Giáo án Ngữ văn 12 tiết 29 Văn học: Việt Bắc (trích) Tố Hữu - Phần một: Tác giả

I. Vài nét về tiểu sử

- Tố Hữu (1920-2002)

- Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành.

- Quê: tỉnh Thừa Thiên – Huế.

- Xuất thân trong gia đình nhà nho với tình yêu văn học dân gian.

- Năm 13 tuổi, học ở Quốc học Huế  tiếp xúc văn chương Pháp, Thơ mới.

- Sớm giác ngộ cách mạng, lí tưởng cộng sản (bị bắt tù, vượt ngục, tiếp tục hoạt động cách mạng, được giao những trọng trách lãnh đạo văn nghệ, văn hóa Việt Nam trong nhiều năm).

- Năm 1996, nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.

II. Đường Cách mạng, đường thơ

Có thể chia đường thơ của Tố Hữu thành 5 chặng gắn bó mật thiết với nhiệm vụ cách mạng Việt Nam:

• 1937-1946: Tập thơ Từ ấy, gồm 3 phần (Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng).

• 1946-1954: Tập thơ Việt Bắc.

• 1955-1961: Tập thơ Gió lộng.

• 1962-1977: Hai tập thơ Ra trận (1962-1971), Máu và Hoa (1972-1977).

 

