Giáo án Ngữ văn 6 đủ năm

Đọc thêm

MẸ HIỀN DẠY CON

 (Truyện trung đại Việt Nam)

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Nắm được nội dung và ý nghĩa chuyện

- Học sinh hiểu được phần nào nghệ thuật viết chuyện của tác giả

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc, kể truyện, phân tích và cảm thụ các chi tiết quan trọng và hình ảnh nỗi bật

3. Thái độ:

- Nhận thức, hợp tác, giải quyết vấn đề, thể hiện sự cảm thông, kiểm soát cảm xúc, xác định giá trị.

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm

 

doc91 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 đủ năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân vật tài năng Bố cục: + Đoạn 1: Giới thiệu Mã Lương. + Đoạn 2: Mã Lương vẽ cho người nghèo. + Đoạn 3: Mã Lương dùng bút thần chống địa chủ. + Đoạn 4: Mã Lương dùng bút thần chống lại vua. + Đoạn 5: Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần. II. Tìm hiểu chi tiết văn bản 1. Nhân vật Mã Lương Hoàn cảnh: - Mã Lương là cậu bé nghèo, mồ côi cha mẹ, tự kiếm sống. - Em rất thông minh và thích học vẽ. => Thuộc kiểu nhân vật có tài năng kỳ lạ, phổ biến trong truyện cổ tích. Mã Lương học vẽ và được tặng bút thần. - Nguyên nhân thần kỳ: Được cây bút thần bằng vàng trong mơ => vẽ vật như thật. => Là sự ban thưởng xứng đáng cho sự say mê, khổ công học tập. 4. Củng cố: (2 Phút) Nhấn mạnh Kiểu nhân vật cổ tích phổ biến 5. Dặn dò: (1 Phút) Học bài cũ Chuẩn bị tiếp phần còn lại Tuần 8 Tiết 31 Ngày soạn:11/10/2018 Hướng dẫn đọc thêm CÂY BÚT THẦN ( Tiếp theo) (Truyện cổ tích Trung Quốc) I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Hiểu và nắm được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện Cây bút thần Quan niệm của nhõn dõn về cụng lý xó hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kỳ diệu của con người. Cốt truyện “Cây bút thần” hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kỳ. Sự lặp lại tăng tiến của tỡnh tiết, sự đối lập của các nhân vật. 2. Kỹ năng: Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kỳ ảo trong truyện . Kể lại câu chuyện. 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần say mê, kiên trì học tập II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp: (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút) Hãy cho biết nguyên nhân sử dụng từ không đúng nghĩa? Cách khắc phục? 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 25 Phút 12 Phút Hoạt động2: GV: Yêu cầu học sinh đọc văn bản HS thảo luận nhóm Em có nhận xét gì về mục đích vẽ đồ dùng cho người nghèo của Mã Lương? Đại diện nhóm trình bày kết quả. GV: nhận xét thống nhất ý kiến Mã Lương vẽ những gì cho những kẻ tham lam? + Vẽ cho nhà vua? HS: Đọc văn bản đưa ra ý kiến. GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng truyện? HS: Nêu ý kiến GV: nhận xét, bổ sung. Truyện có ý nghĩa gì? HS: Rút ra ý kiến Hoạt động3: HS: Kể lại truyện Lưu ý: Kể đúng chi tiết, trình tự, diễn cảm. Bài tập 2: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm truyện cổ tích và liệt kê các truyện cổ tích đã học. II.Tìm hiểu văn bản 2. Quan niệm của nhân dân về mục đích của nghệ thuật chân chính Mã Lương dùng bút thần phục vụ nhân dân: Vẽ cho người nghèo cái cày, cuốc, đèn, -> Phục vụ cho đời sống, sản xuất của nhân dân. Ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, hạnh phúc. Thực hiện công lí công bằng xã hội xã hội. chống lại tên địa chủ và tên vua tham lam, độc ác. 3. Nghệ thuật: - Sáng tạo chi tiết nghệ thuật kì ảo góp phần khắc họa hình tượng nhân vật tài năng trong truyện cổ tích: ML được cụ già tóc bạc phơ thưởng cho một cây bút bằng vàng vẽ được điều kì diệu (chim tung bay, chim cất tiếng hót) -Sáng tạo nghệ thuật tăng tiến phẩn ánh hiện thực xã hội - Kết thúc truyện có hậu thể hiện niềm tin của nhân dân vào khả năng chính nghĩa, có tài năng . 4. Ý nghĩa của truyện. Truyện khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại kẻ ác III. Luyện tập Bài tập 1: Kể diển cảm truyện. Bài tập 2: Truyện cổ tích: SGK trang 53. Các truyện cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh, 4. Củng cố: (2 Phút) Theo em vì sao Mã Lương chỉ thích vẽ cho người nghèo? Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì? 5. Dặn dò: (1 Phút) Đọc - trả lời câu hỏi SGK tham khảo phần ghi nhớ trang 86 và 87. Suy nghĩ và trả lời theo cách hiểu các câu hỏi 1,2,3,4,5. Tuần 8 Tiết 32 Ngày soạn:11/10/2018 DANH TỪ I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Đặc điểm của danh từ Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật 2. Kỹ năng: Nhận diện danh từ và phân biệt các nhóm danh từ Luyện tập thống kê, phân loịa các danh từ 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức tinh thần nghiêm túc, hứng thú, tự giác tích cực trong học tập II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp: (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. Ở bậc tiểu học các em đã từng tìm hiểu về khái niệm của danh từ. vậy thì bây giờ một em đứng dạy và chỉ cho cô trong phòng học của chúng ta có bao nhiêu vật mà tên goi của nó là danh từ? b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 13 Phút 12 Phút 12 Phút Hoạt động1: GV: Cho Học sinh đọc bài tập SGK. Tích hợp với kiến thức tiểu học + Xác định các DT trong đoạn văn + Xác định DT trong cụm DT in đậm. Xung quanh DT trong cụm DT nói trên có những từ nào? DT biểu thị những từ gì? Đặt câu với các DT em mới tìm được. HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi. Hoạt động 2: GV: Cho HS đọc bài tập1 Hỏi Nghĩa của các từ in đậm có gì khác các DT đứng sau HS: Đọc làm bài tập GV: Cho HS đọc bài tập 2 Thử thay các từ in đậm nói trên bằng những từ ngữ khác rút ra nhận xét. HS: Đọc bài tập và đưa ra ý kiến GV: Cho HS đọc bài tập 3 HS: Thảo luận Vì sao có thể nói: Ba thúng gạo rất đầy. Không thể nói sáu tạ thóc rất nặng. Hoạt động nhóm Đại diện các nhóm trình bày kết quả. GV: Nhận xét thống nhất ý kiến GV: Định hướng: Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu, danh từ chỉ làm vị ngữ khi kết hợp với hệ từ “là” Gọi 1 HS đọc mục ghi nhớ SGK- tr 86 Hoạt động 3: GV: Cho HS đọc các bài tập1 và trả lời câu hỏi Liệt kê một số danh từ Đặt câu với mỗi DT HS: Đọc làm bài tập GV: Cho HS đọc bài tập2 Liệt kê các loại từ a. Chuyên đứng sau DT chỉ người: Ông, vị, cô b. Chuyên đứng sau DT chỉ đồ vật: Cái bức, tấm HS: Đọc bài tập và đưa ra ý kiến GV: Cho HS đọc bài tập3 Liệt kê các DT a.Chỉ đơn vị quy ước chính xác:mét,kg b. Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Nắm, mớ, đàn HS: Đọc bài tập và đưa ra ý kiến GV: Cho HS viết chính tả nghe viết “Cây bút thần” Từ đầu dày đặc các hình vẽ. HS: Nghe viết GV: Thu 2 bài chấm I. Đặc điểm của danh từ 1. Bài tập: *Bài 1: Xác định danh từ - Vua - Làng - Gạo nếp - Con trâu * Cụm danh từ - Ba con trâu ấy Bài 2: Xung quanh các danh từ ấy, ba con, Bài 3: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. Bài 4: Đặt câu với các danh từ: - Vua Hùng có công xây dựng đất nước. - Thôn em có nghề truyền