Giáo án Ngữ văn 6 - Học kì 1

 Tiết 37:

TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp HS nhận thấy rõ những ưu điểm, nhược điểm mà qua bài làm các em đã bộc lộ.

- Biết cách sửa chữa, rút kinh nghiệm cho bài sau, rút ra phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi.

2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng chữa bài của bạn và của mình.

3. Thái độ : Yêu thích thể loại trắc nghiệm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, Bài kiểm tra đã chấm.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

docx203 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Học kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
016. Sĩ số ......... Vắng............. Tiết 30- Tập làm văn: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị. 2. Kỹ năng : - Lập dàn bài kể chuyện. - Lựa chọn trình bày miệng những việc có thể kể theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc. - Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp. 3. Thái độ : Có ý thức HT, hứng thú trong giờ học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án. chuẩn KTKN, tài liệu có liên quan. 2. Học sinh: Học bài cũ. Chuẩn bị trước bài mới III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị bài của hs. 2. Bài mới: Trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, lựa chọn trình bày miệng những việc có thể kể theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc...là rất cần thiết, giờ hôm nay cô sẽ hướng dẫn tìm hiểu... Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. - Gọi học sinh đọc đề a và c ở bảng phụ - Yêu cầu h/s lập dàn ý cho từng đề. - Gọi h/s nhắc lại dàn ý 1. - Cấu trúc bài văn tự sự? Nhiệm vụ của từng phần? - Yêu cầu ở đề (a) – Lập dàn ý? - Yêu cầu ở đề (c) – Lập dàn ý? - Đọc đề bài - Nghe - Trả lời. - Thực hiện NV. - Thảo luận. - Trình bày. I. Tìm hiểu chung. 1. Đề bài. - Đề a: Tự giới thiệu về bản thân. - Đề c: Kể về gia đình mình. 2. Lập dàn bài. Đề a: Tự giới thiệu về bản thân. a - Mở bài: Lời chào và lí do giới thiệu. b - Thân bài: Giới thiệu tên tuổi, vài nét về hình dáng. + Gia đình gồm những ai. + Công việc hàng ngày. + Vài nét về tính tình, sở thích, ước mơ, nguyện vọng. c- Kết bài: Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe. Đề c: Kể về gia đình mình. a- Mở bài: Lời chào và lí do kể. b- Thân bài: Giới thiệu chung về gia đình. + Kể về bố. + Kể về mẹ. + Kể về anh, chị, em c- Kết bài: Tình cảm của mình về gia đình. Hoạt động 2: HD Luyện nói trên lớp - Gọi HS luyện nói trước lớp. - GV- nhận xét cho điểm. - GV đưa ra một bài mẫu: Tự giới thiệu về mình - Y/C nhận xét. - Thực hiện Lắng nghe. - Nhận xét bạn. Lắng nghe - Thảo luận trình bày. II. Luyện nói trên lớp. Thưa các bạn! Tôi tên là............................................ Huyện BQ Tỉnh HG. Nhà tôi ở ..................... gia đình tôi có ............., bố, mẹ, anh trai, em gái và tôi. Tôi rất thích học môn toán, Lí, Văn.. và xem phim hoạt hình, chơi thể thao, đi du lịch. Tôi muốn sau này lớn lên trở thành một chú công an để truy lùng bọn tội phạm, bảo đảm yên vui cho xóm làng. Hằng ngày tôi thường học, tôi có một em gái học lớp 2. Tôi rất yêu em gái tôi. Em có hai bím tóc rất xinh, khi nói chuyện hai cái bím hay lúc lắc. Tôi thích ngăn nắp, trật tự. Bố tôi thường dạy thế. Tôi thích cùng các bạn gái ăn quà và nói chuyện. Tuy vậy, lúc nào tôi cũng muốn trở thành bạn tốt của các bạn.Cảm ơn các bạn đã lắng nghe. Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. - Hướng dẫn về nhà làm bài. - Nghe ghi bài về nhà. III: Hướng dẫn tự học. - Lập dàn bài tập nói 1 câu chuyện kể. - Tập nói 1 mình theo dàn bài đã lập 3. Củng cố: Hệ thống hoá lại kiến thức. 4. Dặn dò: - Tập luyện nói theo một dàn bài đã lập. - Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. **************************************** Lớp 6A: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Lớp 6B: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Lớp 6C: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Tiết 31- Văn bản: Đọc thêm. CÂY BÚT THẦN ( Truyện cổ tích Trung Quốc ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Quan niệm của nhân dân về công lí XH, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. - Cốt truyện cây bút thần hấp dẫn với nhiều chi tiết thần kì. - Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật. 2. Kỹ năng : - Đọc - Hiểu VB truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh tài giỏi. - Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện. - Kể lại câu chuyện. 3. Thái độ: Học hỏi những tài năng và phẩm chất của em bé. 4. Tích hợp GD: - Tự nhận thức giá trị về lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống. - Suy nghĩ về cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái, sự công bằng. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, chuẩn KT KN, tìm hiểu tài liệu, tranh ảnh. 2. HS: Đọc trước văn bản, soạn bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ : - Nêu những chi tiết chứng tỏ em bé thông minh? - Nêu ý nghĩa của truyện? 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. - HD cách đọc và đọc mẫu. - Gọi 2¨3 HS đọc - Gọi đọc hoặc giải thích các chú thích trong SGK. - Truyện được chia ra làm mấy phần? Nội dung chính từng phần ra sao? - Phương thức biểu đạt? - Lắng nghe - 2 HS đọc - Giải thích. - Trả lời. - Trả lời. I. Tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Chú thích 3. Bố cục. 4 phần - P1: Mã Lương dốc lòng học vẽ. - P2: Mã Lương đem tài năng phục vụ nhân dân. - P3: Mã Lương dùng bút thần trừng trị địa chủ và vua ác. - P4: Mã Lương lại về sống và vẽ giữa lòng dân. 4. PTBĐ: Tự sự. HĐ2: Đọc- Hiểu văn bản - YC đọc đoạn 1 SGK. - Nêu hoàn cảnh, số phận, tài năng của nhân vật Mã Lương? - Qua những chi tiết đó em thấy việc học vẽ của Mã Lương nổi bật đức tính gì? - Mã Lương có được cây bút vẽ trong hoàn cảnh nào? - Nhận xét phẩm chất tài năng ? - Mã Lương dùng cây bút thần để làm gì? - Vì sao Mã Lương không vẽ gạo, tiền, nhà cửa, bạc vàng mà lại vẽ những công cụ đó? - Mã Lương còn dùng cây bút để làm gì? trừng trị ai? - Vì sao tên địa chủ bắt giam Mã Lương? Khi bị giam Mã Lương đã làm gì? - Em có nhận xét gì về tài năng của Mã Lương khi trừng trị tên địa chủ? - Khi bị vua bắt Mã Lương chống lại bằng cách nào? - Em có nhận xét gì về thái độ của Mã Lương khi vua ra lệnh ngừng vẽ? - Việc làm của Mã Lương là nguyện vọng của ai? - Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo gây hứng thú. Hãy chỉ ra các chi tiết đó? - Em hãy nêu ý nghĩa của truyện? Gọi đọc ghi nhớ - Đọc đoạn 1 - Trả lời - Thảo luận. - Trả lời - Trả lời - Suy nghĩ, trả lời - Thảo luận, trình bày. - Trả lời Suy nghĩ, trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Nhận xét. - Trả lời - Trả lời - Nêu ý nghĩa Truyện Đọc ghi nhớ II. Đọc- Hiểu văn bản 1. Nội dung: a. Nhân vật Mã Lương và cây bút thần. * Hoàn cảnh: + Mồ côi, nghèo khổ, có tài vẽ, ham vẽ. + Dốc lòng học vẽ (vẽ mọi nơi mọi lúc) không bỏ phí thời gian. ¦ Kiên trì, chăm chỉ, thông minh,có chí quyết tâm (có tài năng, năng khiếu vẽ sẵn) - Mã Lương được thần thưởng cây bút thần sau một ngày lao động vất vả. =>Con người có khả năng vươn tới thần kì bằng