docx7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 tiết 29 Văn học: Việt Bắc (trích) Tố Hữu - Phần một: Tác giả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Trần Thị Ngọc Tuyết Ngày soạn: 15/07/2018 Ngày dạy: 18/07/2018 Tiết 29: Văn học: VIỆT BẮC (Trích) Tố Hữu PHẦN MỘT: TÁC GIẢ MỤC TIÊU BÀI HỌC Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu. Hiểu rõ phong cách thơ Tố Hữu là sự hòa quyện giữa nội dung trữ tình chính trị và nghệ thuật đậm đà tính dân tộc. Cảm nhận được một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, tình nghĩa thắm thiết của người kháng chiến với VB, với nhân dân, đất nước. Thấy rõ nội dung bài thơ được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật đậm tính dân tộc, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người Việt. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC - KĨ NĂNG Kiến thức Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu – nhà hoạt động cách mạng ưu tú, một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Cảm nhận sâu sắc chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật biểu hiện của phong cách thơ Tố Hữu. Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năm cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản anh hùng ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến; sử dụng nghệ thuật đậm đà tính dân tộc. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản sử. Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ. Phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề: Tìm, phát hiện, giải quyết vấn đề: các tập thơ gắn liền với các chặng đường lịch sử, phong cách thơ Tố Hữu Năng lực giao tiếp Tiếng Việt: trình bày, diễn đạt vấn đề lưu loát Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ: cảm nhận được vẻ đẹp trong thơ Tố Hữu. Năng lực tự học: đọc bài, chuẩn bị bài ở nhà. Năng lực sử dụng ngôn ngữ: dùng từ, viết câu đúng chuẩn tiếng Việt. PHƯƠNG TIỆN Giáo viên: SGK, SGV, giáo án điện tử, tài liệu liên quan. Học sinh: Vở soạn, vở ghi, SGK. PHƯƠNG PHÁP Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp phát vấn, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp thuyết giảng, phương pháp giải quyết vấn đề. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định tổ chức lớp (1’) Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) Bài mới (40’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: (3’) Tạo tâm thế: Nhận diện chân dung tác giả văn học: Trình chiếu hình ảnh của một số tác giả Thơ mới, yêu cầu HS trả lời tên tác giả. Sau đó, HS có thể liệt kê những tác phẩm liên quan đến tác giả đó. Trên đây là những đại diện tiêu biểu của Phong trào Thơ mới (1932-1945) đã phát triển thơ ca Việt Nam đầu thời kì hiện đại theo khuynh hướng lãng mạn. Bầu trời thi ca lúc này vô cùng ảm đạm và lạc lõng giữa vòng đời của xã hội thực dân nửa phong kiến. Là nhà thơ cùng thời, nhưng Tố Hữu lại đi theo con đường khác, con đường Cách mạng. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con người Tố Hữu và đường thơ mà ông đã chọn. Mà cụ thể là tìm hiểu một đoạn trích trong bài thơ “Việt Bắc” của ông. Hoạt động 2: (10’) Hướng dẫn tìm hiểu vài nét tiểu sử của Tố Hữu(1920-2002) GV: Qua phần tìm hiểu bài ở nhà, em hãy tóm tắt những điểm chính về cuộc đời Tố Hữu? HS: Tương tác với GV, suy nghĩ, trả lời nhanh tại chỗ. GV: Nhận xét, chốt ý, đồng thời cho HS xem chân dung TH qua các thời kì. GV mở rộng: Qua những nét chính về cuộc đời, vậy những yếu tố nào ảnh hưởng tới sáng tác thơ ca của ông? Thời đại (biến động, sự ra đời của Đảng), quê hương (vùng đất mơ mộng trữ tình, có văn hóa đặc sắc với dân ca xứ Huế), gia đình (yêu thích văn học dân gian, truyền thống hiếu học), bản thân (có năng khiếu nghệ thuật, giác ngộ lí tưởng cộng sản, lòng nhiệt huyết với cách mạng). GV: Chuyển sang hoạt động 3. Hoạt động 3: (10’) Hướng dẫn tìm hiểu con đường Cách mạng- Đường thơ Tố Hữu GV: Yêu cầu 1 HS đọc đoạn văn đầu tiên của phần II, SGK/ tr 95. Sau đó hỏi: Đoạn văn cho ta biết điều gì khái quát về đặc điểm con người và thơ Tố Hữu đối với nền văn học Cách mạng? HS: Suy nghĩ, trả lời tại chỗ. GV: Nhận xét. GV hỏi: Vậy có thể chia đường thơ của Tố Hữu thành mấy chặng? Đó là những chặng nào? HS: Trả lời tại chỗ. GV: Nhận xét. GV: Yêu cầu thảo luận theo cặp 2’ để hoàn thành câu hỏi: Mỗi chặng đường thơ gắn với hoàn cảnh lịch sử xã hội nào? Hãy kể tên một số tác phẩm mà em biết? HS: Thảo luận cặp, trả lời nhanh tại chỗ. GV: Nhận xét, chốt nội dung, thuyết giảng. GV hỏi: Bản thân em có suy nghĩ gì về đường thơ của Tố Hữu? (Đường thơ TH có đặc điểm ntn?) HS: Suy nghĩ, trả lời. GV: Nhận xét, chốt. GV: Chuyển sang hoạt động 4. Hoạt động 4: (15’) Hướng dẫn tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu GV: Nhắc lại khái niệm phong cách nghệ thuật. Là cái nhìn độc đáo trong sáng tác của tác giả. Không phải tác giả nào cũng có phong cách. Chỉ những tác giả lớn, thực sự có tài năng, bản lĩnh mới có phong cách rõ nét và độc đáo. GV nêu vấn đề: Dựa vào phần đọc – hiểu, ta có thể thấy ngay 2 luận điểm lớn: Đó là nội dung và nghệ thuật. Sau đó, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (do GV chỉ định), mỗi nhóm giải quyết một vấn đề trong vòng 3’. Sau đó trả lời, nhận xét chéo. Gợi ý: Tìm ra những luận cứ, chú ý trong từng đoạn văn. Về mặt nội dung (Như thế nào gọi là thơ trữ tình chính trị? Biểu hiện?), Về mặt nghệ thuật (Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu được biểu hiện qua những đặc điểm nào? Thể thơ? Ngôn ngữ?) HS: Thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời. Nhận xét chéo. GV: Nhận xét, chốt ý. Lấy một vài ví dụ để minh giải vấn đề. Hoạt động 5: (2’) Hướng dẫn tổng kết và luyện tập GV: Yêu cầu 1 HS đọc mục IV, SGK/tr99. GV: Hướng dẫn HS chú ý vào những ý quan trọng ở mục này. Vài nét về tiểu sử Tố Hữu (1920-2002) Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành. Quê: tỉnh Thừa Thiên – Huế. Xuất thân trong gia đình nhà nho với tình yêu văn học dân gian. Năm 13 tuổi, học ở Quốc học Huế à tiếp xúc văn chương Pháp, Thơ mới. Sớm giác ngộ cách mạng, lí tưởng cộng sản (bị bắt tù, vượt ngục, tiếp tục hoạt động cách mạng, được giao những trọng trách lãnh đạo văn nghệ, văn hóa Việt Nam trong nhiều năm). Năm 1996, nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật. Đường Cách mạng, đường thơ Có thể chia đường thơ của Tố Hữu thành 5 chặng gắn bó mật thiết với nhiệm vụ cách mạng Việt Nam: 1937-1946: Tập thơ Từ ấy, gồm 3 phần (Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng). 1946-1954: Tập thơ Việt Bắc. 1955-1961: Tập thơ Gió lộng. 1962-1977: Hai tập thơ Ra trận (1962-1971), Máu và Hoa (1972-1977). Những năm 90 thế kỉ XX, có các tập thơ: Một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999). Đường thơ Tố Hữu bền bỉ, liên tục, gắn bó mật thiết và thống nhất với cách mạng Việt Nam. Phong cách thơ Tố Hữu Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc Hồn thơ hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ, nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc. Thơ ông thể hiện những tình cảm lớn, phổ biến. Thơ mang đậm chất sử thi. Cảm hứng trong thơ là cảm hứng lịch sử – dân tộc. Nhân vật trữ tình là những con người mang phẩm chất tiêu biểu của dân tộc, của thời đại. Giọng thơ đa dạng, chủ yếu là giọng tâm tình tự nhiên, đằm thắm, chân thành. Về nghệ thuật, thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà Thể thơ truyền thống dân tộc: lục bát, bảy chữ, năm chữ, song thất lục bát Ngôn ngữ: sử dụng nhuần nhuyễn từ ngữ và cách nói dân tộc, phát huy tính nhạc (từ láy, nhịp điệu, vần điệu). Kết luận (SGK) CỦNG CỐ – VẬN DỤNG – DẶN DÒ (4’) Sau khi học xong, cho HS củng cố – vận dụng bằng hình thức trắc nghiệm trên màn hình chiếu. Dặn dò HS soạn bài tiếp theo có hướng dẫn: Luật thơ ĐÁNH GIÁ – RÚT KINH NGHIỆM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 1_12393370.docx
Tài liệu liên quan