thống đan lát - Làng em ở ven con sông đáy. Ghi nhớ (SGK- T86) II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật 1. Bài tập Bài tập1. Phân biệt nghĩa các danh từ - Viên - Thúng - Tạ => là DT để đếm, tính Bài 2: Thay thế các từ - Thay: Con= Bác, chú Viên= ông, tên * Đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi vì các từ không chỉ số đo, số đếm -> gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên - Thay: Thúng= Rổ, rá, đấu Tạ= Tấn, cân Đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi - >gọi là các danh từ chỉ đơn vị số đo, số đếm Bài 3: Phân loại danh từ chỉ đơn vị quy ước: Đơn vị quy ước: - Đơn vị chính xác: Tạ, tấn, kg - Đơn vị ước chừng: Thúng, bát, đấu, Ghi nhớ: SGK- tr 87 III. Luyện tập Bài 1: Lợn, gà, nhà, cửa Bài tập 2 - Chuyên đứng trước DTchỉ người: Ngài, viên,người, em - Chuyên đứng trước DTchỉ đồ vật: Quyển, quả pho, tờ, chiếc Bài tập3: - Đơn vị quy ước chính xác: Tạ, tấn, kg - Đơn vị quy ước ước chừng: Hũ, bốc vốc, gang Bài tập 4: Chính tả (nghe- viết) Cây bút thần: Từ đầu dày đặc các hình vẽ. 4. Củng cố: (3 Phút) (2 Phút) Đọc lại ghi nhớ GV hệ thống toàn bài 5. Dặn dò: (1 Phút) Học ghi nhớ Làm bài tập 3,4, 5 Chuẩn bị bài: “Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự” LH: Maihoa131@gmail.com Tuần 12 Tiết 45 Ngày soạn: 08/11/2018 Hướng dẫn học thêm CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG; I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống 2. Kỹ năng: Tích hợp với phần tiếng việt ở khái niệm: cụm danh từ; với phân môn tập làm văn ở kĩ năng lập dàn ý trong văn kể chuyện đời thường. 3. Thái độ: Rèn luyện kĩ năng kể chuyện bằng các ngôi kể khác nhau II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp: (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút) Kể lại các truyện: “Ếch ngồi đáy giếng”, “Thầy bói xem voi”, “Đeo nhạc cho mèo”. Nêu những bài học cuộc đời được rút ra từ 3 truyện trên? 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. Đây là truyện ngụ ngôn mà trong đó nhân vật là những bộ phận của cơ thể con ngời đã được nhân hóa. Mỗi một bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại chung một mục đích đảm bảo sự sống cho cơ thể ; Nhưng trong truyện này các nhân vật đã không hiểu được điều đó nên đã chịu hậu quả đáng buồn, may mà còn kịp thời cứu được. Truyện mượn chuyện các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người. b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 5 Phút 25 Phút 6 Phút Hoạt động 1: GV: Hướng dẫn hs đọc. giọng đọc cần sinh động và có sự thay đổi thích hợp với từng nhân vật và từng đoạn! Giải nghĩa các từ chú thích? Hoạt động 2: Truyện có mấy nhân vật? Theo em nhiệm vụ của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng làm gì? Cuộc sống lúc đầu của họ ra sao? Vì sao chân, tay, tai, mắt lại so bì với lão Miệng? Vì sao lão Miệng chỉ ăn không nên bốn thành viên đã làm gì? Em có nhân xét gì về mối quan hệ nương tựa lẫn nhau giữa chân, tay, tai, mắt, miệng (thảo luận) Chính từ sự nương tựa lẫn nhau này mà kết quả câu chuyện ra sao khi bốn nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đình công? Cuối cùng họ đã nhân ra điều gì? Kết quả ra sao? Truyện đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em rút ra được gì qua câu chuyện vừa học? Ý kiến riêng của em về bài học này? (Thảo luận ) Rút ra ghi nhớ Hãy kể lại câu truyện diễn cảm! Nêu các truyện ngụ ngôn đã học? Hoạt động 3: I .Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích 1/ Đọc 2/ Chú thích II. Tìm hiểu văn bản 1. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt Kiểu VB: Tự sự Phương thức bđ: kể, miêu tả 2. Bố cục: 3. Phân tích a. Giới thiệu nhân vật - Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng các bộ phận cơ thể của con người - CS lúc đầu: Mỗi thành viên làm một việc, tình cảm rất thân thiết b. Tình huống của truyện - Chân, Tay, Tai, Mắt thấy lão Miệng chỉ “ngồi ăn không” - Bốn thành viên bàn nhau đình công không làm cho lão Miệng ăn nữa - Hành đông: họ quyết định ko làm gì nữa, kéo đến nhà lão Miệng nói thẳng - Thái độ: quyết liệt . gay gắt, đoạn tuyệt c. Kết quả - Lão Miệng bị bỏ đói . - Tất cả đều cảm thấy mệt mỏi, rã rời (Cụ thể) + Cậu chân, cậu tay ko muốn cất mình chạy nhảy, vui đùa nữa + Cô Mắt ngày cũng như đêm lờ đờ hai mi trĩu nặng + Bác Tai thấy ù ù như xay lúa ở trong + Lão Miệng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm khô như rang, ko buồn nhếch mép - Mỗi người làm một việc, không ai tị ai d/Bài học: - Trong một tập thể mỗi thành viên ko thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau ,gắn bó với nhau cùng tồn tại, - Phải biết hợp tác với nhau, tôn trọng công sức của nhau 4. Tổng kết: - Nội dung: - Nghệ thuật: + Xây dựng tình huống truyện + Nhân hóa, tưởng tượng, ẩn dụ + Ghi nhớ Sgk/ 116 III. Luyện tập Bài tập số 1 Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn Bài tập số 2 Ếch ngồi đáy giếng Thầy bói xem voi Đeo nhạc cho mèo Chân, tay, tai, mắt, miệng 4. Củng cố: (3 Phút) Nắm vững khái niệm truyện ngụ ngôn Kể tóm tắt truyện. 5. Dặn dò: (1 Phút) Ôn lại những bài tiếng việt để chuẩn bị kiểm tra Tuần 15 Tiết 57 Ngày soạn: 27/11/2018 CHỈ TỪ I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa, và công dụng của chỉ từ Hiểu cách dùng chỉ từ khi nói và viết 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đặt câu, vận dụng đúng khi nói, viết. Hs có ý thức và có kĩ năng bước đầu xác định chỉ từ trong câu. 3. Thái độ: Bồi dưỡng kiến thức ngữ pháp về chỉ từ II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp: (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút) Thế nào là số từ? Thế nào là lượng từ? Cho ví dụ minh hoạ? Xác định số từ trong đoạn thơ sau: Giúp cho một thúng xôi vò Một con lợn béo, một vò rượu tăm Giúp cho đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi tằm em đeo 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 15 Phút 10 Phút 11 Phút Hoạt động 1: HS: Đọc đoạn văn tìm các từ in đậm? các từ in đậm đó bổ xung ý nghĩa cho từ nào? Em hãy đọc các từ và các cụm từ . sau đó so sanh và rút ra ý nghĩa của những từ được in đậm? Đọc đạon văn bản “Sự tích Hồ Gươm” nghĩa của các từ ấy, nọ trong câu có điểm nào giống và điểm nào khác các trường hợp đã phân tích? qua phân tích em hãy cho biết thế nào là chỉ từ? (Thảo luận) Hoạt động 2: Trong các câu đã dẫn ở phần một. chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì? Tìm chỉ từ trong câu a. b và xác định chức vụ của chúng? Vậy em hãy nêu hoạt động của chỉ từ ở trong câu cho ví dụ? (thảo luận) Hoạt động 3: Tìm chỉ từ? Xác định ý nghĩa và chức vụ Thay các cụm từ in đậm bằng những chỉ từ thích hợp và giải thích vì sao? Có thể thay các chỉ từ trong đoạn dưới đây bằng những từ, cụm từ nào không? rút ra nhận xét về tác dụng của chỉ từ? I. Chỉ từ là gì? 1/ Bài tập a/ Các từ in đậm: nọ, ấy, kia, ông vua nọ viên quan ấy làng kia nhà nọ bổ sung ý nghĩa cho các từ đứng trước đó b/ So sánh ý nghĩa ông vua / ông vua nọ viên quan / viên