Giáo án Ngữ văn 12 Làm văn: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

 Tiết: 3

Ngày soạn: 17/8/2018

 Làm văn:

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 - Kiến thức :Giúp HS: Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưỏng, đạo lí.

 - Kĩ năng : Lựa chọn được vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí một cách đúng đắn, phù hợp.

 -Thái độ : Từ nhận thức về những vấn đề tư tưởng đạo lí, có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.

II. CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên: - Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

 - Phương pháp: Chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại, thảo luận để giúp HS giải quyết yêu cầu của đề bài trong SGK, từ đó củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về tư tưởng đạo lí.

 2. Học sinh: Chuẩn bị SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo; đọc tài liệu tham khảo, soạn trước bài.

III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi : trình bày những thành tựu cơ bản của VHVN từ 1945-1975, các đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn này ?

 

docx6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 Làm văn: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: + Kiến thức: Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước. Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam. + Kĩ năng : Khái quát, nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn VH trong một hoàn cảnh LS đặc biệt từ trước CMTT đến hết thế kỷ XX. + Thái độ : Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống. II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên: - Pương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học. - Phương pháp: Gợi mở nêu vấn đề 2. Học sinh: Chuẩn bị SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo; đọc tài liệu tham khảo, soạn trước bài. III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Ổn định tổ chức: KTSS 2. Kiểm tra bài cũ: giới thiệu bài. 3. Bài mới: + Đặt vấn đề : Giai đoạn văn học từ CM tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX là giai đoạn văn học quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử VH dân tộc, nó có vị trí đặc biệt trong quá trình hiện đại hóa văn học nước nhà + Nội dung bài : HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Cách mạng tháng Tám vĩ đại đã mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc ta. Từ đây, một nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập, tự do và CNXH được khai sinh. Nền văn học mới đã phát triển qua hai giai đoạn: 1945-1975, 1975 đến hết thế kỉ XX. ?Em hãy nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975? ?Văn học giai đoạn 1945 đến 1975 phát triển qua mấy chặng? GV chia HS thành 3 nhóm lớn (6 nhóm nhỏ) thảo luận về những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng. HS cử đại diện nhóm trình bày ý cơ bản. GV nhắc lại và yêu cầu HS theo dõi SGK, sau đó tự ghi vào vở. GV gợi ý: mỗi chặng cần trình bày: - Đặc điểm chung. - Đặc điểm của từng thể loại. - Kể tên những tác phẩm tiêu biểu. ?Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975? - Khuynh hướng sử thi: nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu là cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng cá nhân... Lời văn sử thi thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng. - Cảm hứng lãng mạn khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. ?Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới? ?Nêu những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. Một số tác phẩm đã được đổi mới của các tác giả (SGK) ?Hãy nhận xét chung về văn học giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX. I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng năm 1945 đến năm 1975: 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá: - Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản đã góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất trên đất nước. - Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới văn học nghệ thuật. - Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển. Từ năm 1945 đến năm 1975, điều kiện giao lưu bị hạn chế, văn hoá nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hoá các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc) 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu: a. Những chặng đường phát triển: * 1945 - 1954: Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp * 1955 - 1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam. * 1965 -1975: Văn học thời kì chống Mỹ cứu nước. b. Những thành tựu và hạn chế: - Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó, thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động. - Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng. - Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại. - Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định: giản đơn, phiến diện, công thức, - 3. Những đặc điểm cơ bản: a. Nền văn học chủ yếu vận động theo khuynh hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước: - Văn học trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. - Hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến đã đem đến cho văn học những nguồn cảm hứng lớn, những phẩm chất mới cho văn học. - Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Tập trung vào hai đề tài: đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. b. Nền văn học hướng về đại chúng: Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học. - Cảm hứng chủ đạo, chủ đề của nhiều tác phẩm là đất nước của nhân dân. - Văn học quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động. - Tác phẩm thường ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc, ngôn ngữ bình dị , trong sáng, dễ hiểu. c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn: - Khuynh hướng sử thi đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. - Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách trong máu lửa chiến tranh. - Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. II. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX: 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá: - Với chiến thắng 1975, lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì mới- thời kì tự do, độc lập và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, từ năm 1975 đến 1985, đất nước lại gặp những khó khăn thử thách mới. - Từ 1986, với công cuộc đổi mới của Đảng, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang kinh tế thị trường, văn hoá nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ. Đất nước bước vào công cuộc đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như qui luật phát triển khách quan của nền văn học. 2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu: - Từ sau năm 1975, thơ không tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn như ở giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của người đọc. - Từ sau năm 1975, văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. Một số cây bút đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống. - Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hàng ngày. Phóng sự xuất hiện, đề cập đến những vấn đề bức xúc của đời sống. - Từ sau năm 1975, kịch nói phát triển mạnh mẽ. Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học cũng có sự đổi mới. III. Kết luận: - Văn học từ 1945 đến 1975 đã kế thừa và phát huy mạnh mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc: CN nhân đạo, CN yêu nước và CN anh hùng cách mạng. Văn học giai đoạn này cũng đạt được nhiều thành tựu về nghệ thuật ở nhiều thể loại. Văn học phát triển trong hoàn cảnh hết sức khó khăn nên bên cạnh những thành tựu to lớn cũng còn một số hạn chế. - Từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 văn học Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới.Văn học vận động theo hướng dân chủ, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. 4. Củng cố : - Các chặng đường phát triển của văn học Việt Nam từ 1945- 1975, thành tựu chủ yếu của các thể loại, tác giả, tác phẩm tiêu biểu ? - Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945-1975 ? Hãy làm rõ những đặc điểm đó qua các thể loại. 5. Dặn dò : - Học bài, đọc bài trong SGK. Chuẩn bị bài "Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí". - Xem và soạn bài làm văn. Tiết: 3 Ngày soạn: 17/8/2018 Làm văn: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Kiến thức :Giúp HS: Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưỏng, đạo lí. - Kĩ năng : Lựa chọn được vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí một cách đúng đắn, phù hợp. -Thái độ : Từ nhận thức về những vấn đề tư tưởng đạo lí, có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: - Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học. - Phương pháp: Chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại, thảo luận để giúp HS giải quyết yêu cầu của đề bài trong SGK, từ đó củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về tư tưởng đạo lí. 2. Học sinh: Chuẩn bị SGK, vở ghi, vở soạn, tài liệu tham khảo; đọc tài liệu tham khảo, soạn trước bài. III. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi : trình bày những thành tựu cơ bản của VHVN từ 1945-1975, các đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn này ? 3. Bài mới: - Đặt vấn đề : - Nội dung bài : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV cùng HS cho ví dụ một số đề văn thuộc đề tài nghị luận về tư tưởng, đạo lí. ? Đề tài nghị luận về tư tưởng, đạo lí bao gồm những vấn đề nào? GV chia HS thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi nêu trong phần gợi ý thảo luận. Sau đó, nhóm cử đại diện trình bày trước lớp, GV nhận xét, HS theo dõi ghi bà vào vở. ?Câu thơ trên Tố Hữu nêu lên vấn đề gì? ?Với thanh niên, HS ngày nay, sống thế nào được coi là sống đẹp. Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất nào? ? Với đề bài trên có thể sử dụng những thao tác lập luận nào? ? Bài viết này cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống để làm dẫn chứng? Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học được không? Vì sao? GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo gợi ý trong SGK. ?Từ kết quả thảo luận trên, em hãy phát biểu nhận thức của mình về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức qua phần ghi nhớ và giải các bài tập. Chia HS thành 2 nhóm giải 2 bài tập. I. Đề tài nghị luận về tư tưởng, đạo lí: vô cùng phong phú, bao gồm các vấn đề: - Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống). - Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hoà nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi,). - Về các quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em,); về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thây trò, tình bạn,). - Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống, II. Tìm hiểu đề và lập dàn ý: Đề bài: Em hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi, Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ? a. Tìm hiểu đề: - Câu thơ viết dưới dạng câu hỏi, nêu lên vấn đề “sống đẹp” trong đời sống của mỗi người muốn xứng đáng là “con người” cần nhận thức đúng và rèn luyện tích cực. - Để sống đẹp, mỗi người cần xác định: lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp; tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu; trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt; hành động tích cực, lương thiệnVới thanh niên, HS, muốn trở thành người sống đẹp, cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách. - Như vậy, bài làm có thể hình thành 4 nội dung để trả lời câu hỏi cả Tố Hữu: lí tưởng đúng đắn; tâm hồn lành mạnh; trí tuệ sáng suốt; hành động tích cực. - Với đề văn này, có thể sử dụng các thao tác lập luận như: giải thích (sống đẹp); phân tích (các khía cạnh biểu hiện của sống đẹp); chứng minh, bình luận (nêu những tấm gương người tốt, bàn cách thức rèn luyện để sống đẹp,; phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực,). - Dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chứng trong thơ văn nhưng không cần nhiều. b. Lập dàn ý: (dựa vào phần tìm hiểu đề). A. Mở bài: - Giới thiệu về cách sống của thanh niên hiện nay. - Dẫn câu thơ của Tố Hữu. B. Thân bài: - Giải thích thế nào là sống đẹp? - Các biểu hiện của sống đẹp: + lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp. + tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu. + trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt. + hành động tích cực, lương thiện Với thanh niên, HS, muốn trở thành người sống đẹp, cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách. C. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sống đẹp. II. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Ghi nhớ: (SGK). 1. Mở bài: Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận, trích dẫn (nếu đề đưa ý kiến, nhận định). 2. Thân bài: a. Giải thích, nêu nội dung vấn đề cần bàn luận. Trong trường hợp cần thiết, người viết chú ý giải thích các khái niệm, các vế và rút ra ý khái quát của vấn đề. * Lưu ý: Cần giới thiệu vấn đề một cách ngắn gọn, rõ ràng, tránh trình bày chung chung. Khâu này rất quan trọng, có ý nghĩa định hướng cho toàn bài. b. Phân tích vấn đề trên nhiều khía cạnh, chỉ ra biểu hiện cụ thể. c. Chứng minh: Dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. d. Bàn bạc vấn đề trên các phương diện, khía cạnh: đúng- sai, tốt- xấu, tích cực- tiêu cực, đóng góp- hạn chế, * Lưu ý: Sự bàn bạc cần khách quan, toàn diện, khoa học, cụ thể, chân thực, sáng tạo của người viết. e. Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong lí luận và thực tiễn đời sống. 3. Kết bài: Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hoạt động về tư tưởng đạo lí (trong gia đình, nhà trường, ngoài xã hội) 4. Củng cố : Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ( Tìm hiểu đề, lập dàn ý, diễn đạt, vận dụng các thao tác lập luận để khẳng định hoặc bác bỏ. ) 5. Dặn dò : Đọc bài “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh, soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài của SGK.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiai an 12 hay.docx
Tài liệu liên quan