biến đổi ... - (ánh sáng) luôn luôn biến đổi sắc da (của con kì nhông) từ xanh hoá vàng... Hoạt động2: Tìm hiểu câu có dùng Khởi ngữ H- Thế nào là khởi ngữ? * Ví dụ: 1- Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức. (khởi ngữ: điều này). 2- Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. (khởi ngữ: đối với chúng mình). 3- Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. (khởi ngữ: một mình) H- Chuyển từ in đậm sau thành khởi ngữ: - Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.- Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm. - Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được- Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được * Hoạt động 3: Kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống. H- Thế anò là trạng ngữ? Thêm trạng ngữ vào câu có ý nghĩa như thế nào? - TN thường đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu. - Giữa TN với CN và VN thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. H- Xác định và gọi tên các trạng ngữ: “Anh không ngờ đời Hạnh tiếp sau đó cho đến ngày lấy chồng đã phải lưu lạc khắp nơi... Bây giờ, Hạnh là bác sĩ và con cái đã lớn”. (Nguyễn Minh Châu). Hoạt động 4: Tổng kết việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản. HS tự thảo luận trả lời. GV hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà. I- Dùng kiểu câu bị động. 1- Ôn lại kiến thức. - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). - Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). - Việc chuyển câu chủ động thành câu bị động và ngược lại ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất. - Cách chuyển câu chủ động thành câu bị động: + Chuyển từ (hoặc cụm từ ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ “bị” hay “được” vào sau từ (cụm từ) ấy. + Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. - Lưu ý: Không phải tất cả các câu có từ: “Bị, động” đều là câu bị động. 2- Bài tập (sgk). Bài 1: Câu bị động: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả. Bài 2: Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”. II- Dùng kiểu câu có khởi ngữ. 1- Ôn lại kiến thức. * Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ: về, đối với. 2- Bài tập (sgk). Bài 1: Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn (khởi ngữ: hành). Bài 2: Chọn câu: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “cô có cái nhìn sao mà xa xăm” (khởi ngữ: còn mắt tôi). Bài 3: a- Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập (khởi ngữ: tự tôi). b- Cảm giác, tình tự, đời sống, cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ. (khởi ngữ: cảm giác , tình tự, đời sống cảm xúc). III- Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống. 1- Ôn lại kiến thức. - Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. 2- bài tập (sgk). - “Hãy dừng yêu” – cấu tạo là động từ. “Thấy Thị hỏi” – Có cấu tạo là động từ. - Chọn câu có trạng ngữ chỉ tình huống: Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời. - TN chỉ tình huống là: “Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường”. IV- Tổng kết sử dụng ba kiểu câu trong văn bản. 3- Củng cố: Cách dùng ba kiểu câu. 4- Dặn dò: Học bài, làm bài tập. Chuẩn bị : Tình yêu và thù hận.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuan 10 Ngu canh_12482249.doc
Tài liệu liên quan