tài năng và công sức rèn luyện. Cây bút thần là phần thưởng xứng đáng cho những cố gắng của ML. b. Mã Lương đem tài năng phục vụ nhân dân. - Vẽ cho người nghèo, phục vụ người nghèo: Vẽ cuốc, cày, đèn, thúng. ¦Vẽ những công cụ hữu ích cho mọi nhà phương tiện cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt . c. Mã Lương dùng bút thần trừng trị kẻ ác. * Tên địa chủ. - Buộc Mã Lương vẽ theo ý của hắn (vẽ nhà cao cửa rộng... vàng bạc.) - Mã Lương vẽ bánh ăn, vẽ thang và ngựa để trốn, vẽ cung bắn chết tên địa chủ. ªTài năng không phục vụ cái ác mà phải được dùng để chống lại cái ác. * Tên vua độc ác. - Vẽ cóc ghẻ. - Vẽ gà trụi lông. - Vẽ biển động. ¦Vẽ gió bão, sóng lớn để tiêu diệt bọn vua quan - Mã Lương không khoan nhượng bọn vua quan, quyết tâm tiêu diệt cái ác. 2. Nghệ thuật: - Chi tiết kì ảo khắc họa hình tượng NV tài năng- Cây bút bằng vàng vẽ được nhiều điều kì diệu... - Sáng tạo chi tiết NT tăng tiến phản ánh HTCS. - Kết thúc có hậu. 3. Ý nghĩa văn bản. - Thể hiện quan niệm của nhân dân ta về công lí xã hội về tài năng nghệ thuật, tài năng thuộc về nhân dân, thuộc về chính nghĩa. - Ước mơ về những khả năng kì diệu của con người * Ghi nhớ: SGK Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. - Hướng dẫn về nhà làm bài. - Nghe ghi bài về nhà. III: Hướng dẫn tự học. - Lập dàn bài tập nói 1 câu chuyện kể. - Tập nói 1 mình theo dàn bài đã lập. 3. Củng cố: - Nhắc lại bố cục và nội dung toàn bài. 4. Dặn dò: - Đọc lại bài, chuẩn bị tiết sau. Soạn “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” ************************************ Lớp 6A: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Lớp 6B: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Lớp 6C: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Tiết 32 - Tiếng Việt: DANH TỪ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: + Khái niệm danh từ, Các loại danh từ. + Nghĩa khái quát của danh từ. + Đặc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp.) 2. Kỹ năng : - Nhận biết danh từ trong văn bản. - Phân loại danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.Sử dụng DT để đặt câu. 3. Thái độ : Yêu thích Tiếng Việt II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, CKTKN, Viết bảng phụ, tài liệu có liên quan. 2. Học sinh: Học bài cũ. Chuẩn bị trước bài mới. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh. 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1 :Tìm hiểu chung. - Y/C đọc ví dụ ở bảng phụ. - Dựa vào khái niệm ở bậc TH xác định danh từ? - Trước, sau danh từ có những từ nào? khả năng kết hợp ra sao? - Đặt câu trong đó có danh từ? - Chốt. - Y/C. HS đọc ghi nhớ. - Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi. - Sự khác nhau của danh từ “con, viên, thúng, tạ” so với những danh từ “trâu, quan, gạo, thóc”? - Vì sao không thể nói “6 tạ thóc rất nặng”? - Nhấn mạnh: Thay con = chú, viên = ông¦ câu không thay đổi, tự nhiên. Thay: Rá = bao, tạ = tấn, cân¦ câu thay đổi quy ước. - Danh từ đơn vị được phân loại ntn? - Qua tìm hiểu hãy cho biết danh từ được chia thành mấy loại lớn? Y/c đọc ghi nhớ GV chốt KT bài = sơ đồ. - Đọc ví dụ - Trả lời. - Thảo luận, trao đổi. - Thực hiện - Đọc ghi nhớ. - Đọc bài tập. - Suy nghĩ, trả lời - Nghe, hiểu - Phân loại Trả lời. - Trả lời - Đọc ghi nhớ I. Đặc điểm của danh từ. 1. Bài tập. 2. Nhận xét. - Danh từ: Con trâu, vua, làng, thúng, gạo, nếp ¦ Chỉ người, vật. -> Danh từ là từ chỉ người, vật, việc, hiện tượng, khái niệm. - Khả năng kết hợp: + Từ "Ba" chỉ số lượng, đứng trước danh từ. + Từ ấy, này, kia, đó là chỉ từ đứng sau. => Danh từ kết hợp với các từ chỉ số lượng đứng trước và chỉ từ hay từ ngữ khác đứng sau nó¦ Cụm danh từ. * Ghi nhớ 1 ( SGK ). II. DT chỉ đơn vị và DT chỉ sự vật. 1. Bài tập. Bảng phụ 2 . Nhận xét. - Các từ: con, viên, thúng, tạ: danh từ chỉ đơn vị, đi với danh từ đứng sau. - Các từ: trâu, quan, gạo, thóc chỉ người, vật, sự vật. - DT chỉ đơn vị tự nhiên - DT chỉ đơn vị quy ước: + DT chỉ đơn vị chính xác + DT chỉ đơn vị ước chừng * Danh từ có 2 loại lớn. - Danh từ chỉ đơn vị: + DT chỉ đơn vị TN (loại từ) + DT chỉ đơn vị quy ước: . Đơn vị chính xác. . Đơn vị ước phỏng.(không chính xác) - DTchỉ sự vật: Nêu tên từng loại, hoặc từng cá thể người, hiện tượng, khái niệm. * Ghi nhớ ( SGK ). Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học: - Hướng dẫn về nhà làm bài. - Nghe ghi bài về nhà. III. Hướng dẫn tự học: - Đặt câu xác định chức năng NP của DT trong câu. 3. Củng cố: Hệ thống hoá lại kiến thức DT, DT chỉ đơn vị và DT chỉ sự vật. 4. Dặn dò: - Luyện viết chính tả một đoạn truyện đã học. - Học bài cũ và chuẩn bị bài mới “ Danh từ”. *********************************** Lớp 6A: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Lớp 6B: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Lớp 6C: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Tiết 33 - Tiếng Việt: DANH TỪ ( Tiếp theo ) I. MUC TIÊU GIÁO DỤC: 1. Kiến thức: - Các tiểu loại danh từ chỉ sự vật: danh từ chung và danh từ riêng. - Quy tắc viết hoa danh từ riêng. 2. Kỹ năng : - Nhận biết danh từ chung và danh từ riêng. - Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc. 3. Thái độ : Có ý thức sử dụng DTC và DTR một cách thuần thục. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án. Viết bảng phụ, tài liệu có liên quan. 2. Học sinh: Học bài cũ. Chuẩn bị trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ : Nhắc lại khái niệm danh từ , Cho VD? 2. Bài mới: Hoạt độngcủa GV HĐ của HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung. - Treo bảng phụ - Gọi học sinh đọc ví dụ ở bảng phụ. - Tìm danh từ chỉ sự vật ở trong đoạn trích sau? - Phân loại danh từ chung và danh từ riêng trong danh từ chỉ sự vật sau đó điền vào bảng phân loại Như vậy,danh từ chỉ sự vật bao gồm danh từ chung và danh từ riêng. - Vậy thế nào là danh từ chung và danh từ riêng? - Hãy kể một số danh từ chung và danh từ riêng? - Em hãy nhận xét về cách viết danh từ riêng trong câu trên.? Hãy lấy vd về DT riêng - Đối với tên người, tên địa lí nước ngoài thì cách viết như thế nào, cho ví dụ - Đối với tên cơ quan, tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng, huân chương thì viết như thế nào, cho ví dụ? GV gọi đọc ghi nhớ. - Quan sát - Đọc ví dụ - Tìm - Điền vào bảng - Lên bảng điền Nhận xét Kể - Nhận xét - Trả lời, lấy VD - Trả lời - Trả lời, lấy VD Trả lời Đọc ghi nhớ I. Danh từ chung và danh từ riêng. 1. Bài tập. 2. Nhận xét. * Danh từ chỉ sự vật: Vua, công ơn, tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương, đền thờ, làng, Gióng, xã, Phù Đổng, huyện, Gia Lâm, Hà Nội. *Bảng phân loại. DT chung Vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện. DT riêng Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Gia Lâm, Hà Nội *KN danh từ chung và dt riêng - Danh từ chung là tên gọi của một loại sự vật. - Danh từ riêng là tên gọi riêng từng người, vật, địa phương. - DTC: Cây, hoa, học sinh, giáo viên....... - DTR: Lan, Mai, Việt Nam, Lào, Đồng Văn, Yên Minh, Hà Giang - Các danh từ riêng ở trên thường được viết hoa ở những chữ cái đầu mỗi tiếng 2. Quy tắc viết hoa. - Đối với tên người, địa lí Việt Nam thì viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng Ví dụ: Hằng, Thuỷ, Hà Nội - Đối với tên người và tên địa lí nước ngoài ( không phiên âm qua Hán Việt) các bộ phận mỗi tiếng cần có dấu gạch nối. Ví dụ: Pu-skin, Tô-ki-ô - Đối với tên cơ quan, tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng, huân chương thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành. VD:UBND xã Kim Ngọc. * Ghi nhớ ( SGK ) Hoạt động 2: HD Luyện tập. Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV cho hoạt động nhóm, sau đó nhận xét ghi điểm. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu làm bài tập 2 - Làm bài tập Làm bài Nhận xét - SN- Làm bài Nhận xét - Viết lại DTC, DTR - Làm bài tập 2 III. Luyện tập. Bài tập 1/ 87. - Bàn, ghế, nhà, cửa, chó, Đặt câu: Những cái ghế rất đẹp. Ngôi nhà xinh xắn. Bài tập 2/ 87. a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ông, bà, chú, bác, cô, dì, cháu... b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: Cái, bức, tấm, chiếc, quyển, bộ, tờ. Bài tập 3/ 87. a) Quy ước chính xác. Mét, gam, lít, hécta, hải lí, dặm, kilogram, tạ, tấn...... b) Chỉ đơn vị quy ước, ước phỏng: nắm, mớ, đàn, thúng, đấu, vốc, gang, đoạn, sải... Bài tập 1/ 109: - DTC: Ngày xưa, miền, đất, bây giờ, nước, vị, thần, rồng, con trai, tên. - DTR: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân. Bài tập 2/109: a. Chim, Mây, Nước, Hoa, Họa Mi: Tên riêng của nhân vật. “Vì tác giả đã nhân hóa như con người”. b. Út: Tên riêng của nhân vật. c. Cháy:Tên riêng của một... HĐ3. Hướng dẫn tự học. - Hướng dẫn về nhà làm bài. - Nghe ghi bài về nhà. IV. Hướng dẫn tự học: - Đặt câu xác định chức năng NP của DT trong câu. - Luyện viết chính tả 1 ĐV. - Thống kê DT trong bài chính tả. 3. Củng cố: Hệ thống hoá lại kiến thức. 4. Dặn dò: - Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. ******************************** Lớp 6A: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Lớp 6B: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Lớp 6C: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Tiết 34 - Văn bản: Đọc thêm. ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG ( Truyện cổ tích của A. Pu-skin ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì. - Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường 2. Kỹ năng : - Đọc- Hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì. - Phân tích các sự kiện trong truyện. - Kể lại được truyện. 3. Thái độ : Trân trọng những giá trị có thực trong cuộc sống. 4.Tích hợp GD- KNS: - Tự nhận thức giá trị về lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống. - Suy nghĩ về cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái, sự công bằng. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án, tìm hiểu tài liệu, tranh ảnh. 2. HS: Đọc trước văn bản, soạn bài. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ : Kể tên các câu truyện cổ tích đã học? Nhận xét về 1 NV cụ thể. 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung. - HD cách đọc. - Gọi 2¨3 h/s đọc, kể. - Gọi đọc hoặc giải thích các chú thích trong SGK. - Truyện được chia ra làm mấy phần? Giảng. Không chia từng phần, mà theo diễn biến của truyện. - Nêu phương thức biểu đạt? - Lớp lắng nghe - 2 hs đọc - Giải thích. - Trả lời - Nhận xét - Trả lời I. Tìm hiểu chung. 1. Đọc- Kể. 2. Chú thích/ SGK 3. Bố cục: Không chia từng phần, mà theo diễn biến của truyện. 4. PTBĐ. Tự sự. Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản GV HD hs thực hiện kẻ bảng - Thực hiện II. Đọc- Hiểu văn bản. 1. Nội dung. * Diễn biến của truyện (Kẻ bảng.) Số lần Thái độ của mụ vợ đối với ông lão. Những đòi hỏi của mụ vợ. Cảnh biển Kết quả 1 Mắng: Đồ ngốc Máng lợn. Biển gợn sóng êm ả Máng lợn. 2 Quát to hơn: Đồ ngu Ngôi nhà rộng. Biển xanh nổi sóng Ngôi nhà rộng 3 Mắng như tát nước vào mặt: Đồ ngu, ngốc sao ngốc thế. Làm nhất phẩm phu nhân. Biển nổi sóng dữ dôi. Làm nhất phẩm phu nhân. 4 Mắng bắt quét dọn chuồng ngựa: Tát vào mặt Làm nữ hoàng Biển nổi sóng mù mịt. Làm nữ hoàng 5 Nổi cơn thịnh nộ. Làm LVN bắt cá vàng hầu hạ Và làm theo ... Một cơn giông tố... Mặt biển nổi sóng ầm.. Túp lều, cái máng lợn sứt mẻ. - Những lần ông lão ra biển gọi cá vâng...Nêu BPNT? Tác dụng? - Nghệ thuật sử dụng trong bài? Ý nghĩa văn bản? HS đọc ghi nhớ - Nhận xét cách đặt tên nhan đề... - Kể diễn cảm truyện. - Trả lời - Nhận xét. - Trả lời - Nhận xét. - Nghe. - Trả lời - Nhận xét. HS đọc - > Nghệ thuật lặp tăng tiến. + Mụ vợ ông lão đánh cá là kẻ tham lam, bội bạc, vô ơn. + Ông lão là người hiền lành + Cá vàng đại diện cho công lí của ND trừng trị mụ vợ... 2. Nghệ thuật. - Yếu tố tưởng tượng kì ảo. - Lặp tăng tiến giữa các tình huống. - Sự đối lập giữa các NV. - Kết cấu đầu - cuối tương ứng. 3. Ý nghĩa văn bản. Thể hiện lòng biết ơn sâu nặng những con người nhân hậu, bao dung. Và BH thích đáng cho những kẻ tham lam độc ác, bội bạc. - Ghi nhớ- SGK/ 96. III. Luyện tập. 2. Kể diễn cảm truyện. - Đọc thêm: Thành ngữ... HĐ3. Hướng dẫn tự học. GV- Hướng dẫn bài về nhà. - Nghe ghi bài về nhà. IV. Hướng dẫn tự học. - Đọc kĩ chuyện, tập kể diễn cảm truyện bằng ngôi thứ nhất theo đúng trình tự các sự việc. - Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một chi tiết đặc sắc. 3. Củng cố: Nhắc lại bố cục và nội dung toàn bài, về NV ông lão, mụ vợ... 4. Dặn dò: Đọc lại bài. Soạn bài mới ***************************************** Lớp 6A: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Lớp 6B: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Lớp 6C: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Tiết 35 - Tập làm văn: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm vững đặc điểm của 2 loại ngôi kể: ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba và tác dụng của từng loại ngôi kể. - Phân tích ngôi kể trong các truyện đã học, đã đọc chuẩn bị lựa chọn, sử dụng ngôi kể thích hợp trong bài viết của mình. - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể. 2. Kỹ năng : - Rèn luyện kỹ năng phát hiện ngôi kể, biết cách kể và thay đổi ngôi kể. - Rèn KN giao tiếp, Kn tư duy sáng tạo và KN nhận thức. 3. Thái độ : Có ý thức sử dụng ngôi kể một cách đúng đắn. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án. Chuẩn KTKN,tài liệu có liên quan. 2. HS: Học bài cũ. Chuẩn bị trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị dàn ý của học sinh. 2. Bài mới: Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện để hiểu rõ hơn về ngôi kể, giờ hôm nay... Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức HĐ1 : Tìm hiểu chung. - Ngôi kể là gì? - Gọi h/s đọc đoạn 1. - Người kể gọi tên các nhân vật là gì. - Gạch dưới các tên gọi ấy. - Khi sử dụng ngôi kể như thế, tác giả có thể làm những gì? - Tác dụng của ngôi kể này? - Gọi h/s đọc đoạn 2. - Trong đoạn này người kể tự xưng là gì? - Kể tên những từ xưng hô ấy? - Khi xưng hô như vậy người kể có thể làm những gì? - Trong 2 ngôi kể, ngôi kể nào không bị hạn chế, ngôi kể nào hạn chế hơn? - Hãy thử đổi ngôi kể N 1 sang N3? - Vậy thế nào là ngôi kể? Cách lựa chọn ngôi kể? - Gọi hs Đọc ghi nhớ. Suy nghĩ- Trả lời - Đọc VD - Trả lời. - Thảo luận, trao đổi. - Trả lời - Đọc VD - Trả lời - Thảo luận, trao đổi. - Trả lời - Trả lời Suy nghĩ- Làm - Rút ra nhận xét - Đọc ghi nhớ I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể: 1. Khái niệm ngôi kể. - Ngôi kể: là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. - Khi người kể xưng tôi thì đó là ngôi thứ nhất. - Khi người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như người ta kể thì gọi là ngôi kể thứ ba. 2. Tìm hiểu đoạn văn. * Đoạn 1: Ngôi thứ ba vì: - Gọi tên nhân vật bằng chính tên của chúng (vua, thằng bé, hai cha con, sứ giả, chim sẻ...) - Tác giả tự giấu mình đi như là không có mặt (nhưng thật ra vẫn có mặt ở khắp nơi trong toàn truyện) - Với cách kể này, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với NV. -> Đây là ngôi kể hay được sử dụng. * Đoạn 2: Ngôi kể thứ nhất: - Người kể tự xưng là tôi (Dế Mèn). - Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình. * Trong 2 ngôi kể: - Ngôi thứ 3 có tính khách quan, kể tự do hơn. - Ngôi thứ nhất có tính chủ quan kể trong phạm vi tôi biết, tôi kể. - Đoạn văn 1: Không nên đổi ngôi kể vì nó phá vỡ cách kể ban đầu. - Đoạn văn 2: Có thể đổi được bởi Dế Mèn... * Ghi nhớ: SGK. Hoạt động 2: Luyện tập. Gọi học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập ( dựa vào kiến thức nào). Gọi học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập. Gọi học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập. Gọi học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập. Gọi học sinh đọc BT 5 và nêu yêu cầu bài tập. - Làm các bài tập SN- Làm bài - Làm bài - Làm bài - Nêu nhận xét. II. Luyện tập. Bài tập 1. Học sinh tự thay ¨Đoạn văn kể theo ngôi thứ 3 có sắc thái khách quan. Bài tập 2: Học sinh tự thay ¨Tô đậm thêm sắc thái tình cảm cho đoạn văn. Bài tập 3. - Ngôi thứ 3Vì: không có NV nào xưng tôi khi kể. Bài tập 4. Vì: - Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích. - Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các NV trong truyện. Bài tập 5. Ngôi thứ 1:¨bộc lộ rõ tính chủ quan, chân thực, riêng tư. Hoạt động 3. Hướng dẫn tự học. - Hướng dẫn về nhà làm bài. - Nghe ghi bài về nhà. III. Hướng dẫn tự học. - Tập kể chuyện bằng ngôi thứ nhất. 3. Củng cố: Gọi HS nhắc lại nội dung kiến thức toàn bài 4. Dặn dò: - Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. - Yêu cầu đọc trước văn bản “ Ếch ngồi đáy giếng”. Tập tóm tắt truyện ở nhà. ***************************************** Lớp 6A: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Lớp 6B: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Lớp 6C: Tiết ( TKB)........ Ngày dạy......../......../2016. Sĩ số ......... Vắng............. Tiết 36 - Tập làm văn: THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Thấy được hai cách kể- Hai thứ tự kể: kể xuôi, kể ngược. - Điều kiện cần có khi kể ngược. 2. Kỹ năng : - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung. - Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình. 3. Thái độ : Có ý thức kể đúng ngôi trong văn bản tự sự. II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Giáo án. Bảng phụ. 2. HS: Học bài cũ, chuẩn bị trước bài mới. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ : - Ngôi kể là gì? Các loại ngôi kể thường gặp? 2. Bài mới: Thứ tự kể trong văn tự sự tạo hiệu quả nghệ thuật, tăng sức hấp dẫn, giờ hôm nay... Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức HĐ1 : Tìm hiểu chung. Gọi h/s đọc đoạn 1. - Hãy tóm tắt các sự việc chính trong truyện ''Ông lão đánh cá...'' GV nhận xét, bổ sung. - Các sự việc đó được kể theo thứ tự nào? Cách kể như vậy tao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxvăn 6 2016.docx
Tài liệu liên quan