quan ấy làng / làng kia nhà / nhà nọ Còn thiếu tính đã được cụ thể hóa Xác định, được xác định cụ thể, rõ ràng trong không gian c/ So sánh các cặp viên quan ấy hồi ấy nhà nọ đêm nọ K K Sự định vị Sự định vị về về không gian thời gian 2/ Ghi nhớ 1 Sgk/ 137 II. Hoạt động của chỉ từ trong câu 1/ Bài tập a/ Chỉ từ: nọ, ấy, kia Làm phụ ngữ sau của danh từ b/ Xác định chức vụ Đó là một điều chắc chắn Làm thành phần chủ ngữ từ đấy, nước ta trăm nghề trồng trọt Làm trạng ngữ 2/ Ghi nhớ 2 Sgk/ 138 III. Luyện tập 1. Bài tập số 1(138) a/ hai thứ bánh ấy định vị sự vật trong không gian làm phụ ngữ sau cho cụm từ b/ đấy, đây: định vị sự vật trong không gian, làm chủ ngữ c/ nay: định vị sự vật trong thời gian, làm trạng ngữ d/ đó: định nghĩa sự vật trong thời gian ,làm trạng ngữ 2. Bài tập số 2 (138.139) chân núi sóc sơn = đấy bị lửa thiêu cháy = ấy Viết như vậy khỏi bị lập từ 3. Bài tập số 3(139) Không thay được Chỉ từ có vai trò rất quan trọng, chúng có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe (đọc) định vị được các sự vật, thời điểm trong chuỗi sự vật hoặc trong dòng thời gian vô tận 4. Củng cố: (3 Phút) Đọc phần ghi nhớ GV hệ thống toàn bài 5. Dặn dò: (1 Phút) Học nắm chắc ghi nhớ Làm các bài tập 4, 5 ở SGK Chuẩn bị bài “Động từ” GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6,7,8,9 ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT LH: Maihoa131@gmail.com Giáo án các bộ môn cấp THCS theo chuẩn KTKN, SKKN mới nhất theo yêu cầu, bài giảng Power Point, Video giảng mẫu các môn học, tài liệu ôn thi Tuần 15 Tiết 58 Ngày soạn: 27/11/2018 LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Tập giải quyết một số đề bài tưởng tượng sáng tạo Chú trọng khâu học sinh có thể tự làm dàn bài cho đề bài tưởng tượng vào thực hành luyện tập 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng biết kể chuyện tưởng tượng 3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức học tập bộ môn II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp: (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút) Như thế naò gọi là chỉ từ? Cho ví dụ 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. Giúp các em có thể nắm vững các đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng sáng tạo qua việc luyện tập xây dựng một dàn bài chi tiết. Đồng thời tạo cơ hội cho các em rèn luyện kỉ năng nói trứoc tập thể, tiết học này sẽ đáp ứng những yêu cầu ấy b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 20 Phút 17 Phút Hoạt động 1: GV: Yêu cầu HS nhắc lại: thê nào là kể chuyện tưởng tượng? Kể chuyện tưởng tượng dựa trên cơ sở nào? GV: Ghi đề lên bảng, gọi 1 HS đọc Đề trên thuộc kiểu bài nào? Nội dung của đề yêu cầu những gì? Lưu ý: kể chuyện về tương lai nhưng không được viễn vông mà phải căn cứ sự thật ở hiện tại Mười năm nữa là em bao nhiêu tuổi? Em vẫn đang học hay đi làm? Lí do về thăm trường cũ? Tâm trạng của em trước khi về thăm trường? Những thay đổi của mái trường sau 10 năm xa cách? Có gì thêm? có gì đổi mới? Thầy cô nhận ra em không? Em và thầy cô sẽ nói gì với nahu trong phút giây gặp gỡ bất ngờ ấy? Câu chuyện hàn huyên với bạn bè? Hoạt động 2: GV: Mời hs đọc đề bài a sgk 140 chủ đề của truyện sẽ kể là gì? (tình cảm của em và đồ vật hay con vật) em sẽ chọn đồ vật (con vật) nào vào vai nhân vật kể? Xây dựng một câu truyện mà trong đó nhân vật là một con vật (đồ vật) thì em sử dụng cách kể ntn? (nhân hóa) Em hãy lập dàn bài cho đề bài a Nêu chủ đề của chuyện cuộc gặp gỡ trò chuyện thú vị với nhân vật cổ tích? Nhân vật được chọn là ai? nhân vật được yêu thích trong truyện cổ tích? I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý đề: Sau 10 năm em trở về thăm lại trưòng cũ. Hãy kể lại những thay đổi mà em nhìn thấy về ngôi trường. 