Giáo án Ngữ văn 12 tiết 20: Ôn tập: Chiếc thuyến ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

II. Văn bản

 1. Xuất xứ và chủ đề

a. Xuất xứ

- Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.

- Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).

b. Chủ đề

- Quan niệm về đời sống:

+ Cuộc sống không giản đơn mà rất nhiều nghịch lí phức tạp, trớ trêu

+ Cần có cái nhìn sâu sắc, đa chiều, yêu thưng, thấu hiểu để khám phá vẻ đẹp khuất lấp của con người.

- Quan niệm về nghệ thuật:

+ Nghệ thuật chân chính bắt nguồn từ đời sống

+ Người nghệ sĩ cần có trái tim, trách nhiệm, không ngừng trăn trở về số phận con người.

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 tiết 20: Ôn tập: Chiếc thuyến ngoài xa - Nguyễn Minh Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 20 Ngày soạn: Ngày giảng: Lớp giảng: 12G: 12B: . ÔN TẬP : CHIẾC THUYẾN NGOÀI XA Nguyễn Minh Châu A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Củng cố những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm - Rèn luyện kĩ năng nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi - Rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi tái hiện kiến thức B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Những nét chính về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu - Tình huống mang tính nhận thức - Nhân vật người đàn bà hàng chài - Quan niệm về nghệ thuật và đời sống của người nghệ sĩ - Đặc sắc nghệ thuật của truyện 2. Kĩ năng - Nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm văn xuôi (hai phát hiện của Phùng, cuộc nói chuyện ở tòa án) - Nghị luận về tình huống truyện trong tác phẩm tự sự. C. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học GV kết hợp các phương pháp: thuyết trình, phát vấn – đàm thoại, thảo luận nhóm 2. Phương tiện - Giáo viên: sách giáo khoa, sách giáo viên, Tài liệu chuẩn KTKN, tư liệu tham khảo - Học sinh: chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV D. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Nội dung bài học GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của giờ học TG Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn lại kiến thức cũ ? Nhắc lại những nét chính cần ghi nhớ về cuộc đời và sáng tác của tác giả? A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Tác giả 1. Tiểu sử: HS tự ôn tập 2. Sáng tác * Vị trí: - Cây bút văn xuôi tiêu biểu thời kì chống Mĩ - Ông “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay". * Đặc điểm sáng tác - Trước 1975: khuynh hướng sử thi - lãng mạn - Sau 1975: triết luận về nghệ thuật, nhân sinh, quan tâm tới những giá trị nhân bản đời thường, số phận cá nhân trong hành trình mưu sinh nhọc nhằn *Tác phẩm chính: Dấu chân người lính, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa ? Nêu xuất xứ và chủ đề của tác phẩm ? II. Văn bản 1. Xuất xứ và chủ đề a. Xuất xứ - Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. - Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987). b. Chủ đề - Quan niệm về đời sống: + Cuộc sống không giản đơn mà rất nhiều nghịch lí phức tạp, trớ trêu + Cần có cái nhìn sâu sắc, đa chiều, yêu thưng, thấu hiểu để khám phá vẻ đẹp khuất lấp của con người. - Quan niệm về nghệ thuật: + Nghệ thuật chân chính bắt nguồn từ đời sống + Người nghệ sĩ cần có trái tim, trách nhiệm, không ngừng trăn trở về số phận con người. ? Trình bày những nội dung chính của tác phẩm ? 2. Nội dung chính a. Nhan đề - Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa là một ẩn dụ nghệ thuật + Tả thực: chiếc thuyền trên biển buổi sớm + Ẩn dụ: hình ảnh thu nhỏ của làng chài, của xã hội trước đổi mới: bên ngoài thi vị - bên trong nhức nhối. - Hình ảnh mang tính biểu tượng cho khoảng cách giữa nghệ thuật và đời sống, gửi gắm thông điệp: cần đi sâu phát hiện, khám phá bản chất của đời sống và con người. b. Tình huống truyện - Tình huống mang tính nhận thức, thể hiện khám phá về đời sống và nghệ thuật. - Tình huống truyện xoay quanh ba cảnh tượng bất ngờ khiến nghệ sĩ: + Choáng ngợp trước cảnh thiên nhiên mĩ lệ + Kinh ngạc trước cảnh bạo lực gia đinh + Ngạc nhiên trước thái độ của người đàn bà => Phùng thay đổi cách nhìn cuộc đời, nghệ thuật - Ý nghĩa của tình huống: + Thể hiện tình yêu tha thiết, sự âu lo trươc số phận con người + Suy tư, chiêm nghiệm về nghệ thuật và cuộc sống c. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện và những nghịch lí của đời sống * Người đàn bà - Ngoại hình thô kệch, lam lũ, khắc khổ - Cam chịu, nhẫn nhịn - Đức hi sinh thầm lặng, thương con vô bờ; lòng vị tha, bao dung, - Sự từng trải, thấu hiểu lẽ đời * Người chồng - Vũ phu, dữ dằn, giải tỏa uất ức, bế tắc bằng bạo lực - Con người có phần đáng cảm thông, là nạn nhân của cuộc sống đói nghèo, tăm tối * Nghệ sĩ Phùng: - Đam mê nghệ thuật, yêu nghề, khổ công tìm tòi sáng tạo cái đẹp - Nhận thức đơn giản về con người và đời sống - Khi va đập với thực tế đã trưởng thành trong nhận thức * Chánh án Đẩu: biểu tượng cho công lí, cho lòng tốt ở đời nhưng nhìn cuộc sống còn giản đơn. ? Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu của tác phẩm ? 3. Giá trị nghệ thuật - Xây dựng tình huống truyện mang tính khám phá, phát hiện về đời sống - Lời văn trầm tĩnh, chiêm nghiệm, sâu sắc - Nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS rèn luyện kĩ năng GV cung cấp một số đề bài, yêu cầu HS chuẩn bị trước GV hướng dẫn HS giải quyết 1 đề trên lớp trên cơ sở HS đã chuẩn bị ở nhà. GV chỉ định 2 HS trình bày và kiểm tra bài tập của các HS khác GV điều hành HS nhận xét, đánh giá bài làm về nội dung, hình thức trình bày. GV đánh giá những bài của HS đã được kiểm tra. B. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG Câu hỏi 2 điểm 1. Trình bày ý nghĩa nhan đề của truyện Chiếc thuyền ngoài xa. 2. Nêu những nét chính về tư tưởng và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa. 3. Truyện Chiếc thuyền ngoài xa kết thúc như thế nào? Nêu ý nghĩa của cách kết thúc đó ? 4. Trong chuyến thực tế, nghệ sĩ Phùng đã có phát hiện những gì? Nêu ý nghĩa của những phát hiện đó ? 5. Trong cuộc nói chuyện ở tòa án, điệu bộ và ngôn ngữ của người đàn bà hàng chài thay đổi như thế nào ? Nêu ý nghĩa ? Câu hỏi 5 điểm 1. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp khuất lấp nhân vật người đàn bà làng chài trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa. 2. Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa. 3. Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. 4. Phân tích cuộc nói chuyện ở tòa án trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa. 5. Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. * Thao tác 1: Tìm hiểu đề HS xác định yêu cầu của đề bài - Nội dung nghị luận - Thao tác lập luận chính - Phạm vi dẫn chứng Hướng dẫn Đề 2 1. Tìm hiểu đề - Kiểu văn bản: nghị luận về một đoạn trích văn xuôi - Nội dung: hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng - Thao tác lập luận chính: Phân tích - Phạm vi dẫn chứng: Chiếc thuyền ngoài xa. * Thao tác 2: Lập dàn ý HS làm việc theo nhóm,xác định hệ thống ý chính (Hs chuẩn bị bài trước) Đại diện các nhóm trình bày Cả lớp nhận xét, góp ý GV định hướng và chốt lại các nội dung chính HS luyện viết luận điểm 1 trong 7 phút GV đánh giá, nhận xét. 2. Hệ thống ý chính a. Phát hiện về cảnh đẹp thiên nhiên ở vùng biển - Cảnh thơ mộng, mĩ lệ, như một bức tranh mực tàu có vẻ đẹp toàn bích - Tâm trạng xúc động, thăng hoa của nghệ sĩ Phùng - Ý nghĩa: biểu trưng cho chất thơ của cuộc đời b. Phát hiện nghịch lí trong gia đình hàng chài - Người chồng vũ phu vì bế tắc mà hành hạ vợ - Người vợ cam chịu, nhẫn nhịn vì thương con - Đứa con đánh trả bố vì bênh vực mẹ - Thái độ của Phùng: ngạc nhiên, sửng sốt, can thiệp c. Ý nghĩa của hai phát hiện Quan niệm về đời sống: - Cuộc sống không giản đơn mà rất nhiều nghịch lí phức tạp, trớ trêu - Cần có cái nhìn sâu sắc, đa chiều, yêu thưng, thấu hiểu để khám phá vẻ đẹp khuất lấp của con người. d. Nghệ thuật của truyện Đề 5 1. Tìm hiểu đề - Kiểu văn bản: nghị luận về một đoạn trích văn xuôi - Nội dung: giá trị nhân đạo - Thao tác lập luận chính: Phân tích - Phạm vi dẫn chứng: Chiếc thuyền ngoài xa. 2. Hệ thống ý chính * Giải thích giá trị nhân đạo * Lên án tình trạng bạo lực gia đình do nghèo đói và lạc hậu * Phát hiện và trân trọng vẻ đẹp khuất lấp, nỗi niềm đáng cảm thông của con người sau vẻ ngoài xù xì, lam lũ. * Mong muốn xóa bỏ cái ác, muốn con người được sống trong môi trường lành mạnh. * Gửi gắm thông điệp tới người nghệ sĩ; cuộc sống không đơn gián, cần kéo gần nghệ thuật và cuộc đời, cần cảm thông, bao dung với con người, thấu hiểu những góc khuất của đời. * Hoạt động 3: Củng cố GV nhắc lại, khắc sâu kiến thức, kĩ năng C. CỦNG CỐ 1. Kiến thức về tác phẩm 2. Kĩ năng nghị luận về một đoạn trich văn xuôi - Bài tập về nhà: viết mở bài, đoạn văn trình bày luận điểm 1 trong phần thân bài đề 2 - Chuẩn bị ôn tập bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Kĩ năng viết mở bài, kết bài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12307548.doc
Tài liệu liên quan