Giáo án Ngữ văn 6 học kì 2

Tiết 111 + 112:

 - VĂN BẢN: CÂY TRE VIỆT NAM (Thép Mới)

 - HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: LÒNG YÊU NƯỚC

 (I. Ê - REN – BUA)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

* Văn bản Cây tre Việt Nam

1. Kiến thức

- Nét chính về tác giả, văn bản.

- Vẻ đẹp cây tre Việt Nam trong đời sống và tinh thần của con người Việt Nam.

- Những nét chính về nghệ thuật: tính nhạc, các biện pháp tu từ, xây dựng hình ảnh.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu một tác phẩm kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Nhận biết được tác dụng của phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.

3. Thái độ

- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, thấy được tác dụng của cây tre đối với đời sống của người Việt Nam.

* Văn bản: Lòng yêu nước

1. Kiến thức

- LNét chính về tác giả, văn bản.

- Nắm được những nét chính về nghệ thuật và nội dung của văn bản.

 

docx223 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 học kì 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh nghịch, hay làm nũng. + Da trắng hồng... - Cụ già cao tuổi: + Da nhăn nheo nhưng đỏ hồng hào (da đồi mồi) + Mắt vẫn tinh tường (hay chậm chạp) + Tóc bạc trắng như mây (hay rụng lơ thơ) + Tiếng nói trầm vang hay thều thào, yếu ớt... - Cô giáo say mê giảng bài trên lớp: + Tiếng nói trong sáng dịu dàng, say sưa như sống với nhân vật. + Đôi mắt lấp lánh niềm vui. + Chân bước chậm rãi từ trên bục xuống lối đi giữa lớp... 2. Bài tập 2 * Dàn ý: miêu tả em bé 4- 5 tuổi: - Mở bài: giới thiệu chung về em bé (tên gì? Ở đâu? Đặc điểm chung nhât?) - Thân bài: miêu tả chi tiết + Tuổi chừng 4- 5 tuổi + Dáng tròn, mập, bụ bẫm + Mắt, môi, răng,da.... + Cử chỉ, hành động: thích xem tranh ảnh, phim hoạt hình, đùa nghịch với mèo chó, hay làm nũng mẹ.... - Kết bài: tình cảm đối với em bé. 4. Củng cố - dặn dò 4.1. Củng cố - GV khái quát nội dung bài học 4.2. Dặn dò - Học bài, nắm chắc phương pháp viết bài văn tả người - Làm hoàn chỉnh bài tập 2 (T.62) - Đọc và chuẩn bị bài : Luyện nói về văn miêu tả + Viết đoạn văn miêu cho các đề ở bài tập 1 + Nhóm 1 - đoạn văn 1; nhóm 2 - đoạn văn 2; nhóm 3 - đoạn văn 3. 5. Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: 26/01/2018 Ngày giảng: 6A6D..6G Tiết 105: LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Củng cố kiến thức, phương pháp làm một bài văn tả người. - Lập dàn ý, dựa vào dần ý để phát triển thành bài nói. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng nói theo dàn bài. 3. Thái độ - HS tự tin, tác phong tự nhiên trước đông người. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Sách tham khảo về văn miêu tả. 2. Học sinh: Đọc và nghiên cứu bài.. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ - Phương pháp làm bài văn tả người? - Bố cục và hình thức một bài văn tả người? 3. Bài mới * Giới thiệu bài: Để giúp các em có kĩ năng trình bày trước đám đông, trươc tập thể, để củng cố kiến thức về văn miêu tả, hôm nay cô cungd các em có tiết luyện nói. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm ? - ? - - - - - ? - - - - - - - Đề bài trên thuộc kiểu văn miêu tả nào? Văn miêu tả người. Em sẽ miêu tả những chi tiết nổi bật nào của em bé? Khuôn mặt tròn trĩnh, bụ bẫm. Đôi mắt to tròn, đen nháy như hai hạt nhãn, sáng lấp lánh Đôi môi hồng, tươi cười. Hiếu động, tinh nghịch, hay làm nũng. Da trắng hồng... Hãy đọc dàn ý mà em đã chuẩn bị ở nhà? HS đọc dàn ý – nhận xét GV chốt. GV chia lớp làm 2 nhóm lớn: Nhóm 1: Luyện nói các phần + Mở bài: giới thiệu chung về em bé (tên gì? Ở đâu? Đặc điểm chung nhât?) + Thân bài: . Tuổi chừng 4- 5 tuổi . Dáng tròn, mập, bụ bẫm . Mắt, môi, răng,da.... Nhóm 2: + Thân bài: . Cử chỉ, hành động: thích xem tranh ảnh, phim hoạt hình, đùa nghịch với mèo chó, hay làm nũng mẹ.... + Kết bài: tình cảm đối với em bé Các nhóm luyện nói theo cặp trong vòng 7 phút. GV hướng dẫn cách nói: nói to, rõ ràng, truyền cảm, đảm bảo nội dung, không được cầm giấy đọc. Khi bạn nói, các bạn khác phải chú ý lắng nghe và nhận xét. Đại diện từng nhóm lên trình bày bài nói của mình theo nội dung đã được phân công. Các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm. GV yêu cầu 1 – 2 HS trình bày cả bài nói. I. Hướng dẫn thực hành 1. Đề bài Miêu tả em bé 4-5 tuổi. 2. Dàn ý - Mở bài: giới thiệu chung về em bé (tên gì? Ở đâu? Đặc điểm chung nhât?) - Thân bài: miêu tả chi tiết + Tuổi chừng 4- 5 tuổi + Dáng tròn, mập, bụ bẫm + Mắt, môi, răng,da.... + Cử chỉ, hành động: thích xem tranh ảnh, phim hoạt hình, đùa nghịch với mèo chó, hay làm nũng mẹ.... - Kết bài: tình cảm đối với em bé. II. Luyện nói trên lớp 1. Luyện nói trước nhóm 2. Luyện nói trước lớp 4. Củng cố - dặn dò 4.1. Củng cố - GV tổng kết, nhận xét : + Ý thức chuẩn bị bài + Khả năng nói trước tập thể 4.2. Dặn dò - Về nhà luyện nói miêu tả những người thân trong gia đình. - Đọc trước bài: xem lại đề bài tập làm văn số 5, đọc trước bài Tập làm thơ bốn chữ 5. Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: ...../../2018 Ngày giảng: 6A6D..6G Tiết 106: - TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 - HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC * Trả bài tập làm văn số 5 1. Kiến thức - Giúp HS nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, sửa chữa củng cố thêm một lần nữa lý thuyết văn miêu tả. 2. Kĩ năng - Nhận biết lỗi và cách sửa lỗi. 3. Thái độ - Thấy được những ưu nhược điểm của mình trong bài viết, qua đó biết sửa chữa và rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo. * Hướng dẫn tự học: tập làm thơ 4 chữ 1. Kiến thức - Nắm được một số đặc điểm của thể thơ bốn chữ. - Các kiểu vần được sử dụng trong thơ nói chung và thơ bốn chữ nói riêng. 2. Kĩ năng - Nhận diện được thể thơ bốn chữ khi đọc và học thơ ca. - Xác định được cách gieo vần trong bài thơ thuộc thể thơ bốn chữ. - Vận dụng những kiến thức về thể thơ bốn chữ vào việc tập làm thơ bốn chữ. 3. Thái độ - GD học sinh lòng yêu thích thơ ca, văn học. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Chấm, chữa bài. - Một số bài thơ bốn chữ. 2. Học sinh - Xem lại đề bài. - Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ở tiết trước các em đã được viết bài tập làm văn số 5, để giúp các em nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, sửa chữa củng cố thêm một lần nữa lý thuyết văn miêu tả, hôm nay chúng ta có tiết trả bài. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - - ? - ? - ? - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - GV giới thiệu tầm quan trọng của tiết trả bài. Gọi HS nhắc lại đề bài - GV ghi đề bài lên bảng. Xác định kiểu bài văn? Văn tả cảnh Nhắc lại các yêu cầu của đề? HS nhắc lại yêu cầu của đề. Đối tượng miêu tả của bài viết là gì? Lớp 6A: + Cảnh thôn xóm vào mùa đông + Tả cảnh thiên nhiên xen với sự vật sự việc Lớp 6D, 6G: + Cảnh ngôi nhà + Kỉ niệm, tình cảm gắn bó với ngôi nhà. GV phát bài cho HS để HS đối chiếu với bài làm của mình với yêu cầu của đề và nhận xét. GV nhận xét cụ thể * Ưu điểm: Đa số hiểu đề bài nắm được yêu cầu của đề bài Bố cục phần lớn đảm bảo . Diễn đạt một số bài có sự liên tưởng khá tốt : Phàn Sính, Quỳnh B, Điện (lớp 6A); Lai (lớp 6D); Liều (lớp 6G). Biết sắp xếp tả có trình tự Chữ viết trình bày khá sáng sủa Biết trình bày các đoạn văn để diễn đạt một nội dung * Tồn tại Một số bài nội dung còn sơ sài. Bố cục chưa rõ ràng. Kĩ năng làm bài yếu : Nguyên, Quang , Hìn , Kim Diễn đạt tối nghĩa , lủng củng : Trước , Chí , Tình ... Chữ viết cẩu thả, ẩu : Long, Thắng, Mạnh, Dềnh... => Đa số HS nắm vững cách làm bài, bám sát yêu cầu của đề ra, diễn đạt có phần tiến bộ hơn bài trước. Sửa lỗi sai - GV ghi bảng phụ.các đoạn diễn đạt lủng củng gọi HS lên bảng sửa - GV lần lượt cho HS phát hiện và sửa các lỗi sai khác. Cho HS đọc bài khá - > Công bố điểm GV gọi điểm vào sổ và thống kê điểm: Lớp TS Giỏi Khá T B Yếu 6A 6D 6G Các em đã được học bài thơ “ Lượm’ của Tố Hữu. Với mỗi câu bốn tiếng, số câu trong bài không hạn định . Vậy thể thơ bốn chữ có những đặc điểm như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó . GV hướng dẫn cụ thể các kiểu gieo vần trong thơ 4 chữ: Vần lưng, vần chân, vần liền, vần cách. Thể thơ này thường có nhiều dòng, mỗi dòng 4 chữ, thường ngắt nhịp 2/2, vừa kể vừa tảxuất hiện trong tục ngữ, vè, ca dao.) GV: Trình bày đoạn thơ đã chuẩn bị ở nhà, chỉ ra cách gieo vần, nội dung, đặc điểm của thể thơ? HS: luyện tập viết một đoạn theo thể thơ bốn chữ và trình bày trước lớp. -> Cả lớp nhận xét HS lắng nghe, tự sửa bài Giáo viên đánh giá và xếp loại A. Trả bài tập làm văn số 5 I. Đề bài * Lớp 6A: Đề bài : Hãy tả lại cảnh thôn xóm, bản làng em vào một ngày mùa đông. * Lớp 6D, 6G: Đề bài: Hãy tả ngôi nhà của em. II. Yêu cầu của bài viết 1. Tìm hiểu đề, tìm ý 2. Dàn ý (Theo tiết 92) III. Trả bài, chữa lỗi 1. Nhận xét chung * Ưu điểm * Tồn tại 2. Chữa lỗi Loại lỗi Viết sai Sửa lại Chính tả - Quê hương, chung tâm, chiêm hoá.... - quê hương, trung tâm, Chiêm Hoá... Dùng từ, đặt câu - Gà gáy trầm ngâm. - Vẻ mặt bác nông dân trông rất buồn tủi - Ngôi nhà của em đẹp tuyệt trần - Gà gáy xao xác. - Vẻ mặt bác nông dân trông rất mệt mỏi - Ngôi nhà của em rất đẹp Diễn đạt Các ngôi - - Gần mấy hôm nay mặt trời không xuất hiện. - Những cảnh vật khẳng khưu. - Mấy hôm nay mặt trời không xuất hiện. - Cảnh vật như đang kì nghỉ đông, thật, thật vắng vẻ và yên tĩnh. Viết hoa tuỳ tiện, viết số, viết tắt. Các ngôi - - Ko - Dk - 1 ngày lạnh - ngôi NHà của em - Không - Được - Một ngày lạnh - Ngôi nhà của em IV. Gọi điểm B. Hướng dẫn tự học: Tập làm thơ bốn chữ I. Đặc điểm cơ bản của thể thơ bốn chữ - Mỗi Câu gồm 4 tiếng. - Số câu trong bài không hạn định. - Các khổ, đoạn trong bài được chia linh hoạt tuỳ theo nội dung hoặc cảm xúc. - Thích hợp với kiểu vừa kể chuyện vừa Miêu tả (Vè, đồng dao, hát ru) - Nhịp 2/2 (Chẵn đều) - Vần : Kết hợp các kiểu vần : Chân, lưng, bằng, chắc, liền, cách. II. Tập làm thơ bốn chữ 4. Củng cố - dặn dò 4.1. Củng cố - GV khái quát lại nội dung bài học 4.2. Dặn dò - Về nhà xem lại bài viết của mình, sửa lại các lỗi sai và rút kinh nghiệm bài sau. - Tập viết thơ bốn chữ với chủ đề tự chọn. - Chuẩn bị bài: viết bài tập làm văn số 6 – văn ả người (Xem lại cách viết bài văn tả người). 5. Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: ...../../2018 Ngày giảng: 6A6D..6G Tiết 107 + 108: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Biết cách làm văn tả người qua bài thực hành viết. - Trong khi thực hành biết cách vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã học ở các tiết trước 2. Kĩ năng - Viết bài văn tả người. - Rèn các kĩ năng: Diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp... 3. Thái độ - Có ý thức vận dụng các kĩ năng viết văn miêu tả vào bài viết.. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên 1.1. Đề bài: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với em( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...) 1.2. Hướng dẫn chấm * Yêu cầu chung - HS viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh. - Xác định đúng đối tượng miêu tả: tả về người thân và thể hiện được quan hệ thân thiết của người viết. - Bài viết có bố cục cân đối, các chi tiết miêu tả theo một trình tự hợp lí. - Diễn đạt lưu loát, trình bày sạch đẹp. * Yêu cầu cụ thể - Mở bài :Giới thiệu khái quát về người mình định tả - Thân bài : Tả chi tiết + Hình dáng + Tính tình + Hành động, cử chỉ, việc làm + Tình cảm + Quan hệ với người xung quanh và quan hệ với mình. - Kết bài: Nêu cảm nghĩ , nhận xét về đối tượng miêu tả. * Biểu điểm - Điểm 9 - 10: Hiểu rõ đề, miêu tả được toàn diện và làm nổi bật hình ảnh người thân, mối quan hệ, văn viết có cảm xúc, hành văn lưu loát, bài viết có cấu tạo rõ ràng, mạch lạc, có sự tưởng tượng phong phú, không mắc lỗi thông thường, trình bày sạch đẹp. Câu văn đúng cú pháp , sử dụng từ sát hợp - Điểm 7- 8 :Nội dung rõ ràng, làm nổi bật được đối tượng miêu tả, diễn đạt khá trôi chảy, bài viết khá sinh động, mắc không quá 2 lỗi thông thường - Điểm 5 -6 : Bài viết đủ 3 phần, miêu tả được đối tượng, diễn đạt chưa thật trôi chảy, chưa diễn tả được mối quan hệ của đối tượng , còn mắc lỗi thông thường. - Điểm 3 - 4: Bài viết sơ sài, diễn đạt còn lúng túng, mắc nhiều lỗi chính tả và 1-2 loại lỗi khác. - Điểm 1 - 2: Bài viết chưa chọn vẹn, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả và một số lỗi khác. - Điểm 0 : Bỏ giấy trắng. 2. Học sinh - Ôn tập văn tả người, chuẩn bị giấy kiểm tra. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Tổ chức kiểm tra 3.1. GV chép đề kiểm tra. 3.2. HS làm bài. 3.3. GV thu bài. 4. Củng cố - dặn dò 4.1. Củng cố - Nhận xét giờ kiểm tra. 4.2. Dặn dò - Về nhà xem lại đề bài. - Đọc và nghiên cứu bài: Cô Tô; Lao xao. 5. Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Ngày soạn: ...../../2018 Ngày giảng: 6A6D..6G Tiết 109 + 110: - VĂN BẢN: CÔ TÔ (Nguyễn Tuân ) - HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: LAO XAO (Trích Tuổi thơ im lặng – Duy Khán ) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC * Văn bản: “Cô Tô” 1. Kiến thức - Những nét chính về tác giả, văn bản. - Vẻ đẹp bức tranh thiên và cuộc sống sinh hoạt ở vùng đảo Cô Tô. - Hiểu ý nghĩa của các hình ảnh so sánh, sáng tạo trong văn bản. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu một tác phẩm. - Trình bày những suy nghĩ , cảm nhận của bản thân về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản. 3. Thái độ - Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. * Văn bản: “Lao xao” 1. Kiến thức - Những nét chính về tác giả, văn bản. - Giớí thiệu các loại chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê mền Bắc. - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn. 2. Kĩ năng - Đọc hiểu bài hồi kí - tự truyện có yếu tố miêu tả. - Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố đó. 3. Thái độ - Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương mình. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Ảnh chân dung nhà văn Nguyễn Tuân. 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ Đọc thuộc lòng năm khổ thơ đầu của bài thơ “ Lượm” - Tố Hữu và nêu nội dung chính của bài? 3. Bài mới * Giới thiệu bài: Sau một chuyến ra thăm quần đảo Cô Tô trong vịnh Bắc Bộ, nhà văn Nguyễn Tuân viết bút ký – tuỳ bút Cô Tô nổi tiếng tả cảnh thiên nhiên và đời sống con người ở một vùng đảo biển cách Quảng Ninh khoảng 100km. Đoạn trích học ở gần cuối bài tái hiện cảnh một buổi sớm bình thường trên vùng đảo Cô Tô Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - ? - - - ? - - - - - - - ? ? - ? ? - ? - ? - ? - ? ? - ? - ? - - ? ? - ? - ? - ? - ? ? - ? - ? ? ? - ? - ? - ? - HS: Đọc chú thích * SGK Em hiểu gì về tác giả Nguyễn Tuân? HS trình bày GV nhận xét, bố sung. GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông . Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm? HS: Trả lời GV giới thiệu thêm về đoạn trích: đoạn kí trích trong bút kí cùng tên ghi lại những cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mĩ và hình ảnh con người lao động đáng yêu GV hướng dẫn cách đọc: đọc đúng các tính từ, động từ, các từ ngữ chỉ màu sắc: lam biếc, vàng giòn, xanh mượt, vắng tăm, biệt tichs, ửng hồng... + Giọng vui tươi, hồ hởi. GV đọc một đoạn GV gọi 3 HS đọc cho đến hết. GV nhận xét cách đọc của HS. GV cho HS đọc các chú thích 2, 3, 4, 5 10, 11. Văn bản được viết theo thể loại gì? Văn bản trên tả cảnh gì ? Tả cảnh thiên nhiên và con người trên đảo Cô Tô Văn bản được tả theo trình tự nào ? Dựa vào trình tự trên, em hãy tìm bố cục văn bản ? 3 phần: + Đ1: Từ đầu -> ở đây: Cảnh Cô Tô sau khi trận bão đi qua + Đ2: Tiếp -> nhịp cánh: cảnh mặt trời mọc trên biển + Đ3: đoạn còn lại: Cảnh sinh hoạt trên đảo Đây là bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão. Tác giả đã lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu nào để miêu tả ? Hình ảnh bầu trời, nước biển, cây trên núi ở đảo, bãi cát. Những hình ảnh ấy gợi lên với màu sắc như thế nào? Nhận xét về từ ngữ được sử dụng ( từ loại? Tác dụng? ) Tính từ mạnh (lam biếc, xanh mượt, vàng ròn) có giá trị biểu cảm cao gợi vẻ đẹp tinh khiết, trong lành. => Khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi sáng, tinh khiết, trong lành của vùng đảo Cô Tô Để tả được cảnh đẹp ấy tác giả đã chọn vị trí quan sát như thế nào ? Trèo lên nóc đồn -> Cao Vị trí quan sát đó có lợi gì? - Quan sát rộng, bao quát toàn cảnh Tác giả có cảm xúc gì khi ngắm đảo CôTô? Càng thấy yêu mến hòn đảo như bất kì người dân chài nào -> đoạn văn dạt dào cảm xúc gắn bó , yêu thương của tác giả với Cô Tô Đọc đoạn văn trên em có cảm xúc gì? Nếu được đứng trên vị trí như tác giả em thấy thế nào? HS bộc lộ. Qua miêu tả cảnh đảo sau cơn bão, em có nhận xét gì về cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam quanh ta ? GV bình: Thiên nhiên ban tặng cho con người những cảnh đẹp đầy sức sống, tô điểm