1.Tìm hiểu đề: - Kiểu bài:Kể chuyện tưởng tượng - Nội dung: +Chuyến về thăm trưòng cũ sau 10 năm xa cách +Cảm xúc, tâm trạng của em trong và sau chuyến thăm ấy 2.Lập dàn ý: a. Mở bài: - Về thăm trường nhân dịp nào? (điạ điểm) - Cảm xúc của em lúc ấy? b. Thân bài: - Tâm trạng trước lúc về thăm trường - Cảnh gặp gỡ với thầy cô giáo cũ, chú bảo vệ... - Gặp bạn bè, sấn trường, ghế đá..những kỉ niệm xưa được hồi tưởng lại ..những thay đổi trong cuộc sống của mỗi người - Sự thay đổi của trường: thiết bị, cảnh quan mới mẽ như thế nào? - Những thay dổi về thầy, cô giáo:người già, người mới về... - Các bạn cùng lớp cùng lứa nay đã lớn c. Kết bài: Phút chia tay lưu luyến Suy nghĩ của em khi chia tay với trường: Cảm động, yêu thương, tự hào II. Luyện tập 1. Đề a sgk /140 Dàn bài a/ Mở bài Đồ vật (con vật) tự giới thiệu mình Đồ vật (con vật) giới thiệu về tình giữa mình và người chủ b/ Thân bài: Lý do (con vật) đồ vật trở thành vật sở hữa của người chủ Tình cảm ban đầu giữa đồ vật (con vật) người chủ Những kỉ niệm vui buồn khó quên của cả hai nhân vật Tình cảm lúc sau (nếu có thay đổi ) nêu lý do thay đổi c/ Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của đồ vật (con vật) đó 2/ Đề b sgk/ 140 Dàn bài a/ Mở bài Giới thiệu không gian, thờigian của buổi gặp gỡ Xây dựng tình huống gặp nhân vật trong truyện (nằm mơ, tưởng tượng) b/ Thân bài: Cuộc trò chuyện thú vị Hỏi han những điều thắc mắc, thú vị Trao đổi suy nghĩ (nếu có) c/ Kết luận Bày tỏ tình cảm đối với nhân vật đó 4. Củng cố: (3 Phút) GV hệ thống lại toàn bài 5. Dặn dò: (1 Phút) Lập dàn bài và viết thành bài văn ở đề của N3,4 Đọc trứớc các bài tham khảo chuẩn bị viết bài số 3 Tuần 16 Tiết 62 Ngày soạn:06/12/2018 Đọc thêm MẸ HIỀN DẠY CON (Truyện trung đại Việt Nam) I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Nắm được nội dung và ý nghĩa chuyện Học sinh hiểu được phần nào nghệ thuật viết chuyện của tác giả 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, kể truyện, phân tích và cảm thụ các chi tiết quan trọng và hình ảnh nỗi bật 3. Thái độ: Nhận thức, hợp tác, giải quyết vấn đề, thể hiện sự cảm thông, kiểm soát cảm xúc, xác định giá trị. II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút) Thế nào là cụm động từ? ý nghĩa của cụm động từ Nêu cấu tạo của cụm động từ? cho ví dụ 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. Truyện “Mẹ hiền dạy con” được dịch từ sách Liệt nữ truyện của Trung hoa. Nhưng có cách viết giống truyện trung đại nên được xếp vào cụm truyện trung đại b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 12 Phút 25 Phút Hoạt động 1: GV: Hướng dẫn đọc. Đọc mẫu một lần Gọi HS đọc. Gọi 1-2 HS tóm tắt Văn bản thuộc thể loại nào? HS:Chuyện tưởng tượng Truyện kể theo mạch nào? HS: Thời gian Truyện có mấy sự việc chính? Hoạt động 2: Hai lần bà mẹ quyết định dời nhà đến nơi khác là những lần nào? Tại sao hai lần dời nhà đó người mẹ thầy Mạnh Tử đều nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được”? Tại sao khi dọn nhà đến gần trường học người mẹ ấy lại vui lòng nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đấy” Bà mẹ hai lần quyết định dời nhà và một lần định cư đó là vì chỗ ở hay là vì Mạnh Tử? HS: Vì Mạnh tử Vì sao các quyết định chuyển nhà và định cư là đều vì con? HS: Hiểu tính cách của con (Hiếu động, bắt chước giỏi) Việc này tương ứng với câu tục ngữ dân gian nào? “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” Lần thứ tư bà mẹ thầy Mạnh Tử đã làm điều gì không phải? HS: Nói dối MT Tại sao sau khi nói đùa, người mẹ lại đi mua thịt cho con ăn? HS: “Con thơ trẻ.. ta nói dối nó... hóa ra dạy nó nói dối hay sao...” Bà sửa sai lầm bằng cách nào? HS: Mua thịt cho con ă Ý nghĩa giáo dục của sự việc thứ tư là gì? Sự việc gì xảy ra trong lần cuối? HS: MT bỏ học về nhà Thấy con như vậy, bà mẹ đã làm gì? HS: dùng dao cắt đứt tấm vải đang dệt Qua đây nhận xét như thế nào về thái độ của bà mẹ? HS: Nghiệm khắc, yêu thương, mong muốn con thành người tốt MT có nghe lời mẹ dạy không? Đâu là biểu hiện chứng tỏ MT là người con ngoan? HS: Biết vâng lời mẹ, học tập chuyên cần Cách giáo dục của người mẹ, chứng tỏ tình cảm mà mẹ dành cho con như thế nào? HS: Rât thương yêu con Mẹ hiền, con ngoan.Hai yếu tố đó đã tạo nên một kết qủ như thế nào? HS: Rút ra ghi nhớ của truyện? I. Tìm hiểu chung 1. Đọc và giải thích từ khó sgk 2. Tóm tắt văn bản 3. Bố cục - Có năm sự việc chính liên quan đến hai mẹ con -> kết thành cốt truyện. II. Tìm hiểu văn bản 1 Dạy con bằng cách chọn nơi ở - Dời nhà ra nghĩa địa - Dời nhà ra gần chợ Môi trường này ảnh hưởng đến Mạnh Tử, dễ bắt chước thói hư, tật xấu. - Cuộc sống trường học đã hưởng tốt đến tính nết Mạnh Tử. (Lễ phép, học hành) => Vì muốn con thành người tốt. 2. Dạy con bằng ứng xử hàng ngày - Bà mẹ nói đùa: “để con ăn đấy” - Bà ân hận: “ Ta nói lỡ mồm rồi” -> mua thịt lợn cho con ăn -> không dược dạy con nói dối, phải giữ được chữ tin với mọi người, sống phải thành thật - Mạnh Tử bỏ học - mẹ cầm dao cắt tấm vải đang dệt => Dạy con cần nghiêm khắc, muốn con trở thành người tốt, tài giỏi => Mạnh Tử trở thành một bậc tài cao đức trọng, nối tiếng sau này Ghi nhớ (SGK) 4. Củng cố: (3 Phút) Cảm nhận của em về người mẹ MT và cách dạy con của bà? HS: Yêu thương, hiểu biết, hiền lành nhưng lại rất nghiêm khắc và dứt khoát Lời nói phải đi đôi với việc làm, phải nêu gương tốt cho con 5. Dặn dò: (1 Phút) Nắm chắc cốt truyện Học ghi nhớ Làm bài tập 2,3 Chuẩn bị bài: “Tính từ và cụm tính từ” Tuần 17 Tiết 65 Ngày soạn:13/12/2018 THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức: Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh. Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự việc. Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính. 2. Kỹ năng: Đọc- hiểu văn bản truyện trung đại. Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện. Kể lại được truyện. 3. Thái độ: Quý trọng thầy thuốc, có tấm lòng thương người. II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm III/ CHUẨN BỊ: Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút) Kể lại truyện Mẹ hiền dạy con. Cảm nhận của em về bà mẹ Mạnh Tử? 3. Nội dung bài mới: a/ Đặt vấn đề. Trong xã hội có rất nhiều nghề, nhưng nghề nào cũng đòi hỏi phải có đạo đức. Có 2 nghề quan trọng và được Xh tôn vinh đó là nghề thầy giáo và thầy thuốc. Với tấm lòng nhân đạo, yêu quý bệnh nhân người thầy thuốc này đã để lại cho đời muôn vàn tình yêu và lòng kính trọng. ông là ai? thì tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu rõ về ông b/ Triển khai bài. TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC 10 Phút 20 Phút 7 Phút Hoạt động 1 GV: Hướng dẫn đọc, gọi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Ngu van 6_12392444.doc