cho đời sống con người thêm phong phú HS đọc đoạn 2 từ: “Mặt trời rọi lên... là là nhịp cánh.” Ngày thứ sáu trên đảo, tác giả có ý định gì? Tác giả chọn vị trí quan sát ntn? Đứng đầu mũi đảo, rình mặt trời lên Tại sao tác giả không chọn vị trí trên cao như đoạn 1? Đứng đầu mũi đảo sẽ nhìn rõ cảnh mặt trời từ từ lên trên vùng đảo Cô Tô "Rình" là hành động như thế nào? Được bố trí trước, chờ đợi một sự kiện gì đó sắp sảy ra Có thể thay bằng từ nào? tại sao tác giả không chọn từ đó? Thể hiện sự chờ đợi, mong chờ một điều kì lạ Trước khi mặt trời mọc, cảnh thiên nhiên trên đảo được nhận xét ntn? Cảnh mặt trời mọc được miêu tả như thế nào? Mặt trời nhú dần dần Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? So sánh So sánh như thế nhằm mục đích gì? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, cánh liên tưởng của tác giả? Theo em vẻ đẹp của mặt trời lên được đánh giá như thế nào? Là quà tặng vô giá cho người dân lao động Cảnh mặt trời mọc như một bức tranh, em hãy bình về bức tranh này? (Lớp 6A) GV: Cảnh mặt trời mọc như một bức tranh có không gian 3 chiều: Mặt trời màu đỏ nằm trong nền trời xanh in xuống biển màu nước xanh, tạo thành một tấm gương lớn phản chiếu cả một góc trời rộng lớn, tạo cảm giác rộng lớn, tráng lệ. Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả ? Sử dụng ngôn ngữ chính xác, độc đáo, rất riêng, có nhiều sáng tạo Vì sao tác giả có thể miêu tả hay như vậy ? Khả năng quan sát, miêu tả rất riêng, thể hiện tình yêu mến gắn bó với thiên nhiên A. Văn bản Cô Tô I. Đọc - tìm hiểu chung 1. Tác giả, văn bản a. Tác giả - Nguyễn Tuân (1910-1987), quê ở Hà Nội, là nhà văn nổi tiếng sở trường về thể tuỳ bút và ký. - Tác phẩm của ông luôn thể hiện phong cách độc đáo tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện. b. Văn bản - Tác phẩm: Đoạn trích ở phần cuối của bài kí Cô Tô - Tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo 2. Đọc - hiểu chú thích a. Đọc văn bản b. Chú thích 3. Thể loại: Bút kí 4. Bố cục - 3 phần II. Đọc – hiểu văn bản 1. Vẻ đẹp đảo Cô Tô sau trận bão - Bầu trời : Trong trẻo, sang sủa - Cây cối : Xanh mượt - Nước biển : Lam biếc, đạm đà - Cát : Vàng giòn -> Tính từ chỉ màu sắc, chính xác, hình ảnh miêu tả đặc sắc. =>Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời, biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. 2. Cảnh mặt trời mọc trên biển - Chân trời, ngấn bể... hết bụi - Bầu trời: như chiếc mâm bạc - Mặt trời: + Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng. + Hồng hào, thăm thẳm và đường bệ. - Hình ảnh so sánh giàu chất tạo hình và hài hoà màu sắc khiến mặt trời sáng rực lên vẻ đẹp huyền ảo, kỳ vĩ. à Liên tưởng độc đáo, từ ngữ hình ảnh vừa trang trọng vừa nên thơ tạo nên cảnh đẹp hùng vĩ, đường bệ, phồn thịnh và bất diệt. =>Tài năng quan sát, miêu tả, sử dụng ngôn ngữ chính xác, tinh tế, độc đáo của tác giả. 4. Củng cố - dặn dò 4.1. Củng cố + GV khái quát nội dung tiết học. 4.2. Dặn dò + Về nhà học bài và đọc trước văn bản Lao xao. 5. Rút kinh nghiệm Ngày giảng: Lớp 6A.6D6G Tiết 110: Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - ? - ? - ? - ? - ? - ? ? ? - ? - - ? - - - ? - - - - - ? - ? ? ? - ? - - - ? ? - ? - ? - ? - ? - ? ? ? ? - ? - ? ? HS đọc đoạn 3 Miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo, tác giả tập trung tả hình ảnh nào? Cảnh sinh hoạt đông vui... Quanh cái giếng trên đảo mọi việc diễn ra như thế nào? Sự sống sau một ngày lao động ở đảo quần tụ quanh giếng, là nơi sự sống diễn ra mang tính chất đông vui, nhộn nhịp. Cảnh đó được tác giả đánh giá như thế nào? Như trong đất liền Quan sát bức tranh SGK và nêu nhận của em về cuộc sống trên đảo? HS bộc lộ. Hình ảnh anh hùng Châu Hoà Mãn gánh nước ngọt ra thuyền, chị Châu Hoà Mãn dịu dàng địu con bên cái giếng nước ngọt gợi cho con cảm nghĩ gì về cuộc sống con người nơi đảo Cô Tô ? Cuộc sống ấm êm, thanh bình. GV bình : Khung cảnh thật thanh bình, nhịp điệu cuộc sống thật khẩn trương, tấp nập, đông vui. Song sắc thái riêng nhất ở nơi này là : “ cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”. Vui đấy, tấp nập đấy nhưng lại gợi cảm giác đậm đà, mát mẻ bởi sự trong lành của không khí buổi sáng trên biển và dòng nước ngọt từ giếng chuyển vào các ang, cong rồi xuống thuyền, vì thế tác giả thấy nó “ đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”. Em có nhận xét gì về cách quan sát và tả cảnh của tác giả? Cách sử dụng từ ngữ có đặc điểm gì? Qua văn bản nhà văn Nguyễn Tuân đã bồi đắp thêm tình cảm nào trong em ? Tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình yêu ngôn ngữ dân tộc Đoạn kí giúp em hiều gì về thiên nhiên và con người trên đảo CôTô? HS đọc ghi nhớ SGK Chúng ta từng nghe: “Trên rừng có ba mươi sáu thứ chim . Có chim cheo bẻo, có chim ác là”. Để tìm hiểu thế giới các loài chim hôm nay chúng ta học đoạn trích" Lao xao" của nhà văn Duy Khán. HS: Đọc chú thích * SGK Em hiểu gì về tác giả Duy Khán? HS trình bày GV nhận xét, bố sung. GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông . Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm? HS: Trả lời GV: giới thiệu thêm về tác giả. GV giới thiệu nét chính của “Tuổi thơ im lặng” GV hướng dẫn cách đọc: đọc to, rõ ràng, truyền cảm, đặc biệt chú ý những từ láy, tính từ chỉ màu sắc, động từ... trong văn bản. HS đọc chú thích 1, 2, 6, 7, 8. Văn bản trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Miêu tả Văn bản tả và kể cái gì ? ở đâu ? Cách kể và tả có theo trình tự không ? Hay là tự do ? Theo em, văn bản có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung mỗi đoạn? 3 phần: + Đ1: Khung cảnh làng quê mới vào hè + Đ2: Tả về các loài chim hiền. + Đ3: Tả về các loài chim ác. Khung cảnh làng quê được miêu tả như thế nào? Cây cối: um tùm Hoa: đẹp rực rỡ Ong bướm: Lao xao, rộn ràng Từ loại đượ sử dụng chủ yếu trong đoạn 1 là gì? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? Nêu nhận xét về cách sử dụng câu trong đoạn? Câu ngắn, thậm chí có câu chỉ có 1 từ Theo em việc sử dụng câu ngắn có tác dụng gì? Gợi ra cảnh nhộn nhịp, vui vẻ. Kể tên các loài chim hiền? Chim tu hú, chim ngói, nhạn Vì sao tác giả gọi đó là loài chim hiền? Loài chim hiền thường mang niềm vui đến cho thiên nhiên, đất trời và con người + Tu hú: Báo mùa vải chín + Chim ngói: Mang theo cả mùa lúa chín + Chim nhạn: Như nâng bầu trời cao thăm thẳm hơn Hãy kể tên các loài chim ác ? Diều hâu, quạ, chèo bẻo, cắt Vì sao tác giả xếp các loài này vào nhóm chim dữ? Em hãy nhận xét về tài quan sát của tác giả và tình cảm của tác giả với thiên nhiên làng quê qua việc miêu tả các loài chim? Trong bài tác giả đã sử dụng những chất liệu dân gian nào ? Cách viết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 2_12430642.docx
Tài liệu liên quan